Hãy tiếp tục thêm về đề tài “Sự Chết” trên đây.
Ta đến từ sự chết và đi về sự chết. Cuộc đời chỉ là một khoảng cách giữa hai cái hư không này. Sự chết thì thật là đẹp vì nó làm cho ta tỉnh táo. Vì thế đừng để lỡ chuyến tầu, đừng để lỡ mọi thứ; hãy tận hưởng và trân quí từ khoảnh khắc này sang từng khoảnh khắc khác của cuộc sống, Chết không phải là kẻ thù của ta; ngược lại chết lại là một người bạn vĩ đại nhất của ta. Chết là người bạn đồng hành vĩ đại giúp làm cho ta là ta. Hãy nhớ rằng cái chết luôn luôn ở bên cạnh ta. Trước khi cái chết nắm lấy ta, hãy làm bất cứ những gì mà ta thích làm....khiêu vũ, thưởng thức một ly rượu sâm banh nhỏ, yêu và không để cho cái chết làm phiền hà vì nó sẽ hủy hoại sự hiện hữu hiện tại của ta. Khi cái chết tới, nếu sống một cuộc đời hoàn toàn và đầy đủ, ta cũng sẽ sống một sự chết cũng hoàn toàn và đầy đủ như vậy.
Thực tế, cái chết chỉ như là nột sự luân chuyển, di chuyển từ căn nhà này sang căn nhà mới khác. Căn nhà mới tinh, chế tạo đặc biệt riêng cho ta. Vì thế nên vui vẻ dọn vào căn nhà mới này. Cho nên chết sẽ phải là một sự chào mừng vì ta đang dọn vào ở trong một căn nhà mới khác.
Cái Chết sẽ tách biệt ta ra khỏi thân thể, khỏi tâm trí, khỏi tất cả những gì không phải là ta. Thông thường việc này xẩy ra vì tiềm thức, vô thức hay tri thức của ta đã từ bỏ cuộc sống này. Ngược lại, sự chết sẽ không thể xảy ra được. Thiền định cũng làm cho thân và tâm cách biệt nhau ra, mang cái thực ngã ra khỏi cái ngã giả, vì vậy tại sao con người có thể kinh nghiệm được sự “không biết sợ” và sự “bất tử.” Kinh nghiệm về chết cũng giống vậy, là sự tách biệt giữa cái ngã giả và cái ngã thật.
Thật bất hạnh cho những người không hiểu biết về sự kiện này nên chống cự với sự chết, và đây là lý do tại sao nhiều người bị rơi vào hôn mê. Họ không muốn chết và cứ cố bám víu lấy cái thân thể. Họ đóng kín tất cả các cửa ra vào và cửa sổ. Cố bám vào ngôi nhà cũ và không muốn rời bỏ. Sự ngu muội này đã ăn sâu vào cội rễ và phát sinh ra sợ hãi khi phải buông bỏ. Họ không muốn buông nó ra vì không biết mình sẽ đi về đâu. Nếu không để mặc cho những chiếc lá vàng rơi rụng xuống, những chiếc lá non sẽ không chồi ra được. Mỗi một cái chết là một kết thúc và cũng là một khởi đầu.
Hầu như tất cả những người sợ chết chỉ vì họ chưa được hưởng đầy đủ mùi vị của cuộc đời cho nên họ còn bị gắn bó với nó. Người đã biết đầy đủ cuộc đời là gì sẽ không bao giờ sợ chết. Ngược lại, họ sẽ vui mừng chào đón cái chết, cái chết trở nên giống như người khách, người bạn của họ. Những người chưa hề biết cuộc đời là gì, bất hạnh thay, cái chết lại là kẻ thù của họ.
Cha mẹ ta sợ chết, họ hàng thân thuộc sợ chết, hàng xóm của ta cũng sợ chết, và gần như nguyên một xã hội sợ chết. Sự sợ hãi này mang ảnh hưởng tới những đứa trẻ nhỏ vì chúng liên tục sống chung với loại người sợ hãi này. Đây là lý do tại sao một số xã hội nào đó cấm nói chuyện về cái chết.
Đối với một số người nào đó, chết là cái gì dễ sợ và xấu xa, nhưng với một số người khác chết có thể là chuyển đổi thành cái gì tinh khiết nhất, tĩnh lặng nhất, cao cả nhất và cũng trở thành một khoái cảm tột đỉnh hay một sự sung sướng vô biên giống như “Nhập Đại Niết Bàn”, giống như kinh nghiệm Phật Cồ Đàm có được.
Trong thiền định, ta có thể học biết được không có thân thể.... cũng có thể kinh nghiệm được vô tâm trí....chính xác như khi ta chết.... chỉ sau khi ta có thể học biết được điều này thì khi đó cái chết mới trở thành không là gì cả đối với ta. Ta hiểu biết được cái tri thức có thể vẫn còn đó mặc dù không còn sự hỗ trợ của thân và tâm bằng da thịt nữa. Đây là cách ta hiểu biết về sự “bất tử” và sự “bất tử” này đã từng được các vị Cao cả ca tụng.
Trong thiền định, ta có thể học biết được không có thân thể.... cũng có thể kinh nghiệm được vô tâm trí....chính xác như khi ta chết.... chỉ sau khi ta có thể học biết được điều này thì khi đó cái chết mới trở thành không là gì cả đối với ta. Ta hiểu biết được cái tri thức có thể vẫn còn đó mặc dù không còn sự hỗ trợ của thân và tâm bằng da thịt nữa. Đây là cách ta hiểu biết về sự “bất tử” và sự “bất tử” này đã từng được các vị Cao cả ca tụng.
Cánh cửa bất tử luôn luôn mở rộng, nó ở trong thâm tâm ta. Ta được sinh ra cùng với nó. Học biết được về nó hay không là tùy thuộc ở chính ta.
Achema – Malaysia 2008
Achema – Malaysia 2008
Kim Morris lược dịch December 2011
No comments:
Post a Comment