Tuesday, July 29, 2014

What Buddhism and Psychotherapy Are Learning From Each Other ?
Zen Teacher

One does not become enlightened by imagining figures of light, but by making the darkness conscious. --Carl Jung
“Một người không trở thành giác ngộ bằng tưởng tượng thấy các hình ảnh ánh sáng nhưng do làm cho sự mù tối trở nên sáng tỏ.” – Carl Jung
=====================

Phật Giáo và Khoa Trị Liệu Tâm Lý học của nhau những gì?

Bất cứ khi nào Phật giáo từng lan rộng đến nền văn hóa khác, nó đã tương tác với các hệ thống tín ngưỡng của nền văn hóa đó, dẫn đến sự phát triển của một cái gì đó mới mẻ. Ngày nay, trong thế giới Tây phương điểm xảy ra sự tương tác không phải là Do Thái-Kitô giáo nhưng là khoa tâm lý học, một cuộc đối thoại đã từng dẫn đến các cách sáng tạo tâm lý trị liệu và gần đây nhất, vào sự thành công phi thường của phong trào thực thi chánh niệm.

Hiện nay đã có một nền văn học lớn và phát triển nhanh chóng về mối quan hệ giữa Phật giáo và khoa tâm lý trị liệu . Nhiều nhà trị liệu tâm lý giỏi của Tây phương đã trở thành Phật tử hành đạo, và kết hợp các phương pháp tu hành vào cách chữa bệnh tâm lý . Một số trong số họ cũng đã được đặc trách phận sự làm giảng sư. Phật giáo đang cung cấp khía cạnh mới về bản chất của tâm lý lành mạnh, và các phương thức thực hành mới đã giúp cho sự thăng tiến của Đạo Phật.

một khía cạnh khác, hơn một thế hệ thực hành Phật giáo của các học viên Tây phương đã từng cho thấy hiển nhiên là thiền định đôi khi không đủ để giải quyết vấn đề tâm lý sâu xa và những mối quan hệ khó khăn. Ngay trong lịch sử tuy ngắn truyền thống trị liệu tâm lý đã đạt được cái nhìn sâu sắc đáng kể vào các cơ chế tự động của sự chối bỏ, biện luận, dồn néntrông mong, vân vân, điều có thể giúp chúng ta hiểu sự thực hành Phật gáo đôi khi đi sai như thế nào - ví dụ, sự phức tạp của chuyển hoá/hay phản hoá ngược laị (transference and countertransference) có thể bóp méo mối quan hệ giữa trị liệu viênthân chủ (hoặc giữa thầy và đệ tử).

Sự chuyển hoá, như ban đầu được xác định bởi các nhà trị liệu bệnh tâm lý, là xu hướng vô thức của một bệnh nhân khi họ mang những cảm xúc và các mẫu hành vi mà họ cảm thấy đối với một người nào đó (ví dụ,một phụ huynh) và chuyển chúng sang cho một người lạ khác (chẳng hạn như một trị liệuviên hoặc một thầy –guru.Sự phản hoá ngược lại xảy ra khi người trị liệu (hoặc vị thầy) cũng bị dính líu trong sự chuyển hoá đó. Nếu một vị thầy tâm linh được bao quanh bởi một nhóm người mộ đạo mà họ coi vị đó như là một vị thánh, đó là một sự giáo hoá. Khi vị thầy bắt đầu hoà ý với họ, đó là sự phản hoá - một ảo tưởng không phù hợp với sự hiểu biết thông thường của chúng ta về sự thức tỉnh, nhưng không phải là hiếm.

Giáo lý Phật học truyền thống không làm nổi bật các cơ chế tự động như vậy bởi vì trọng tâm được đặt để khác nhau. Phật giáo nhấn mạnh sự không vướng mắc vào tính cách“trống rỗng” – empty - của hiện tượng tâm lý , trong khi khoa tâm lý học nhấn mạnh sự tìm hiểu những hiện tượng gây ảnh hưởng đến mối quan hệ của chúng ta, bao gồm cả mối quan hệ giữachính người đó. Việc phát hiện quan trọng là hai cách thức giải quyết này có thể bổ sung cho nhau vì chúngchia sẻ cùng một mối quan tâm cơ bản: giảm thiểu sự đau khổ của chúng ta.

Thách thức chính của mỗi bên trong cuộc đối thoại này là chống lại khuynh hướng bên này nuốt chửng bên kia. Thật dễ dàng cho một bác sĩ chuyên khoa loại bỏ sự giác ngộ bên Phật giáo mà họ cho là một ảo tưởng thoát ly trần thế, và cũng dễ dàng cho Phật tử loại bỏ sự chú trọng tập trung vào các vấn đề tâm lý như ám ảnh bởi với các sự kiện đã xảy ra trong quá khứ hơn là trở về với bản chất tự nhiên và hoàn toàn sống trong hiện tại.

Sự thách thức này bị trầm trọng bởi thực tế là khoảng cách văn hóa và lịch sử giữa hai bênquá lớn, nó khuynh hướng khích động Truyền thống Âu Tây- Eurocentrism ("xuhướng trí thức uyên bác của đế quốc phương Tây cho rằng các tiêu chuẩn và giá trị của Âu Châu và Bắc Mỹ là trung tâm của đạo đức và trí thức hoàn vũ,theo Jeffrey Rubin) hoặc đểlý tưởng hóa phươngĐông ôn hòa -Orientocentrism ("sự lý tưởng hóa và đặc quyền của tư tưởng châu Á – tôn lên làm linh thiêng --sự bỏ sót nếu không nói là bỏ qua các giá trị của quan điểm tâm lý phương Tây "). Nếu chúng ta thành thật với chính mình, hầu hết chúng ta có sự thiên vị một bên này hay bên kia.

Không có sự dễ dàng đưa tới một đường lối giữa hai su hướng mà đó lạimột thử thách: hai bên họp lại cùng nhau có thể giúp chúng ta thoát khỏi tìm kiếm những loại an toàn bằng cách xác định với một tính cách suy nghĩ đặc biệt, chẳng hạn những cách phân tâm học của Freud và những nghịch biện của Chan/Zen. Rubin, một nhà tâm lý Phật giáo, mô tả trởngại này trong cuốn sách của ông “Khoa Tâm lý trị liệu và Phật giáo”:

Phù hợp với đặc tính của chủng tộc, bao gồm giảm thiểu sựtự dễ bị tổn thương, cho phép học viên củng cố tình trạng bấp bênh của họ. Chấp nhận các lý thuyết của một trường phái mà họ liên quan đến cung cấp cho họ một cảm giác thoải mái vừa về phương diện trí thức lẫn cảmxúc .... Nó cũng cho người ta một cá tính ổn định và ý thức hoà đồng. Nhưng nó cổvõ những ý tưởng không thực tế và nhữngước tính của sự tự hiểu biết, tự chủ lấy mình, và các phục vụ vị tha, cũng như một thái độ sợ đương đầu với sự cảm xúc và tổn thương. Do đó các trị liệu viên tâm lý có thể gặp khó khăn rất lớn để thừa nhận hoặc đối phó với sự yếu thế của chính họ.

Để cho học viên trị liệu tâm lý thay thế các Phật tử hành đạo và lề lối này cung cấp khá nhiều khía cạnh sâu sắc nơi Phật tử có thể gặp nhiều bế tắc.

Trụ nơi“Trung Đạo” cái mà có thể được gọi là nơi không có vị trí cố định - nó không có nghĩa là đả phá cả hai quan điểm nhưng có khả năng đánh giá tốt cho cả hai. Mỗi quan điểm có thể hữu ích, tuỳ theo tình huống, nhưng không độc quyền về Chân Lý. Irvin Yalom làm nêu rõ điểm này trong cuốn sách của ông về “ Y khoa tâm lý hiện sinh”-Existential Psychotherapy:

Người trị liệu tâm lý có thể cung cấp cho bệnh nhân bất kỳ con số giải thích để làm sáng tỏ các vấn đề tương tự .... Không, tuy họ xác định ngược lại, có giải thích nào nắm đặc quyền về chân lý.Dầu sao, tất cả chúng đều dựa trên cấu trúc tưởng tượng “giả như" .... Tất cả chỉ là hư cấu, cấu trúc tâm lý được tạo ra cho tiện hoá ngữnghĩa, và họ biện minh cho sự hiện hữu của họ chỉ là do nhờ sự trinh bạch trong giải thích của họ. [Nhấn mạnh của Yalom].

Chúng ta cần các hư cấu đó bởi vì tâm trí của chúng ta không hoạt động trong khoảng rỗng không (vacuum) nhưng được kích động bởi các cấu trúc như vậy.

Đức Phật cũng đã cẩn thận không thiết lập giáo lý của Ngài là chân lý duy nhất. Trong Kinh Canki, Ông nói, "Không thích hợp cho một người đàn ông khôn ngoan ... để đi đến kết luận ‘đây mới chân lý, và mọi thứ khác là sai." Ông đã so sánh những giáo pháp của Ông như một chiếc thuyền chúng ta có thể sử dụng để chèo lái qua khỏi con sông khổ đau đến "bờ bên kia" của sự giác ngộ,nhưng không phải sau đó lại tiếp tục cư mang nó trên vai. Nếu tất cả các giải thích tâm lý trị liệu là cấu trúc tưởng tượng"giả như" biện minh bởi phương thức giúp chúng ta thay đổi, và nếu giáo lý Phật giáo là lộ trình cho chúng ta thấy con đường để đi, đó là cánh cửa mở cho một cuộc giao lưu văn hoá tìm tòi sâu sắc về cách thức cho chúng ta làm sao nắm hiểu và chuyển hoá bản thân.

Cánh cửa đó có thể mở,nhưng nó cũng quan trọng không để giảm thiểu những thách thức liên quan đến một cuộc đối thoại giữa hai phương pháp rất khác biệt. Phương pháp trị liệu tâm lý truyền thống để tâm đến sự làm lành lại bản thân, trong khi mô hình hạnh phúc bên Phật giáo nhấn mạnh vào sự giải thoát cái ảo tưởng về bản thân và phát triển những gì mà Rubin cho là “ Không có cái ta là trung điểm chủ quan”. "non-self-centric subjectivity.  Cả hai truyền thống tự nó không cung cấp đầy đủ hìnhảnh chúng ta là ai, vấn đề của chúng ta là gì, và làm thế nào để chúng ta chuyển hoá.

Tin khả quan là lĩnh vực đang phát triển của tâm lý Phật giáo nhận thức được sự khác biệt và đã bắt đầu khám phá những mối quan hệ giữa hai truyền thống. Chúng ta có thể hy vọng về tương lai của cuộc đối thoại này bởi vì nó được neo theo kinh nghiệm thực dụng để giảm dukka hay “khổ đau” của bệnh nhân tâm lý và của các Phật tử hành đạo.

Tuy truyền thống thần thánh hoá Phật giáo có từ lâu trước thời đại tân tiến, câu hỏi của nhà trị liệu bệnh tâm lý là dầu Phật giáo thần hoá tiến trình mở mang nhưng cuối cùng là họ có thấu hiểu mục đích chuyển hoáthế giới này qua khỏi khổ đau và ào tưởng hay không. Với nguồn gốc thế tục và mục tiêu thực dụng của khoa tâm lý trị liệu, câu hỏi từ quan điểm củaPhật tử là liệu những phương pháp điều trị như vậy vẫn còn kiềm chế sự hiểu biết rất ít về tiềm năng con người của chúng ta, bỏ qua những cách thức có thể chuyển hoá các giả định thông thường về ý nghĩa thế nào mới là con người.
Sự căng thẳng giữa hai câu hỏi là cái làm cho các cuộc đàm thoại giữa Phật giáo và khoa tâm lý trị liệu rất hấp dẫn - và quan trọng.

================================


Kim Morris l
ược dịch từ nguồn trích trong Huffington Post :
http://www.huffingtonpost.com/david-loy/what-buddhism-and-psychot_b_5549963.html

Saturday, January 4, 2014

Tiến tr̀inh tỉnh thức


"Alan Wilson Watts was a British-born philosopher, writer, and speaker,

best known as an interpreter and populariser of Eastern philosophy

for a Western audience. Wikipedia - Died: November 16, 1973."

Alan Watts The Way of Waking Up


Cái Ngã của ta là trung điểm, mà người ta cố gọi hay gán cho nó những tên như : God, hay nhiều danh từ đẹp khác mà họ thích. Caí ngã này đóng rất nhiều vai trò, và nó chơi trò chơi trốn tìm ở khắp nơi, mọi hang cùng ngõ hẻm , tới tận chân trời xa thẳm....Và rồi cuối cùng 'nó' bao giờ cũng trở về 'nhà' sau khi thức tỉnh khỏi cuộc chơi.
Một khi đẵ sẵn sàng thức tỉnh, các bạn sẽ thức tỉnh ngay tại lúc này, bây giờ. Còn nếu chưa sẵn sàng, các bạn sẽ giả vờ viện đủ cớ và than vãn sao khổ thay cái thân phận của mình.  Vì lý do các bạn có mặt trong buổi diễn thuyết của tôi ngày hôm nay, tôi cho là các bạn đãsẵn sàng tỉnh thức. Còn nếu không các bạn tự đùa mình, và có vẻ rỡn chơi nhưng tôi nghĩ là các bạn chân thành về vấn đề này .

Tiến tr̀inh tỉnh thức mà các bạn muốn biết thật sự bạn là ai, nó diễn ra như sau:

Ban sẽ cầ̀n có một vịThầy, một Guru, người Hindu Ấn độ gọi là vị Thầy giác ngộ. Khi ta đến gặp thầy xin giúp giải vấn nạn do thiếu hạnh phúc, do ham muốn đạt giác ngộ, thức tỉnh tâm linh...Một trong viêc ̣trước tiên của vị Thầy là sẽ nhìn thẳng sâu vào đôi mắt bạn, rồi cười ha hả: " Thầy biết rõ đệ tử là ai rồi."

Maharashi, the great Indian Guru, hay hỏi lại khi đệ tử xin biết xem họ là gì trong kiếp trước..."Anh là ai ?" Vi ̣Guru này sẽ nói, anh là ai mà hỏi tôi câu hỏi này...anh nhìn vào tôi là anh nhìn ra ngoài rồ̀i; hãy trở lại bên trong hai con ngươi của anh mà nhìn thấu xem anh là ai; câu hỏi này từ đâu, tại sao anh lại đặt nó ra?
Khi ta tới gõ cửa một vị thầy và tự giới thiệu: 'Tôi tên là...' Vị thầy sẽ cười to lên, ‘'Tức cười nhi ̉ hôm nay 'God lại tới thăm tôi à.”

Những vị Guru thường có nhiêu cách mắc bẫy và đặt đệ tử vào vòng xoay như xay lúa gaọ cho thật thấm thía vì các Thầy cho rằng khi phải trả một giá rất đắt như thế thì họ mới thức tỉnh.
Sự cảm thấy tội lỗi, lo lắng, sợ hãi, là một trong những trò chơi của cái  'Tôi' , để cái ngã giả được tiếp diễn. Bạn có thấy không cũng có lúc ta nói ta cảm thấy có tội. Đạo Christianity làm cho con chiên cảm thấy sự hiện hữu của họ đã là một cái tội rồ̀i...Tôi (Alan) nhớ hồi nhỏ khi đi lễ nhà thờ,mọi người đều được phát một tấm hình Đức Jesus bị đóng đinh trên cây thập tự giá, phía dưới có câu "Con đã làm Chúa phải chịu tội, Chúa sẽ phạt con ra sao ?" @ 4:20.

Ta sẽ cảm thấy rất áy náy, tội lỗi vì ta mà Chúa phải bị đóng đinh như thế. Vì ta ăn thịt mà con bò bi giết...Thế thì phải làm gi? ta cảm thấy mặc cảm vì sự hiện hữu của ta ư? Cái mặc cảm tội lỗi như là một miếng mạng che mặt; xảy ra khắp các nơi tôn nghiêm, nhà thờ, tu viện...Chúng ta bị cấm vào những nơi đây; mà muốn được nhập tu, thọ giáo...ta phải tuân theo những quy tắc luật lệ...
Vì thế chúng ta phải lựa chọn lối đi giữa chừng...
Ta sẽ thức tỉnh chỉ khi nào ta cảm thấy đáng được giác ngộ và chỉ khi nào ta thực hành nó một cách thật là khó khăn. Vì thế ta nghĩ ra đủ mọi phương thức, vượt qua các thử thách gian truân cho đến một lúc ta tự chấp nhận ta là ta. Sau khi đã nói và làm, ta gạt miếng mạng che mặt qua một bên và nhận thức ra rằng "ta chính la ̀ ta."

Trong Thiền - Zen, đó là Satori, lúc đạt giác ngộ, cảnh tỉnh, và ta bật ra một khúc cười thú vị. Các vi Thầy Guru, thiền Sư Yoga, luôn có hàng rào ngăn cách giưã trò và Thầy. Thầy nói, này anh đang chơi trò chơi của chính mình đấy.

Khi bạn đi thăm bác sĩ tâm thần người ta nói cái đầu của bạn cần phải được khám là đúng lắm. Vì khi bạn bước vào phòng của bác sĩ chữa trị bịnh tâm thần là bạn đã tự định bịnh trước khi họ khám cho biết. Cũng thế khi đệ tử tới xin học với Guru, hay Thiền sư, họ cũng đáng được đưa cho một cây gậy để tự quất lấy mình 30 quất vì họ ngu ngơ đặt câu hỏi và cho là họ có vấn đề cần được giải toả. 

Ta đây mới chính là vấn nạn. Ta tự đặt ta vào tình huống nan giải...
Vậy đây là câu hỏi cơ bản, "Có phải ta tự định cho ta là nạn nhân của thế giới? Hoặc ta là thế giới ?"

"Its a fundamental question, Do you define yourself as the victim of the world? Or as the world? "

Kim Morris tạm trích dịch từ video tren YouTube.