Thursday, December 8, 2011

Achema - Past Life


Tiền Kiếp

Từ cuộc thảo luận gần đây, có một vài người bàn cãi là tiền kiếp không dính dấp gì đến sự Giác Ngộ. Nhưng khi đọc lại Kinh Điển, thì thấy trong ngày thành đạo Đức Phật có thể thấy lại nhiều tiền kiếp của chính mình. Ta hãy thảo luận thêm vào chi tiết về đề tài này.  Trước tiên, đề tài này không dễ thảo luận vì ít có người có thể thực sự nhớ lại được về tiền kiếp của họ. Vì không tự chứng kiến nên họ không thể thấu hiểu vấn đề và nhiều lắm họ chỉ tin hoặc không tin, vậy thôi.

Tiền kiếp có thể tìm biết được bằng phương pháp Jati-Smaran, một phương pháp gợi nhớ về những tiền kiếp. Một đường lối tìm về lại sự hiện hữu trước đó. Đây là một phương thức của Thiền định, và là một áp dụng đặc biệt của thiền định. Phuơng thức này trông như là một con kinh đào hơn là con sông. Tuy cả hai sẽ nhập vào biển cả nhưng định mệnh của giòng sông thì không chắc chắn bằng của con kinh đào (canal). Phương pháp Jati-Smaran tập trung vào những ký ức tiềm ẩn của tiền kiếp.

Nguyên tắc làm cho một người nhớ lại tiền kiếp là người ấy cần giữ cho tâm trí của mình không nghĩ tới tương lai. Tâm trí của đa số con người là hướng về tương lai” chứ không hướng về quá khứ. Cho nên ta cứ luôn luôn lo lắng về tình hình kinh tế và thương mại tương lai.  Trí óc của những người bình thường là chú trọng về tương lai và di chuyển hướng về tương lai. Họ không bận tâm nhiều với quá khứ nữa vì quá khứ đã đi qua rồi. Cho nên phần lớn rất thích chú ý về tương lai của họ, đây cũng là một cách giúp yểm trợ cho những người sinh sống vì nghề bói toán và coi tử vi.

Con người thích chú ý về tương lai và cũng thích thú tìm xem chuyện gì sẽ xẩy ra trong tương lai. Vì lẽ đó nên những người phân tách về tình hình kinh tế rất bận rộn. Có vẻ như người nào nếu có thể biết về tương lai thì người đó sẽ có khả năng điều khiển và kiểm soát được nhiều thứ trên thế giới này. Đây là một trong những lý do chính tại sao ít có người có thể nhớ lại tiền kiếp được. Nguồn tư tưởng trong tâm trí đang hướng về tương lai, nên không thể trở ngược lại về quá khứ được; điều này khó làm cho một ai biết đến cái “nhà kho tàng trữ của tri thức” (store house of consciousness). (Còn được gọi là ‘chủng tử’).

K
hi ta có khả năng nhớ lại hồi khoảng 5 tuổi, ta có thể đi thêm xuống dưới tuổi đó...không khó khăn lắm. Bản chất của sự học hỏi luôn giống như nhau. Dưới 5 tuổi (hay ở cái tuổi bắt đầu tiếp nhận cái được gọi là tài liệu cho kiến thức đầu tiên)...sẽ có một “cái cửa” khác dắt ta tới địa điểm lúc ta sanh ra, lúc ta bắt đầu xuất hiện trên trái đất. Sau đó lại phải qua một khó khăn khác vì những ký ức khi còn trong bụng mẹ cũng không bao giờ phai nhạt. Ta cũng có thể xâm nhập vào những ký ức này.

Tiếp tục đi tới điểm thụ thai, tới lúcnhững chủng tử (genes) của cha và của mẹ hợp lại với nhau....Một người chỉ có thể đi vào những tiền kiếp của họ sau khi đã đến được điểm này; không có đường đi tắt. Cần đi ngược lại con đường cũ của cuộc hành trình; chỉ như vậy ta mới có thể nhìn thấy một tiền kiếp rõ ràng. Nhưng trước đó ta cần phải rời xa tương lai trong một vài tháng. Có thể phải cần 6 tháng và còn tuỳ từng cá nhân.
Nếu thành công, thì tất cả mọi chuyện xuất hiện như một giấc mơ. Những tiền kiếp đó giống như một giấc mộng với ta và ngay cả cái đời sống hiện tại này trông cũng giống như một giấc mơ vậy. Và vì đó những bậc Cao Cả gọi thế giới này là ảo ảnh“ (Maya).

Tất cả mọi thứ bất chợt trở nên như không thật, chỉ là ảo ảnh, chỉ như một giấc mơ. Vợ ta ở đâu? Bà ta là ai trong kiếp trước của ta? Ai là con của ta? Sự liên hệ với họ là gì? Ai là cha hay mẹ của ta? Tại sao mẹ ta lại tự tử chết? Ở đâu mà mọi thứ trông như thật vậy? Cái thế giới đó ở chỗ nào vậy? Những lo lắng buồn phiền đã làm cho ta mất ngủ bao đêm đâu rồi? Tất cả khoảng thời gian ta đã cơ mang những gánh nặng đó đột nhiên trông giống như một giấc mơ.....nó chỉ như một “chuyện đùa giỡn của vũ trụ”.

Nếu ta trở nên nhiều xúc cảm hơn, đầy tâm huyết hơn, ta sẽ có được khả năng biết và đi vào câu chuyện Vĩ đại của tiền kiếp của ta. Hãy nhớ rằng nó không chỉ riêng cho dữ liệu sinh học của chính ta mà còn là dữ liệu sinh học của toàn thể vũ trụ nữa....

Chỉ với kinh nghiệm này....ta thật sự đủ biết phải phê bình như thế nào, cho dù... tiền kiếp dính dấp hay không dính dấp tới Giác Ngộ. Ngược lại tốt hơn là nên duy trì sự im lặng cao quý thayphê bình mà không có sự chứng kiến hay hiểu biết của chính mình.

Achema -
Malaysia 2009
Kim Morris lược dịch November 2011

No comments:

Post a Comment