Friday, December 9, 2011

Achema - God creates Human Beings


Thượng Đế tạo ra loài người.

“Thượng Đế” hay (God) chỉ là một “nhãn hiệu” (label) mà những người đã giác ngộ thời xa xưa xử dụng. Tiếc thay, không có danh từ hay ngôn ngữ nào có thể được dùng để giải thích sự Giác Ngộ cho chính xác được. Sự giác ngộ cần phải đạt được từ chính kinh nghiệm của mỗi cá nhân riêng biệt, chứ không thể do sự dẫn giải của danh từ hay ngôn ngữ.

Vì nguyên lý về “Thượng Đế” này rất khó giải thích bằng ngôn từ nên nhiều người dùng tâm suy luận để cố tìm hiểu cho nên nó trở nên nhầm lẫn và bao nhiêu chuyện lạ lùng đã xẩy ra chỉ vì rắc rối này. Nếu ta chú tâm vào, thì thấy việc Thượng đế tạo ra loài người còn có thể hiểu được từ một phương diện khác.

Như:

Nếu chúng ta dùng nhãn hiệu Thượng Đế cũng như là Phật tính, và mọi người trong nhân loại, một ngày nào đó, đều có thể trở thành Phật hay Thượng đế. Con người chỉ có thể trở thành Phật khi họ sống trong từng khoảnh khắc một mà không vướng lo về quá khứ hay tương lai. Họ không bao giờ còn bị mắc kẹt trong mạng lưới của quá khứ hay tương lai. Vì thế trên căn bản họ được tự do thoát khỏi cái “không gian và thời gian” hiện tại (ý niệm về không gian và thời gian là sản phẩm của tâm suy luận). Điều này làm cho họ có thể vượt hẳn ra ngoài không gian với thời gian và sống trong một “chiều dạng” khác của thế giới

Điều này được Đức Phật Cồ Đàm giảng dạy trong sự “Quán niệm” hay (Sati) và ta cũng có thể học được từ dấu Thập Tự Giá (the Cross). Đường ngang của Thập tự giá tượng trưng thế giới ta đang ở hiện tại, cánh trái là quá khứ và phải là tương lai. Giữa hai khoảng không gian với thời gian của quá khứ và tương lai là một đường thẳng đứng cắt ngang. Đường thẳng này là biểu hiệu của một chiều khác của thế giới vượt ra ngoài không gian và thời gian. Đây là sự sống trong “Hiện tại” hay cũng là sự “Sống trong từng khoảnh khắc một”.

Vì lý do một ngày nào đó ai cũng có thể trở thành Phật hay Thượng đế, nên coi như Thượng Đế đã gián tiếp tạo ra loài người, và loài người cũng là một phần của Thượng đế. Điều này nghe có vẻ mông lung....nên ta phải đi vào thêm chi tiết.

Khi một người được “Giác Ngộ”, người đó thành hoà đồng với vũ trụ, vũ trụ này và người đó trở thành “Một”. Giữa vũ trụ và họ không có gì khác biệt, như một giọt nước nhỏ lạc lối rơi trở lại biển nhà. Giọt nước nhỏ nhoi này vẫn còn mang ý nghĩ là nó không giống biển cả. Dù cho những giọt nước này trôi vào với sông và hội nhập với biển cả nó vẫn chưa nhận thức ra nó là một phần của biển, vẫn khăng khăng cho nó chỉ là một giọt nước nhỏ bé. Thực tế, giọt nước này đã được tạo ra khi nước biển bốc hơi; (cũng giống như khi Thượng Đế đã tạo ra con người), bị tách rời khỏi biển đi qua những cuộc hành trình dài dẵng trước khi trở về lại với biển.

Cái suy nghĩ ảo tưởng là con người khác biệt với vũ trụ là từ “tâm suy luận”, và cái suy nghĩ đó ngăn chận mọi cá nhân và cản trở sự tiếp nối với Phật tính hay Thượng đế.

Sự kiện này làm cho mọi người lạc lối và lầm lẫn. Con người đang “lục lọi và tận lực cố gắng tìm sự Thật” nhưng thực sự họ không hiểu phải làm gì cả. Ta không thể dùng “tâm suy luận” để hiểu cái sự Thật này vì sự Thật nằm bên ngoài biên giới suy tư của tâm suy luận. Giác ngộ nằm bên ngoài tâm trí và thân, và sao ta lại dùng tâm trí để hiểu Giác ngộ? Cho nên cái ngón tay chỉ mặt trăng hay một mẩu chuyện nhỏ cần đến để diễn tả một cái gì mà không thể dùng một ngôn ngữ hay danh từ nào giải thích cái đó một cách thỏa mãn được.

Cũng đừng dùng tâm suy luận để cố hiểu thư (email ) này. Không thể áp dụng cách đó được. Phải cố dùng tình cảm để tìm hiểu nó, từ đó mới có thể cảm nhận được sự chuyển động, sự bừng dậy của năng lực trong thư (email) này.

Achema – Malaysia - 2008
Kim Morris lược dịch - July 2011

          

No comments:

Post a Comment