Phản ứng của tâm lý con người
Từ kinh nghiệm rút ra trong các
cuộc thảo luận, đôi khi nên mang thực hành kinh nghiệm đó được thì mới tốt ….
vì nếu không biết gì về nó, ta nên cần tìm người khác giúp đỡ.
Nếu không làm theo đường lối này, đôi khi “sẽ làm tổn thương danh dự của người khác, và người ta sẽ thật dễ giận dữ, hờn giận, và thù hận ta ”. Đây là điều căn bản của tâm lý nhân bản mà rất có thể rất dễ bị phản ứng…
Có lẽ nếu không thể thực sự am hiểu về thái độ của con người, thì rất có thể dẫn đến cái chết như đã xẩy ra cho Chúa Jesus.
Nếu không làm theo đường lối này, đôi khi “sẽ làm tổn thương danh dự của người khác, và người ta sẽ thật dễ giận dữ, hờn giận, và thù hận ta ”. Đây là điều căn bản của tâm lý nhân bản mà rất có thể rất dễ bị phản ứng…
Có lẽ nếu không thể thực sự am hiểu về thái độ của con người, thì rất có thể dẫn đến cái chết như đã xẩy ra cho Chúa Jesus.
Hãy xem lại chuyện của Judas. Cái gì đã xẩy ra cho Judas? Ông ta là người rất
thân cận với Đức Jesus. Ông ta là người thông minh nhất trong đám học trò của
Jesus, là người duy nhất có học vấn và là người độc nhất rất thông thái sắc
bén. Chuyện gì xảy ra cho ông ta? Tại sao ông ta lại phản bội Jesus? Ông ta
phản bội chỉ vì kẻ thù của Jesus cho ông ta 30 đồng tiền bạc! Ta có tin như vậy
không?
Một người như Judas không thể phản bội thầy của mình vì 30 đồng tiền bạc. Phải
có một cái gì bí ẩn sau sự việc này. Có lẽ Đức Jesus đã đang trở thành một
gánh nặng cho ông ấy chăng.
Đức Jesus đã dành cho Judas quá nhiều thương yêu, và ông ta không có cách nào
đền đáp lại được. Chúa Jesus đã cho ông ta quá nhiều nhận thức về sự hiện hữu,
và ông ta không có cách nào để tỏ lòng biết ơn. Chúa Jesus đã làm hầu như mọi
thứ mà một vị thầy cần làm để giúp cho sự thăng tiến về tâm linh của Judas.
Nhưng nên luôn luôn nhớ rằng một người khi được hưởng lợi lộc họ cũng vẫn chỉ
là một con người mà người đó có thể hành động theo phản ứng tâm lý nhân bản.
Judas không thể tiếp tục mãi mãi tiếp nhận sự yêu thương từ một vị thầy bởi
vì sâu trong tâm khảm, ông ta nghĩ hành động đó có tính cách sỉ nhục, một sự
khinh bỉ về tâm linh. Và con người chỉ có thể chịu đựng tới mức độ nào đó
thôi. Sự chịu đựng đó sẽ trở thành một cái gì khác và rất trái ngược nếu vượt
quá khỏi mức chịu đựng của con người.
Có thể để trút bỏ sự căng thẳng đang gia tăng này mà Judas đã phản bội Jesus.
Ta có thể nhận thấy điều đó khi ông ta nhìn thấy kết quả mà ông ta đã tạo ra
cho người mà luôn luôn chỉ biết có thương yêu, chỉ biết có cảm thông và sẵn
sàng cho đi tất cả. Khi Judas nhìn thấy Chúa Jesus bị đóng đinh, bị hành hạ
ông ta nhận thức rằng mình đã làm điều gì không phải, cho nên chỉ trong một
ngày, ông ta tự treo cổ trên cây tự tử.
Người Thiên chúa giáo không nói đến chuyện tự tử của Judas; Judas đã tự treo
cổ chết và tất cả 30 đồng tiền bạc đó bị vứt nằm tung tóe trên mặt đất. Điều
này cho biết có một cái gì sâu xa hơn là sự kiện lịch sử, một cái gì đang xảy
ra sâu bên trong thế giới tâm lý của con người. Tại một điểm nào đó Judas bị
chịu đựng cái gánh quá nặng nề nên trở thành giận dữ và phản bội lại Chúa
Jesus.
Nhưng khi thấy Đức Jesus đang bị đóng đinh trên thập tự giá, đột nhiên mọi giận
dữ của ông ta biến mất. Thay vì giận dữ, giờ chỉ còn là hối tiếc....đây không
là một sự hối tiếc thông thường...ông ta vứt bỏ 30 đồng tiền bạc và tự tử. Phần
lớn tín đồ Thiên chúa giáo không đề cập tới sự tự tử này, họ không muốn nêu vấn
đề này lên vì như thế họ sẽ phải đào sâu hơn vào những dữ kiện trên mặt này của
lịch sử.
Bên Trung Hoa có một câu chuyện, một người đàn ông sinh ra là một người nghèo
trong một khu làng bé nhỏ, gia đình ông ta rất nghèo nên cần phải đem ông ta
cho đi làm con nuôi người khác. Ông ta thật may mắn được làm con nuôi của hai
vợ chồng già giàu có nhưng không có con. Ông ta trưởng thành và khi cha mẹ
nuôi mất đi ông ta thành rất giầu có nhưng rộng lượng. Với tài sản giàu có,
ông ta làm cho cha mẹ ruột nghèo khổ của mình, họ hàng bà con ai cũng trở nên
giầu có hơn. Ông cho họ nhà cửa, cửa tiệm, xí nghiệp. Nhưng ông ta lại đối diện
một vấn đề nghiêm trọng là ông ta không có bạn.
Một hôm ông tìm đến vị Thầy xin giúp đỡ, “Cái rắc rối là không có ai thương
con cả. Con vẫn thường cho tất cả mọi người, gia đình của con, họ hàng, bạn
bè, ngay cả kẻ lạ tới xin con cũng chưa bao giờ từ chối bất cứ chuyện gì.
Nhưng không ai thích con hết. Con không thấy trong ánh mắt của họ một vẻ gì
kính nể con nên con thật bối rối. Con đã từng làm đủ mọi thứ....không có ai từng
làm những gì như con đã làm.”
Vị thầy hỏi ông ta: “Thế có bao giờ con cho phép họ làm việc gì cho con
không?” Ông ta trả lời: “Con là người rất có hãnh diện. Nên thà con chết chứ
con sẽ không xin. Thực tế con không cần một cái gì; con có đủ mọi thứ mà. Họ
không thể làm bất cứ cái gì cho con, con không cần gì hết.”
Vị thầy bảo ông ta: “Vấn đề quá là rõ ràng, người ta không kính trọng con,
không thương yêu, không thân mật chỉ vì con đã là gánh nặng cho họ; con đã một
cách thầm lặng khinh rẻ họ. Con là người có thể giúp đỡ được cho họ, con có
thể cho người khác cả triệu bạc và không cần được trả ơn. Điều này sẽ làm tổn
thương đến tự ái của họ. Con đã làm đủ mọi thứ cho họ nhưng con không hiểu
tâm lý của con người. Cách giải quyết là thỉnh thoảng....con cần phải đòi hỏi
họ làm cho con một việc nhỏ....con không cần đòi hỏi việc gì lớn....chỉ giản
dị nói: Tôi yêu thích hoa trong vườn của bác, có thể cho tôi xin một ít hoa
được không?
Con có thể có nhiều xe hơi đấy nhưng những người đó có thể làm chủ một chiếc
xe là vì con đã cho họ tiền. Nhưng thỉnh thoảng con có thể chỉ cần gọi điện
thoại cho họ và nói, “Tôi cần cái xe như của bác, bác có thể cho tôi mượn một
vài ngày được không?” Nhà của con thì thật to, có cả nhà riêng cho khách đấy
nhưng đôi khi con có thể hỏi bạn con: “Nhà khách của bác trống, bác có thể
giúp tôi vì một người bạn của tôi sắp tới chơi và tôi xin bác tiếp đãi dùm,
xin bác làm ơn cho tôi nhé.”
“Một khi con có thể thay đổi được như thế này, con cũng sẽ thay đổi tất cả những
gì khác chung quanh con; lúc đó con trở thành ngang hàng với họ. Ngay lúc này
con đã đặt họ xuống cái tình trạng.... như con đang ở trên cao quá tầm với của
họ....và họ chỉ trông giống những con côn trùng đang bò trên mặt đất.
Ông phú hộ ngạc nhiên khi nghe câu trả lời của Thầy vì cả đời ông ông chưa từng
nghĩ như thế này. Ba năm sau, khi vị Thầy gặp lại ông ta, ông phú hộ nói: Thầy
đúng. Từ khi con bắt đầu hỏi nhờ họ những chuyện nho nhỏ, những chuyện không
đáng gì, thì mọi người đã thay đổi. Bây giờ không còn giận dữ, ghét bỏ, hổ thẹn
nữa; Họ cảm thấy là ngang hàng với con vì họ biết họ đã làm cho con một vài
chuyện.
Nếu cách hiểu biết này trở thành một phần của liên hệ giữa vị Thầy và học
trò, không vị Thầy nào sẽ bị học trò phản bội cả.
Achema - Malaysia – 2008
Kim Morris lược dịch September 2011
No comments:
Post a Comment