Sự
giác ngộ có thể xảy ra vào
bất
cứ lúc nào. Vì sự giác ngộ không
có
điều kiện, tiếng Phạn cổ xưa
gọi
là Asamkhata (Vô điều kiện). Tất cả những gì có
điều kiện đều là vô thường (Sabbe
Samkhara Anicca).
Như: Nếu cần phải có, như sự sở hữu chủ một căn nhà thật to, một việc làm khá hơn các bạn bè, thì mới thấy hạnh phúc, thì loại hạnh phúc này là hạnh phúc lệ thuộc vào những điều
kiện. Và mọi thứ nếu phải
có điều kiện kềm kẹp không bao giờ trường tồn. Hạnh phúc này có thể thay đổi theo với thời gian.
Ta có thể tìm được Giác Ngộ với chính cái thân thế con người của ta. Tiến trình này tương tự như con nhộng trở thành con bươm bướm có thể bay đi khắp mọi nơi. Tiến trình tương tự cũng xẩy ra cho cơ thể con người của ta, nhưng ta gọi nó là sự Tái sinh của một Vĩ nhân khác. Cái nghĩa của sự “buông bỏ mọi hình tướng”... là dẫu cho vẫn còn mang cái vỏ thân thế này nhưng không còn bị liên kết vào nó nữa.
Buông bỏ mọi hình tướng làm ta trở thành người quan sát các cảm xúc, hành động và suy tưởng của chính ta. Nhưng ta không hoàn toàn là đối tuợng của suy tưởng đó. Trong Thiên Chúa giáo.... người ta có thể gọi đó là “Kinh nghiệm xuất thần” (Out of body experience). Nhưng người con Phật lại không gọi nó là linh hồn mà là “tri thức”, (consciousness) bời vì ý tưởng “linh hồn” có tính chất đơn thuần, nhưng tri thức thì không.
Một thí dụ điển hình:
Ta có thể tìm được Giác Ngộ với chính cái thân thế con người của ta. Tiến trình này tương tự như con nhộng trở thành con bươm bướm có thể bay đi khắp mọi nơi. Tiến trình tương tự cũng xẩy ra cho cơ thể con người của ta, nhưng ta gọi nó là sự Tái sinh của một Vĩ nhân khác. Cái nghĩa của sự “buông bỏ mọi hình tướng”... là dẫu cho vẫn còn mang cái vỏ thân thế này nhưng không còn bị liên kết vào nó nữa.
Buông bỏ mọi hình tướng làm ta trở thành người quan sát các cảm xúc, hành động và suy tưởng của chính ta. Nhưng ta không hoàn toàn là đối tuợng của suy tưởng đó. Trong Thiên Chúa giáo.... người ta có thể gọi đó là “Kinh nghiệm xuất thần” (Out of body experience). Nhưng người con Phật lại không gọi nó là linh hồn mà là “tri thức”, (consciousness) bời vì ý tưởng “linh hồn” có tính chất đơn thuần, nhưng tri thức thì không.
Một thí dụ điển hình:
Khi đến
thăm một người thân hay một
người
bạn đang hấp hối, ta nên mang theo tâm nhận thức của ta.
Đừng khóc lóc hay bộc lộ sự buồn khổ như những
người xung quanh. Nếu ta đến
thăm
người sắp chết với nhận thức bén nhậy, ta sẽ thấy sự chết
thực ra không phải chỉ đơn thuần là sự mất đi của hơi
thở, mà còn có kèm thêm nhiều sự kiện khác đang xảy ra trong giờ phút lâm chung này. Với quan sát bén nhậy
ta
có thể nhận biết được nhiều điều mà ta chưa từng biết bao giờ.
Khi một người đang hấp hối, năng lực của người ấy bắt đầu giảm xút từ từ, nếu bình tâm, ta có thể cảm thấy có một loại năng lực đang tập trung tại chung quanh lỗ rốn của người ấy. Ta cũng sẽ tự cảm thấy có một luồng gió hay năng lực cuốn hút ta vào vùng quanh rốn của người ấy. Khi đang ở trong bụng mẹ, tất cả năng lực của ta bắt đầu khởi động từ vị trí này, và cũng phát triển ra từ chỗ đó. Thông thường khi tới cỡ tuổi 35, năng lực này đã phát triển tới mức tối đa rồi và nó bắt đầu suy giảm đi nếu ta không tham dự vào bất cứ một sinh hoạt tâm linh nào.
Lúc một người đang hấp hối, năng lực này trở lại và cũng qui tụ tại khu vực này. Đến từ đâu thì ta sẽ từ đó ra đi. Năng lực này có thể được hút ra từ người thân yêu của họ..... vì khi người ấy còn sống, họ đã chuyển đi hoặc cấy một phần năng lực của chính họ cho người họ thương yêu. Và khi sắp ra đi họ cũng sẽ lấy lại và mang cái năng lực này đi theo. Đây là lý do tại sao khi cha mẹ, hoặc người yêu của ta sắp sửa lìa trần, dù đang ở xa ngàn dặm, ta cũng tự cảm thấy có chuyện gì không yên ổn. Thực ra cảm giác “không yên” là hậu quả của việc năng lực này đang rời bỏ cơ thể ta.
Cái năng lực này tập trung chung quanh lỗ rốn, sau đó sẽ tan loãng vào không khí. Nếu toàn thể năng lực này, thay vì tan loãng vào không khí, lại chuyển nhập ngay vào tử cung một người đàn bà, chắc đứa trẻ sơ sinh này sẽ biết rất rõ ràng về kiếp trước của nó. Nhưng trường hợp này rất hiếm khi xẩy ra. Vì vậy chỉ một thiểu số con người có thể thực sự nhớ đến tiền kiếp của họ. Chuyện thường xẩy ra là cái năng lực này bị lẫn lộn, trà trộn vào với những năng lực khác ngoài không khí rồi mới nhập vào tử cung của một bà mẹ nào khác đó, nên làm cho đứa bé sinh ra không có được một ký ức thực rõ rệt về kiếp trước của nó.
Người ta có thể nhớ lại tiền kiếp bằng phương pháp thôi miên. Nhưng ta có thể phải ngạc nhiên khi thấy tại sao một người lại có thể có rất nhiều tiền kiếp. Nếu ta hiểu thấu được “Năng lực hỗn hợp” đó là gì thì sự kiện trên sẽ thành sáng tỏ ngay. Năng lực hỗn hợp không giống như “linh hồn”. Vì linh hồn luôn luôn ở trong một thể dạng duy nhất và không bao giờ thay đổi hoặc pha trộn.
Khi một người đang hấp hối, năng lực của người ấy bắt đầu giảm xút từ từ, nếu bình tâm, ta có thể cảm thấy có một loại năng lực đang tập trung tại chung quanh lỗ rốn của người ấy. Ta cũng sẽ tự cảm thấy có một luồng gió hay năng lực cuốn hút ta vào vùng quanh rốn của người ấy. Khi đang ở trong bụng mẹ, tất cả năng lực của ta bắt đầu khởi động từ vị trí này, và cũng phát triển ra từ chỗ đó. Thông thường khi tới cỡ tuổi 35, năng lực này đã phát triển tới mức tối đa rồi và nó bắt đầu suy giảm đi nếu ta không tham dự vào bất cứ một sinh hoạt tâm linh nào.
Lúc một người đang hấp hối, năng lực này trở lại và cũng qui tụ tại khu vực này. Đến từ đâu thì ta sẽ từ đó ra đi. Năng lực này có thể được hút ra từ người thân yêu của họ..... vì khi người ấy còn sống, họ đã chuyển đi hoặc cấy một phần năng lực của chính họ cho người họ thương yêu. Và khi sắp ra đi họ cũng sẽ lấy lại và mang cái năng lực này đi theo. Đây là lý do tại sao khi cha mẹ, hoặc người yêu của ta sắp sửa lìa trần, dù đang ở xa ngàn dặm, ta cũng tự cảm thấy có chuyện gì không yên ổn. Thực ra cảm giác “không yên” là hậu quả của việc năng lực này đang rời bỏ cơ thể ta.
Cái năng lực này tập trung chung quanh lỗ rốn, sau đó sẽ tan loãng vào không khí. Nếu toàn thể năng lực này, thay vì tan loãng vào không khí, lại chuyển nhập ngay vào tử cung một người đàn bà, chắc đứa trẻ sơ sinh này sẽ biết rất rõ ràng về kiếp trước của nó. Nhưng trường hợp này rất hiếm khi xẩy ra. Vì vậy chỉ một thiểu số con người có thể thực sự nhớ đến tiền kiếp của họ. Chuyện thường xẩy ra là cái năng lực này bị lẫn lộn, trà trộn vào với những năng lực khác ngoài không khí rồi mới nhập vào tử cung của một bà mẹ nào khác đó, nên làm cho đứa bé sinh ra không có được một ký ức thực rõ rệt về kiếp trước của nó.
Người ta có thể nhớ lại tiền kiếp bằng phương pháp thôi miên. Nhưng ta có thể phải ngạc nhiên khi thấy tại sao một người lại có thể có rất nhiều tiền kiếp. Nếu ta hiểu thấu được “Năng lực hỗn hợp” đó là gì thì sự kiện trên sẽ thành sáng tỏ ngay. Năng lực hỗn hợp không giống như “linh hồn”. Vì linh hồn luôn luôn ở trong một thể dạng duy nhất và không bao giờ thay đổi hoặc pha trộn.
Achema – Malaysia - 2008
Kim Morris lược dịch - August 2011
No comments:
Post a Comment