Friday, December 2, 2011

Achema – Fear


              
Sự Sợ Hãi 
Chúng ta có thể phải đối đầu với nhiều sợ hãi, nhưng căn bản chúng chỉ là những cái chồi nhánh của một sợ hãi, là những cành của một thân cây.  Tên của cái cây là sự chết.  Người tathể không nhận thức được cái sợ này có dính dấp đến cái chết, nhưng mọi sợ hãi đều có liên hệ đến cái chết.
Sợ hãi chỉ là một cái bóng, nó có thể không rõ ràng như khi ta sợ bị phá sản, nhưng  thực tình chỉ là sợ không có tiền và trở thành yếu đuối, bất lực với cái chết.  Người ta tiếp tục ôm giữ tiền bạc như một thần hộ mạng, mua càng nhiều loại bảo hiểm khác nhau mà họ có thể mua được, dù biết chắc là không có cách gì bảo vệ cho họ chống đỡ được cái chết.  Thế nhưng, họ vẫn cần phải làm cái gì.  Ít nhất việc làm đó giữ cho họ bận rộn, và việc giữ cho bận rộn là một thứ vô thức, một loại “ma túy.”
Từ đó, mới có những người nghiện rượu, mới những người say mê làm việc.  Họ giữ cho chính họ đồng hóa vào với việc làm; họ không thể ngừng làm việc.  Những ngày nghỉ lễ là đầy sợ hãi, họ không thể ngồi im.  Họ có thể bắt đầu đọc lại một tạp chí hay một tờ báo mà họ đã đọc đi đọc lại ba lần buổi sáng hôm đó rồi.  Điều họ muốn là tiếp tục được tham gia, vì việc làm giúp duy trì bức màn chắn giữa họ và sự chết.  Nhưng tận cùng căn bản, cái sợ độc nhất vẫn là sợ chết.
Nhận xét thực tiễn tất cả mọi sợ hãi khác chỉ là những chồi nhánh, thì rồi có thể làm cái gì để giải quyết vấn đề đó nếu ta biết rõ nguồn cội.  Nếu sự chết là căn bản và là cội nguồn của sợ hãi, thì chỉ có một cách làm ta hết sợ, và đó là đạt được ngay bên trong ta một ý thức bất tử.  Không gì khác nữa..... không tiền, không quyền lực, không uy tín....không có gì có thể là một bảo đảm chống lại cái chết ngoại trừ sự thiền định vững chắc.....thiền định sẽ khai thị cho thấy nhục thân sẽ chết, tâm trí sẽ chết, nhưng cảm nhận tri thức sẽ không bao giờ chết, nó vượt ra ngoài cơ cấu của thân và tâm. Phần thiết yếu của ta, nguồn sinh lực cần thiết của ta đã có ở đây trước ta và sẽ vẫn còn tồn tại sau ta.  Nó đã thay đổi qua nhiều thể dạng; nó đã biến đổi qua nhiều hình thức.  Nhưng nó không bao giờ biến mất, ngay từ lúc khởi đầu......nếu từng có khởi đầu.  Và nó sẽ không bao giờ biến mất vào lúc chót, nếu có chấm dứt.....vì Achema không tin vào bất cứ khởi đầu và chấm dứt nào.
Sự tồn tại không có khởi đầu và không chấm dứt.  Nó luôn luôn có ở đây và ta cũng luôn luôn có ở đây. Hình dạng có thể khác biệt; hình dạng đã khác biệt ngay trong đời sống này.  Ngày đầu tiên ta ở trong tử cung của mẹ, ta không lớn hơn dấu chấm của dấu hỏi.  Nếu ai cho xem một tấm ảnh, ta sẽ không nhận ra được đó là taTa đang luôn luôn thay đổi.  Tất cả những gì do duyên khởi đều là vô thường; ta đang thay đổi hàng ngày.   Khi ta vừa chào đời, chỉ mới một ngày, ta cũng không thể nhận diện ra mình.  Ta sẽ thốt lên, “Trời ơi, tôi đây sao?”  Mọi chuyện sẽ thay đổi; ta sẽ trở nên già nua, tuổi thanh niên sẽ ra đi.  Tuổi thơ mất đi trước đó từ lâu, và sự chết sẽ tới.  Nhưng sự chết sẽ chỉ đến với thể dạng, không đến với bản chất.  Và cái gì đang thay đổi theo cuộc đời của ta chỉ là thể dạng thôi.
Trở lại với đề tài sợ hãi, ai cũng sợ.....ta phải trải qua đời sống như thế.  Và có những người trở thành không sợ mà lại không dũng cảm, vì người dũng cảm chỉ cần đè nén sự sơ hãi; người đó không thực sự không sợ.  Người ta trở thành không sợ bằng cách chấp nhận những sợ hãi.  Đây không là câu hỏi về dũng cảm.  Là cái nhìn đơn giản thẳng vào những dữ kiện của cuộc đời và nhận thức rằng những sợ hãi này là tự nhiên. Chỉ cần chấp nhận những sợ hãi đó!
Đôi khi người ta phân vân............Có phải sợ hãi và tội lỗi là một không?
Sợ hãi và tội lỗi không là một.  Sợ hãi được chấp nhận trở thành sự tự do; sợ hãi khi bị từ chối, bị bác bỏ, bị lên án, trở thành tội lỗi.  Nếu ta chấp nhận sợ hãi như là một phần của tình thế........vì nó là một phần của tình thế.......Con người là một phần, cái Ngã là một phần, Hãnh diện là một phần. Một phần rất nhỏ tí teo và toàn bộ thì rộng lớn; một giọt, một giọt nước rất nhỏ so với cả một đại dương.  Và toàn bộ là cả một đại dương.  Sự run sợ khởi dậy:  “Tôi có thể bị chìm mất trong toàn bộ; danh tánh của tôi có thể bị mất.”  Đó là sự sợ cái chết.  Tất cả sợ hãi là sợ chết.  Và sự sợ cái chết là cái sợ sự huỷ diệt.
Người ta sợ hãi, run rẩy, là chuyện tự nhiên.  Nếu chấp nhận nó, nếu nói cuộc sống là phải như vậy đó, nếu có thể chấp nhận nó hoàn toàn thì run rẩy chấm dứt ngay lập tức, và sợ hãi.....cùng i năng lực gây nên sợ hãi đổi thể...... ci trói và trở thành tự do.  Rồi ta nhận thức và biết rằng ngay đến một giọt nước biến đi và trở thành đại dương, nó sẽ vẫn còn đó. Thực sự nó sẽ trở thành toàn thể đại dương.  Điều này giống như khi ta đang ở trong thiền định, cái gì đó làm cho cảm thấy thân thể của ta tỏa rộng ra, ta cảm thấy thật to lớn.......quá to lớn cho đến khi ta lấp đầy vũ trụ.........và ta trở thành toàn thể vũ trụ.........ta hoà nhập vào với vũ trụ.....rồi cái chết trở thành niết bàn, rồi ta không còn sợ mất ta nữa.

Rồi ta hiểu lời dậy của Phật Cồ Đàm hay lời nói của Chúa Jesus:  “Nếu ngươi bảo vệ cuộc sống của ngươi ngươi sẽ mất nó, và nếu ngươi mất nó ngươi sẽ bảo tồn được nó.”
 
Achema – Malaysia 2009
Kim Morris lược dịch March 2011



No comments:

Post a Comment