Wednesday, November 30, 2011

Thơ văn – Thích Tánh Tuệ


Có những sớm từng bước chân nhè nhẹ
Ta chợt nghe đất thở dưới chân mình.
Nghe cây lá ngạt ngào từ đất Mẹ
Dâng hương đời , thương mến mọi hàm linh.

Ta quỳ xuống thật gần ôm hôn đất
Như trọn đời mặt đất chở chuyên ta.
Được truyền trao bài học sâu xa nhất
Lòng bao dung , chấp nhận rất nhu hòa.

Đời lắm lúc cho ta nhiều biến động
Đất ân cần hiến tặng những mầm xanh.
Người mấy độ cho nhau niềm tuyệt vọng
Đất yêu thương dâng trái ngọt , cây lành.

Rồi mai đây ta trở về với đất
Nằm nghe chân thiên hạ bước âm vang ,
Bước yên bình như vỗ về mặt đất
Bước không hồn , vội vã , bước hoang mang...

Yêu những sớm bước chân đi chầm chậm
Ta nghe đời mở rộng đến vô biên.
Hạnh của đất , chẳng khi nao hờn dỗi
Du` chân ai ... có trút vạn ưu phiền .

Vía Địa Tạng 7. 201
1


Trăng Sáng Đầy Cõi Tâm

Trăng ơi từ đâu đến
Có phải cánh rừng xưa?
Đêm nay trăng bất chợt
Ghé lại dưới hiên chùa .
Trăng ơi từ đâu đến
Có phải từ biển xa .
Chiều nao thuyền ghé bến
Chở đầy ánh trăng ngà.
Trăng treo đầu ngọn sóng
Trăng vời lên núi cao
Lững lơ đầu ngọn cỏ
Rồi về trong chiêm bao.
Khuya nao ta thức dậy
Trăng rụng sau hiên chùa
Áo cà sa vớt vội
Trăng thoát hình đong đưa.
Trăng về bên Núi Thứu
Thăm pháp hội nghìn năm
Hẹn ta ngày trở lại
Trăng sáng.. đầy cõi tâm.
Thích Tánh Tuệ

Tuesday, November 29, 2011

Achema - Death (2 of 10) <===


Sự Chết (2)
 
Ta hãy tiếp tục về đề tài “Sự Chết” trên đây.

Vài
người nào đó có thể có trí nhớ khá về kiếp trước của họ, và họ có thể nhắc lại một cách thật rõ ràng. Tại sao vậy?

Khi một người vừa chết đi, như đã biết trong vật lý học tất cả năng lượng không thể bất thình lình tan biến ngay được; năng lực của cơ thể cũng đổi thể và được thẩm thấu vào với “khí quyển”, năng lực này chính là từ cái “trí nhớ suy luận” (còn được gọi là chủng tử)? Nếu toàn thể năng lực của “trí nhớ suy luận” này “nhẩy vọtthẳng vào trong một tử cung một người đàn bà nào đó, thì đứa sơ sinh này sẽ còn đầy đủ trí nhớ về kiếp sống trước. Và khi đứa bé ra đời nó biết rõ những gì xảy ra trong tiền kiếp của nó.

Nhưng trong thực tại, sự kiện toàn thể năng lực cùng lúc nhẩy vọt này hiếm xẩy ra. Những phần năng lực còn bị kẹt lại của một người chết sẽ bị trộn lẫn với năng lực “trí nhớ suy luận” của một số người khác. Và cái năng lực hỗn độn này sẽ nhập vào một tử cung nào đó và sau này cá nhân đó không thể nào nhớ lại được tiền kiếp của mình. Tất cả quá mù mờ vì sự xáo trộn. Không thể nghi ngờ rằng nếu dùng một phương pháp nào đó thì có thể đi lần ngược lại được tất cả những diễn tiến này.

Đây là lý do tại sao Đức Phật Cồ Đàm không bao giờ nói đến khái niệm về “Linh Hồn” (Soul) bởi vì khái niệm về  “Linh Hồn” chỉ có thể áp dụng trong trường hợp đặc biệt như có độc nhất nguyên một tổng thể năng lực nhảy vọt vào tử cung. Đức Phật Cồ Đàm thật sự hiểu rõ cái rắc rối này nên Ngài đã bác bỏ khái niệm về Linh Hồn. Vì vào thời đó người ta tin mạnh mẽ vào Một linh hồn cho một Thân thể.


Một ông Thầy, thông thường có thể nhìn thấy sự biến chuyển như vậy của năng lực. Một đứa nào đó trở thành rối loạn vì nó có cùng một lúc năng lực của người bị giết và của kẻ giết người. Cái năng lực này có thể đến từ ông cố, ông tổ của . Năng lực này sẽ luẩn quẩn trong gia đình liên hệ gây ảnh hưởng đến đời sống của người trong gia đình đó một cách dễ dàng.
Do đó cái năng lực bất ổn định do chính ta tạo ra lúc này hay do ông bà tạo ra trước nữa có thể đã được cấy sẵn trong tri thức tiềm ẩn của ta hay trong tâm trí của thế hệ sau. Sự kiện này sẽ gây ảnh hưởng đến cuộc đời ít có người biết cách giải quyết. Đây là lý do chính tại sao một số tu sĩ có thể khất thực được một cách dễ dàng trong khi một số khác tuy ở cùng tu viện lại gặp khó khăn trong vấn đề này.

Mặc dù bài viết hôm nay ngắn, rất nhiều chuyện hơn nữa cho biết về cái mật của sự Chết  nhưng tốt hơn là nên ngưng ở đây. Nếu không sẽ có nhiều câu hỏi xuất hiện.

Achema -  Malaysia December 2008
Kim Morris lược dịch November 2011


Four Types of Human Personality



There are these 4 types of Human Personality:


1: One possessed by Greed, Desire, and Lust...
2: One possessed by Hate, Anger, and Aversion...
3: One possessed by Confusion, Doubt & Ignorance...
4: One possessed by Pride, Conceit, and Arrogance...


1: One who has learned little, but who does not act upon it...
2: One who has learned little, who does indeed act upon it...
3: One who has learned much, but who does not act upon it...
4: One who has learned much, who does indeed act upon it...


1: One drifting along with the stream, driven by craving...
2: One going against the stream of ordinary convention...
3: One remaining stuck in the middle of deep stagnation...
4: One who has reached the far shore and now dwells in fruition...


1: One who attains calm, but not insight...
2: One who attains insight, but not calm...
3: One who attains neither calm, nor insight...
4: One who attains both calm and insight...

Bikkhu Samahita
http://what-buddha-said.net/


Rabindranath Tagore's Quotes <===

                  

The burden of the self is lightened with I laugh at myself.
Facts are many, but the truth is one.
Everything comes to us that belongs to us if we create the capacity to receive it.
Those who own much have much to fear.


Faith is the bird that feels the light when the dawn is still dark.
He who is too busy doing good finds no time to be good.
Nirvana is not the blowing out of the candle. It is the extinguishing of the flame because day is come.
From the solemn gloom of the temple children run out to sit in the dust, God watches them play and forgets the priest.
Don't limit a child to your own learning, for he was born in another time.
Depth of friendship does not depend on length of acquaintance.
Music fills the infinite between two souls. 

*********************************************************************************************************

Monday, November 28, 2011

Achema - Life and Death <===




Sống và Chết


Khi một người chấp nhận cuộc đời là như thế, người ấy chấp nhận cả hai thái cực (tốt và xấu).......vì cái tên mà ta gán cho đời sống như đúng hoặc sai đối với người ấy không là gì cả. Thế giới này chỉ là ảo tưởng (Maya). Giống y như ta đang ngủ và đang mơ vậy. Nó không là thật. Cuộc đời này chỉ là chuyện lặt vặt, chỉ là giả tạo; Cuộc đời chỉ là một cuộc hành trình đi về cõi chết. Nếu ta có thể hiểu cả cuộc đời ta chỉ là một cuộc hành trình và không có gì khác hơn, thì khi đó ta sẽ bớt chú ý tới sự sống đi và chú tâm tới cái chết nhiều hơn. Và khi người ta chú trọng tới cái chết nhiều hơn, người đó có thể đi vào chỗ sâu xa của cuộc đời; nếu không, họ chỉ đứng lại trên bề mặt mà thôi.


Điều rắc rối là con người không có thích thú gì về cái chết cả; chúng ta chạy trốn những sự kiện, chúng ta vẫn tiếp tục chạy trốn thực tại. Sự chết hiện hữu, và chúng ta đang chết trong từng khoảnh khắc. Sự chết không ở nơi nào xa xôi, nó ở ngay tại nơi đây và ngay lúc này; chúng ta đang chết. Nhưng trong lúc chúng ta đang chết chúng ta lại cứ tiếp tục lo âu cho sự sống. Nỗi quan tâm tới sự sống này, sự quan tâm quá đáng với sự sống, chỉ là một cách trốn chạy, chỉ là một sự sợ hãi. Sự chết là ngay đó, ngay tận sâu trong mỗi người chúng ta....và nó càng ngày càng tăng trưởng.


Chết là ngưỡng cửa của cuộc sống giả tạo, của cái gọi là sự sống, cái lặt vặt. Một ngưỡng cửa. Nếu ta bước qua khỏi ngưỡng cửa đó ta đạt tới một cuộc sống khác.....sâu xa hơn, trường cửu hơn, không có sự chết, bất tử. Cho nên từ một cái gọi là sự sống, cái không gì khác hơn là sự đang chết, người ta phải bước qua cửa tử; chỉ khi đó người ta mới đạt tới sự sống thật hiện hữu và sống động....không còn có sự chết trong đó. Nhưng ta nên bước qua ngưỡng cửa này một cách thật có ý thức. Chúng ta đã từng chết bao nhiêu lần rồi, nhưng khi người nào chết đi họ trở thành vô ý thức; ta quá sợ sự chết nên khi cái chết đến với ta, ta trở nên vô ý thức. Ta bước qua cửa tử trong một trạng thái vô tri thức. Rồi ta lại được tái sanh, và tất cả những chuyện không đáng quan tâm lại trở lại từ đầu, và lần nữa ta không hề chú ý tới sự chết.


Mỗi cá nhân là một đặc thù trên thế giới này, không ai là bản sao của người nào khác. Phật Cồ Đàm, Jesus, Nabi Mohamad, Krishna, Eckhart Tolle, Lão Tử và vân vân. Tất cả các vị này có cách thức riêng biệt chỉ dẫn cái sự thật này cho chúng ta. Nhưng phần lớn chúng ta đã đi lạc vào thế giới mơ mộng. Chúng ta ai cũng sợ chết..... kể cả chết một cách có ý thức - Thiền Vi Quán. Ta không thể chờ cái chết đến; không cần vậy, bởi cái chết luôn luôn ở ngay đây: nó là một cánh cửa có sẵn ngay trong ta. Nó không phải là một chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai, nó không là thứ gì ngoài tầm tay của ta để ta phải với lấy hay từ chối, nó ở ngay trong ta, là một cánh cửa. Ngay khi ta chấp nhận cái thực tại của sự chết và bắt đầu cảm thấy nó, sống với nó, nhận thức được nó, ta bắt đầu lọt qua cánh cửa bên trong đó. Cánh cửa mở, và qua cửa tử ta bắt đầu nhìn thấy tia sáng hé của đời sống vĩnh cửu. Chỉ qua sự chết người ta mới thấy tia hé của đời sống vĩnh cửu; chứ không có cách nào khác.


Tất cả những điều đó đã được hiểu là Thiền Quán hay Thiền Định chỉ là một cái chết tự nguyện, một tiến trình vào cực sâu bên trong, một cái chết đuối ở bên trong, một sự lún chìm bên trong; chỉ là sự rời bỏ mặt ngoài để đi vào tận cùng bên trong. Đương nhiên, chiều sâu thẳm là tối tăm. Ngay từ lúc ta rời bỏ bề ngoài của cuộc sống ta sẽ cảm như là ta đang chết, vì ta đã đồng hóa cái bề ngoài của cuộc sống là chính ta. Không phải những gợn sóng trên mặt chỉ là những gợn sóng trên mặt; ta đã hòa nhập với những gợn sóng đó, ta là bề mặt. Cho nên khi ta rời khỏi cái bề mặt bên ngoài, không những là ta chỉ rời bỏ nó; mà ta còn rời bỏ cả chính ta, rời bỏ cả cái tư cách – quá khứ, cái tâm trí, các ký ức của chính ta nữa. Tất cả những gì về ta, ta phải rời bỏ, và chỉ khi nào ta sẵn sàng cho cái chết tự nguyện này .....để đi sâu vào chỗ tận cùng trong ta, để từ bỏ cái ngã và chuyển hoá cái mặt bên ngoài ....lúc đó ta mới biết được ai là Bậc Cao Cả.


Achema’s letter to Andy - 2011
Kim Morris lược dịch July 2011



Achema - Death (1 of 10) <===



Sự Chết (1)

Sinh ra trên hành tinh này có mục đích gi?

Không bao nhiêu người có thể trả lời đúng câu hỏi này

Có phải người ta đến hành tinh này để tìm thực phẩm, tìm công ăn việc làm, nhà cửa, của cải, sức khỏe, vợ chồng, bạn bè, sự liên hệ, tình dục hay gia đình v... v... không?

Muốn
biết câu trả lời, ta cần nhận thức về một vài chuyện rất đặc biệt đang xảy ra trong cuộc đời. Chuyện đặc biệt đó có thể đến từ nhãn quan, thính giác... hay bất kỳ một giác quan nào đó mà nó va chạm tới.

Như: Vào lúc tuổi 15, Wee quá may mắn được nhìn thấy hai vị tu sĩ, họ đã đi bộ rồi ngồi xuống. Tất cả các tu sĩ khác làm theo, ngồi thành ng tròn lớn chung quanh hai vị này. Bất thình lình một người tiến lên và đổ lên hai vị tu sĩ này một chất lỏng dễ cháy; trong khi những người khác chỉ ngồi chắp tay và đọc kinh. Và ông ta châm lửa vào người hai vị tu sĩ. Họ bị cháy nhưng vẫn không lay động, cho đến khi thân thể của họ không còn có thể hỗ trợ cho tư thế đang ngồi nữa, thì lúc đó họ mới ngã xuống.                                                                                                                                                                        

Wee chứng kiến cảnh tượng này lần đầu tiên đã làm khích động một cái gì trong lòng Wee. Sau khi nhìn thấy cảnh này, ngay lập tức Wee nẩy ra một cảm giác mạnh mẽ muốn mình trở thành một người trong hai vị tu sĩ này. Cảm giác này thật là buồn cười.... không biết nó từ đâu tới, và tại sao lại có ý nghĩ đó....nhưng điều chắc chắn là thích muốn giống như vậy. Điều này rõ ràng ta có thể quyết định được chính cái chết của mình và ta cũng biết khi nào là lúc rời bỏ cái hành tinh này. Có lẽ đây phải là mục đích của cuộc đời này. Để học hỏi kinh nghiệm cái được gọi sự “bất tử”.

Ai cũng có một câu chuyện, nhưng chuyện của mỗi người có đặc thù riêng nên phải cần tìm xem nó gì?

Rất nhiều người miễn cưỡng nói về “Sự Chết” đa số không muốn đối diện vấn đề này một cách can đảm. biết không, nhiều tôn giáo đã trở nên phổ thông chỉ vì cái Chết không biết được này. Có lẽ nếu ai cũng biết chính xác ngày nào họ sẽ rời bỏ hành tinh này hoặc khi nào họ sẽ xa lià cái thân và tâm vật lý này; thì chắc họ không cần đến cái mà ta gọi là tôn giáo nữa.

Phần đông trong xã hội của chúng ta không có sự hiểu biết rõ ràng về “sự chết” này nên thành lầm lẫn và nhiều người đã bỏ mất cơ hội quí báu như vậy. Xã hội của chúng ta đã bầy đặt ra biết bao nhiều điều “vô nghĩa“ về sự chết. Họ thông báo về “cái chết” của người nào đó  mà không thực sự nhìn thấyi gì đang xảy ra sau đó.... những người cơ thể vật lý “chết” cũng không thể bảo vệ cho cái lẽ phải của họ để chống lại lời thông báo này.

Thấy không, con người phán đoán về sự việc nào một cách dễ dàng vì chỉ căn cứ trên cái kiến thức một chiều của họ. Có thể tri thức của người “chết” vẫn còn đó nhưng chỉ thân thể vật chất của họ đã chết và xã hội của chúng ta nghĩ là người đó đã chết hoàn toàn.
Từ lúc còn trẻ, người ta đã được huấn luyện và bị hớp hồn về cái “Chết” này. Những người kém hiểu biết đó bị tin tức vô nghĩa” sai khiến, có lẽ qua giai đoạn như sau:

“Khi bị bệnh nặng, đang nằm trên giường, có âm thanh lạ lùng phát ra từ máy móc dụng cụ của nhà thương và rồi bây giờ ta lại nhận thấy có chuyện gì không ổn, người y tá liên tiếp bấm chuông báo động gọi bác sĩ, ta thành quá sợ hãi, và ngay lập tức thấy bác sĩ đi đến, rồi bất chợt thấy gia đình, bà con họ hàng và bạn bè lũ lượt xuất hiện tụ tập chung quanh giường. Khi thấy vị bác sĩ vừa nhìn vào mặt những người thân cận trong gia đình vừa lắc đầu, ta đã thấy những đôi mắt của họ trở nên đỏ hoe và nước mắt nhỏ giọt, bầu không khí này trở thành một mệnh lệnh thôi miên bảo là “tử thần” bây giờ đang đến với ta.

sợ hãimông lung, tuy muốn nói điều gì đó nhưng miệng đầy những ống và ta không thể nói ra một tiếng nào. Sự sợ hãi tăng trưởng thêm và đột nhiên ta không thể chịu đựng được cái hiện thực này nữa. Cái gì sẽ xẩy ra khi ta không thể chịu đựng được “cái thực tại” như vậy?  Cũng như khi không thể chịu đựng nổi sự đau đớn nữa, ta sẽ Bất tỉnh”..... Trống không.  Đây là một tính bẩm sinh, khi phải đối diện một cái gì mà tâm suy luận không thể chấp nhận được, sẽ đẩy tất cả những cái đó vào trong “tầng vô thức”  và đồng thời làm ta tách biệt ra khỏi hoạt động của cơ thểrồi bị thông báo là “chết”.

Nhiều người thành “Bất tỉnh” trong lúc cái chết đang diễn tiếntin vào những tin tức “vô nghĩa” nên họ đã bị cách “Chết” này “cướp mất hồn”. Nếu chuyện này đang xảy ra cho ta, tiếc là phải nói ta đã thất bại trong “Kỳ Thi” này rồi. Sang kiếp sau, ta cần phải làm lại “bài thi” này lần nữa.”

Ta cần ngừng lại tại đây. Cần phải nghiền ngẫm bài này trước khi Achema tìm tòi cái bí hiểm của sự chết một cách chi tiết hơn trong những bài tiếp theo.

Achema
Malaysia  Dec. 2008
Kim Morris lược dịch November 2011

Who is this ? <===

   
 Rabinadrath Tagore

Who is This?
I came out alone on my way to my tryst.
But who is this that follows me in the silent dark?
I move aside to avoid his presence but I escape him not.
He makes the dust rise from the earth with his swagger;
he adds his loud voice to every word that I utter.
He is my own little self, my lord, he knows no shame;
but I am ashamed to come to thy door in his company.

Friend
Art thou abroad on this stormy night
on thy journey of love, my friend?
The sky groans like one in despair.
I have no sleep tonight.
Ever and again I open my door and look out on
the darkness, my friend!
I can see nothing before me.
I wonder where lies thy path!
By what dim shore of the ink-black river,
by what far edge of the frowning forest,
through what mazy depth of gloom art thou threading
thy course to come to me, my friend?

Give Me Strength
This is my prayer to thee, my lord---strike,
strike at the root of penury in my heart.
Give me the strength lightly to bear my joys and sorrows.
Give me the strength to make my love fruitful in service.
Give me the strength never to disown the poor
or bend my knees before insolent might.
Give me the strength to raise my mind high above daily trifles. 

********

Achema - We all are blessed by those Enlightened Beings

                           


Tất cả chúng ta ai cũng được những bậc Giác ngộ cứu giúp.


Trong cuộc thảo luận trước đây, Achema đã đặt ra một câu hỏi cho  một học giả Phật học: “Tại sao Bích Chi Phật không giảng pháp?” Không được trả lời.... có lẽ vì sách học đã không giải thích rõ ràng       về phần này.

Hôm nay....đề tài Bích Chi Phật (Pacceka Buddha) này lại xuất hiện trong chương trình thảo luận mới. Nhân dịp đang có phong trào       Đạo Lão, đây đúng là lúc ta nên bàn luận lại vấn đề này. Luôn luôn    tin  sự trùng hợp như thế này.

Trong số
người đạt Giác Ngộ....99.9 phần trăm quyết định chỉ giữ       im lặng. Đây là lý do tại sao Bích Chi Phật (Silent Buddha). Hãy       nhìn vào thực tại, bất cứ những gì Bích Chi Phật đã nhận thức được     không thể truyềncho người khác được bằng bất cứ phương thức nào; không những thế....mà còn có thể bị hiểu lầm nữa. Chỉ cần nhìn vào việc Chúa Jesus chết như thế nào.

Thông thường phần lớn ai đã đến được đỉnh tối thượng của tri thức   sẽ quyết định không để tâm tới cái thế giới này nữa. Người này đã  chịu khổ đau trong bao nhiêu ngàn kiếp, tái sinh rồi lại tái sinh trong  biết bao kiếp sống khốn nạn, sống với mọi sự hiểu lầm, chiến đấu chống trả sự tăm tối mà sự tăm tối đó hoàn toàn không có thực. Đi    tìm con chó mực trong căn phòng tối mà thực ra nó không bao giờ     có ở đó. Và sống chung với những người chưa bao giờ nhìn thấy     ánh sáng nhưng lại tin là họ biết thế nào là ánh sáng.

Sau cuộc hành trình quá dài....Họ đã tới được đỉnh của sự thanh thản. Lần đầu tiên hđến với nhận thức Chân lý....và họ quyết định không dính dấp tới mọi loại thành kiến, mù quáng và điếc, của những người luôn luôn xuyên tạc, hiểu lầm, chế giễu, đầu độc hay còn có thể mang họ treo lên thập tự giá. Ai lại đi làm tất cả những gì vô nghĩa để tự chống lại chính mình?
Tại sao lại phải bận tâm với những điều này? Đó không phải là điều    họ cam kết hay trách nhiệm, h cũng không mắc một món nợ nào     với thế giới này cơ mà. Tai sao họ phải tự đặt mình vào sự hỗn loạn này, tiếp tục tự đặt mình vào cái xã hội “điên đảo” và ảo tưởng của   loài người. Tại sao lại đến làm xáo trộn giấc mộng của những người khác, những người đã vứt cái đồng hồ báo thức qua cửa sổ.

Nếu ở lại đây để giảng dạy, chắc chắn họ sẽ làm rung chuyển cái      thế giới này. Nhiều tôn giáo nhân tạo sẽ chống lại họ. Nhiều người     có thẩm quyền về tôn giáo sẽ cảm thấy sự sinh tồn của cá nhân         và tôn giáo bị đe doạ. Nhiều kinh điển, bài giảng hay thánh kinh phải được viết  lại vì có biết bao lỗi lầm hay suy diễn sai lạc.  Chắc chắn    tất cả những chuyện này sẽ trở thành kẻ thù của người đó. Như vậy  thì tại sao họ phải ở lại đây và bận tâm về những chuyện như thế.     Tại sao hphải phí phạm năng lực  trong cái hỗn loạn này. Đây      cũng không phải là bổn phận của h  .
Ví đó mà 99.9 phần trăm các vị Giác Ngộ sẽ tiếp tục giữ im lặng       như Mâu Ni Phật (Silent Buddha) hay Bích Chi Phật. Họ sẽ không chuẩn bị cho việc bị đóng đinh. Họ nghĩ tốt hơn hết nên ở trong    rừng hay hang động hoặc biến khỏi cái vương quốc của những      người mù quáng đang say ngủ này.

Hãy cùng nhau chắp tay và nhắm mắt lại, tự đáy lòng ta phải cảm       tạ những vị nào đã Giác Ngộ đến với cái vương quốc loài người này và ở lại giảng dạy. Dù chỉ có một số ít hơn 2 phần trăm dân số    của thế giới này có thể thực sự hiểu được Chân lý này và họ còn     phải đương đầu với sự chống đối của hơn 98 phần trăm dân số        còn lại. Một vài Vị trong số đó, thậm chí còn chấp nhận cho chính     bản thân họ bị đóng đinh chỉ vì lợi ích của nhân loại.

Xin nhân loại được hướng dẫn bởi những Bậc Giác Ngộ này.

Achema – 2008
Kim Morris lược dịch November 2011