Friday, June 29, 2012

OSHO: Gautama Buddha Disciple Ananda



Osho : Since Buddha, many scientific developments have happened....

We don’t know what Buddha actually said although he never used anybody like Ouspensky or Plato or Vivekananda; he himself was his own interpreter. But there arose a problem when he died. He spoke for forty-two years – he became enlightened when he was about forty and then he lived to eighty-two. For forty-two years he was speaking morning, afternoon, evening. Now there were no scientific methods for recording what he was saying. When he died the first question was how to collect it all.

He had said so much – forty-two years is a long time, and many had become enlightened in those forty-two years. But those who became enlightened had become crystallized in the heart. because that is easier, simpler, and people tend to move to the simplest process, to the shortcut. Why bother? If you can reach a point directly, straight, then why go roundabout? And when Buddha was alive there was no need for anybody else to interpret him; he was his own spokesman, so the need was never felt.

There were thousands of arhats and bodhisattvas; they all gathered. Only those were called to the gathering who had become enlightened – obviously, because they would not misinterpret Buddha. And that’s true, they could not misinterpret him – it was impossible for them. They had also experienced the same universe of the beyond, they had also moved to the farther shore. But they all said, ”We have never bothered much about his words since we became enlightened. We have listened to him because his words were sweet.

We have listened to him because his words were pure music. We have listened to him because just listening to him was a joy. We have listened to him because that was the only way to be close to him. Just to sit by his side and listen to him was a rejoicing, it was a benediction. But we did not bother about what he was saying; once we attained there was no need. We were not listening from the head and we were not collecting in the memory; our own heads and memories stopped functioning long ago.”

Somebody became enlightened thirty years before Buddha died. Now for thirty years he sat there by the side of Buddha listening as one listens to the wind passing through the pine trees or one listens to the song of the birds or one listens to the rain falling on the roof. But they were not listening intellectually. So they said, ”We have not carried any memory of it. Whatsoever he must have said was beautiful, but what he said we cannot recollect. Just to be with him was such a joy.” It was very difficult now – how to collect his words?

The only man who had lived continuously with Buddha for forty-two years was Ananda; he was his Personal attendant, his caretaker. He had listened to him, almost every word that he had uttered was heard by Ananda. Even if he was talking to somebody privately, Ananda was present. Ananda was almost always present, like a shadow. He had heard everything – whatsoever had fallen from his lips. And he must have said many things to Ananda when there was nobody there. They must have talked just on going to bed in the night.

Ananda used to sleep in the same room just to take care of him – he may need something in the night. He may feel cold, he may feel hot, he may like the window to be opened or closed, or he may feel thirsty and may need some water or something, or – he was getting old – he may feel sick. So Ananda was there continuously. They all said, ”We should ask Ananda.” But then there was a very great problem: Ananda was not yet enlightened. He had heard everything that Buddha uttered publicly, uttered privately.

They must have gossiped together; there was nobody else who could have said, ”I am friendly with Buddha,” except Ananda. And Ananda was also his cousin-brother, and not only a cousin-brother but two years older than Buddha. So when he had come to be initiated he asked for a few things before his initiation, because in India the elder brother has to be respected just like your father. Even the elder cousin-brother has to be respected just like your father.

So Ananda said to Buddha, ”Before I take initiation.... Once I become your bhikkhu, your sannyasin, I will have to follow your orders, your commandments. Then whatsoever you say I will have to do.But before that I order you, as your elder brother, to grant me three things. Remember these three things.

First: I will always be with you. You cannot say to me, ’Ananda, go somewhere else, do something else.’ You cannot send me to some other village to preach, to convert people, to give your message. This is my first order to you.

Second: I will be always present. Even if you are talking to somebody privately I want to hear everything. Whatsoever you are going to say in your life I want to be an audience to it. So you will not be able to tell me,’This is a private talk, you go out.’ I will not go, remember it!

And thirdly: I am not much interested in being enlightened, I am much more interested in just being with you. So if enlightenment means separating from you I don’t care a bit about it. Only if I can remain with you even after enlightenment, am I willing to be enlightened, otherwise forget about it.”

And Buddha nodded his yes to all these three orders – he had to, he was younger than Ananda – and he followed those three things his whole life. The conference of the arhats and the bodhisattvas decided that only Ananda could relate Buddha’s words. And he had a beautiful memory; he had listened to everything very attentively. ”But the problem is he is not yet enlightened; we cannot rely upon him. His mind may play tricks, his mind may change things unconsciously. He may not do it deliberately, he may not do it consciously, but he still has a great unconscious in him. He may think he has heard that Buddha said this and he may never have said it.

He may delete a few words, he may add a few words. Who knows? And we don’t have any criterion because many things that he has heard only he has heard; there is no other witness.” And Ananda was sitting outside the hall. The doors were closed and he was weeping outside on the steps. He was weeping because he was not allowed inside. An eighty-four-year-old man weeping like a child! The man who had lived for forty-two years with Buddha was not allowed in! Now he was really in anguish. 

Why did he not become enlightened? Why did he not insist? He made a vow, a decision: ”I will not move from these steps until I become enlightened.” He closed his eyes, he forgot the whole world. And it is said that within twenty-four hours, without changing his posture, he became enlightened. When he became enlightened he was allowed in. Then he related... all these scriptures were related by Ananda.

************************************************************************************

Achema - Society

Xã hội

Khi mới ra khỏi bụng mẹ, không ai có mảy may ý tưởng gì về Cái Tôi hay niềm Tự Hào, cũng không ai biết về chủng tộc hay tên tuổi của chính mình.

Ai là người bảo cho chúng ta biết có một cái “tên”? Ai là người đặt cho cái nhãn hiệu, như Tầu, Mỹ, Ấn, Nhật, Pháp vân vân? Ai là người đặt những “cá tính” lên với cái “tên” đó? Ai là người bảo chúng ta quá khôn ngoan? Ai là người bảo chúng ta rất khỏe mạnh? Hay yếu đuối? Ai là người bảo chúng ta là quá ngu đần?

Tất cả những danh từ này làm cho chúng ta phát triển ra cái gọi là “tư cách” mà chỉ là ảo tưởng của xã hội hay thế giới bên ngoài. Thật đáng tiếc là đứa trẻ này đã phát triển một cách lầm lẫn một “tư cách” giả tạo và lại nghĩ đó là tính chất thật sự.

Chúng ta được sinh ra như một con người trong sáng với Phật tính tự nhiên, và xã hội của chúng ta trách nhiệm về những cá tính họ gán cho ta. Xã hội của chúng ta không thể chấp nhận người nào có Phật tính tự nhiên vì có nhiều điều xã hội thi hành lại ngăn cẳn làm chúng ta không tự nhìn thấy được cái thế giới bên trong của chúng ta. Tại sao vậy? Vì xã hội là một tập họp của nhóm đa số; hay phần lớn của những người không được Giác ngộ. Thực sự, chúng ta có thể nhìn thấy cái gì xã hội mang đến cho chúng ta là chỉ để khuyến khích ý tưởng về cái “Ngã” , cái “Tôi”, cái “Của Tôi”. Họ còn dậy cho chúng ta phương cách “đả phá cá nhân”, cái mà có liên hệ mạnh mẽ với hay đẻ ra từ ý tưởng của “cái Tôi”.  Không có ý tưởng về “cái Tôi” thì áp dụng sự “đả phá cá nhân” vào chỗ nào? Tất cả chỉ là ảo tưởng của xã hội này.

Đôi mắt tinh tường của chúng ta rất hữu ích cho chúng ta nhìn vào cái thế giới bên ngoài này. Khi nhìn vào tấm gương lúc có ánh sáng, tấm gương sẽ phản chiếu hình tướng của chúng ta và người ta lại tin tưởng một cách dại khờ rằng họ đang nhìn thấy họ, hoặc có lẽ đang nhìn thấy cái thực tướng của họ. Thực tế hình ảnh phản chiếu từ tấm gương đó không phải là “Ta”. Không thể nhận thức được bản chất thực tại của chính ta bằng cách nhìn vào gương. Mà cần phải phát triển một “con mắt thứ ba” để nhìn được thế giới bên trong của ta. Con mắt thứ ba này sẽ giúp chúng ta thấy được đám bụi đó phủ lấp một cách toàn diện “tấm gương tri thức” của chúng ta như thế nào.

Để tăng trưởng, chúng ta cần phải nhẩy ra khỏi cái ý tưởng này của xã hội. Chắc chắn họ sẽ bảo là chúng ta phản lại xã hội. Trở thành người “quái lạ” đối với họ. Điều này rất đúng. Nhưng thực tế là chúng ta chỉ chống lại cái ảo ảnh này. Hãy tưởng tượng chúng ta là hột giống đang chờ phát triển, và xã hội là đất cát đang bao quanh hột giống này.

Khi nghe nghe Phật Pháp, cũng giống như hạt giống này đang tiếp nhận được nước vậy. Khi đạt đúng độ ẩm, hạt giống sẽ nẩy mầm. Ngay khi hạt giống này phát triển, nó sẽ làm xáo động vị trí của đất đai ở chung quanh, và chúng ta nên biết theo định luật thiên nhiên, đất đai sẽ cố gắng duy trì vị trí nguyên thủy của nó.

Như thế xã hội miễn cưỡng nhìn xem chúng ta phát triển ra làm sao... chắc chắn là chúng ta sẽ làm xáo trộn những gì trong “niềm tin” và “thực hành” của xã hội và đôi khi họ còn buộc tội chúng ta là “đả phá cá nhân”. Đây chính là lúc ảo tưởng xuất hiện và tất cả những sự hiểu lầm theo nhau liên tục xảy ra. Chúng ta cần nhớ là hột giống chỉ vừa đủ độ ẩm để trổ mầm, chứ không được tích lũy nhiều nước, quá nhiều nước cũng không thể được.

Chúng ta có thể nhìn thấy những gì đang xảy ra trong xã hội là con người ta cứ tiếp tục tích lũy Phật Pháp bằng cách đọc thật nhiều Kinh Tạng hay Kinh Thánh và nghĩ rằng họ có được rất nhiều kiến thức. Thật không khác gì một hột giống chỉ tích giữ nhiều nước nhưng không bao giờ nẩy mầm.

Khi nhìn một cách thành khẩn vào thế giới nội tâm của chính ta, chúng ta có thể nhận định được những thế giới bên ngoài chỉ là đầy ảo tưởng. Quân đội, Sinh viên hay Trẻ nhỏ được dậy dỗ để vâng lệnh. Họ chỉ giống như máy móc nhận chỉ thị mà không có trí tuệ. Khi quân đội bảo quẹo phải hoặc quẹo trái điều đó là tiến trình của sự huấn luyện cho trí óc phải biết tuân theo mệnh lệnh mà thôi.

Họ không bao giờ nhận thức rằng sau cái rẽ trái và cái rẽ phải cũng là quay trở về vị trí cũ, và tại sao họ cứ phải làm chuyện đó? Đây là một tiến trình “tảy não tâm trí”, và từ một mệnh lệnh đơn độc chúng ta có thể giết chết bất cứ những người vô tội nào mà không cần hỏi tại sao! Cha mẹ không thích những đứa con không biết vâng lời, cho nên họ dạy cho con nghe theo mệnh lệnh của họ. Và đám trẻ lớn lên thành như một “cái máy.” Không phải tất cả các bậc cha mẹ đều được Giác Ngộ cho nên vì đó họ cũng góp phần cản trở việc mở mang trí tuệ con cái của họ.

Những đứa bé mới đẻ bình thường luôn luôn thấy xinh sắn dễ thương, chúng nó thật tinh khiết vì có mang theo Phật tính tự nhiên. Nhưng khi chúng nó nhận ảnh hưởng của xã hội và lớn lên, chúng ta có thể nhận thấy chúng nó không còn dễ thương nữa. Cái rắc rối là khi chúng nó trở thành người lớn, khó có ai nhìn thấy một người lớn xinh sắn nữa. Như thế ta có thể thấy một cách rõ ràng xã hội đã làm gì cho đứa trẻ này từ khi nó mới sinh ra đời.

Vì ảnh hưởng xã hội, chúng nó không thể để biểu lộ ra các yếu điểm tại chỗ công cộng, chúng nó học cách bảo vệ cái ảo ảnh “Tôi” bằng việc đính kèm cái tư cách chắc chắn nào đó vào. Mỗi người bắt đầu học cách tự ngụy trang, che dấu cái này, che dấu cái nọ cho đến khi chính họ cũng không thể nhận ra họ là ai nữa. Đấy cái xã hội ảo tưởng đã đóng góp cho chúng ta như thế đó. Đây chính là sự cản trở không cho chúng ta chứng kiến được sự Thật hay cái Phật tính tự nhiên của chính chúng ta.

Achema – 2008
Kim Morris lược dịch July 2012

Thursday, June 28, 2012

TÌM CHƠN NGÃ


Tác giả: BẠCH LIÊN

Nơi đây tôi chép lại cho quí bạn xem bài của tôi viết và nói vắn tắt về việc tìm Chơn Ngã, rồi thực hiện Chơn Ngã, bởi vì trong nhiều quyển kinh sách đạo đức có nói về việc Tìm Bản Ngã, chẳng hạn như trong kinh Phật Mahavagga 1 – 14 (Tàu dịch là Phạm Võng Kinh 1 – 14) có thuật lời của Ðức Phật hỏi các Nhạc sư như sau đây:
“ Hỡi các bạn thanh niên: Hãy nói cho Ta biết tìm một người đàn bà bỏ đi mất hay tìm Bản Ngã của các bạn  điều nào quan trọng hơn? ”
Tuy nhiên không quyển nào chỉ phương pháp tìm Bản Ngã, bởi vì điều này thuộc về khoa bí truyền, thuở xưa chưa được phép tiết lộ.
Trong quyển “Phật độ các Nhạc sư hay là Ta phải tự kiếm Ta” tôi có đề cập đến phương pháp này do Thông Thiên Học chỉ dạy. Quí bạn muốn hiểu nhiều xin đọc quyển đó, còn trong bài này tôi chỉ giải sơ lược để quí bạn có một quan niệm đúng đắn về việc “tại sao phải tìm Chơn Ngã” mà thôi.
TÌM CHƠN NGÃ.
Người học đạo là người đi tìm Chơn Ngã. Muốn tìm Chơn Ngã, trước nhất phải biết Chơn Ngã là gì ?  Chơn Ngã ở đâu ? Nhiên hậu mới tìm phương pháp thực hiện việc đó.
CHƠN NGÃ LÀ GÌ ?
Con người có ba Ngôi như cha mình là Ðức Thượng Ðế.
Ngôi thứ Nhất là Chơn Thần (Monade)
Ngôi thứ Nhì là Chơn Nhơn (Égo –  Soi Supérieur)
Ngôi thứ Ba là Phàm Nhơn (Personnalité)
Chính là Chơn Thần sanh ra Chơn Nhơn, cũng gọi là Chơn Ngã hay Bản Ngã cao siêu.
Chơn Nhơn sanh ra Phàm Nhơn.
Thường thường Phàm Nhơn ở tại trái tim của xác thân và giống hình ngôi sao chiếu sáng rỡ.
Chơn Ngã hay là Chơn Nhơn ở tại cõi Thượng Thiên, còn Chơn Thần ở tại cõi Niết Bàn.
TẠI SAO PHẢI TÌM CHƠN NGÃ ?
Con người ta là Phàm Nhơn có bốn thể thường dùng là:
1.     Xác thân để hoạt động.
2.     Cái Phách để thu hút sanh lực Prana vô mình đặng nuôi các tế bào.
3.     Cái Vía để biểu hiện tình cảm và ý muốn.
4. Cái Trí (Hạ Trí) để sanh ra những tư tưởng hữu hình, học hỏi, phân biện, xét đoán, tưởng tượng, ghi nhớ.
Ba thể Thân –  Vía –  Trí  có những tánh nết riêng biệt, hầu hết đều xấu xa.
Cái Vía thường cấu kết với cái Trí xúi giục con người làm những điều chúng nó muốn. Con người ngỡ là mình muốn nên đem ra thực hành. Con người thường làm trái với Luật Trời, gây ra muôn vàn tội lỗi, cho nên phải đầu thai đi đầu thai lại muôn kiếp đặng thanh toán những mối nợ nần. Tuy nhiên, mỗi lầm lạc là một bài học để dạy con người trở nên khôn ngoan. Nhưng mà phải học cho thiệt thuộc, sau khỏi học lại, không thì con người cứ phạm vào một lỗi lầm cũ cả trăm cả ngàn lần.
Thế nên con người phải tìm Chơn Ngã hay là Chơn Nhơn, bởi Chơn Nhơn không lầm lạc. Một khi Chơn Nhơn có kinh nghiệm thì Ngài sẽ dìu dắt Phàm Nhơn. Phàm Nhơn biết vâng lời Chơn Nhơn và sẽ tiến mau lắm.
Vì mấy lẽ trên đây mà chúng ta phải luyện tập đặng tìm Chơn Ngã. Gặp Chơn Ngã rồi mới lo đến việc thực hiện Chơn Ngã. Bắt đầu học Đạo mà nói: “Ðương thực hiện Chơn Ngã” thì e còn sớm lắm. Họa may là 25 –  30 kiếp nữa mới có thể thốt ra lời này được.

THỰC HIỆN CHƠN NGÃ

Có ba giai đoạn:
1: Giai đoạn thứ nhất: Tìm Chơn Ngã.
2. Giai đoạn thứ nhì: Gặp Chơn Ngã.
3. Giai đoạn thứ ba: Thực hiện Chơn Ngã. 
1.     GIAI ĐOẠN THỨ NHẤT: TÌM CHƠN NGÃ.
Muốn tìm Chơn Ngã thì phải giữ gìn kỷ luật Bản Thân cho đúng phép.
Kỷ luật này gồm việc điều khiển tư tưởng, ý muốn, tình cảm, lời nói và việc làm đúng với Thiên Ý, nói theo Huyền bí học là:
-          Làm chủ Xác thân.
-          Làm chủ cái Vía.
-          Làm chủ cái Trí.
Giáo lý của chư Phật tóm tắt trong ba câu:
1/ Lánh dữ.
2/ Làm lành.
3/ Rửa lòng trong sạch.
Lánh dữ và rửa lòng trong sạch là trau dồi hạnh kiểm, còn làm lành là phụng sự vô tư lợi.
Quí bạn nên đọc những quyển sách sau đây:
1/ Trước thềm Thánh Điện.
2/ Con đường của người Đệ Tử.
3/ Dưới Chơn Thầy và Giảng lý.
4/ Tiếng Nói Vô Thinh và Giảng lý.
5/ Ánh Sáng Trên Đường Đạo và Giảng lý.
6/ Người Phụng Sự.
Chúng sẽ giúp quí bạn tìm dễ dàng Chơn Ngã, nếu quí bạn cố gắng đem những lời dạy trong đó ra thực hành, không phải vài ba năm mà trọn cả kiếp này và nhiều kiếp sau. Ðây không phải là chuyện dễ dàng vì ba thể: Thân –  Vía –  Trí rất ương ngạnh. Cả ngàn kiếp rồi, chúng sai khiến con người, bây giờ bắt buộc chúng vâng lời thì sẽ gặp không biết bao nhiêu chướng ngại. Nếu không bền chí, không cương quyết thì khó vượt qua bức rào của chúng dựng lên. Vì vậy tôi mới nói : Phải nhiều kiếp. Nếu kiếp này thành công là nhờ mấy chục kiếp trước đã luyện tập rồi. 
2.     GIAI ÐOẠN THỨ NHÌ: GẶP CHƠN NGà
Khi sanh viên sống đúng như lời dạy trong quyển Dưới Chơn Thầy tới một mức độ do Luật Trời qui định sẵn thì anh được Ðiểm Ðạo lần thứ Nhất.
Phàm Nhơn của anh nhập một với Chơn Nhơn, sanh viên đã gặp Chơn Ngã. Nhưng trước giai đoạn đó, anh phải được một vị Chơn Sư thâu nhận anh làm Ðệ Tử và dạy dỗ phương pháp khai mở Tâm Thức. Khi Ngài thấy anh được xứng đáng Nhập Lưu tức là vào dòng tiến hóa của các vị Siêu Phàm thì Ngài dẫn anh đến trình diện với Quần Tiên Hội xin Ðiểm Ðạo lần thứ Nhất cho anh.
Từ đó về sau, anh có thể tiến hóa chậm, anh vẫn còn lầm lạc, song anh đã ra khỏi vòng trần tục, anh không còn là một người phàm phu nữa. Phật giáo gọi anh là Srotapanna. Tàu dịch là Tu Ðà Huờn. Ấn giáo gọi là Parivrajaka có nghĩa là Vô Trú.
3. GIAI ÐOẠN THỨ BA: THỰC HIỆN CHƠN NGÃ
Vị Tu Ðà Huờn bắt đầu thực hiện Chơn Ngã là lo luyện tập đặng chặt đứt mười chướng ngại gọi là Samyojana buộc trói con người vào Bánh Xe Luân Hồi.
Anh còn phải trải qua bốn thời kỳ Ðiểm Ðạo nữa.
1) Ðược Ðiểm Ðạo lần thứ Nhì, anh làm một vị Tư Ðà Hàm (Sakridagamin hay là Sakadagamin).
Ấn giáo gọi anh là Koutichaka, người đã dựng được một túp lều.
2) Ðược Ðiểm Ðạo lần thứ Ba, anh là một vị A Na Hàm (Anagamin). Ấn giáo gọi anh là Hamsa nghĩa là con hạc. Tục truyền rằng: Ðứng trước một cái chậu sữa có pha nước, nó biết cái nào là sữa, cái nào là nước.
3) Ðược Ðiểm Ðạo lần thứ Tư, anh thành một vị La Hán, Arhat, có nghĩa là Tôn Giả, Đại Đức.
Ấn giáo gọi anh là Đại Thiên Hạc Parahamsa.
Phật giáo gọi bốn bực Đệ Tử này: Tu Ðà Huờn –  Tư Ðà Hàm –  A Na Hàm và La Hán là Tứ Thánh. Lời này rất đúng bởi vì dầu mới được Ðiểm Ðạo lần thứ Nhất đi nữa, vị Tu Ðà Huờn cũng được vào Quần Tiên Hội. Anh đã bước vào đường tiến hóa của các hạng Siêu Phàm, rồi từ đó anh lần lần lên những cấp bậc cao hơn.
Vị La Hán được năm lần Ðiểm Ðạo thì thành một vị Siêu Phàm, một vị Chơn Tiên, hoàn toàn sáng suốt, không còn cái chi để học hỏi trên quả địa cầu này nữa. Chơn Nhơn nhập một với Chơn Thần.
Phật giáo gọi Ngài là Aseka, nghĩa là không còn làm Ðệ Tử nữa, Tàu dịch là Vô Học.
Ấn giáo gọi Ngài là Atita hay là Jivanmoukta, nghĩa là đã được hoàn toàn giải thoát, khỏi đọa Luân Hồi dưới trần thế.
Vị Chơn Tiên đã thực hiện hoàn toàn Chơn Ngã. Tới bực Ngài mới thấy Chơn Thần và có quyền thâu nhận Đệ Tử đặng giáo dục.
Vị La Hán hay A Na Hàm chỉ thấy được Chơn Nhơn mà thôi. Vị La Hán cũng chưa được phép làm Sư Phụ.
Các hàng Phật Tử đều biết câu: Nam Mô Bổn Sư Thích Ca Mâu Ni Phật, nghĩa là chỉ có Phật mới được phép làm thầy mà thôi, bởi vì Ngài là giáo chủ các vị Tiên Thánh, các vị Thiên Thần. Còn các vị Ðệ Tử đều tới bực La Hán như Ma Ha Ca Diếp –  A Nan Ða cũng vẫn là Sư Huynh của các tín đồ Phật giáo, bởi lẽ các Ngài chưa được hoàn toàn giải thoát, chưa phá tan được bức màn Vô Minh che lấp Chơn Như bổn tánh.
PHẢI TU MẤY KIẾP VỊ TU ÐÀ HUỜN
MỚI LÊN TỚI BỰC CHƠN TIÊN ?
Lấy bực trung mà nói, vị Tu Ðà Huờn phải tu hành trong bảy kiếp mới lên tới bực La Hán, còn vị La Hán phải luyện tập bảy kiếp mới thành một vị Siêu Phàm, tất cả là 14 kiếp. Nhưng đây là nói bực trung. Thời gian này có thể thu ngắn lại tùy theo công phu của hành giả.
Còn khi mới bắt đầu học Đạo cho đến ngày được Chơn Sư thâu nhận làm Ðệ Tử và được Ðiểm Ðạo lần thứ Nhất thì phải trải qua một thời gian khá lâu. Từ 25 đến 30 kiếp là nếu một vị Cư sĩ, kiếp nào cũng lập gia đình; còn kiếp nào cũng độc thân làm một vị Tu Trì, có lẽ trong  6 -7 kiếp tu hành sẽ được toại nguyện.
Xin nhớ rằng mục đích đã định sẵn cho con người trong Thái Dương Hệ này là làm một vị Siêu Phàm. Ai đi mau tới trước, ai đi chậm tới sau. Luật Tiến Hóa cứ thúc đẩy con người đi tới mãi, song một cách chậm chạp và điều hòa.
Tuy nhiên nên đi mau tới nơi tới chốn, đặng thoát đọa Luân Hồi, khỏi mắc vào vòng tứ khổ : Sanh  –  Lão –  Bệnh - Tử.
Trước mắt Chơn Tiên còn bảy đường tiến hóa khác nhau. Ngài có quyền chọn lựa con đường nào cũng được.
Nói tóm lại, từ xưa đến nay và cho đến mai sau nữa, muốn tìm Chơn Ngã  thì phải bắt đầu Tự chủ, là chế phục ba Thể : Thân –  Vía –  Trí, biến chúng thành những tôi tớ dễ dạy, biết vâng lời mình. Từ đó mới hành đạo được. Không Hành Ðạo, không bao giờ Ðắc Ðạo.
Muốn mở mang Tâm Thức mau lẹ thì phải học phương pháp với một vị Chơn Sư mới khỏi bị tai hại, đừng coi theo sách, hay nghe lời một người Thầy Phàm mà có ngày phải bỏ mạng. Trước khi chấm dứt, tôi xin nhấn mạnh một lần nữa : bảy điểm sau đây quí bạn nhớ.
- Một là: Thật chúng ta là Chơn Thần, một Điểm Linh Quang của Đức Thượng Đế, chúng ta trường sinh bất tử chứ không phải xác thân hữu hình, hữu hoại này đâu.
- Hai là: Chúng ta sinh ra cõi Trần đặng học hỏi Cơ Trời. Tới một ngày kia, mỗi người đều thành một vị Siêu Phàm gọi là Chơn Tiên. Vị Chơn Tiên phải tiến hóa nhiều cấp bực cao hơn nữa.
Thành một vị Siêu Phàm là mục đích đã định sẵn cho nhơn loại trong Thái Dương Hệ này.
- Ba là: Dầu muốn dầu không, con người và vạn vật đều bị Luật Tiến Hóa thúc đẩy đi tới mãi chớ không hề thụt lùi lại được. Luật Tiến Hóa rất chậm chạp song điều hòa.
- Bốn là: Chung cuộc ai cũng tới mục đích song chỉ có khác một điều là: Kẻ đi mau, tới trước, người đi chậm đến sau.
- Năm là: Chúng ta nên đi mau, chúng ta có quyền đó. Chúng ta phải học hỏi cho rộng sâu những Luật Trời đang hành động chung quanh chúng ta rồi đem áp dụng vào đời sống hằng ngày đặng tiến mau. Nếu chúng ta tham luyến Hồng Trần, cứ đi chậm rãi thì phải trải qua muôn kiếp Luân Hồi, mỗi kiếp đều phải chịu qua bốn cái khổ : Sanh –  Lão –  Bệnh –  Tử  và phải chịu áp lực của hai Luật : NHÂN QUẢ, LUÂN HỒI, chạy trốn đường nào cũng không khỏi vì những điều quấy quá của chúng ta đã làm.
Điều hay hơn hết là bước cho lẹ, nhưng bước nào phải chắc bước nấy.
- Sáu là: Chúng ta cầm số mạng mình trong tay. Chúng ta tự ban thưởng mình hay là tự hành phạt lấy mình tùy theo những sự hành động của chúng ta thuận hay nghịch với Thiên Ý.
Đó là tuân theo Luật NHÂN QUẢ. Nhân nào Quả nấy, chớ không có chi lạ.
- Bảy là: Vòng hoa chiến thắng sẽ ban thưởng cho ai đã tự chiến thắng lấy mình và đã qua tới Bờ Giác.
Cầu xin những đoạn tôi viết ra đây giúp ích được quí bạn phần nào trên con đường tìm Chơn Lý và cầu xin Ân Lành của các Đấng Cao Cả ban xuống cho quí bạn./.
 Lành thay ! Lành thay !
BẠCH LIÊN 

HP - "Tôi ước nguyện...


Tịch Thiên (Shantideva, 683-763)
Nhập Bồ-đề Hành Luận (Bodhicaryâvatara)



"Tôi ước nguyện xin được làm người bảo bọc cho những kẻ lang thang,
Tìm đường cho những người đi lạc,
Được làm thân con đò, một khoang thuyền lớn, một nhịp cầu cao,
Giúp cho tất cả những ai muốn vượt sang bên kia dòng sông nước cuốn!

Tôi nguyện ước được làm một hòn đảo cho những ai muốn tìm chốn dung thân,
Một ngọn đèn cho những ai đang bước đi trong tối,
Một chiếc giường cho những người mỏi mệt,
Một kẻ nô tì cho những ai cần người sai bảo!

Tôi cầu xin được làm viên bảo châu giúp thực hiện tất cả những lời nguyện ước,
Một chiếc bình mầu nhiệm, một câu thần chú mang lại sự viên mãn,
Một phương thuốc chữa được mọi bệnh tật, một gốc cổ thụ để mọi người đến cầu xin,
Một con bò cho thật nhiều sữa để hiến dâng cho cả thế giới này!"





Trích từ trong một bài dịch của Hoang Phong

Saturday, June 16, 2012

The Path of the Sages


 

"Subtle and hard to know is the path of the great sages,
Nonconceptual, beyond conception, most difficult to contact.
It is pure, known only to the wise,
Its nature is quiescent, without extinction or origination,
Inherently empty, utterly tranquil, nondual, inexhaustible,
Liberated from all states, impartially reaching nirvana,
Without extremes or mean, not expressed by words,
Outside of time, like the sky,
Quiescent, ultimately silent, realized by the enlightened,
Most difficult to express by any manner of speaking:
Such are the stages of the bodhisattva and their practice---
Most difficult to speak of, more difficult to hear.

Beyond thought and the path of mind,
Elicited by knowledge, realized by the highest sages,
Not revealed by the elements of matter and sense,
Unattainable by mind, intellectually inconceivable:
Just as the tracks of a bird in the sky,
Cannot be described or seen even by the enlightened,
In the same way all the stages
Cannot be told of, much less heard"

Thursday, June 14, 2012

Achema - Our Children


Con cái của chúng ta

Hầu hết đứa trẻ nào cũng thật là dễ thương một cách tự nhiên. Khi bà mẹ thoạt nhìn thấy con mình lần đầu tiên, bà ta sẽ biết được một cái gì thật lạ mà không có một danh từ nào có thể dùng để diễn tả cho chính sác được. Hầu như tất cả những bé đều có thể mang đến hoặc tỏa ra một thứ năng lực làm thu hút chúng ta. Loại năng lực gì vậy?
Suốt 9 tháng nằm trong bụng mẹ ở tư thế của Thiền Định, “Samadhi”, làm cho đứa bé trông thật tinh khiết, dễ thương, tươi mát và lôi cuốn.

Một cách bất hạnh là khi chúng từ từ lớn khôn hơn, cha mẹ, xã hội, thầy cô trong trường học, chính sách của nhà cầm quyền và nhiều thứ khác nữa sẽ “nhồi ép” những “kiến thức” vào cho những đứa bé này (mặc dù chúng nó không đòi hỏi). Bậc cha mẹ sẽ tận lực xử dụng khả năng của họ để chia tâm trí chúng nó ra thành tâm trí nhị nguyên. Từ lúc ấu thơ chúng nó đã được dạy cho nhận định thế nào là đúng thế nào là sai, cái gì là tốt hay cái gì là không tốt, cái gì đẹp và cái gì xấu. Tại sao vậy?
Đa số cha mẹ tin tưởng một cách mãnh liệt nếu họ không chăm sóc những đứa con của họ từ lúc còn trứng nước, sau này chắc chắn họ sẽ không thể kiểm soát được những đứa con “hoang đàng này nữa. Xã hội đã không thích nhìn thấy đứa con ngỗ nghịch, không thích thấy đứa con không nghe lời hoặc không vâng theo những hướng dẫn của họ.
Những chính trị gia rất nhậy cảm khi những người khác không nghe theo họ. Họ không thể để cho việc này xảy đến cho chính họ. Họ có thể  mất đi một lá phiếu nếu cử tri chống lại họ. Nếu những đứa con không cư sử đúng theo ước muốn của cha mẹ thì họ sẽ hết sức cố gắng “tôi luyện” lại đứa con này để nắm chắc là chúng nó sẽ làm theo ước vọng của họ. Đứa con khốn khổ của chúng ta thật không có quyền chọn lựa, nó không thể ra toà đòi hỏi, thách đố với cha mẹ rằng nó muốn được tự do. Để được tự tìm tòi học hỏi về sự hiện hữu chứ không phải dùng kiến thức truyền lại lần thứ 2 hay lần thứ 3 của cha mẹ chúng.  Nếu đứa trẻ vâng theo tất cả mọi hướng dẫn của cha mẹ, chắc chắn việc nó có khả năng để tự khám phá ra Chân lý thật là hiếm hoi.
Nguyên nhân chính phần lớn là do các bậc cha mẹ đã không Giác Ngộ. Cho nên để muốn khám phá ra sự Thật, chúng nó phải đi ngược lại những ước muốn của cha mẹ, làm cho họ giận dữ hay buồn phiền. Đây là căn bản tự nhiên của bất cứ ai muốn tìm kiếm ra sự Thật. Thái Tử Tất Đạt Đa đã rời bỏ hoàng thành mà cha mẹ của ngài không biết. Cảm giác của cha mẹ ngài vể chuyện đó ra sao?
Hầu hết các cha mẹ sẽ tự quyết định hay quyết định thay cho con cái họ. Họ làm với tất cả “tấm lòng tốt” để cho chắc chắn con cái họ có được đời sống tương lai tốt đẹp hơn. Nhưng họ không nhận thức ra “đời sống tương lai tốt đẹp hơn” đó không có nghĩa là con của họ sẽ đạt được sự vui vẻ và phúc lạc. Có lẽ chính những cha mẹ đó đã không được hạnh phúc trong cuộc đời của chính họ vì lương bổng ít oi, và họ lại tin tưởng một cách nhầm lẫn là nếu con cái của họ có thể trở thành Bác Sĩ, hay giám đốc một xí nghiệp thì chúng nó sẽ kiếm nhiều tiền hơn và sau đó sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn. Có lẽ đây là tin tưởng chung của xã hội và đó là nguyên nhân tại sao nhiều cha mẹ hy vọng nhìn thấy con cái noi theo “con đường lý tưởng của cuộc đời thành công” đó.
Nếu cha mẹ cứ để cho con cái phát triển theo “ý thích” riêng của chúng nó, thì sau khi được 7 tuổi, người ta có thể thấy đứa trẻ này khó nghe theo hoàn toàn 100 phần trăm sự hướng dẫn của cha mẹ. Theo quan niệm của xã hội, đây là một rắc rối lớn lao và họ không thể chấp nhận những ai không “nghe lời”.  Nhưng theo luật thiên nhiên.... đứa trẻ này lại là rất có phước vì được sống đúng theo sự hiện hữu thiên nhiên của nó.  Thật là tốt cho đứa bé được tự tìm hiểu về sự Thật mà không bị tư tưởng của xã hội làm ô nhiễm.
Mọi người được sinh ra thật là tinh khiết nhưng Phật tính nguyên thuỷ của họ đã bị nhiều từng lớp “kiến thức”, “quan niệm nhị nguyên ”che phủ và “tin tức” từ bên ngoài vào làm cho Phật tính này khó lộ diện như lúc còn mới tinh nguyên. Bởi vì quan niệm nhị nguyên đã đâm rễ, cho nên họ bị tách rời khỏi cái vũ trụ này và không thể thấy rằng tất cả chỉ là Một.
Các bậc cha mẹ làm ơn suy tưởng về câu hỏi này:  Quí vị có được hạnh phúc trong cuộc đời mình không?  Có cảm thấy vui sướng và phúc lạc không? Nếu không.... làm thế nào biết cái phương cách dậy dỗ của mình sẽ đem lại vui sướng và phúc lạc cho những đứa con?
Sự thật, nếu cả hai bố và mẹ đã chuẩn bị kỹ lưỡng và đã học được một số kinh nghiệm về thiền định, nếu muốn, họ có thể “yêu cầu” các bậc “tri thức cao cả” tái sinh lại làm con của họ. Có một số việc rất cần phải nhận thức trước khi các cha mẹ tạo ra đứa con.
Achema – 2008
Kim Morris lược dịch June 2012

The Dung Beetle - Sutta of the Day


The Sutta of the Day:

Pilahaka Sutta
The Dung Beetle
Translated from the Pali by Thanissaro Bhikkhu
For free distribution only

Dwelling at Savatthi. "Monks, gains, offerings, and fame are a cruel thing, a harsh, bitter obstacle to the attainment of the unexcelled rest from bondage. Suppose there were a beetle, a dung-eater, full of dung, gorged with dung, with a huge pile of dung in front of him. He, because of that, would look down on other beetles: 'Yes, sirree! I am a dung-eater, full of dung, gorged with dung, with a huge pile of dung in front of me!' In the same way, there is the case where a certain monk -- conquered by gains, offerings, and fame, his mind consumed -- puts on his robes and, carrying his bowl and outer robe, goes into a village or town for alms. Having eaten there as much as he likes -- full of alms-food and invited again for the next day -- he goes to the monastery and, in the midst of a group of monks, boasts, 'I have eaten as much as I like, I am full of alms-food and have been invited again for tomorrow. I am a recipient of robes, alms-food, lodgings, and medicinal requisites for curing illness. These other monks, though, have next to no merit, next to no influence. They aren't recipients of robes, alms-food, lodgings, and medicinal requisites for curing illness.' Conquered by gains, offerings, and fame, his mind consumed, he looks down on other well-behaved monks. That will be for this worthless man's long-term suffering and harm. That's how cruel gains, offerings, and fame are: a harsh, bitter obstacle to the attainment of the unexcelled rest from bondage.

"Thus you should train yourselves: 'We will put aside any gains, offerings, and fame that have arisen; and we will not let any gains, offerings, and fame that have arisen keep our minds consumed.' That's how you should train yourselves."

Tuesday, June 12, 2012

Achema – Reject Happiness 2


Chối bỏ hạnh phúc 2

Chúng ta nên bàn luận tiếp tục đề tài về hạnh phúc.

Tại sao con người không thể quăng bỏ những đau khổ của họ đi được? Làm thế nào cho con người có thể cảm thấy có hạnh phúc?  Sự đau khổ có thể mang tới cho nhiều thứ mà hạnh phúc không thể làm được. Sự Thật ngược lại, hạnh phúc sẽ lấy đi mất quá nhiều thứ; nó sẽ lấy đi bất cứ những gì ta làm chủ được từ trước; hạnh phúc còn giết chết cả cái “Ta” hay cái “Ngã” nữa. Đau khổ đề cao ý tưởng về “Ngã’, trong khi hạnh phúc sẽ mang người ta tới trạng thái của “Vô Ngã”.  Vấn đề chính là ở chỗ này, và đây là cái lý do làm cho con người khó có thể tìm thấy hạnh phúc. Vì con người không bao giờ tin vào sự “buông bỏ”.

Sự đau khổ sẽ mang ra toàn bộ hình ảnh của cái “Ta”.  Nó đề cao ý tưởng về “Ngã”. Bất cứ khi nào bị đau khổ, cái “Ta” trở nên sẵn sàng hiện diện.  Khi có hạnh phúc, cái ta  tan biến mất. “Ta” bị hạnh phúc “hấp thụ”. Khổ đau sẽ làm “Ta” trở nên đặc biệt, hạnh phúc sẽ làm cho “ta” thành bình thường, không còn gì đặc biệt.  Cây cỏ, hoa lá luôn luôn là bình thường cho nên nó vui tươi. Súc vật hạnh phúc, chim chóc cũng hạnh phúc, chỉ có loài người là không hạnh phúc. Khi thấy một con hươu bị con sư tử săn đuổi; nếu con sư tử ngừng đuổi, con hươu cũng sẽ ngừng chạy; có thể chỉ cách xa nhau khoảng 10 mét và nó lại ung dung tiếp tục ăn cỏ.  Nhưng khó mà thấy một người nào đó bị con chó rượt đuổi; rồi khi con chó ngừng lại, người phụ nữ đó bất chợt cũng ngừng chạy tuy chỗ đứng lại chỉ cách xa con chó đó có 10 mét và lên tiếng nói “Hi” chào một người bạn trên đường phố và bắt đầu chuyện trò với người bạn ấy như thường lệ? Chuyện này không dễ xảy ra cho loài người vì con người luôn luôn sống trong trí nhớ của quá khứ. Tất cả những vật hiện hữu đúng ra phải được hạnh phúc chứ. Chỉ riêng sự khổ đau làm cho con người trở thành đặc biệt.

Sự khổ đau có thể làm cho người ta được những người khác chú ý tới một cách dễ dàng hơn. Bất cứ khi nào cảm thấy đau khổ, thì sẽ được người khác chú ý đến, săn sóc, thương yêu và thương hại. Mọi người hình như muốn săn sóc nhiều cho người bị khổ sở. Có ai muốn làm cho người đang đau khổ bị khổ thêm không? Có ai ganh ghét với người đang khổ sở không? Có ai thù hận người đang đau khổ không?

Sự đau khổ cần có người khác săn sóc và thương yêu. Khổ đau là sự “đầu tư” lớn lao. Nếu người vợ không buồn khổ, ông chồng có thể quên bẵng là vợ đang có mặt ở bên cạnh. Nếu bà vợ bị khổ sở, người chồng sẽ không bỏ bà ta một mình và quên bẵng bà ta đi. Nếu người chồng đau khổ, chắc chắn cả gia đình sẽ quây quần bên cạnh và tỏ vẻ lo lắng cho ông ta. Điều này sẽ mang tới cái gì mà ông ta cần, ông ta sẽ không cảm thấy cô đơn, tin là mình có gia đình thân quyến và bạn bè. Nhưng nếu ông ta có hạnh phúc, cũng những người bạn và bà con thân thuộc này sẽ hoạ hoằn lắm mới đến thăm viếng. Có lẽ họ ghen tị với ông ta.  Khi có được hạnh phúc, người ta có thể nhận thức được rất nhiều người khác sẽ nhìn họ như là “kẻ thù”.

Phần lớn con người không ưa thích bất cứ ai có hạnh phúc. Có thể là vì hạnh phúc của người kia làm tổn hại cái “Ngã” của họ. Họ ghen tị vì họ vẫn còn bị ở trong bóng tối của cuộc đời họ. Họ đang sống trong địa ngục mà sao người khác dám cả gan vui sống như ở trên thiên đàng?

Xã hội này đã được một nhóm những người bất hạnh phát triển và khai thác. Không một ai trong nhóm có đủ can đảm đi ngược lại cái xã hội này, vì quá nguy hiểm, quá nhiều bất trắc, cho nên con đường tốt nhất là cứ bám vào những khổ đau và sống hòa theo với xã hội. Hạnh phúc sẽ làm cho người ta trở thành độc lập và khổ đau lại làm cho người ta trở lại thành một phần tử của xã hội.

Khi nhìn xã hội này với đầy đủ mọi chi tiết, người ta sẽ nhận thấy nó có cơ cấu kiến trúc căn bản như sau:  Con người sẽ được kính trọng khi họ đau khổ, mọi người sẽ đối xử chân thành hơn, sẽ thương hại họ nhiều hơn; người bị khổ sở sẽ có nhiều bạn bè hơn. Xã hội này thật là tức cười. Đúng ra sự vui sướng hạnh phúc phải lôi cuốn nhiều bạn bè hơn nhưng đôi khi chính cái hạnh phúc đó chỉ có thể lôi cuốn theo những người ganh ghét. Những người ganh ghét đó không lo lắng không chân tình. Những người đó chỉ cảm thấy bị lừa đảo vì tại sao người khác có được cái mà chính họ không thể có được.

Trong cái “”Xã hội điên loạn” đau khổ là chuyện quá bình thường, và hạnh phúc là bất thường.  Nếu không tin, người ta có thể làm thử một chuyện như sau... Nếu đọc tới đây, một người nào đó hiểu ý và cười trước màn hình của máy vi tính. Các bạn đồng nghiệp sẽ hỏi tại sao cười?  Người ấy chỉ cần trả lời: “Không biết tại sao, nhưng tự nhiên tôi cảm thấy vui sướng.” Câu trả lời chắc chắn sẽ làm cho các người bạn đồng nghiệp nghĩ người đó là lập dị, hoặc là điên hay khùng. Có thể nào một người cười và vui sướng mà không cần có lý do?

Nếu làm như vậy... chắc chắn xã hội sẽ cho là đầu óc của chúng ta có cái gì sai lạc, chắc phải là “Điên”! Thấy chưa, cái thử nghiệm cho thấy xã hội này đã không những không cổ võ cho “hạnh phúc”... mà còn ưa thích những người bị đau khổ hơn! Sự đau khổ là bình thường và có thể được mọi người chấp nhận, trong khi sự vui sướng lại là bất bình thường và bị chối bỏ. Hệ thống tin tưởng sai lạc này đã mọc rễ một cách sâu sa trong xã hội hiện tại của chúng ta. Nếu có ai chống trả lại chắc chắn người đó sẽ trở thành kẻ xa lạ với xã hội.

Hạnh phúc thì bị cấm đoán và đau khổ thì lại được cổ võ. Đây là hệ thống mà xã hội dậy dỗ chúng ta, hệ thống này từ từ sẽ đi xâu vào trong máu,  vào trong xương tuỷ của người ta. Nó là đối nghịch với cái chân tính hiện hữu tự nhiên của con người, là lý do tại sao con người phải đối diện với sự phân chia lý lịch. Con người bị lôi ra và bắt phải bước đi xa khỏi cái bản tính tự nhiên. Làm cho con người mất đi cái Phật tính tự nhiên. Nó biến người ta thành khuôn đúc của một người nào khác, một bác sĩ, một kỹ sư bắt buộc, là một người hiện tại mà chính chúng ta không ưa thích, không muốn là.

Càng tách xa ra khỏi cái bản tính tự nhiên, con người sẽ càng đi xa hơn và sẽ hoàn toàn bị lạc lối. Khi đứng tại một chỗ mà đáng lẽ không nên ở đó, họ trở nên những người có cái “cá tính” như của một cái mặt nạ... cái mặt nạ mà mọi người khác đã qui định và gán ép cho ngay từ khi vừa chào đời. Con người hoàn toàn lạc mất lối về nhà, dù cho có đi vào bất cứ con đường nào, vì họ luôn luôn nghĩ nhà họ đang ở vào hướng đó... Sự đau khổ là nhà, đau khổ tinh thần trở thành “thiên tính”.  Đau khổ được công nhận là “mạnh khỏe” chứ không phải là một “căn bệnh” trong xã hội của chúng ta. Những người tự nhiên cười lên thích thú và vui sướng mà không có lý do sẽ bị coi như bị bệnh tâm thần.

Những người đang đi tìm hạnh phúc hay cố gắng thoát ra khỏi đau khổ chắc chắn sẽ không thể hóa giải được vấn đề của họ. Vấn đề thực sự trước tiên là sự “mong muốn” và thứ hai là “không có sự đau khổ thật sự” nào hiện hữu cả. Đau khổ là do ảo tưởng của tâm trí tạo ra. Làm sao hóa giải một rắc rối nếu rắc rối đó chỉ là một “ảo tưởng”?  Rắc rối đó không hiện hữu; nên không có gì để giải toả. Để thấu hiểu vấn đề này, hãy xem thí dụ sau: Khổ đau giống như cái bóng tối, không ai có thể dùng bóng tối làm gì được, nhưng nếu mang được chút “ánh sáng” đến thì bóng tối tự nó sẽ biến mất.

Cũng cùng một phương cách như vậy....con người sinh ra để được hạnh phúc nhưng không ai biết điều đó, con người chỉ biết dùng sự cố gắng làm việc nhiều, khó nhọc hơn để giải tỏa sự khổ sở, như vậy là chỉ lo đối phó với cái gì không hiện hữu. Bản tính tự nhiên của con người là vui sướng nhưng họ lại đi đối phó với ảo tường của khổ đau. Không có cái gì có thể được gọi là đau khổ cả; con người tự làm cho nó xuất hiện và nó trở thành thật sự. Đau khổ chỉ là một ảo tưởng. Không hơn không kém.

Hãy cất tiếng cười lớn lên.  Hãy cười vì ta thật là “ĐIÊN”.  Thật là “KHÙNG”.  Không có sự đau khổ đâu. Sự đau khổ không hiện hữu. Con người dùng một bàn tay tạo ra nó và lại cố gắng dùng bàn tay kia để xóa bỏ nó đi.  Lý lịch cá nhân của con người bị phân chia từ chỗ đó.

Cách dễ nhất để trở về với bản tính tự nhiên, là không cần phải làm thêm một nỗ lực nào như vậy. Con người đã sinh ra với bản tính thiên nhiên như vậy, và nó ở luôn với ta suốt đời. Tất cả những việc làm để cố trở thành một người nào khác chỉ là sự Lừa đảo của tâm trí. Không liên quan gì tới cái Phật tính tự nhiên. Ngay trong khoảnh khắc này, nếu có thể hiểu thấu được, là ta đã thấy được Giác Ngộ.  Người ta thực sự đang ở trong Phúc lạc, Thanh bình và Yên tịnh nhưng lại nghĩ là chỉ đang đứng trong thế giới ảo tưởng ngoài ngưỡng cửa.  Làm ơn hãy tự tạo cho chính mình cơ hội bước thêm một bước nữa qua cái ngưỡng cửa này. Mọi người đang chào đón bạn quay trở về với hai cánh tay mở rộng. Và reo hò: “Con của ta...con về nhà rồi....;-)
                                                                               
Hai tay Achema chắp lại.... để thân hỏi và chúc lành cho tất cả các bạn.

Achema - Malaysia 2008
Kim Morris lược dịch June 2012

Saturday, June 2, 2012

Achema – Reject Happiness 1


Chối bỏ hạnh phúc 1 

Nếu chúng ta đi tìm hạnh phúc trong cuộc đời, điều chắc chắn là không thể tìm thấy. Vì hạnh phúc chỉ là một sản phẩm phụ thuộc, không trực tiếp đạt được.

Nhưng tại sao con người lại tìm kiếm hạnh phúc? Vì họ không có hạnh phúc. Thực ra hạnh phúc và không hạnh phúc là song hành. Giống như một đồng xu với hai mặt. Nếu bẻ đồng xu thành hai, thì nó sẽ “phá vỡ đi tính chất của con người ”

Càng tìm kiếm hạnh phúc, càng phải đối diện với đau khổ. Điều này nghe khó tin, nhưng chuyện đó đã xẩy ra cho biết bao nhiêu người rồi. Thí dụ điển hình là chúng ta không thể nhìn thấy quá nhiều chỗ giải trí như quán rượu, vũ trường, nhà tắm hơi, sòng bạc, tiệm ăn, ánh đèn nê ông ngoạn mục tại các thành phố của các quốc gia kém mở mang.

Có một câu chuyện kể như sau: Một lần, ông tổng thống một nước chậm tiến đến thăm một quốc gia tân tiến đã phát triển. Phái đoàn ngoại giao của nước tân tiến này không nề hà tốn kém xếp đặt cho ông ta thăm viếng nhiều chương trình giải trí đắt giá mà họ tin tưởng có thể mang đến cho dân chúng của họ hạnh phúc và vui thú. Nhưng chỉ mới tham dự những chương trình giải trí đó được có vài ngày, vị tổng thống này, thay vì vui thích lại trở nên buồn nản. Người phụ trách tiếp tân hỏi ông ta, “Sao trông ông không được vui ? Chúng tôi có làm chuyện gì không phải chăng? Hay có điều gì làm cho ông không hiểu?” Ông tổng thống khôn ngoan trả lời: “Tôi hiểu đầy đủ tất cà mọi chuyện. Chính vì vậy mà tôi buồn. Đất nước này chắc chắn là không có hạnh phúc; vì nếu có hạnh phúc các ông đã không phải bỏ ra quá nhiều tiền bạc để phát triển những trung tâm giải trí đồ sộ như thế này.”

Sự thật đơn giản là chỉ những người có đời sống khổ sở mới đi tìm những trò giải trí như vậy. Nếu thế giới này trở nên kém vui vẻ, thì đài truyền hình cần có nhiều chương trình hơn, cần nhiều rạp chớp bóng, cần đường phố có đầy ánh đèn néon chói sáng, cần rượu chè và ma tuý để giúp cho quên đi các khổ sở nội tâm. Đây là phương cách thông thường và được mọi người trong đường lối tin tưởng hiện sinh của một xã hội tân tiến chấp nhận và đồng ý.

Mỗi đứa trẻ sinh ra là phải được an lạc; sự an lạc là bẩm sinh, không phải chỉ riêng những bậc Giác ngộ mới có. Con người được sanh ra với sự an lạc tự tại. Đây là thiên tính cội rễ bên trong ta; là nguồn gốc của sự sống. Đứa trẻ nào sanh ra cũng đều có bản tính tự nhiên này, nhưng rồi sau đó bản tính thiên nhiên này bị xã hội “giết bỏ”, đè nén và đầy đọa. 

Xã hội của chúng ta là “Điên loạn”, nó không cho phép sự “An lạc” hội nhập. Vì sự “An lạc” có thể trở thành nguy hiểm cho xã hội. Không ai có thể kiểm soát được một người “An lạc”. Vô phương! Nhưng xã hội có thể kiểm soát được người đang bị khổ sở một cách dễ dàng. Người “An lạc” chắc chắn có hoàn toàn đầy đủ tự do; An lạc chính là tự do vậy. Nếu một người được an lạc tự tại, người đó không thể trở thành nô lệ, không thể bị huỷ diệt, không thể bị thuyết phục hay hướng dẫn cho vào sống trong tù ngục được. An lạc là chính ta tự tại. Là những khoảng không gian, là không có gốc rễ ràng buộc. Người an lạc nhảy múa với trăng và sao. Không có cách nào thuyết phục họ vào tiếp tục sống trong ngục tù tối tăm được. Họ đang sống cuộc đời của họ. Họ thực sự là “thiên nhiên”. Nhẩy múa theo vũ điệu riêng, hát bài hát riêng, bước đi trên con đường riêng, và nói tiếng nói riêng của chính họ.

Xã hội có thể bị những người có tâm “An Lạc” phá hoại, Nếu xã hội chỉ có toàn những người an lạc, thì xã hội đó sẽ bị sụp đổ. Hệ thống cấu tạo của xã hội không thể duy trì được nữa. Hệ thống tổ chức của xã hội và của tôn giáo gần hoàn toàn giống như nhau. Nó không thể thực sự chấp nhận những người đầy “an lạc”, bởi vì bản tính của “an lạc” sẽ đi ngược lại với hệ thống cấu tạo của xã hội và tôn giáo. Những người An lạc tin tưởng vào Thiên nhiên, họ không thể tin ở xã hội hay những tôn giáo nhân tạo. Giống như cây cỏ, bông hoa, chim chóc hay loài thủy tộc; chúng sống như vậy và không có xã hội hay tôn giáo. Không có chính trị hay chính quyền, chúng đang sống như thế đó, tại sao con người không thể sống mà không có chính trị hay chính quyền được? 

Phải có cái gì sai lạc ở đâu đó, tại sao xã hội của chúng ta đã trở thành “mất trí” như vậy?– làm cho chúng ta không thể tồn tại được khi không có chính quyền? Chính quyền không để cho chúng ta biết điều “Bí mật “ này. Họ không cho chúng ta một cơ hội nào để tìm biết; họ không thể để cho chúng ta nhận thức được là chúng ta vẫn có thể sống mà không có họ. Họ không muốn chúng ta biết quá nhiều, vì nếu hiểu biết chúng ta không cần đến họ nữa. Làm sao một chính quyền có thể tồn tại nếu người ta không cần đến nó nữa? Ai sẽ là người bỏ phiếu bầu cho họ? 

Ngày nay, nhiều quốc gia có những cuộc bầu cử, thông thường là có hai nhóm người, và người ta lựa chọn một trong hai nhóm đó. Không cần biết sự lựa chọn của người ta là gì, những kết quả vẫn giống nhau, họ không thể chấp nhận một người có sự “an lạc’ và tự do. Họ thực sự không mang đến cho ta sự tự do; quan điểm về tự do của họ hoàn toàn khác biệt với quan điểm về tự do của các bậc Giác ngộ. Hai đảng phái sẽ giống như nhau; người ta chỉ có thể chọn ngục tù của đảng A hoặc của đảng B. Nhà tù A có thể tốt hơn của B hay ngược lại. Nhưng thực tế, người ta đã mất đi sự “tự do” của chính họ khi đặt tin tưởng vào Ngục tù.  Cả hai đảng không thể cung cấp Tự do thật sự cho con người. 

Kể từ ngày ra đời, chúng ta không thể tận hưởng sự tự do của mình. Khi một đứa bé con hỏi bố mẹ nó: “Mẹ ơi, con ra ngoài chơi được không? Con muốn nhìn Mặt trời đẹp, một ngày có gió mát, con muốn chạy một vòng quanh khu nhà của mình.” Phần lớn câu trả lời là “Không được đâu con!”. Đứa bé không đòi hỏi gì nhiều, nó chỉ muốn được là một phần của thiên nhiên. Thế nhưng chúng ta đã ngăn cản nó lại vì chúng ta tin là chung quanh hàng xóm không phải là chỗ an toàn cho trẻ con làm những việc đó. Những cha mẹ nào có thể nói với con “Ừ được” chỉ là thiểu số rất ít. 

Dầu cho những đứa trẻ được phép ra ngoài chơi, cha mẹ cũng vẫn còn muốn con cái họ hiểu rằng đây không phải là điều nên làm, chỉ vì đứa bé muốn chứng tỏ nó có tự do, và nếu có gì xảy ra chúng phải biết đó là lỗi của chúng. Và đứa bé cần có trách nhiệm về các ảnh hưởng hậu quả. Nếu đứa bé trong lúc đang thích thú chơi một trò chơi mà có ai tới bảo: “Như thế này là nguy hiểm, đừng chơi như thế.” Sớm hay muộn con cái của chúng ta sẽ học được rằng những gì làm cho chúng vui thích là những gì không đúng. Hạnh phúc của chúng nó trở thành sai lạc. Chúng sanh ra không phải là để được vui sướng. Sự khổ sở trở thành đúng cách. Sự bất hạnh phát triển từ sự nghe lời dậy dỗ của bố mẹ và thực hành theo những gì xã hội muốn. 

Nếu đứa con của chúng ta lấy cái khóa vặn ốc để tháo mở cái đồng hồ báo thức ra từng phần, người trong nhà sẽ chận chúng nó lại không cho làm việc đó. “Làm thế không được, Như vậy là điên. Làm như vậy là phá hư cái đồng hồ” Một người nào đó sẽ la lên. Đứa con của chúng ta chỉ tò mò muốn biết về khoa học, nó chỉ cố gắng tự tìm hiểu về những gì đang xảy ra. Chuyện này không liên quan đến cái gì sai lầm hay điên dại. Giá trị của một cái đồng hồ không thể mua được trí óc “tím tòi” của đứa bé. Nếu nó làm hư cái đồng hồ, thì đó chỉ đáng một số tiền ít ỏi. Nhưng khi trí óc “khám phá” của đứa bé bị làm hỏng, nó sẽ mất đi cái tính tự nhiên tìm biết về sự Thật sau này. 

Vào lúc sáng sớm trong khi đứa bé vẫn còn ở trong giấc mơ đẹp; cha, mẹ hay người giúp việc đánh thức nó dậy để sửa soạn đi học. Đến chiều tối, đứa bé vẫn còn tràn đầy năng lực và cố ở nán lại bên ngoài chỉ để nhìn ngắm trăng và sao, nó chỉ muốn ca hát hay nhảy muá; nó còn đầy tràn năng lực nhưng cha mẹ sẽ phải bảo bây giờ là quá trễ, con cần đi ngủ vào lúc 9 giờ tối, vì ngày mai còn phải đi học. Khi đứa bé đang chơi trò chơi, cha mẹ sẽ chận nó lại bắt phải đi ăn cơm trưa hoặc cơm tối. Với những hành động như thế, chúng ta đang khởi sự diệt trừ hoặc phá hủy sự vui sướng của đứa trẻ. Bất cứ cái gì con cái của chúng ta ưa thích đều là không đúng, và những gì chúng không ưa thích thì lại thành đúng. 

Tại trường học, cảnh một con chim đang ca hót líu lo trên cành cây bên ngoài cửa sổ sẽ lôi cuốn những đứa trẻ con hơn là những lời giảng dậy của thầy cô trước tấm bảng đen. Nhưng con cái của chúng ta phải giả vờ chú tâm vào tấm bảng đen. Đây là sự dạy dỗ của xã hội của chúng ta. Thầy cô có nhiều quyền hạn hơn con chim ngoài cửa sổ. Con cái của chúng ta cần phải học về những vấn đề chúng nó không thích và chúng cũng không thể thưởng thức được cái đẹp tự nhiên của con chim ca hót. 

Hạnh phúc là sai lầm, bất cứ khi nào đứa bé cảm thấy vui thích, lúc đó nó cũng gián tiếp cảm thấy có “Tội”. Đây là đường lối xã hội đóng góp cho con em chúng ta. Ngay cả khi đứa bé chơi với bộ phận phía dưới thân thể của nó và cảm nhận được khoái cảm cũng bị cấm đoán. Đây là lúc vui thích duy nhất đứa bé có thể tự học hỏi về cái hiện hữu sẵn có của cơ thể và cũng bị cho là không phải. Đứa trẻ chỉ chơi với cái gì của riêng nó và khám phá ra một khoái cảm ngắn ngủi cũng bị cho là làm quấy. 

Như vậy xã hội này đã thực sự cung cấp cho chúng ta những gì để hiểu biết về bản chất của sự hiện hữu? 

Cần phải ngừng tại đây, nếu không sẽ không bao giờ chấm dứt được. 

Achema – Malaysia 2008 
Kim Morris lược dịch June