Sự can đảm
Như ta đã biết “năng lực của ý thức” (conscious energy) có tính cách rất sáng tạo. Mỗi “năng lực của ý thức” không phải là bản sao “năng lực ý thức” của người khác. Nó cũng tương tự như dấu tay của con người. Mỗi người có dấu tay riêng. Không ai giống ai.
Ít có người nhận thức được sự hiểu biết về “năng lực của ý thức là rất sáng tạo” quan trọng như thế nào. Muốn hiểu được rõ, hãy xem thí dụ sau đây:
Như ta đã biết, chỉ có một số rất ít người trên thế giới này đã được Giác Ngộ. Và tất cả các bậc Giác Ngộ đó đều có cách thức riêng biệt để thể hiện cho chúng ta biết về họ. Nhiều người trong chúng ta “lầm lẫn” về cái năng lực sáng tạo này nên đã sáng chế ra đủ loại nhãn hiệu tôn giáo mặc dù các bậc Giác Ngộ đó (Người sáng lập ra tôn giáo) không hề xác nhận là họ tin vào một tôn giáo riêng biệt nào. Những tên gọi của tôn giáo đó chỉ xuất hiện và phát triển sau khi các bậc Giác Ngộ đó qua đời. Khi người ta cứ tiếp tục việc đặt nhãn hiệu cho những lời giảng dạy thì nó đã trở thành tên của tôn giáo, rồi từ đó điều chắc chắn hơn là họ chỉ thích thú thảo luận về “tôn giáo” hơn là về Sự Thật.
Điều căn bản là những vị đã giác ngộ sẽ không bao giờ sao chép lại của những vị đã giác ngộ khác. Cho nên họ có kiểu cách hay phương cách sáng tạo riêng của chính họ để khai mở Sự Thật ra cho chúng ta. Bất hạnh thay những người có tín ngưỡng đã thật sự không hiểu cái “năng lực của sáng tạo” này, nên tạo ra biết bao nhiêu sự hiểu lầm và thiết lập đủ loại nhãn hiệu tôn giáo trong chính họ.
Như: Một số người thậm chí còn bất đắc dĩ, e ngại khi nhìn thấy bất cứ cái gì có tính cách khác biệt với đường lối mà họ tin tưởng. Họ có thể nói bạn không có vẻ gì là Thiên chúa Giáo cả, cho nên chúng tôi không thể tin bạn được. Hoặc là bạn nghe như là Ấn Độ Giáo nên Phật tử hoàn toàn không thể tin vào đó được. Phật giáo hay Thiên chúa giáo hay Hồi Giáo sẽ đổ lỗi cho những lời giảng dậy đó là nghe không giống điều mà họ hiểu. Đây là điều rắc rối căn bản của những người có tôn giáo. Những người sùng đạo đó có thể phê bình như.....quan điểm của bạn là quan điểm của “thiểu số” nên chỉ được nhóm người thiểu số chấp nhận nên nhóm đa số người có tôn giáo sẽ không chấp nhận quan điểm đó được.
Ta hãy tìm xem loại phê bình này là sao:
Nếu quan niệm về số đông của họ là đúng, thi thế giới này phải có đầy những người đã Giác Ngộ rồi nhưng tại sao trên thực tế điều đó đã không thể xẩy ra? Tại sao họ cũng đã không đặt ra câu hỏi này? Ta nhận thấy trong thế giới này chỉ có một số ít người có thể đạt được giác ngộ chứ không phải đại đa số. Điều này cũng có nghĩa là sự suy nghĩ hay hiểu biết về tôn giáo của nhóm người đa số chắc chắn phải là “sai” vì nếu không những người có lòng tin đó đều đã trở thành những người Giác Ngộ hết rồi.
Sự kiện là ta không thể tìm thấy một Lão Tử khác, một Phật Cồ Đàm, một Jesus hay một Mohamad khác tái xuất hiện trên thế giới này trong cung cách riêng biệt của họ, vì cái cung cách đó là đặc biệt độc tôn cũng giống như những dấu tay vậy. Họ thật là quá sáng tạo và không bắt chước của nhau. Đây cũng là những luật của trò chơi trên thế giới này.
Phần đông con người là yếu hèn, họ sợ làm lỗi lầm, và đó là lý do tại sao tốt hơn họ nên đi theo quan điểm của đám đông vì họ được phép cảm thấy an toàn hơn trong đám đông mà cũng vì chính đám đông đó lại nắm giữ một cách thật chặt chẽ một hệ thống có một đức tin giống như của họ.
Để vượt ra khỏi vấn đề này ta phải cần tới “can đảm”. Can đảm để tự mình tìm tòi Sự Thật. Mặc dù ta đang đương đầu với những điều “không biết, mới lạ” nhưng nếu không có can đảm, ta không thể rời bỏ căn nhà “cũ kỹ” để được học kinh nghiệm của thế giới bên ngoài căn nhà đó. Trong cùng căn nhà cũ, ta chỉ được phép lập đi lập lại những đề tài mà những người khác đã nói tới trước rồi. Ta không thể thấy và học được cái gì mới mẻ nếu ta cứ tiếp tục ở mãi trong căn nhà cũ kỹ đó.
Để vượt ra khỏi vấn đề này ta phải cần tới “can đảm”. Can đảm để tự mình tìm tòi Sự Thật. Mặc dù ta đang đương đầu với những điều “không biết, mới lạ” nhưng nếu không có can đảm, ta không thể rời bỏ căn nhà “cũ kỹ” để được học kinh nghiệm của thế giới bên ngoài căn nhà đó. Trong cùng căn nhà cũ, ta chỉ được phép lập đi lập lại những đề tài mà những người khác đã nói tới trước rồi. Ta không thể thấy và học được cái gì mới mẻ nếu ta cứ tiếp tục ở mãi trong căn nhà cũ kỹ đó.
Ngay cả khi có những người “lữ hành” tới thăm viếng ta tại căn nhà cũ này, kể cho nghe bất cứ những gì họ đã thấy nhưng ta vẫn hoàn toàn không có một ý tưởng họ đang nói về chuyện gì chỉ vì trước đó ta chưa bao giờ bước chân ra ngoài căn nhà cũ này. Không thể nghi ngờ là ta cảm thấy bình yên khi ở trong căn nhà cũ nhưng muốn học kinh nghiệm trong thế giới thực tại ngoài kia, ta thực sự cần “can đảm” nếu không ta sẽ bị tự trói buộc trong căn nhà cũ với những người trong cùng gia đình, nói chuyện qua lại với nhau và lập đi lập lại cùng một đề tài cũ rích.
Achema –Malaysia - 2008
Kim Morris lược dịch September 2011
No comments:
Post a Comment