Sự lừa đảo của Tâm trí - 2
Ta hãy tiếp tục thảo luận đề tài trên đây.
“Kiên nhẫn” là một sản phẩm tốt do tâm suy luận taọ nên. Nó chỉ cho ta biết nếu muốn trở nên một người Cao Cả phải làm gì. Là phải cần phải thực hành “Kiên Nhẫn.”
Hãy thảo luận về sự kiên nhẫn. Một số người quan niệm kiên nhẫn là tốt và còn coi đó như là một hành động cao thượng. Nhưng thực sự việc chấp nhận sự kiên nhẫn là hành động cao cả này lại là một “hiểu lầm.” Tại sao vậy?
Khi thấy một người đã Giác ngộ không có phản ứng gì khi bị những người khác “mạ lị”, “đổ thừa” hay “chỉ trích” thì người ta lầm hiểu là người đã Giác ngộ đó là người có kiên nhẫn. Thực ra đó không phải là sự kiên nhẫn. Khi một người đã Thức tỉnh nói chuyện với người khác, vì không cùng nằm trong cái tâm lý luận này, cho nên người đó hoàn toàn không bị vướng mắc trong cái tâm lý luận đó.
Người đã thức tỉnh ở ngoài cái tâm suy luận; ông ta đã chuyển hoá được cái tâm suy luận, và vượt lên trên tâm trí này. Người đã thức tỉnh chỉ là một người quan sát các hoạt động của tâm, quan sát phương cách tâm làm việc, và quan sát tất cả mọi sự vận hành. Cái tâm tri thức trở thành một quan sát viên và giản dị là không còn đồng hóa với cái tâm nữa; và tâm bị người ấy bỏ mặc như là một hệ thống máy móc đơn độc cách biệt. Khi sự kiện này đang xẩy ra, chỉ còn lại có cái Chánh niệm trong suốt hay tỉnh thức, là “tỏa sáng”......và đó là sự Giác Ngộ. Khi đó làm sao mà những người Giác Ngộ còn có thể “phản ứng” về các sự “mạ lị”, “đổ thừa” hay “chỉ trích” của người khác được.
Sự kiên nhẫn này tuyệt đối không phải là sự kiên nhẫn mà mọi người đang thực hành. Con người làm cho sự kiên nhẫn thành xấu xa, là giả tạo chứ không còn là nguyên thủy nữa, là kềm chế hoặc kiểm soát. Sự kiên nhẫn đó không là nguyên thuỷ. Con người cố bắt chước theo phản ứng của các bậc Giác Ngộ và họ lầm lẫn phát sinh ra cái “kiên nhẫn” giả tạo này. Nhìn từ bên ngoài, kiên nhẫn của người đã Giác Ngộ và của người thường giống như nhau. Không thể phân biệt được một cách dễ dàng. Nhưng sâu trong đáy tim của mỗi người, nó là hai sự kiện hoàn toàn khác biệt.
Sự kiên nhẫn này tuyệt đối không phải là sự kiên nhẫn mà mọi người đang thực hành. Con người làm cho sự kiên nhẫn thành xấu xa, là giả tạo chứ không còn là nguyên thủy nữa, là kềm chế hoặc kiểm soát. Sự kiên nhẫn đó không là nguyên thuỷ. Con người cố bắt chước theo phản ứng của các bậc Giác Ngộ và họ lầm lẫn phát sinh ra cái “kiên nhẫn” giả tạo này. Nhìn từ bên ngoài, kiên nhẫn của người đã Giác Ngộ và của người thường giống như nhau. Không thể phân biệt được một cách dễ dàng. Nhưng sâu trong đáy tim của mỗi người, nó là hai sự kiện hoàn toàn khác biệt.
Tuy tức giận vì một người nào đó “mạ lị” ta; vì muốn tỏ ra kiên nhẫn nên ta quyết định không phản ứng. Và rồi cứ tiếp tục giữ nụ cười trên mặt và nói chuyện với người đó một cách đàng hoàng tử tế. Nhưng trong lòng, ta đang sôi sục vì giận dữ. Đây là một cực hình. Ta không thể thật sự cảm thấy bình an và yên tịnh nếu phải đè nén giận dữ như vậy. Sớm hay muộn....cái rắc rối thực sự sẽ xẩy ra khi ta trở nên ít “nhậy cảm” hơn hay “ngủ quên” trên cảm giác này. Gần như ta đã cố ép, giấu mất cái cảm giác này vào trong tiềm thức hay vô thức và vẫn có thể vui vẻ vì không cần phải phản ứng khi bị ai mạ li. Đây là một hành động ngu ngốc, vì ta đã lừa dối chính ta. Chưa nắm vững được vấn đề mà đã vượt bỏ nó, việc làm này như là mang giấu rác rưởi dưới tấm thảm. Chỉ những người bình thường mới thực hành “kiên nhẫn” như thế này. Làm vậy như ta đang xây dựng một cái núi lửa mà chính ta cũng không biết ngày nào nó sẽ nổ tung ra.
Việc thực hành “kiên nhẫn” như vậy trông thì quả là cao quý trong xã hội của ta, nhưng trong con mắt của người Thức tỉnh, đó là một hành động rất ngu xuẩn. Đây là một trong những lừa đảo tinh xảo của tâm suy luận và tâm suy luận đang giam giữ ta trong đó.
Achema – Malaysia 2008
Achema – Malaysia 2008
Kim Morris lược dịch November 2011
No comments:
Post a Comment