Tái lập liên lạc với Giác quan
thứ sáu / Giác quan tiềm ẩn
Khi tích cực kiểm điểm lại hành vi của tâm trí, ta sẽ phải ngạc nhiên khi biết phần lớn những gì có trong tâm trí là vay mượn của những người khác. Và gần như tất cả những điều vay mượn đó chỉ là rác rưởi vô ích, không có gì dính dấp tới trí tuệ tiềm ẩn nguyên thủy của ta, cái trí tuệ thật tươi mát, sáng tạo và mới mẻ.
Dẫu sao chăng nữa cái Bản
Ngã hay cái Ngã giả tạo lại ca tụng mãnh liệt sự vay mượn này. Đọc để tích lũy kiến thức chắc sẽ làm cho người ta cảm thấy vững mạnh, cho nên đó là lý do tại sao
con người luôn thích tích trữ kiến thức. Vì trong thâm
tâm của họ không có một cái gì cả, ngay một tâm nguyện cũng không
có, nên họ cần tìm cái gì khác cho thay thế vào bằng việc thu thập các thứ khác.
Những gì họ nói ra đều là lập lại của những người khác mà không có nhận thức riêng của chính họ. Như vậy không gì khác hơn là một cái đĩa hát cứ lập đi lập lại. Khi nhìn thấy mặt trời mọc, họ sẽ tự động nói “Mặt trời đẹp” nhưng họ chưa bao giờ nhìn thấu vào sự sống của mặt trời. Chưa bao giờ nhìn thấu vào cái năng lực của mặt trời. Không bao giờ tự họ hoà nhập vào với năng lực của mặt trời. Họ không bao giờ cảm thấy và hiểu được thực sự mặt trời là gì.
Những gì họ nói ra đều là lập lại của những người khác mà không có nhận thức riêng của chính họ. Như vậy không gì khác hơn là một cái đĩa hát cứ lập đi lập lại. Khi nhìn thấy mặt trời mọc, họ sẽ tự động nói “Mặt trời đẹp” nhưng họ chưa bao giờ nhìn thấu vào sự sống của mặt trời. Chưa bao giờ nhìn thấu vào cái năng lực của mặt trời. Không bao giờ tự họ hoà nhập vào với năng lực của mặt trời. Họ không bao giờ cảm thấy và hiểu được thực sự mặt trời là gì.
Khi hiểu được mặt trời bằng giác quan tiềm ẩn thì ta sẽ rơi lệ vì cái vẻ đẹp của sự hiện hữu trong thiên nhiên này. Không một danh từ hay ngôn ngữ nào
có thể diễn tả rõ
ràng chính xác được cái đẹp đó, nhưng ta lại biết được bằng trái tim và nước mắt của ta. Như một đứa bé con giữ một tảng
đá lạnh lâu đến khi lòng bàn tay của nó đỏ lên. Rồi nó xoa bàn tay mãi
cho bớt đau ngứa.
Bố nó nhìn nó hỏi: “Con ơi, tại sao con xoa lòng bàn tay vậy?” “Thưa,” cậu bé trả lời, “Con đoán là chỉ có một mình con biết nó ngứa
thôi.”
Có sáu giác quan; năm giác quan hướng ra
bên ngoài; cho ta biết về thế giới ở chung quanh. Mắt
cho biết về ánh sáng; không có mắt ta sẽ không biết được ánh sáng. Tai cho biết về tiếng động; không có tai ta sẽ không biết tiếng động... Còn cái giác quan thứ sáu, là giác quan tiềm ẩn, nó hướng dẫn và cho biết
về chính ta và nguồn gốc tuyệt đối của mọi
sự việc. Giác quan này cần phải được khai phá. Thiền định không gì khác hơn là việc khai phá cái giác quan tiềm ẩn này.
Khi không còn e sợ những quan điểm của đám đông, thì ta không còn như một con cừu non nữa. Ta thành con sư tử. Một tiếng gầm lớn nổi dậy trong tim ta, tiếng gầm của sự giải thoát, tiếng gầm của sự tự do. Đức Phật Cồ Đàm gọi đó là tiếng sư tử hống. Khi một người đạt tới trạng thái tĩnh lặng tuyệt đối đột nhiên người đó rống lên như con sư tử. Vì lần đầu tiên trong cuộc đời, người này hiểu thế nào là giải thoát, người này biết vậy vì được thoát ra khỏi quan điểm của bất cứ ai. Ai nói gì cũng không thành vấn đề nữa.
Khi không còn e sợ những quan điểm của đám đông, thì ta không còn như một con cừu non nữa. Ta thành con sư tử. Một tiếng gầm lớn nổi dậy trong tim ta, tiếng gầm của sự giải thoát, tiếng gầm của sự tự do. Đức Phật Cồ Đàm gọi đó là tiếng sư tử hống. Khi một người đạt tới trạng thái tĩnh lặng tuyệt đối đột nhiên người đó rống lên như con sư tử. Vì lần đầu tiên trong cuộc đời, người này hiểu thế nào là giải thoát, người này biết vậy vì được thoát ra khỏi quan điểm của bất cứ ai. Ai nói gì cũng không thành vấn đề nữa.
Cho
dù ai gọi ta là thánh hay một kẻ điên đều là không thật. Đây không phải là câu hỏi về việc đối diện với quan điểm của
người khác; mà là vì ta phải đối diện với cây cỏ, với những bông hoa,
với mặt trời, sông nước, núi non, mặt
trăng.... với cả một vũ trụ. Và
đây là vũ trụ của ta, ta là một phần của nó.
Không cần phải dấu giếm bất cứ cái gì. Sự thật là ta không thể dấu giếm được gì hết,
toàn thể vũ trụ biết hết rồi,
toàn thể vũ trụ biết về ta hơn là ta
biết về chính ta. Khoảnh khắc mà một người
biết và thấy rằng người đó hoàn toàn tự do để được là chính là
họ hay là một cá nhân thì từ lúc đó
cuộc sống bắt đầu có một giá trị mãnh liệt.
Không cần suy nghĩ theo cùng chiều hướng của số đông trong xã hội. Chỉ nghĩ theo chiều hướng ta là ta. Số đông có thể bị buông rơi ngay lúc này. Không thể được tự do nếu ta cứ tiếp tục kháng cự. Ta có thể buông bỏ sự kháng cự vì chẳng còn điểm tựa nào để kháng cự. Xã hội không phải là một rắc rối.... ta chính là sự rắc rối.
Không cần suy nghĩ theo cùng chiều hướng của số đông trong xã hội. Chỉ nghĩ theo chiều hướng ta là ta. Số đông có thể bị buông rơi ngay lúc này. Không thể được tự do nếu ta cứ tiếp tục kháng cự. Ta có thể buông bỏ sự kháng cự vì chẳng còn điểm tựa nào để kháng cự. Xã hội không phải là một rắc rối.... ta chính là sự rắc rối.
Xã
hội không lôi cuốn ta.....nhưng ta đang bị lôi kéo,
không do bất cứ ai khác mà do cái vô ý thức có điều kiện của chính ta. Luôn luôn nhớ tới cái nhận định sáng suốt đầu tiên
về sự giải thoát, và đừng gạt bỏ cái trách
nhiệm đi chỗ khác hay cho người khác, vì như thế ta sẽ không bao giờ thoát được ra khỏi nó. Tựu trung, sau cùng đó là trách nhiệm của chính ta. Tại sao người ta
phải chống chỏi kịch liệt với xã hội? Tại sao phải mang
một vết thương như vậy?
Đám người đông trong xã hội không thể làm gì được trừ phi ta cộng tác với họ. Vấn đề là sự cộng tác của ta. Ta có thể bỏ rơi sự hợp tác một cách nhanh chóng, đúng như vậy đó. Nếu phải nỗ lực vào việc này, thì ta sẽ bị rắc rối. Cho nên làm ngay bây giờ đi. Đây là sức mạnh của lúc này; là lúc bất ngờ nhất, là sự hiểu biết bất chợt. Nếu có thể thấy lý do làm cho ta chống cự, ta sẽ chiến đấu trong một trận chiến vô vọng. Vì từ lúc khởi đầu cuộc chiến ta đã thừa biết là phải chống cự lại số đông của xã hội.
Đám người đông trong xã hội không thể làm gì được trừ phi ta cộng tác với họ. Vấn đề là sự cộng tác của ta. Ta có thể bỏ rơi sự hợp tác một cách nhanh chóng, đúng như vậy đó. Nếu phải nỗ lực vào việc này, thì ta sẽ bị rắc rối. Cho nên làm ngay bây giờ đi. Đây là sức mạnh của lúc này; là lúc bất ngờ nhất, là sự hiểu biết bất chợt. Nếu có thể thấy lý do làm cho ta chống cự, ta sẽ chiến đấu trong một trận chiến vô vọng. Vì từ lúc khởi đầu cuộc chiến ta đã thừa biết là phải chống cự lại số đông của xã hội.
Giống
như chuyện đã xảy ra cho những vị tu sĩ muốn thoát bỏ tính dục. Đôi
khi càng ngày họ càng bị ngập ngụa trong ham muốn tình dục cho đến một ngày họ bị bắt quả tang với vài cuốn phim dâm ô.
Những vị tu sĩ này chỉ muốn dứt bỏ
hẳn tình dục và từ đó tâm trí họ lại trở
nên đầy ham dục. Tại sao việc này có thể xảy ra? Bởi vì càng chống cự với tình dục, càng phải chú ý tới nó nhiều hơn. Dùng tất cả năng lực tập trung vào việc
chống cự này và chính nguồn năng lực đó lại làm cho tính dục lúc nào cũng có mặt.
Đừng
chống cự lại nó. Hãy
nhìn vào bên trong. Tìm lý do tại sao số đông của
xã hội có thể thao túng được ta....Hẳn là ta phải đòi hỏi ở số đông một cái gì.....danh dự, sự kính trọng, sự thừa nhận vân vân. Nếu đòi hỏi ở họ, thì
phải trả nợ lại cho họ, một nguyên
tắc mặc cả thương mại đơn giản. Nhưng thực tế đám đa số của xã hội đó không làm
gì được ta hết.....mà là chính ta. Ta là
người đơn độc chịu trách nhiệm về việc đó..... cho nên bây giờ là thời điểm ta phải
thức tỉnh!
Achema – Malaysia - 2009
Achema – Malaysia - 2009
Kim
Morris lược dịch September 2011
No comments:
Post a Comment