Thursday, December 15, 2011

Achema - Three Layers of Energy

                                   

Ba Tầng Năng Lực

Hôm nay ta hãy nghiên cứu một vấn đề thật rất thú vị.

Nếu đã theo dõi đầy đủ các điện thư (emails) gần đây, ta có thể hiểu rõ sự Giác Ngộ không cần đến nỗ lực hay ‘vô nỗ lực“. Thế nhưng tại sao Đức Phật Cồ Đàm lại dậy ta về sự cần có ‘Nỗ Lực Đúng ‘?  Điều này nhìn qua có vẻ mâu thuẫn nhưng thực ra không phải vậy. Để có thể hiểu rõ vấn đề này ta cần phải biết về ba tầng lớp năng lực trong con người. Ba tầng lớp năng lực đó là gì?   

Thông thường con người đang sống trong tầng năng lc thứ nhất, năng lực này được xử dụng ngày này qua ngày kia: Như ngủ nghê, đi thả bộ, ăn uống, nói chuyện với bạn bè, làm việc trong sở, tranh cãi với khách hàng, di chuyển trở về nhà, đánh lộn, làm tình, giận dữ – các việc làm thường lệ, vân vân... Tầng lớp năng lực thứ nhất này không được mạnh mẽ lắm, chỉ là loại năng lực thông thường mà thôi.  

Tầng năng lực thứ nhì xuất hiện khi có chuyện khẩn cấp. Năng lực thứ nhì này chỉ thấy được khi năng lực thứ nhất đã được dùng hết cạn sạch. Nếu không ta không thể bước qua giai đoạn này. Ví dụ: Trở về nhà sau một ngày vất vả làm việc; thật mệt mỏi vì ông chủ và khách hàng quá khó khăn đã làm ta thấy nhục nhã. Lại thêm bà vợ ở bên cạnh lải nhải, đổ lỗi, than phiền; rồi đột nhiên mấy đứa con gây thêm náo loạn, làm bể bát điã, bà vợ giận dữ hơn, la hét mọi người trong nhà. Ngồi nghỉ trên ghế nệm, chứng kiến các náo loạn này, tự nhiên ta càng cảm thấy thật mệt mỏi hơn như gần chết rồi.  Nhưng bỗng nhiên nghe tiếng người hàng xóm la lên “Cháy....Cháy” Sự mệt mỏi đuối lả biến mất ngay lập tức. Không cần ly cà phê hay thức uống trợ lực, ta cũng vội vàng chạy ngay sang nhà bên cạnh để giúp đỡ. Khi thấy lửa sắp cháy lan tới chính nhà mình, ta trở nên tràn đầy năng lực và có thể chạy tới chạy lui chữa cháy suốt đêm mà vẫn không cảm thấy mệt mỏi. Cái năng lực này từ đâu tới?

Tầng năng lực thứ nhất đã tiêu tan, chuyện khẩn cấp xẩy đến và tầng năng lực thứ hai đã trở nên sẵn sàng. Còn một tầng năng lực thứ ba nữa, là năng lực đến từ vũ trụ, vũ trụ là nguồn gốc của mọi năng lực. Vũ trụvô tận; ta có thể đặt tên cho năng lực này là nguồn năng lực vĩnh cửu hay "élan vital". Nguồn năng lực thứ ba này chỉ có được khi tầng năng lực thứ hai đã trở nên hoàn toàn cạn kiệt. (Xem chú thích 1 ở dưới)

Vài người nào đó trong khi trải qua kinh nghiệm thừa sống thiếu chết; trực diện cận kề với thần chết, hồi phục lại sau cơn bệnh hiểm nghèo hoặc tai nạn khủng khiếp; phải có tiếp xúc thoáng qua với nguồn năng lực thứ hai này nên có thể khai triển được cái gọi là “khả năng” đặc biệt. Có người sau khi thoát khỏi một bệnh nặng tự nhiên có thể nhìn thấy ánh hào quang. Có người phát triển được một thân thể nhậy cảm đến độ họ có thể khám phá ra bất cứ năng lực linh thiêng, tốt hay xấu nào đó. Do đó họ có thể nhận diện được bất cứ một vị Thầy thực chân chính nào đó bằng cách nhìn thấy những bóng Hào quang hay qua cảm giác trên thân thể của họ.  

Nếu một ai thật sự hoà nhập vào được với tầng năng lực thứ ba, thì sự chuyển hóa sẽ xảy ra ngay. Người đó sẽ trở thành một người khác, một người không có bản ngã và sẽ thành đại diện cho nguồn năng lực vô cùng tận đó. Có người đặt tên cho sự kiện này là “Phật tính”, có người cho đó là A La Hán, lại có người gọi đó là Thượng đế. Điều này không quan hệ. Gọi là tên gì chăng nữa, cũng sẽ không làm thay đổi sự chuyển hóa của người đó.
Ta sống nhờ vào tầng năng lực thứ nhất, và chỉ đôi lúc khẩn cấp, tai nạn, hay trong vài trường hợp thật nguy hiểm cho tính mạng, thì nguồn năng lực thứ hai mới xuất hiện cho việc dùng đến. Nguồn năng lực thứ ba ở trong tình trạng hầu như không có. Tất cả những cố gắng hiểu biết về tâm linh, kềm hãm theo kỷ luật, chỉ để tiêu thụ cho hết nguồn năng lực đầu tiên mà thôi. Tiếp theo sau đó, sự nỗ lực cùng cựcnhững chịu đựng khổ hạnh sẽ làm tiêu cạn năng lực thứ hai. Khi năng lực thứ hai này không còn nữa thì tầng năng lực thứ ba sẽ đưa ta vào trạng thái “Tình Yêutận”năng lực thứ ba này sẽ không bao giờ bị hủy diệt, chấm dứt.  

Hãy nhớ, ta không thể tự ý chuyển sang năng lực thứ ba này, nó không sẵn sàng ở trong ta. Ta phải dùng cho thật cạn kiệt năng lực thứ nhất và năng lực thứ hai, thì bấy giờ năng lực thứ ba mới xuất hiện. Nhưng vấn đề là không bao giờ ta biết vào lúc nào năng lực thứ hai sẽ bị khô cạn. Nỗ lực là cần thiết để làm tiêu tan hết hai tầng năng lực này, rồi sau đó lại cần nỗ lực để tiến vào hay tiếp xúc với năng lực thứ ba hay còn gọi là nguồn gốc nguyên thuỷ. 
Vì thế ta có thể hiểu thông suốt vì sao người ta bị kẹt lại trong trạng thái thứ ba của con đường đi đến giác ngộ (Trạng thái thứ ba được gọi là A Na Hàm (Anagami) hoặc là Thánh Thần, (Sainthood)). Nỗ lực chỉ có thể mang ta tới ngưỡng cửa của trạng thái thứ ba. Nhưng cũng chính vì phải có dùng nỗ lực ta mới biết không thể nào đạt được đến trạng thái thứ tư của sự giác ngộ. trạng thái này là của ‘vô nỗ lực’. (Xem chú thích 2 ở dưới)

Lời
dạy của Phật Cồ Đàm không mâu thuẫn. Đó là tiến trình của việc xử dụng cạn cùng năng lực của tầng thứ nhất và tầng thứ hai, nhưng Ngài không thể dậy cho ta cái gì là vô nỗ lựcbởi vì ngay sự “vô nỗ lực” cũng không thể được giảng dậy .

Khi ta có khả năng hiểu được những điều vừa trình bày ở trên, ta hiểu được ngay; không có chút ngờ vực nào; vì sao một vài bậc Thầy nào đó lại dậy cho ta về năng động thiền” (dynamic meditation). Năng lực của tâm trí đã cạn sạch. Các ý thức của tâm cũng đã làm hết mọi thứ mà có thể làm được rồi, và ý thức vì quá mệt mỏi, nó có thể bỏ cuộcmất đi. Lúc đó chỉ còn độc nhất cái vô thức và nó bắt đầu khởi động. Đây là một trong những định luật căn bản của vũ trụ. Nỗ lực không dẫn ta đến giác ngộ, nhưng nếu không có nỗ lực không ai có thể biết được giác ngộ.


Achema – Malaysia - 2008
Kim Morris lược dịch September 2011

Chú thích 1:
Search from Google:
Élan vital was coined by French philosopher Henri Bergson in his 1907 book Creative Evolution, in which he addresses the question of self-organisation and spontaneous morphogenesis of things in an increasingly complex manner. Elan vital was translated in the English edition as "vital impetus", but is usually translated by his detractors as "vital force". It is a hypothetical explanation for evolution and development of organisms, which Bergson linked closely with consciousness.

Chú thích 2:
Bốn trạng thái của con đường giác ngộ là:

1  Sơ qủa Tu-đà-hoàn  (Sotàpatti)
2  Nhị quả Tư-đà-hàm  (Sakadàgàmì)
3  Tam quả A-na-hàm  (Anàgàmi)
4  Tứ quả A-la-hán      (Arahanta)

No comments:

Post a Comment