Tuesday, December 6, 2011

Achema - Death (4 of 10) <===

 
Sự Chết (4)


Ta hãy tiếp tục về đề tài trên đây. 

Thông thường, cái tâm suy luận của ta đã bị “thôi miên” hay bị “xếp đặt sẵn” theo đường lối mà: chết là đau khổ, đau đớn cũng là khổ, bị đổ thừa, buộc tội hay chỉ trích là bị tổn thương và vân vân

Tất cả là từ xã hội của chúng ta chấp nhận rằng chết=khổ, đau đớn=khổ, bị buộc tội, đổ thừa hay chỉ trích=bị tổn thương. Tất cả những tin tưởng đó giống như một loại vi khuẩn (virus) phá hoại trong máy vi tính. Nếu phương ch chống vi khuẩn không thể xóa bỏ tin tưởng đó đi được, tại sao không thử dùng phương cách chống vi khuẩn (Anti-virus) mới.

Đau đớn chỉ là một loại cảm giác, vì cơ thể có giác quan cho nên mới có cảm giác đó. Cảm giác của cơ thể là cảm giác của cơ thể; nó không ngang hàng như sự khổ đau. Khi nào ta chối bỏ hay chán ghét loại cảm giác này lúc đó ta tạo nên sự đau khổ về tinh thần. Cùng một đường lối như vậy, sự buộc tội, đổ thừa hay chỉ trích chỉ là những lời nói của người khác và nếu ta cứ suy diễn những chữ cái ABC nhỏ nhoi đó thì lại trở nên có ý nghĩa. Dù cho nó có ý nghĩa gì chăng nữa nó cũng không thể làm cho người ta bị tổn thương trừ phi người đó cứ ôm chặt lấy ngã giả chắc nịchcủa mình. Như thế chỉ cái ngã giả này bị tổn thương. Những lời buộc tội hay chỉ trích không thể làm tổn thương người có tính vô vị kỉ hay vô ngã được.

Một số người có thể nghĩ rằng Chết là một tiến trình tự nhiên và sẽ không đau đớn. Họ không bao giờ nhận thức được rằng loại năng lực chưa được giải thoát nào đó sẽ xuất hiện trở lại giống như một cuốn phim chiếu đi chiếu lại và khi việc này xẩy đến, ta sẽ mất đi cái tâm nhận thức một cách thật dễ dàng. Sự kiện này làm cho con người sanh vào tử cung của người đàn bà nào khác một lần nữa. Đôi khi phải đối diện với sự đau đớn khủng khiếp của cơ thể trong lúc cái chết đang diễn tiến, sự đau đớn này cũng sẽ làm cho tâm trí rối loạn cho nên ta phải tập trung vào hơi thở để quên.                                                                                                                      
Năng lực chưa được giải thoát là gì? 
Khi còn bé, nếu có ai lấy vứt viên kẹo trong miệng ta đi, ta khóc, nhưng người mẹ có thể làm cho hết khóc bằng cách chuyển sự chú ý của ta sang một chuyện gì khác. Cái khóc chưa hết này sẽ được “tồn trữ lại. Khi đang ở trung học, một người nào đó “cuỗm” mất người bạn trai hay bạn gái, ta có thể khóc nữa, nhưng đôi khi vì “cứng đầu” ta cố tránh sự khóc lóc này và đổi nó bằng một việc gì khác. Đôi khi ta thốt ra một tiếng nói có dính dấp tới cha mẹ, họ hàng, bạn bè hay ai khác nữa mà ta phải ân hận.  Trong việc buôn bán, khi phải đương đầu với sự cạnh tranh, ta có thể quyết định tìm cách trả thù. Tất cả những việc này là năng lực chưa được giải thoát. 

Làm thế nào để giải toả được cái năng lực chưa được giải thoát này trước khi ta biết đến cái Chết?

Hằng ngày, một tiếng đồng hồ trước khi ngủ, chỉ cần nhắm mắt lại và ôn lại các sự kiện đó. Không cần lo lắng về cách đối sử với những người đã đi qua rồi. Vì nhắm mắt nên ta có thể hình dung lại được hình ảnh của những người cũ và nói cho họ biết những gì ta nghĩ. Cứ việc khóc, nếu cần phải khóc, khóc có nước mắt thì quá tốt, nhất là cho phái nam. phái nam thường bị huấn luyện cho không được khóc. Điều này quá tệnhư thế là sẽ ép xác giữ lại những rác rưởi đó làm mờ mắt đi. Có lẽ phụ nữ dễ khóc hơn nên đôi mắt của họ trong sáng, ướt át, đẹp đẽ và quyến rũ.

Nhìn những nạn nhân của trận động đất, nếu thấy một đứa bé đứng khóc bên cạnh một căn nhà đổ nát, thì làm ơn đừng làm phiền ; mà chỉ nên đứng bên cạnh và để yên cho tất cả cái năng lực xao động đó được giải toả hoàn toàn.

Rất nhiều người đã không làm như vậy, họ cứ tích lũy những năng lực xáo trộn đó từ thuở nhỏ, cho đến khi cái gánh nặng thành cao như một ngọn núi. Và họ cứ phải mang theo cái núi này trên vai đi bất cứ chỗ nào. Đây là một gánh nặng quá lớn lao mà nhiều người không biết là họ đang mang theo.
Mỗi đêm trước khi đi ngủ ta có thể làm việc đó như tập một thói quen, giống như hằng ngày trước khi tắt máy vi tính, ta lục lọi quét bỏ vi khuẩn trong máy, dần dà ta sẽ cảm thấy ”nhẹ nhõm” và “vui sướng” hơn không biết sao. Có thể là những lời nói xấu của họ hàng thân thuộc ta ghi nhớ bao lâu nay được đã xoá bỏ hết rồi.

Khi tất cả những rác rưới này được dọn dẹp sạch sẽ, ta sẽ bắt đầu một cuộc đời mới. Trước đây chưa bao giờ ta được biết một cuộc đời nhẹ nhàng như vậy, ngay bước chân đi cũng nhẹ nhàng hơn và ta có thể rảo bước nhanh hơn. Và như thế là ta đã chuẩn bị và sẵn sàng chờ đón cái chết vì ta đã sửa soạn đầy đủ cho ngày đó rồi.

Và Chết hoàn toàn không là đau đớn. Chết là một khoái lạc lớn nhất ta chưa từng có được. Ta có thể biết “khoái lạc” trong sinh hoạt tình dục nhưng nó chỉ giống như một tiếng vang vọng của âm thanh mà thôi. Nếu những khoái lạc tình dục như là ánh sáng của mặt trăng, thì khoái lạc của sự chết đúng ra phải là ánh sáng trực tiếp của mặt trời. Nếu có thể đối diện với tử thần bằng sự chuẩn bị kỹ càng và với tâm nhận thức, không bị “cái băng thâu của tâm trí đang quay lại” đó làm phiền nhiễu, ta sẽ có được một khoái lạc hay khoái cảm vô biên mà chưa từng có. Đây là cơ hội cuối cùng để có thể nhận biết cảm giác này  trong cuộc đời này.

Nếu phải chết như lúc bị tai nạn xe cộ, chỉ trong một tích tắc ta có thể nhận thấy “cánh cửa” mở ra, cánh cửa dẫn về thế giới tâm linh mở ra cho ta. Cứ đi thẳng tới cánh cửa đó mà không cần do dự. Đó là khoái cảm cùng cực, khoái lạc và hoan lạc, an bình và yên tĩnh.

Đây là bí ẩn của sự Chết. Ta không tìm thấy sự diễn tả như vậy trong bất cứ sách vở nào, nhưng ta chỉ có một cơ hội độc nhất trong đời để học hỏi về nó. Vậy thì làm ơn tận dụng đầy đủ sự diễn tiến của cái chết và đừng để nó trôi tuột qua khỏi kẽ tay. Đây là con đường làm cho ta có thể thoát khỏi tái sinh vào tử cung một lần nữa. Nếu phải chết, thì làm ơn chết với tâm tỉnh thức.

Achema –
Malaysia 2008
Kim Morris lược dịch November 2011

No comments:

Post a Comment