Tâm
Vô Tư
Mọi người ra đời đều có Phật tính tự
nhiên, ai cũng giống như nhau.
Khi mới được sanh ra, ai cũng có “tâm vô tư” (no mind) ... điều này là căn bản......cho nên hãy để cho cái căn bản này thấm sâu vào tâm khảm. Để cho nó thấm vào càng sâu càng tốt, vì chỉ có sự hiểu biết như thế này mới làm cho cánh cửa Sự Thật từ từ mở ra.
Khi mới được sanh ra, ai cũng có “tâm vô tư” (no mind) ... điều này là căn bản......cho nên hãy để cho cái căn bản này thấm sâu vào tâm khảm. Để cho nó thấm vào càng sâu càng tốt, vì chỉ có sự hiểu biết như thế này mới làm cho cánh cửa Sự Thật từ từ mở ra.
Mọi người sanh ra với cái “tâm vô tư” nguyên thủy, và
cái tâm phát triển thêm sau đó chỉ là sản phẩm của xã hội. Không là gì khác
hơn một “sản phẩm được vun trồng”. Sản phẩm này đã được góp nhặt, áp đặt
lên con người, nhưng bên trong con người vẫn còn có tự do. Hột giống giác
ngộ luôn luôn còn tiềm tàng và con người vẫn có thể thoát ra khỏi ảnh
hưởng của sản phẩm vun trồng đó. Không bao giờ con người có thể thoát ra
khỏi luật thiên nhiên nhưng lại có thể thoát ra khỏi những cái luật nhân
tạo bất cứ khi nào ta muốn.
Mọi chuyện là do tâm trí tạo ra.....sự khổ đau, ác ý,
thù hận, ảo giác v... v... Đừng để bị mắc kẹt vào cái bẫy điên rồ của
trò chơi tâm trí này. Tâm trí là quyền lực mạnh mẽ, mạnh hơn cả sự tin
tưởng của ta...... mạnh như Thượng Đế. Tại sao vậy? Tâm trí con người
có thể hiện hữu mà không cần có lòng tin ở Thượng Đế. Nhưng ngược lại,
Thượng Đế không thể hiện hữu mà không có tâm trí của con người. Sự
kiện này trả lời rõ ràng cho câu hỏi "Thượng Đế tạo ra con người hay
con người tạo nên Thượng Đế!"
Cái tâm trí điên đảo sẽ mang con người đi ra xa khỏi Sự Thật đúng nghĩa. Như sự kiện người ta lầm tưởng là Sự Thật nằm trong Đại Tạng Kinh hay Kinh Thánh, vì ý nghĩ này đã mọc rễ xâu rộng trong trí con người. Cho nên bất cứ khi nào có ai muốn tìm kiếm Sự Thật, họ tìm đọc Đại tạng Kinh hay Kinh Thánh. Họ đã được bảo làm như vậy. Rồi vì đọc quá nhiều kinh sách này, dĩ nhiên sẽ dễ bị lệ thuộc vào kinh sách đó hơn nên họ đi lạc theo hướng của người khác thay vì tự mình thông hiểu chính Sự Thật.
Cái tâm trí điên đảo sẽ mang con người đi ra xa khỏi Sự Thật đúng nghĩa. Như sự kiện người ta lầm tưởng là Sự Thật nằm trong Đại Tạng Kinh hay Kinh Thánh, vì ý nghĩ này đã mọc rễ xâu rộng trong trí con người. Cho nên bất cứ khi nào có ai muốn tìm kiếm Sự Thật, họ tìm đọc Đại tạng Kinh hay Kinh Thánh. Họ đã được bảo làm như vậy. Rồi vì đọc quá nhiều kinh sách này, dĩ nhiên sẽ dễ bị lệ thuộc vào kinh sách đó hơn nên họ đi lạc theo hướng của người khác thay vì tự mình thông hiểu chính Sự Thật.
Giống như khi khát nước, người ta có thể nhìn vào
chữ “Nước” trong sách, hoặc một người nào khác coi như có “trí thức”
cảm thấy khát, có thể viết ra ngay công thức H2O thật lớn, trên tờ
giấy. Làm vậy có thể hết khát nước được không? Cái tâm trí luôn luôn lôi
cuốn người ta vào những danh từ hoa mỹ mà những danh từ đó chẳng có nghĩa
gì khác hơn là sự phô trương ta đây biết nhiều hơn người khác. Tự
phụ...tự cao....tất cả chỉ là trò đùa của tâm
trí.
Sự hiện hữu của con người đến trước suy nghĩ, nhưng
sự hiện hữu không phải là một trạng thái của tâm trí....nó vượt ra
ngoài trạng thái của tâm trí. Để cho có “tâm vô tư” mới
đúng là con đường hội nhập vào với Sự Thật. Suy nghĩ chỉ có thể áp dụng cho
những gì đã biết từ trước. Nó giống như nhai lại những gì người khác
đã từng nhai. Suy nghĩ không thể là nguyên thủy. Làm sao có thể suy
nghĩ về những gì chưa hề biết đến? Bất cứ cái gì có thể nghĩ tới
đều có dính dấp tới những gì đã biết được từ trước. Và chỉ có thể tiếp
tục suy tưởng về những gì đã từng biết trước.
Nhiều lắm, người ta chỉ có thể tổng hợp một số dữ
kiện như: con chó, bay, vàng, thành “con chó bay bằng vàng”. Suy nghĩ
chỉ có thể liên quan đến tổng hợp mới nhưng vẫn không thể biết về “Sự
Thật” bí ẩn. Cái bí ẩn còn ở ngoài tầm và suy tưởng chỉ đi vòng quanh
nó, tiếp tục khai thác tìm biết xâu thêm những gì đã từng được biết.
Không có gì mới và nguyên thủy; mà chỉ toàn là những gì đã nhai đi
nhai lại của nhau.
Khoa học có nghĩa là suy nghĩ, tâm lý học là suy
nghĩ, thần học cũng là suy nghĩ nhưng tôn giáo chân chính lại không có
nghĩa là suy nghĩ. Một tôn giáo thuần túy sẽ dựa vào “tâm vô tư”. Như
ngồi đó và không làm gì cả. Khi có thể ngồi và không làm gì hết, mọi
thứ thành thân thuộc hơn, và sự thân thuộc đem người ta đến gần thực tại
của Sự Thật hơn. Mọi chướng ngại sẽ tự động buông thả, các cản trở cũng
vậy, không còn ranh giới, vì ranh giới đã được cởi bỏ. Khi đó con người
sẽ bắt đầu nhập vào cuộc đời. Không còn là kẻ khách quan đứng từ xa
nhìn vào. Lúc đó con người thực sự gặp gỡ, hội nhập vào với thực tại của
Sự Thật.
Đại Tạng Kinh hay Kinh Thánh chân chính là ở trong
ta, chứ không phải là ở quyển sách nào ngoài đời. Những quyển sách ngoài
đời này thực sự đã chết mất từ lâu rồi và không có dấu hiệu sống trở lại. Sự thật không
bao giờ xuất hiện nhờ vào việc nghiên cứu sách vở, kinh sách; Sự Thật
phải gặp được, đương đầu và đối diện trực tiếp.
Tìm hiểu về Sự Thật cũng như một người đọc bản
đồ về Trung quốc. Không thể biết ai là người Trung Hoa nếu chỉ đọc bản
đồ của Trung Hoa. Không bao giờ được, nhưng một số người vẫn còn bị lệ thuộc
vào cái bản đồ này. Con mắt dùng nhìn vào Sự Thật không phát triển được vì bị cái
tâm trí nặng thành kiến che mờ. Cái trí, chứa đựng chồng chất quá
nhiều kiến thức đem những kết luận có sẵn đến cho tâm, đã giết chết cái
tâm trước rồi. Tất cả những lý giải và giả thuyết làm cho sự thông
minh mất đi tính chất sắc bén, sức mạnh, vẻ đẹp của nó và sự thông minh
trở nên lu mờ đi.
Những người bị lệ thuộc vào kiến thức khoa học
cũng bị lạc lối. Bởi vì khoa học dựa vào thực thể và xác định tuyệt
đối. Người nào khăng khăng chỉ dựa vào thực tại, thì tự động người đó bị mất đi sự bí
ẩn....càng cương quyết thì những bí ẩn bên trong càng tan biến. Khi ta
mất đi các bí ẩn huyền diệu của cuộc sống, ta cũng mất đi Sự Thật.
Nếu muốn học được những điều bí ẩn, ta sẽ phải đi
vào qua một ngưỡng
cửa hay bằng một chiều hướng hoàn toàn khác. Chiều hướng của tâm trí là chiều
hướng của khoa học, và chiều hướng của thiền là chiều hướng của những
bí ẩn và sự nhiệm mầu. Thiền định làm cho mọi thứ không xác định được.
Thiền định đem ta vào chỗ mới không từng biết, chưa từng thám hiểm. Rồi
ta sẽ hoà tan vào trong nó, không còn sự tách biệt giữa người quan
sát và vật được quan sát, và tất cả trở thành Một .
Chiêm ngưỡng một bông hoa đang nở, ta có thể mừng rỡ nhẩy múa, ca hát
với hoa. Bông hoa nhẩy múa trong gió, ca hát, hòa hợp, ca ngợi. Hãy đến
với hoa và bỏ đi những dị biệt, khách quan và sự xa cách. Bỏ đi những
khái niệm khoa học....trở nên ướt át hơn, mềm yếu và hoà hợp hơn. Hãy để
cho bông hoa nói chuyện với trái tim của ta, để cho làn gió và bông hoa
nhập vào trong ta. Mở cửa cho nó đến với ta....như là khách
quý của ta! Và từ đó ta sẽ nếm được
mùi vị của cái gọi bí ẩn của cuộc đời.
Đây chỉ là bước đầu tiến dần tới sự bí ẩn, nếu ta có thể làm được như vậy trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, là ta đã biết được cái chìa khoá để mở cửa. Biết được thêm sự bí mật của từng giai đoạn và ta trở thành người quan sát được chính những hành động của chính mình. Ta có thể đi thả bộ, ta có thể kể chuyện, ta có thể viết lách và ca hát. Nhưng bất cứ khi nào thả bước đi, ta hoà đồng vào với từng bước chân, khi nói, ta chú tâm vào từng tiếng nói, khi viết, ta mang tim mình vào câu văn, khi hát, ta thả hồn vào với tiếng hát.
Đây chỉ là bước đầu tiến dần tới sự bí ẩn, nếu ta có thể làm được như vậy trong một khoảnh khắc ngắn ngủi, là ta đã biết được cái chìa khoá để mở cửa. Biết được thêm sự bí mật của từng giai đoạn và ta trở thành người quan sát được chính những hành động của chính mình. Ta có thể đi thả bộ, ta có thể kể chuyện, ta có thể viết lách và ca hát. Nhưng bất cứ khi nào thả bước đi, ta hoà đồng vào với từng bước chân, khi nói, ta chú tâm vào từng tiếng nói, khi viết, ta mang tim mình vào câu văn, khi hát, ta thả hồn vào với tiếng hát.
Khi nào sự hoà hợp sâu đậm như thế xẩy ra trong nhiều giai đoạn của
cuộc đời, khi mọi thứ chung quanh ta bắt đầu có sự cảm nhận bao la của hoà
hợp, tan biến, không có hình thể hay không có bản ngã.....khi thấy
bông hoa có ở đó mà ta thì không,
khi nghe gió thổi mà ta không còn đó.... khi không còn có một ai trong ta, mà
chỉ là một im lặng tinh khiết, một im lặng nguyên thủy, không bị những
nguyên lý của tâm suy nghĩ, cảm giác, cảm thức, và nhận thức phá
rối......đó chính là cái khoảnh khắc của thiền định, .... đó là lúc
cái tâm trí này thực sự biến mất......và đó là lúc ta thực sự gặp lại căn
bản.... của cái “Bản Ngã Chân Thực” của ta.
Achema – Malaysia - 2008
Achema – Malaysia - 2008
Kim Morris lược dịch August 2011
"In the same way, monks, I have taught
the Dhamma compared to a raft, for the purpose of crossing over, not for the purpose of holding onto."
Majjhima Nikaya 22
Majjhima Nikaya 22
No comments:
Post a Comment