Sự Chết (8)
Ta hãy tiếp tục về đề tài này.
Cuộc
đời thì không chắc chắn nhưng cái chết thì chắc. Không ai
có thể là ngoại lệ do đó điều cần thiết là phải hiểu về thực tại của sự
chết. Một cách bất hạnh, chết lại là một hiện tượng bị hiểu
lầm nhất. Căn bản đầu tiên về sự hiểu lầm của người ta là.... một số người
tin tưởng sự chết là giai đoạn sau cùng của sự sống. Đó là vì có ít người
hiểu cuộc đời là gì. Nên phần lớn sẽ sinh ra sợ hãi. Một vài xã hội như của
người Trung Hoa đã làm cho chữ “chết” trở thành một danh từ xấu xa và
không thể nói ra. Hồi Wee còn nhỏ....anh ta đã không được phép nói chữ
“tử” trong bữa ăn trưa hoặc bữa cơm tối. Những người trưởng thượng sẽ
nhìn anh ta với những cặp mắt tròn xoe giận dữ.
Chết
là cánh cửa ngăn chia hai cuộc sống; một bị bỏ lại phía sau và một
đang chờ đợi ở đằng trước. Trong thực tại, chết không là một cái gì xấu
xí nhưng vì ảo ảnh và sợ hãi nên con người không muốn ngay cả nghe tới
chữ chết. Sự sợ hãi này sở dĩ nổi dậy vì họ luôn luôn nhìn thấy có
người nào đó chết. Và người ta lại không nhận biết được cái chết bằng
sự học hỏi chính bên trong cơ thể của họ. Như một người nhìn vào tình yêu
từ bên ngoài. Không hoàn toàn dính dấp vào với tình yêu, cho nên làm sao
mà có thể hiểu được tình yêu. Cũng có thể những gì họ nhìn thấy là những biểu
tượng của tình yêu nhưng không phải là tình yêu chính nó. Cùng một đường lối
như vậy, khi nhìn vào sự chết, ta sẽ chỉ biết con người mà thường vẫn nói và vẫn
bước đi không còn làm được những việc đó nữa; mà chỉ là một cái xác nằm trơ ở đó,
thay vì một cơ thể linh động.
Thực ra một trong những trò chơi ta tham dự là được sinh
ra trong hành tinh trái đất này để học cách
chết như thế nào. Nhưng không
biết sao ta đã bị lạc đường....và phát sinh quá nhiều quan niệm sai lầm về
sự chết. Cho nên một số người nhìn cái chết thành như kẻ thù của
họ. Và họ chiến đấu chống trả với cái chết. Đây là một căn bản khác của
nhận thức sai lầm mà đang luôn luôn xảy ra. Con người chấp nhận cái chết
như là một kẻ thù của cuộc đời.
Những
người cố dùng nỗ lực chống cự lại cái chết vì họ nghĩ rằng....
chết là huỷ hoại cuộc đời này và sự chết là đối ngược với cuộc sống.
Như thế là họ đang chống chỏi với chính nguồn gốc của họ, họ đang
chống chỏi lại định mệnh của họ. Thực tại họ đang chống trả lại một việc
mà sẽ phải xảy đến. Toàn thể cuộc chiến đấu là ngược ngạo bởi vì
sự chết là không thể tránh né được.
Nếu
có thể hiểu biết về xuất thần, thì ta sẽ chấp nhận cái chết một cách thật dễ dàng và chết chẳng là cái gì cả; đó chỉ là một tiến trình cuả sự “luân chuyển”. Từ đó ta có thể nhìn vào sự chết như là một
trạm “nghỉ ngơi” trước khi đi lên một con tầu khác. Hoặc có lẽ ta cũng chấp
nhận cái chết như là sự nghỉ ngơi cuối cùng và không còn thích thú
tham dự trò chơi này nữa. Ta về hưu.
Cả
ngày đã làm việc nặng nhọc; buổi tối về nhà và ở chỗ đó ta ngủ, ta
nghỉ ngơi. Cuộc đời giống như ban ngày và sự chết sẽ giống như ban đêm.
Rồi
sáng ra, ta sẽ khoác lên mảnh vải khác và lại đi làm. Ta sẽ có mặt trên
hành tinh trái đất này một lần nữa và một lần nữa cho tới khi ta chắc
chắn chết hay nhập đại niết bàn. Chuyện này chỉ có thể xẩy ra khi ta
hiểu biết được sự Tuyệt Đối ....không có suy nghĩ.... không có tâm trí....không
còn ngã....không có tham lam...không còn sân hận...và không còn ảo
tưởng....
Bây giờ trễ rồi... đến giờ đi ngủ...và sẽ tiếp tục sau.....
Achema – Malaysia 2008
Kim
Morris lược dịch December 2011
No comments:
Post a Comment