Thursday, February 23, 2012

Achema - Zen - Dualistic Mind


Thế giới của Tâm Nhị Nguyên.
Ta thường nghe các nhà triết lý Phật học bàn luận hoặc bàn giải về triết lý nhị nguyên. Thế giới nhị nguyên, hay là thế giới hai mặt. Thí dụ điển hình cụ thể như hai mặt của một đồng xu. Khi đứng dưới gốc của một cái cột trụ, thì đầu trên kia của cột trụ là đỉnh cao nhất. 
Từ trên đỉnh của ngọn núi nhìn xuống, chân núi chôn sâu trong đất.  Đỉnh núi và thung lũng xung quanh sườn núi đâu phải là hai thể riêng biệt.  Chúng chỉ là hai phần của chung một thể. Thung lũng sâu là do ngọn núi trồi lên cao.  Núi có được vì có sự hiện hữu của thung lũng.  Núi không thể có ngoài thung lũng.  Đúng không?  Ngoài danh từ, thực tại, chúng chỉ là hai đầu của một cột trụ.
Thân cây thông muốn với lên tận trời mây phải có rễ chôn thật sâu trong lòng đất.  Chiều cao hay chiều sâu chỉ là hai kích thước của một vật, nhưng cùng một tỉ lệ.
Con người luôn luôn có sự lựa chọn giữa hai sự đối chọi của một vấn đề.  Họ muốn bảo tồn lẽ phải, từ bỏ lẽ trái.  Họ tìm kiếm cái đẹp, loại bỏ cái xấu.  Họ muốn có thiên đàng, chạy trốn địa ngục. Tiến tới nơi có ánh sáng, ra khỏi bóng tối.  Họ khao khát khoái lạc, không thích đau đớn.  Họ chia sự kiện ra làm hai phần, phần này đối chiếu phần kia.  Từ sự lựa chọn mới sinh ra đối kháng và từ đó sinh ra bất bình, bất mãn, đau khổ về tinh thần.
Có những người cho rằng con đường đạo của họ là chân lý.  Họ phản đối các giáo phái khác và cho rằng những người đó đi sai đường. Những người như vậy là không hoàn tất, hiện hữu.  Vì sao. Vì con đường họ chọn luôn luôn lừa tâm họ; con đường họ tránh né sẽ luôn luôn theo réo họ.  Họ không thể nào dẹp bỏ hết những gì họ không muốn, không ưa thích.
Khi một người càng cố dẹp tính dục, thì tình dục của họ càng tăng trưởng.  Do đó, một tôn giáo dạy người ta dẹp bỏ tính dục, thì lại càng gây ra sự ám ảnh của tình dục. Người nào càng cưỡng bỏ tính dục, là gián tiếp từ chối một phần của thể xác của mình. 
Chỉ có một phương cách hay nhất là chuyển hoá năng lực của tính dục .  Như vậy thì không phải chống cự với nó nữa.  Từ lâu ta vẫn coi tính dục là kẻ thù không đội trời chung. Nên chuyển hoá năng lực này và biến nó thành một người hợp tác, thay vì kẻ thù.
Thật sự, ai cũng luôn luôn có cơ hội đổi bạn, đổi đồng hành. Không ai có thể hiểu được kẻ thù rõ ràng. Muốn hiểu biết một vấn đề gì, điều thiết yếu, thiết tưởng, phải làm bạn với nó.
Chiến tranh và hoà bình cũng vậy. Ai cũng luôn luôn muốn gìn giữ hoà bình, loại bỏ xung đột và đấu tranh.  Về vấn đề này có vẻ như chúng ta không thể hành động mà không có sự lựa chọn.  Sự thật là thế giới đầy những mâu thuẫn và biện chứng. Thế giới này là một bản nhạc soạn cho hoà tấu với những nốt nhạc nhịp điệu đối chiếu khác nhau. Phải có những nốt trầm, nốt cao vút... Và không phải toàn là những nốt nhạc đơn thuần.
Chỉ khi lìa cuộc đời này, người ta mới tìm được một nốt độc đáo cho riêng cá nhân họ.  Cuộc đời này là tổ hợp của những nốt nhạc không cùng một điệu. Hãy tự đặt câu hỏi sao có thể kinh nghiệm hoà bình nếu không bao giờ có chiến tranh?  Nếu không có bệnh hoạn sao biết có sức khoẻ là thế nào.
Con người ngu ngơ về vấn đề này.  Từ lúc còn nhỏ, họ đã được tập cho cách phân biệt và lựa chọn.  Càng phân biệt, càng bị tách rời khỏi toàn bộ của sự tồn tại.  Đây chính là lúc con người lạc đường.
Những người hay nói đến đạo đức là những người chỉ nhìn thấy những mảnh vụn nhỏ... Nhiều người có tâm đạo nghĩ như vậy.  Người có ý nghĩ như vậy luôn luôn sống trong xung khắc của nội tâm:  giữa tốt và xấu.  Một người đạo đức rất lấy làm hài lòng khi họ lên án cái xấu, cái ác.  Như vậy sự quan tâm tới cái thiện mỹ của họ chỉ là tiêu cực .  Có những vị thánh lấy làm vui khi họ lên án kẻ “có tội”. Vì nếu không, sao họ có cảm nghĩ là họ thánh thiện hơn người.  Phải chăng sự hạnh phúc được lên thiên đàng dựa vào sự kết án của một người phải bị đoạ xuống địa ngục?  Nếu Cõi Tây Phương Cực Lạc không hiện hữu, chỉ có riêng trong Kinh Điển; hoặc khi người ta khám phá ra cảnh địa ngục cũng chẳng có thực, chắc họ cũng không muốn tạo dựng công đức, làm phước thiện chi cho uổng công, uổng của.
Cái hạnh phúc, giầu có của một người này là sự hy sinh khổ cực của người kia.  Sự thoả mãn của một người vô tội không do sự tốt đẹp tự nhiên đưa tới, mà nó là do sự đau khổ của kẻ có tội.  Khi con chiên trở thành người toàn hảo ông thánh sẽ mất đi hết sự hấp dẫn lôi cuốn và không còn được tôn sùng. Ông ta lập tức trở thành không đáng kể.
Toàn bộ vũ trụ tạo lập bởi đối chiếu, đối lập, nhưng chúng lại khắng khít bổ xung lẫn nhau. Như nhận xét cho ta thấy, cái gì chúng ta cho là xấu, thực ra nó chỉ là một cực điểm của cái gọi là đẹp và tốt.
Những ai bám víu vào tính nhị nguyên, phân biệt, là những người tu tưởng còn thiếu sót, vì họ chỉ chọn một nửa của sự thật và họ chỉ hiện hữu trong nửa phần này của thế giới.
Achema – Malaysia 2009
Kim Morris lược dịch May 2011

Sunrise over Buenos Aires

Achema - Zen - Talking about Ourselves


Thảo Luận về Chính ta

Có những người chỉ làm đúng theo những gì có ghi chép trong sách vở, bài viết, hay theo những gì họ nghe được từ những bậc thầy nổi tiếng, hoặc làm theo lời nói của những nhà tu hành có tiếng tăm phán xét về bất cứ vấn đề nào đó, và rồi từ đó họ cứ lập lại những ngôn từ đó như một con vẹt mà không hề có một chút kinh nghiệm cá nhân về những vấn đề đó cả. Những người này ở đầy rẫy xung quanh ta và ta cũng có thể tìm thấy họ ở bất cứ nơi khác. Họ nói như một con vẹt hay như một băng thu thanh, Tất cả những lời nói của họ lấy nguồn từ những lời nói, từ những kinh nghiệm của người khác và không hề có một cái gì do chính tự họ khai triển ra.

Một người bệnh đang nằm trên giường không thể giúp người bệnh khác, người mù không thể giúp kẻ mù khác. Những kẻ đang ngụp lặn trong bóng tối không thể dìu dắt người khác ra chỗ có ánh sáng được. Những người chưa hề biết mùi vị của sự bất tử (xuất thần), không có cách nào giúp người khác buông bỏ sự sợ cái chết. Những người không sống đầy đủ trọn vẹn và xứng đáng, những người chưa từng có những câu hát chân thật xuất phát từ trái tim của họ, những người chỉ có những nụ cười gượng gạo trên môi không thể giúp cho kẻ khác trở thành chân thành và thuần tuý được. Họ chỉ là những người đạo đức giả, giả vờ, không thể giúp người khác trở thành chân thực.

Những người chưa hề biết đến bản thân của chính mình, không hiểu biết gì về chính họ, không có một ý tưởng gì về chính cá nhân của họ........những người vẫn còn bị mất trong nhân cách, cái nhân cách giả dối do xã hội tạo ra........không thể giúp cho người nào khác tìm biết đến chính kinh nghiệm cá nhân của họ được. Cho dù họ làm với tất cả chủ ý tốt, điều đó vẫn thật giản dị không thể thực hiện được.

Nếu ngọn lửa cuộc sống của ta chưa được thắp sáng, sao ta có thể làm cho ngọn lửa của người khác bùng cháy lên được? Ta phải đốt ngọn lửa của ta cho bừng lên; rồi sau đó mới làm cho lửa của người khác cháy lên. Nếu ta đang bừng cháy, lửa bốc rực rỡ, thì ta mới có thể làm cho đám cháy đó loang rộng ra xa khỏi tầm ước muốn của ta... Điều quan trọng trước tiên là ta phải tự bừng cháy lớn.

Ta phải có đôi mắt sáng thì mới dẫn được người mù đến cho y sĩ.......không có cách nào khác hơn. Ta chỉ có thể chia xẻ với người khác những gì mình có. Nếu ta đang đau khổ, ta chỉ chia xẻ nỗi buồn với người khác. Và khi hai người cùng đang đau buồn gặp nhau, sự khổ sở không những chỉ tăng gấp đôi, nó tăng trưởng nhiều hơn nữa . Chuyện này cũng xảy ra y hệt với hoan lạc, với tất cả những kinh nghiệm khác của ta.

Ta muốn thế giới này là như thế nào, thì trước hết ta phải làm người mẫu dẫn dắt. Ta phải tự trải qua thử thách của lửa trước và dùng chính kinh nghiệm cá nhân đó để chứng minh triết lý cuộc đời. Không thể cứ tiếp tục bàn cãi xuông về vấn đề này. Lý luận và tranh luận không giúp ích được gì; chỉ có kinh nghiệm của chính bản thân mới mang tới cho người khác mùi vị của tình thương yêu, của thiền định, của sự tĩnh lặng, hoặc của tôn giáo.

Trước khi ta tự học hỏi kinh nghiệm, đừng cố gắng giúp cho ai cả….....vì đơn thuần như thế chỉ làm cho người khác rối loạn thêm hơn. Họ đã bị rối loạn rồi. Bao nhiêu thế kỉ qua truyền thống liên tục đã làm cho con người bị rối loạn. Ta sẽ tử tế vì không giúp đỡ một ai, vì sự giúp đỡ của ta sẽ thành rất nguy hiểm; sự giúp đỡ của ta chỉ làm cho người khác thêm nguy kịch.

Trước tiên phải tiến vào con đường ta phải đi, học hỏi kinh nghiệm về nó, hiểu rõ con đường đó đưa tới đâu....... sau đó ta mới có thể nắm tay người khác dắt họ đi cùng đường. Và hãy để cho họ tự học hỏi bờ bên kia. Đôi khi ta thấy rất là khó truyền đạt tư tưởng trên thế giới này. Ta phải học cách truyền thông những kinh nghiệm riêng để khi người khác cảm nhận, họ hiểu chính xác qua ngôn từ điều gì ta muốn diễn tả; nếu không, khi ta nghĩ ta đang chia xẻ ngọt bùi nhưng ngược lại nó trở thành thuốc độc trong cuộc sống của người khác. Họ đã bị đầu độc quá nhiều rồi.

Tốt hơn là hãy tự làm cho chính ta trong sạch trước, làm cho cặp mắt ta trong sáng hơn để nhìn được rõ hơn, rửa sạch tất cả bụi bậm và ta có thể nhìn với đôi mắt không bụi bám. Có thể........và chỉ có thể thôi.....khi đó ta mới có thể giúp cho người khác. Ham muốn giúp đỡ là tốt, nhưng điều tốt lành không chỉ xảy đến từ những ham muốn tốt.

Có cả triệu người đang ra tay giúp đỡ người khác với dụng ý tốt, dậy dỗ khuyên bảo người khác.......... họ không màng đến một điều thực tế đơn giản nhất là họ đã không làm theo những lời khuyên bảo cho chính họ. Vì những lời khuyên răn người khác mang đến cho chính họ niềm vui quá lớn......... được như thế ai cần phải làm theo lời khuyên của chính mình?

Niềm vui trong sự khuyên răn người khác là rất tinh tế, là một niềm vui vị kỉ. Người nhận lời khuyên trở thành ngu dốt; trong khi người cho thành thông thái. Lời khuyên là thứ độc nhất ai cũng thích cho chứ ít ai muốn nhận. Dù cho đó là lời khuyên tốt nhưng ít khi nào người ta nhận bởi vì nó đến từ những người không hiểu biết gì cả.........tuy họ không hề có ý tưởng xấu nào trong đó.

Ta nên nhớ, trong bản tính thật tự nhiên, nếu ta muốn thay đổi thế giới ta phải thay đổi chính ta trước. Cách mạng phải xảy ra ngay tại chính trong ta trước. Khi đó ta mới có thể truyền được hơi nóng ấm tới tim người khác. Chuyển động phải xảy ra cho chính ta, rồi sau đó sẽ thấy phép lạ mầu nhiệm.......người khác cũng bắt đầu chuyển động cùng nhịp điệu đó với ta...............

Achema – Malaysia 2009
Kim Morris lược dịch March 2011


Planet Population is Plentiful  

Achema - Ego & Pride

Cái Tôi và Niềm tự hào

Ta hãy đào sâu vào các hành vi thuận lý của tâm trí .
Như chúng ta đều biết, cái ngã giả tạo hay là cái "Tôi" và "Niềm Tự hào" cần sống còn. Đa số con người ta không thể sống mà không bám víu vào cái Tôi và sự Tự hào này. Cái Tôi này cần phải có năng lượng hỗ trợ để sinh tồn. Năng lượng này từ đâu tới? Một trong những đường lối của năng lượng này là cách “tiếp tục so sánh với người khác”.

Một khi đã có sự so sánh với người khác rồi, con người sẽ tiến tới sự phê bình. Tại sao phê bình ? Chê người khác là bệnh hoạn hay xấu xa là đơn thuần làm cho cái Ngã của họ cao giá lên thôi. Một khi ta có thể nói người này dở tức là ta đã có so sánh với người khác khá hơn. Có lẽ khi nói họ là dở thì đồng thời ta gián tiếp cho họ biết rằng chính ta là tốt. Thật hiếm có khi một người biết mình không tốt mà còn dám phê bình người khác là dở. Với nguyên tắc này........ nếu ta chê bai người nào đó rõ ràng là bệnh hoạn, tức là ta đã gián tiếp nói cho mọi người biết ta đương nhiên khỏe mạnh.

Tại sao người ta cần có những phê bình như vậy? Thật giản dị.......Cái Tôi cần sự “so sánh”, và đây là một hành vi thông thường của cái Tôi, vì cái Tôi cần có loại “thức ăn” này để sinh tồn. Đây là một năng lực làm khích động cho cái Tôi. 

Cứ tiếp tục so sánh với người khác. Có khi loại năng lực khích động này sẽ mang con người đến sự đói khát quyền lực, đến thành người toàn hảo, và con người luôn luôn đắm chìm trong tình trạng và lĩnh vực so sánh. Họ tự trói buộc vào thế giới điên đảo, và tâm trí của họ chỉ có “Mục tiêu và Thành công”. Căn bản là phần lớn những người đó không thỏa mãn với chính họ và cứ tiếp tục làm việc cực nhọc hơn trong chiều hướng này, hướng nặng về một tương lai hão huyền mà không bao giờ họ có được. Nếu một người nào đó sống cho tương lai như vậy, chắc chắn là họ không sống từng khoảnh khắc này đến khoảnh khắc kia trong hiện tại của họ.

Cho dù đang ở bất cứ nơi đâu, những người đó vẫn tiếp tục làm việc với cái tâm so sánh của họ. Mỗi khi tìm thấy có ai yếu kém hơn thì lại càng làm cho cái Tôi của họ tăng trưởng lên một cách dễ dàng hơn; nếu thấy ai hơn, thì đây cũng là cái cớ làm cho họ hoặc cảm thấy tự ti mặc cảm hoặc phải tự cố gắng hơn nữa để đạt tới mức ngang hàng với người đó. Tại sao những chuyện như vậy có thể xẩy ra? Tại sao con người cần phải tạo ra những sự căng thẳng không cần thiết cho cuộc sống của họ? Đây là một trong những con đường con người tạo ra những khổ đau cho cuộc sống mà chính họ không tự nhận thức được. Tất cả những hành động này sẽ làm cho con người lạc mất con đường về nhà, họ sẽ phải phấn đấu với tình trạng lầm lẫn này thật lâu trước khi họ có thể phát giác ra được; có nhiều người sẽ không bao giờ nhìn thấy sự lầm lẫn đó trong suốt cuộc đời của họ.

Achema – Malaysia 2009
Kim Morris lược dịch April 2011

APEX Shows a Star-forming Filament in Taurus

Monday, February 20, 2012

Achema - Intelligence Vs. Memory

                                     


Sự Thông Minh với Trí Nhớ

Khi ở chung với một ông Thầy, nếu để ý người ta có thể nhận thấy những rắc rối nội tâm hay rác rưới của chính họ sẽ bị nổi bật ra ngay. Càng ở lâu trong “trạng thái trống rỗng” này mọi tư tưởng “ô nhiễm” sẽ càng hiện lên rõ ràng hơn. Ông Thầy giống như một mặt gương, chỉ phản chiếu cái thực tại và không ai có thể gian dối được với tấm gương đó. Và cũng không ai có thể phá hỏng được cái hình ảnh trung thực trong gương. Nếu nhìn trong gương thấy hình ảnh của chính mình thật quá xấu xí, người ta có thể đập vỡ gương nhưng vẫn không thể nào làm cho cái “xấu xí” đó thay đổi.

Người ta hành động như vậy trong suốt cuộc đời theo nhiều đường lối khác nhau. Bất cứ cái gì phản ảnh lại thực trạng của chính mình, ai cũng đều muốn tránh bỏ vì những hình ảnh đó không thể chấp nhận được và cũng không làm cho mấy hứng thú. Ở gần ông Thầy, đôi khi có thể tự cảm thấy mình như một người chậm tiến, hay như một đứa trẻ chậm phát triển, nhưng đừng cố gắng giải thích hay biện hộ bằng bất cứ cách nào, vì mọi lời giải thích đều phát xuất từ cái tính ngã mạn và sự tự hào của chính ta. Hãy chấp nhận sự kiện đó là sự Thật. Đây không những là sự thật của chính mình; mà còn là sự thật của nhóm người chưa được giác ngộ nữa. Những người nếu có thể thấy mình là kém trưởng thành thì thật may mắn, bởi vì chính nhận thức này sẽ đem họ vượt ra khỏi mặt phản chiếu của tấm gương mà không phá vỡ nó.

Việc Chúa Jesus bị đóng đinh trên cây thập tự giá đã không giúp gì được cho người Do Thái....bởi vì Chúa chỉ là một tấm gương. Ngược lại, tâm linh của những người Do thái đó vẫn tiếp tục chậm phát triển và ấu trĩ. Vì không còn ai bảo cho biết họ là ai và đang ở đâu. Họ đang ở trong một nhóm cùng loại với những đứa trẻ chậm mở mang. Khi cảnh giác được mình chậm mở mang ở một chỗ nào đó, biết được là cái tri thức của mình bị một chướng ngại nào đó ngăn chận lại, thì cái chướng ngại này có thể được dẹp bỏ. Đúng thực như vậy, ngay khi người ta cảnh giác được là có chướng ngại, thì ngay khi đó cảnh giác đã dẹp bỏ được chướng ngại đó đi rồi. Cảnh giác này đem đến sự chuyển hoá; đây là lý do tại sao Đức Phật Cồ Đàm dậy ta về chánh niệm để không phải là chỉ sau khi đã nhận thức được điều gì rồi người ta mới phải làm một hành động nào đó để thay đổi. Người ta chỉ có thể biết được cái thực tại này qua chính kinh nghiệm bản thân mà thôi.

Nếu nhận thấy tâm trí của mình còn non nớt, người ta có thể cũng nhận thấy thêm họ không là cái tâm trí vì nếu không, ai là người thấy cái tâm trí đó còn non nớt? Có cái gì đã vượt ra ngoài cái tâm trí... đó là “người canh gác”. Canh gác cái tâm trí, nhưng đừng quên người gác, vì cái thực tại lúc đó đã tập trung tại người canh gác, chứ không còn ở trong tâm trí nữa. Và người có nhiệm vụ canh gác luôn luôn là người đã thành người hoàn toàn, đã trưởng thành, đã tập trung tri thức. Không cần phát triển thêm nữa. Khi con người ý thức được tâm chỉ là một dụng cụ dùng làm nhân chứng cho phần “hồn”, thì không còn có một rắc rối nào nữa, cái tâm có thể được xử dụng theo đúng công việc của nó.

Lúc này giống như ông Thầy đã thức giấc, và người tôi tớ có thể được thầy đòi hỏi làm bất cứ việc gì cần thiết. Nhưng trong điều kiện thông thường, và khi ông thầy còn đang yên ngủ, người canh gác bị bỏ quên, và kẻ hầu hạ (tâm suy luận, cái tôi hay sự tự hào) trở thành ông thầy. Người tôi tớ dù sao cũng vẫn là người tôi tớ, chắc chắn không được thông minh rồi.

Con người luôn luôn cần phải được nhắc nhở cho biết sự thông minh nằm trong sự cảnh giác của tri thức và trí nhớ là của tâm suy luận. Trí nhớ không thể ngang hàng với trí thông minh. Nhưng bất hạnh thay, một số trường trung hay đại học nào đó không cố gắng tìm hiểu về sự thông minh của học trò; mà chỉ cố gắng tìm xem ai là người có thể ghi nhớ nhiều hơn. Bây giờ chắc người ta phải biết rất rõ ràng cái RAM (random access memory) trong máy vi tính chỉ là một chỗ chứa các điều cần nhớ, cái RAM này không có một chút thông minh nào.

Thế nhưng qua hàng ngàn năm rồi sự hiểu biết lầm lẫn vẫn còn đó, và còn đang tiếp diễn, vì hễ có ai sinh ra với một trí nhớ khá tốt, thì người ta vẫn cứ cố gắng coi người đó là rất thông minh. Thực ra là không phải như vậy, vì đây là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Người ta có thể thấy nhiều người có trí nhớ phi thường nhưng lại không được thông minh, và ngược lại cũng có thể thấy những người có trí nhớ rất kém cỏi nhưng lại rất thông minh. Thí dụ điển hình là ông Thomas Alva Edison.

Và để học hỏi được thế giới nội tâm, người ta cần có một trí thông minh chứ không cần đến trí nhớ. Trí nhớ không liên quan gì tới việc học hỏi đó cả. Đúng vậy, nếu muốn là một học giả về tôn giáo, một giáo sư dậy về tôn giáo, hay một học giả giỏi về lý luận, thì có thể chỉ cần thuộc lòng những kinh điển và rồi có thể phát huy cái tự cao và ngã mạn vì hiểu rộng biết nhiều. Nhiều người khác cũng sẽ nghĩ người đó có trình độ hiểu biết rộng rãi, nhưng bề sâu bên trong, trí nhớ của họ chẳng qua chỉ là sự ngu muội.

Trước mặt ông Thầy, không ai có thể giấu diếm được sự ngu dốt của mình. Bằng mọi đường lối thuận tiện, ông Thầy sẽ vạch cái ngu muội đó ra cho nhìn thấy bởi vì càng mau chóng nắm biết được cái ngu muội đó, người ta càng sớm thoát ra khỏi nó.

Achema – Malaysia 2009
Revision 1 - Kim Morris lược dịch Feb 2012

Friday, February 17, 2012

Achema – Reality is a dream


Thực tại chỉ là giấc mơ

Một người đi tìm chân lý đến gặp ông Thầy. Anh ta hỏi ông thầy một câu nghiêm trọng. Và Thầy trả lời: “Hãy đợi một năm nữa, ta sẽ trả lời cho anh. Nhưng trong suốt một năm chờ đợi này, anh phải theo sát bên ta, bất cứ ta nói điều gì, không được tranh luận và cũng không được thảo luận. Xếp bỏ mọi lý do của anh qua một bên. Chỉ cần theo ta một năm để học hỏi, rồi sau đó, anh có thể hỏi bất cứ điều gì, đưa mọi lý do của anh ra bàn cãi, và ta sẽ trả lời cho anh.” 

Một người phụ nữ đang ngồi sau lưng thầy bật lên cười, tiếng cười làm cho người đi tìm sự thật khó chịu. Anh ta hỏi người đàn bà: “Có chỗ nào không đúng hay sao? “Tại sao bà lại cười ?” Bà này trả lời anh ta : “Đừng bị lừa, ông thầy này là người nói dối. Ông ta đã bảo tôi y hệt như vừa mới nói với anh vậy. Tôi không được hỏi, nên ông ta cũng không cần phải trả lời. Nếu anh muốn hỏi điều gì, thì làm ơn hỏi ngay bây giờ đi.... một năm sau thì trễ quá rồi....” 

Rồi một năm trôi qua, người đi tìm chân lý này đã chờ đợi, đã thiền định, càng ngày anh ta càng trở nên trầm lặng hơn, và rồi từ từ anh ta bắt đầu hiểu tại sao người đàn bà anh gặp trước đây đã bật lên cười.... Câu hỏi tự nó biến mất. Tuy một năm giao hẹn đã đi qua nhưng người đi tìm chân lý này lại cố tình tránh né ông thầy. Vì bây giờ nếu đối diện ông Thầy, anh sẽ không có điều gì để hỏi cả. 

Nhưng ông Thầy vẫn nhớ rõ ràng, trong buổi giảng pháp đúng một năm sau đó; trong khi người đi tìm chân lý chỉ dám ngồi giấu mình sau lưng những người khác; thì trước khi vào bài giảng, ông thầy hỏi tìm người tìm sự thật này, “Anh ấy đâu rồi? Đáng lẽ lúc này anh ấy phải có mặt ở đây; bây giờ là đúng lúc cho anh ta nêu lên câu hỏi và dùng mọi lý do của mình để bàn cãi. Ta đã sẵn sàng để trả lời đây.” Người đi tìm chân lý đứng bật dậy nói: “Thầy thật là một người nói láo, người phụ nữ đó đã nói đúng....bây giờ tôi không có một điều nghi ngờ nào để hỏi thầy nữa...” 

Ông thầy nói: “Chỉ có cái biết là tồn tại... chỉ có biết, không phải là cái được biết hay người hiểu biết. Anh tự nhiên biến mất, sự tìm tòi của anh đã biến mất, câu hỏi cũng không còn nữa, bởi vì những thắc mắc đã có là do chính anh tạo ra. “Tôi đã đang đi tìm”. Tâm suy nghĩ của anh là một phần của sự thiếu hiểu biết của chính anh. Câu hỏi của anh xuất hiện vì việc “Tôi đang đi tìm” này. 

Chúng ta dự định đặt ra đủ loại câu hỏi chẳng qua là vì sự thiếu hiểu biết; sự việc đi tìm chân lý cũng là một phần của sự thiếu hiểu biết đó. Chúng ta mang tiếng là tìm kiếm nó. Nhưng thực tế chúng ta đã cấu tạo “người tự tìm kiếm” này từ chính sự kém hiểu biết. Tất cả chỉ là điên rồ; sự tìm tòi, người đi tìm kiếm, và cái bị tìm kiếm; tất cả chỉ là ảo tưởng. Người đi tìm tòi đã là giả tạo, cái bị tìm là giả tưởng, mọi thứ chỉ là trò đùa của vũ trụ.” 

Đó là lý do tại sao cuộc sống không có mục đích nào....Thượng đế đang đùa cợt với chúng ta. Khi nào có thể hiểu được cái trò đùa này, là lúc ta đang tiến tới trạng thái thứ tư và nhận thấy thế giới này chỉ là một ảo ảnh như một giấc mơ. Ba trạng thái đầu tiên của quả thánh được gọi là trạng thái tỉnh thức, trạng thái thứ tư là giấc ảo mộng. 

Khi người đi tìm chân lý tan biến, toàn thể thế giới cũng biến mất theo giống như một giấc mơ. Không có nghĩa là nó không có đó; thế giới vẫn còn đó nhưng giống như một giấc ngủ mơ; giấc mơ không có thực chất, chỉ là một hiện tượng của tâm thần, chỉ là một chuỗi tư tưởng. Chúng ta bị mắc kẹt trong đó, bị buộc vào trong đó, bị sống ở trong đó.... nhưng thực tại....tất cả chỉ là mộng ảo. 

Tại sao ta gọi một số người là những bậc “Giác Ngộ”....họ tỉnh thức vì họ không để tự bị mắc bẫy trong cái giấc mơ ảo tưởng này. Họ cũng có mặt trong “cái thế giới mơ mộng” như chúng ta vậy, nhưng họ vẫn duy trì được sự tỉnh thức. Họ không sống ở trong giấc mơ này vì họ biết đó chỉ là một tiến trình của tư tưởng. 

Đúng là y hệt như giấc mơ ban đêm vậy, trong giấc mơ, tất cả đối với ta như là thật, ta có thể cảm thấy sợ hãi, giận dữ, vui sướng và v... v... Nhưng khi thức giấc ra khỏi cơn mơ, nhớ lại mới thấy nó chẳng qua chỉ là một giấc mơ đêm. Mọi người nhìn cái thế giới này như là thật, nhưng với cái “nhìn” của những người đã Giác Ngộ, thế giới này chỉ như một giấc mơ đêm vậy thôi. 

Vấn đề là chính ta là người tạo ra giấc mơ này. Tất cả do tâm trí tạo nên, rồi ta trở thành người đi tìm kiếm, trở nên người bị đau khổ, trở thành nạn nhân của chính cái tâm ảo tưởng này. Ta đang sống bên trong thành trì phức tạp của những ảo tưởng đó và học hỏi đủ các loại được gọi là nghiệp, karma/kamma. 

Đó chính là lý do tại sao có người nói: “Thực tại chỉ là một giấc mơ.” 

Achema – Malaysia – 2009 
Kim Morris lược dịch February 2012 

VLT Takes Most Detailed Infrared Image of the Carina Nebula

Achema - Zen - Talking about Selfish

Algae Bloom Satelitte figure 8 1600


Thảo luận về tính vị kỉ
Hầu hết mọi tôn giáo đều dậy phải bỏ đi tính vị kỉ, nhưng Achema sẽ hỗ trợ sự vị kỉ và điều này lại thật trái ngược với tư tưởng của những người bình thường.
Tại sao vậy? Vì tính vị kỉ nằm trong tận cùng tâm khảm của con người, không ai có thể chống đối lại nó mà lại cần phải sống với nó cho đến khi tính vị kỷ này chuyển hoá thành lòng từ bi. Sao tính vị kỉ lại có thể biến đổi như thế ?
Không một ai là không vị kỉ..........ngoại trừ những người đạo đức giả.
Danh từ “vị kỉ” đã chiếm được vị trí liên hệ chặt chẽ với sự phỉ báng, vì hầu hết mọi tôn giáo đều lên án cái tính này. Tôn giáo muốn ta có lòng vị tha. Sao vậy? Để giúp đỡ người khác............
Một người thanh niên trẻ nọ đi đến thành phố tìm việc làm, khi nói chuyện với người mẹ, bà nói, “Con phải nhớ luôn luôn giúp đỡ cho những người khác.” Người con hỏi lại, “Rồi những người khác đó sẽ làm gì?” Người mẹ trả lời một cách thật tự nhiên, “Thì rồi họ sẽ giúp đỡ cho những người khác nữa.” Người thanh niên nói, “"Đây có vẻ như là một chuyện kỳ lạ. Tại sao mình không tự giúp đỡ mình trước mà lại chuyển sang chuyện giúp đỡ cho người khác để tạo ra những chuyện phức tạp không cần thiết? "
Ta cần nhận thức rằng tính vị kỉ là tính tự nhiên. Tính vị kỉ hiện hữu trong mọi cá nhân. Đúng thế, đôi lúc ta chỉ có thể chia sẻ cho nhau qua tính vị kỉ. Khi đang ở trong trạng thái thật vui sướng, ta có thể chia sẻ sự vui sướng đó. Nhưng vào lúc ta đang bị đau khổ lại phải đi giúp cho kẻ khổ đau khác, người mù dẫn lối cho kẻ không thấy đường. Thì khi đó ta có thể chia sẻ được cái gì? Ý tưởng chia sẻ thật nguy hiểm này đã được cổ võ, thi hành qua nhiều thế kỉ.
Trong một trường học nhỏ cô giáo bảo học trò, “Mỗi tuần ít nhất các em nên làm một việc thiện.” Một đứa bé hỏi cô giáo, “Xin cô cho vài thí dụ điển hình về việc thiện. Tụi em không biết thế nào là việc thiện.” Cô giáo nói, “ Thí dụ như, một bà già mù loà muốn băng qua đường; hãy giúp bà ta qua đường. Đây là việc tốt; đây là việc thiện; đây là chuyện đạo đức.”
Tuần lễ sau cô giáo hỏi, “Có ai nhớ làm điều gì cô đã nói với các em không?” Ba học trò dơ tay lên. Cô ta nói, “Như thế này là không được.....gần như cả lớp đã không nghe lời cô. Nhưng ít ra cũng có được ba em làm việc tốt.” Cô quay sang đứa bé thứ nhất, hỏi “ Em đã làm gì?” Nó trả lời “Em làm đúng y như cô dậy: Khi thấy một bà già mù loà, em đã giúp cho bà ta băng qua đường.” Cô giáo nói, “Tốt lắm. Thượng Đế sẽ ban ơn cho em.” Cô hỏi đứa học trò thứ hai, “Còn em đã làm gì?” Học trò thứ hai trả lời, “ Cũng giống vậy.........em đã giúp một bà già mù qua đường.” Cô giáo chợt cảm thấy hơi thắc mắc ........”ở đâu mà chúng nó tìm ra được các bà lão mù này? Đây là một thành phố lớn; có lẽ chúng nó có thể đã tìm được hai bà lão mù”. Cô hỏi học trò thứ ba, cậu ta nói, “ Em cũng làm y như hai đứa bạn đó: giúp cho một bà lão mù mắt đi băng qua đường.”
Cô giáo nói, “Nhưng các em tìm đâu ra được tới ba bà lão mù?” Cả ba đứa đều nói, “Cô không hiểu, chỉ có một bà già mù độc nhất thôi. Và việc giúp bà lão ấy băng qua tới đường bên kia thật quá khó khăn. Bà ta chống trả, đánh lại tụi em, hét lớn và la mắng, vì bà ấy không muốn băng qua đường, nhưng thực tình tụi em chỉ muốn giúp đỡ bà ta, muốn làm một việc nghĩa. Người đi đường tụ lại thành đám đông, họ la tụi em, nhưng tụi em bảo với họ, “Ông bà đừng lo ngại. Chúng tôi muốn dẫn bà lão này băng qua đường. Nhưng bà ta lại không hề có ý muốn qua bên kia đường.”
Chúng ta được dậy phải giúp đỡ người khác, và thâm tâm người dậy bảo đó lại trống rỗng. Họ đã được dậy phải yêu thương người khác........yêu hàng xóm, yêu kẻ thù......nhưng họ lại không bao giờ được dậy cho phải yêu thương chính họ trước. Tất cả mọi tôn giáo, trực tiếp hay gián tiếp, đều bảo đừng yêu mình mà chỉ nên thương yêu người khác. Một người mà đã không yêu thương chính mình thì không thể yêu thương người khác được; họ chỉ giả bộ thôi. Điều căn bản là hãy thực sự yêu thương chính mình trước rồi tình thương dư dả đó sẽ tràn ra ngoài, lan đến với người khác. Chúng ta không phản đối sự chia xẻ, nhưng chúng ta cũng tuyệt đối chống đối sự bất vị kỉ. Để có thể chia xẻ, trước tiên ta phải có một cái gì để chia xẻ. Như thế, ta không bắt buộc phải làm một gì cho ai khác cả..........ngược lại, người nhận một cái gì của ta lại bó buộc ta. Ta phải biết ơn, vì người khác có thể từ chối sự giúp đỡ của ta; như thế là họ thật rộng lượng.
Điểm chính ở đây là mỗi cá nhân đúng ra nên được vui sướng, nên có hoan lạc, nên trầm lặng, hài lòng trước, rồi từ trạng thái thoả mãn đầy đủ đó họ mới bắt đầu sự chia xẻ. Khi ta có quá nhiều, quá dư thừa, ta nặng sũng như một đám mây mưa, thì phải đổ rào đi bớt.
Nếu khát vọng của người kia đã được thoả mãn, neu khát vọng của trái đất được thỏa mãn, đó chỉ là những điều thứ yếu. Nếu mỗi cá nhân có đầy ắp những vui sướng, những tia sáng, sự trầm tĩnh tự chủ, người đó sẽ chia xẻ mà không cần có ai khuyên bảo, bởi vì sự chia xẻ khi đó mới thực sự là niềm vui sướng. Cho đi vui sướng hơn là nhận vào.
Toàn thể hình thức này cần phải thay đổi. Người ta đúng ra không nên được dậy phải có lòng vị tha.......Người có quá nhiều khổ sở...... có thể làm được gì hơn? Người bị u mờ........ có thể làm gì? Người bị mất mát quá nhiều trong đời sống........... có thể làm được gì? Người ta chỉ có thể cho đi cái gì mà họ có. Vì vậy họ chỉ đem những nỗi khổ sở, sự đau đớn, lo lắng, nôn nao ra cho những người mà họ gặp gỡ. Đây có phải là lòng vị tha không?. Không..........tất cả mọi người nên thật vị kỉ...... theo đúng luật tự nhiên........vì nó phải là như thế.
Chúng ta hãy xem thí dụ sau đây:
Mỗi cái cây đều ích kỉ: nó đem rễ tới chỗ có nước; đem chất nước mầu mỡ tới các cành lá, tới những bông hoa và quả. Tàng cây lớn có bóng mát rộng. Khi cây trổ bông, hương thơm của bông toả ra cho mọi người hưởng; người có tên tuổi, người vô danh, những người quen hay kẻ lạ. Khi cây có đầy trái ngon ngọt, cây chia xẻ, mang những trái đó cho mọi người. Nhưng nếu dậy cho cây phải có lòng vị tha, tất cả ba chuyện kể trên sẽ tàn lịm đi (cây không có đủ nước để tự phát triển, èo uột nhỏ bé không cho bóng mát, không trổ bông thơm và không cho ra quả ngọt) như toàn thể nhân loại đã chết rồi...hoặc chỉ còn là những xác chết biết đi. Sự sống không hoàn toàn linh động nữa.

Achema – Malaysia 2009
Kim Morris lược dịch March 2011

Thursday, February 16, 2012

Achema - Zen - Characterlessness


Zen - Không Có Cá Tính

Một người không có cá tính là người không có những câu giải đáp, không có một triết lý nào, không có một tư tưởng dị biệt xác định sự vật phải là như thế nào, và dẫu cho người ấy có là thế nào đi nữa, người ấy cũng vẫn luôn luôn cởi mở. Người ấy là một tấm gương.......phản chiếu. Đã bao giờ ta học được kinh nghiệm như dưới đây chưa? Khi nhìn vào tấm gương, nếu ta giận dữ, tấm gương phản chiếu khuôn mặt giận dữ của ta; nếu ta vui sướng, tấm gương phản chiếu sự sung sướng của ta. Nếu ta xinh đẹp, gương sẽ phản chiếu vẻ đẹp của ta, nếu ta già nua, tấm gương cũng phản chiếu ra tuổi già nua đó. Không thể bàn cãi được với tấm gương vô tri. Như: “Lần trước soi gương tôi thấy còn trẻ và đẹp, hôm nay cũng tấm gương này sao tôi già và xấu xí thế? Thế là nghĩa làm sao? Tấm gương này không trung thực. Tấm gương này không có một cá tính nào cả! Ta sẽ vứt bỏ nó đi!”

Tấm gương không có cá tính. Và người nào có bản chất thật sự thì như là một tấm gương. Zen – Thiền không phán xét. Thiền không đánh giá, không đặt để cá tính cho một ai cả. Vì khi áp đặt cá tính, thì cần phải có định giá.........tốt hay xấu. Để áp đặt cá tính là phải tạo dựng lên cái “nên” và “không nên”; phải đưa ra những mệnh lệnh, những điều răn bảo. Để áp đặt một cá tính, sẽ phải là như ông Moses (Thiên chúa giáo) mà không thể là Bồ Đề Đạt Ma (Phật giáo). Để áp đặt cá tính phải tạo dựng ra sự sợ hãi và tính tham lam. Vì nếu không, ai sẽ nghe theo lời ta? Cũng giống như việc huấn luyện các con chuột trong phòng thí nghiệm..........huấn luyện chúng bằng hình phạt và phần thưởng, cho nên chúng bị bắt buộc phải tuân theo một khuôn khổ nhất định chắc chắn nào đó. Nguyên tắc này đang được dùng trong xã hội, trong tôn giáo và ngay trong hệ thống giáo dục của chúng ta. Đó là những gì đã được mang áp dụng cho chúng ta. Cha mẹ chúng ta đã làm như vậy, các thầy cô cũng làm như vậy, xã hội cũng vậy, các tiểu bang, các quốc gia cũng làm như vậy. Thiền nói: Như thế là đủ rồi, hãy rời bỏ nó đi. Buông bỏ cái vô ý nghĩa này, bắt đầu từ chính ta. Thiền, thay vì mang đến cho ta một cá tính, và lương tâm để thao túng cái cá tính đó; ngược lại nó cho ta ý thức.

Sự khác biệt này phải được chép xuống và ghi nhớ. Tất cả các tôn giáo khác đều cho ta lương tâm. Thiền cho ta ý thức. Lương tâm có nghĩa là, "Điều này là tốt, điều kia là xấu. Nên làm điều này, đừng làm điều kia ". Ý thức có nghĩa là," Hãy làm như tấm gương... ... .. phản ảnh và đáp ứng." Để có tinh thần trách nhiệm không có nghĩa là phải làm theo những quy tắc nào đó; có tinh thần trách nhiệm có nghĩa là phải có khả năng đáp ứng. Thiền làm cho bạn ngời sáng từ bên trong. Không do sự áp đặt nào từ bên ngoài, cũng không do sự vun sới nào từ bên ngoài; thiền không cung cấp cho ta cái áo giáp hay một cơ chế tự vệ. Thiền không bận tâm về chu vi tầm vóc của ta; nó đơn giản tạo ra một ngọn đèn từ trong trung tâm của ta, từ trong tận cùng trung tâm của ta. Ánh sáng ngọn đền đó cứ bền bỉ tăng trưởng ... ... ... ... và một ngày nào đó toàn thể nhân cách của ta thành ngời sáng.

Làm thế nào mà thái độ này, hay phương pháp này, phát sinh? Nó phát sinh từ thiền định. Nó là đỉnh cao tối thượng của ý thức thiền định. Nếu ta hành thiền, cuối cùng ta sẽ thấy ... ... ... ... .. tất cả mọi thứ là tốt, mọi thứ đều là rất đẹp đẽ, mọi thứ đều như phải là như vậy. “Như thị, phát sinh”. Khi đó, nếu thấy một tên ăn trộm ta không nghĩ rằng người ăn trộm ấy cần phải được chuyển đổi ... ... ... ta chỉ đơn giản đáp ứng. Rồi ta không nghĩ người ấy là xấu. Và khi ta không cho một người nào là xấu, là ác độc, là ta đang tạo ra một cơ hội cho họ được tự chuyển đổi. Ta chấp nhận người đó như là chính họ. Và bằng sự chấp nhận đó là sự chuyển đổi.

Có ai đã từng để ý thấy những điều như vậy trong cuộc sống chưa? Bất cứ khi nào có ai chấp nhận ta một cách hoàn toàn, vô điều kiện, là ta bắt đầu thay đổi. Sự chấp nhận của họ tạo cho ta lòng can đảm vô cùng .................Khi có bất cứ người nào yêu ta vì giản dị chấp nhận ta chính là ta, làm sao ta không thể không nhìn thấy sự mầu nhiệm đang xẩy ra từ một cái gì thay đổi, rồi bắt đầu thay đổi ngay lập tức, và thật nhanh hay sao? Sự chấp nhận yêu ta vì ta là ta.................. không đòi hỏi bất cứ điều gì khác ở ta.............. như là mang đến cho ta cái linh hồn, làm cho ta hoà nhập, tạo sự tự tin, và lòng tin tưởng. Nó tạo cho cảm giác ta là một cái gì. “Không đòi hỏi phải hoàn thành một kỳ vọng nào cả; ta vẫn có thể là ta, cái căn bản nguyên thuỷ của ta được tôn trọng.

Ngay khi tìm được một cá nhân độc nhất biết chấp nhận ta là ta, người mà không đòi hỏi bất cứ một điều gì, chấp nhận những gì ta làm. Thương yêu ta chỉ vì ta là ta, vì những gì ở trong thâm tâm ta, không vì chu vi tấm vóc, y phục bên ngoài… không vì của cải ta có. Không lưu tâm để ý đến bất cứ điều gì khác ngoài điều… ta là gì. Là lúc đó ta cảm thấy linh hồn ta vô vàn đẹp đẽ.

Tình yêu là thế đó. Đó là lý do tại sao tình yêu là sự nuôi dưỡng vô cùng tận. Khi tìm được một người phụ nữ hoặc một người đàn ông yêu ta một cách thật đơn giản ... ... ... ... không vì một lý do nào khác, mà chỉ vì chính tình yêu mà thôi... ... ... ....và tình yêu làm biến đổi. Đột nhiên ta trở thành một người khác, một người chưa từng hiện hữu. Bỗng nhiên, tất cả buồn chán biến mất, sự đần độn, tất cả tội lỗi không còn nữa. Đột nhiên, ta thấy bước đi của ta là điệu khiêu vũ, có một bài hát trong trái tim của ta. Và ta bắt đầu chuyển động theo một con đường khác ... ... ... .. ân sủng phát sinh.

Nhìn kỹ đi................khi có ai yêu ta, cái hiện tượng rất tình yêu không thôi đó đã là quá đủ rồi. Sự lạnh nhạt của ta tan biến mất, ta thành nồng ấm hơn. Lòng ta không còn thờ ơ với thế giới bên ngoài nữa . Ta nhìn vào bông hoa nhiều hơn, nhìn lên bầu trời nhiều hơn ... ... ... ... .. bầu trời có một tin nhắn ... ... ... ... vì người phụ nữ đã nhìn thẳng vào mắt của ta, hoặc một người đàn ông đã nhìn thẳng vào mắt của ta và đã chấp nhận ta hoàn toàn, không mong đợi. Nhưng những điều này không kéo ra dài lâu, vì ai cũng rất dại dột. Trăng mật nào không sớm thì muộn sẽ phải chấm dứt........một tuần, hai tuần, ba tuần là nhiều lắm. Sớm muộn gì người phụ nữ sẽ bắt đầu có kỳ vọng và người đàn ông bắt đầu mong muốn nhiều hơn, “Làm cái này. Đừng làm cái kia.” Và lần nữa, ta bị lôi kéo ngược trở lại; hồn ta không còn ở trên mây nữa. Trở lại lần nữa ta là gánh nặng, tình yêu đã tan biến mất. Giờ đây người đàn bà chỉ chú ý tới túi tiền của chồng. Giờ đây, người đàn ông chỉ ham các món ăn ngon. Lo cho gia đình êm ấm, lo trả nợ nhà, thanh toán nợ xe, và ngàn lẻ một các vấn đề khác nữa..........và rồi cả hai bên không còn đi cùng một nhịp điệu với nhau nữa.

Nếu sự hoà đồng còn thì mọi sự còn yên ổn. Ta có thể tiếp tục làm một ngàn lẻ một chuyện mà không bị phá rối. Nhưng một khi sự hoà đồng không còn nữa; hai người bắt đầu ỷ lại vào nhau, coi như chỉ còn làm bổn phận. Chỉ trong vòng vài tuần lễ hai người đã gán cho nhau những nhãn hiệu. Và ngày mà các nhãn hiệu gán xong cũng là ngày tàn của trăng mật.

Achema – Malaysia 2009
Kim Morris lược dịch May 2011


 A

Achema - Zen - Character

Zen - Cá Tính


Khi một người đàn bà nói: “Chồng tôi là người trung tín”. Bà ta muốn nói điều gì vậy? Là ông chồng bà không còn biết yêu, ông ta ngừng sinh hoạt....... hay không còn có người đàn bà nào lôi cuốn, quyến rũ được ông ta nữa chăng? Nếu không có người phụ nữ nào còn thu hút được ông ta thì sao bà lại còn tiếp tục thu hút được ông ấy? .......Bà cũng là một phụ nữ vậy. Thực tế, ông ta đang giả vờ đấy. Nếu ông ta còn đang muốn sống và đang yêu, thì khi nhìn thấy một người đàn bà xinh đẹp là ông ấy sẽ bị quyến rũ ngay. Đây là thiên tính của người đàn ông. Khi một người đàn bà đang yêu đời, đang còn yêu và đang sống động, bà ấy thấy một người đàn ông khỏe mạnh, đẹp trai, làm sao mà bà ta không bị lôi cuốn thu hút? Đây là chuyện tự nhiên. Ta không có ý nói là bà ta sẽ phải đi theo người đàn ông ấy...... Sự thu hút, sự lôi cuốn là chuyện thường tình. Bà ta có thể quyết định không theo đuổi người đàn ông đó........ nhưng nếu chối bỏ sự quyến rũ đó là chối bỏ cả chính sự sống.

Zen – Thiền – cho biết: Hãy sống thực trong sự tự do của ta. Rồi từ đó một trạng thái sống động hoàn toàn khác biệt khác sẽ bừng dậy trong bạn, rất bất ngờ, không tiên đoán được. Trạng thái đầy tôn giáo tính, nhưng không đạo đức. Cũng không phải vô đạo đức..............cũng không có tính chất luân lý: trạng thái đó vượt ra ngoài khuôn khổ đạo đức và cũng vượt ra ngoài sự vô đạo đức.

Đây là một chiều hướng mới mà Thiền nhìn vào cuộc sống. Đây là một thực tại riêng biệt mà ta đã đang sống ở trong đó. Là một phẩm chất mới; một phẩm chất không hề dính dấp tới một cá tính nào. Đôi khi từ ngữ "cá tính" này làm cho ta bị tổn thương, vì ta mê say xử dụng danh từ “cá tính” đó quá lâu. Ta bị lệ thuộc vào chữ “cá tính” qua nhiều thế kỷ. Người ta thường nói, “Người đó có cá tính riêng”. Nhưng đã để ý quan sát kỹ chưa? Người có cá tính là một người đã chết rồi. Người có cá tính là người đã được phân biệt và xếp loại, người đó không có tương lai, mà chỉ có dĩ vãng.

Nên nghe cho kỹ điều này: Người có cá tính chỉ có dĩ vãng. Bởi vì cá tinh có nghĩa là quá khứ. Người ấy, trong tương lai, thật giản dị vì chỉ lập đi lập lại cái quá trình của họ, như một đĩa nhạc hỏng cứ lập đi lập lại bài hát sau cùng và bị kẹt ở chỗ đó hoài. Cái đĩa nhạc này bị hư rồi. Nó cứ liên tục nhắc lại mãi một việc. Và không có gì mới để nói. Không có câu trả lời mới mẻ nào. Người đó không có gì mới để sinh hoạt, không có một hoạt động gì mới lạ. Do đó ta gọi họ là người có cá tính. Ta có thể trông cậy vào người đó, ta có thể nương nhờ vào họ. Người này sẽ không thất hứa....... phải rồi, quả thật đúng như thế. Người này rất hữu ích, là một công cụ lớn của xã hội nhưng người đó đã chết mất rồi, vì họ chỉ còn như một cái máy.

Một cái máy là đã chết rồi và một người nếu đang sống như thế cũng chỉ là cái máy chết. Một con ngựa không được tin cậy như một chiếc xe hơi. Con ngựa có một nhân tính ...... có ngày nó không có ý chí gì, ngày khác nó lại không muốn đi theo hướng ta muốn nó đi. Nếu ta cưỡi con ngựa để tự vẫn thì chắc chắn là sẽ không được êm xuôi như lái một chiếc xe đâm vào đâu đó. Con ngựa sẽ nhảy dựng lên né tránh khi nó thấy sự nguy hiểm, nhưng chiếc xe sẽ không từ chối .....nó sẽ làm đúng theo sự hướng dẫn. Cái máy có một cá tính, một cá tính rất đáng tin cậy. Máy điện tính sẽ làm việc trên 24 giờ một ngày trong khi một toán học gia không thể làm nhiều giờ như vậy. Và ta lại cố gắng làm được như cái máy đó. Trước tiên người ta muốn biến con người thành cái máy; ta không thể nào thành công được 100 phần trăm, rồi người ta bắt đầu chế tạo cái máy để có thể dùng thay thế cho con người, cái máy đó có hiệu quả hơn, được tin cậy và tốt hơn nhiều.

Con người có sự thay đổi vì con người có “linh hồn”. Vì có linh hồn, nên con người có thể ở trong thể nguyên dạng nếu giữ được cho không có cá tính riêng. Người không bị trói buộc vào cá tính riêng là người từ bỏ dĩ vãng. Họ sống từng khoảnh khắc này sang khoảnh khắc khác, sống trong giây phút hiện tại. Họ sống trong bây giờ. Họ nhìn xung quanh và sống, họ nhìn những gì ở xung quanh họ và sống, họ cảm nhận những gì ở xung quanh họ và sống một cách phù hợp như thế. Họ không có ý tưởng cố định về cách sống, mà chỉ có nhận thức. Cuộc sống của họ được duy trì như một sự trôi chẩy kiên cố. Họ có phản ứng cấp thời ... ... ... .. đây mới chính là một con người thực: không có cá tính. Họ có sự bộc phát sống động. Người đó có phản ứng. Nếu ta nói điều gì, họ đáp ứng theo. Họ không lập theo. Họ không lập lại bản chính. Họ trả lời lại......... cho riêng trong khoảnh khắc này, cho câu hỏi này, trong tình thế này. Họ không trả lời cho ai khác như đã biết trước nằm lòng. Họ trả lời với ta, họ nhìn thẳng vào ta. Họ không đóng kịch, họ đáp ứng. Thật là buồn cười, khi thấy có người cố gắng bắt chước và dùng cái danh từ mà họ cho là để trả lời nhưng thực ra chỉ là lập đi lập lại chỉ một điều. Làm sao mà họ có thể lầm lẫn cái gì là để đáp ứng với cái gì là để phản ứng? Họ chỉ sử dụng những ngôn từ một cách đơn giản mà không có tâm nhận thức.

Hệ thống giáo dục của con người chúng ta bị hư hỏng vì nó dậy cho ta cùng một câu trả lời cho cùng một câu hỏi. Cái tâm lý đằng sau nó là gì? Không có gì khác lạ ngoài hơn là cái “Tôi” hay “Tôi Giả tạo” mà nó có thể được cố gắng xếp loại là “Trường tồn” hay “Vĩnh viền”. Vì điều kiện đòi hỏi sâu đậm của cái “tôi giả tạo” của con người, nên nhiều tôn giáo được thành lập chỉ để thoả mãn những yêu cầu của cái ngã giả tạo này.

Ta không thể chấp nhận những điều trên một cách quá đơn giản như vậy được....... ta cần phải tự đào sâu vào sự Thật này. Nhận thức từng khoảnh khắc một, cuối cùng ta sẽ thấy trong chính ta các khủng hoảng đã được cấu tạo bằng cách nào? Khi ta nhận thức được sự rối loạn đó, ta chấp nhận nó là như vậy. Là không rối loạn......cũng không sáng sủa. Cả hai đều hoàn toàn là sự Thật. Người tin theo tôn giáo luôn luôn cố gắng chấp nhận cái tốt và khước từ cái xấu. Việc này vừa gây tổn hại và cũng vừa làm cho tôn giáo tê liệt. Làm thế nào một số linh mục lại có thể từ bỏ kẻ phạm tội và chỉ chấp nhận riêng người thánh thiện. Người thánh thiện không thể hiện hữu nếu không có kẻ phạm tội. Nếu họ tin tưởng rằng Thượng Đế tạo ra loài người, thì họ cũng cần phải chấp nhận là Thượng Đế cũng đã tạo ra những người không toàn hảo. Nếu vị linh mục từ bỏ kẻ phạm tội và chỉ chấp nhận người thánh thiện không thôi, vị này trực tiếp chối bỏ tư tưởng Thượng đế tạo ra loài người trong trạng thái nguyên thuỷ của nó.

Ở đây, chúng ta không làm náo loạn các ý nghĩ của ta. Mà chỉ làm cho ta nhìn thấy Sự Thật với chính kinh nghiệm của bản thân. Không có gì có thể làm cho thay đổi mà không có sự hiểu biết thật sự của chính mình. Người ta quên bẵng đi cái thiên nhiên, chỉ biết nhìn và chấp nhận những gì tốt đẹp nhất nhưng khước từ cái tệ hại nhất. Cũng thể như họ chỉ nhìn thấy cái thân của cây, cành cây, lá, hoa, quả của cây mà không nhìn thấy cái Rễ của cây. Đây là cái làm cho tôn giáo bị tàn tật. Chỉ nói đến điều tốt và khước bỏ cái xấu. Nó không phải là toàn bộ. Ta đơn giản ngây thơ chấp nhận một Cây không có rễ. Cái cây đó sẽ không thể sống sót nếu không có Rễ.

Achema – Malaysia 2009
Kim Morris lược dịch April 2011


 A Galaxy Cluster Gets Sloshed

Maha Satipatthana Sutta - Kinh Đại Niệm Xứ

Giới Thiệu Kinh Đại Niệm Xứ
Tác giả: Hòa thượng Silananda
Dịch giả: Khánh Hỷ

Này các thầy tỳ-khưu...

Ðây là con đường duy nhất để thanh lọc (tâm) chúng sanh, chấm dứt lo âu phiền muộn, uất ức than khóc, diệt khổ thân và khổ tâm, đạt Thánh Ðạo và chứng ngộ Niết Bàn. Ðó là Tứ Niệm Xứ (bốn cách quán sát). 

Bốn cách quán sát đó là gì? 

Này các thầy tỳ-khưu, ở đây (theo lời dạy này). tỳ-khưu quán sát thân trong thân, tinh cần, tỉnh giác và chánh niệm, loại bỏ mọi tham ái và ưu phiền (sân hận) trong cõi đời (trong thân). 

tỳ-khưu quán sát thọ trong thọ, tinh cần, tỉnh giác và chánh niệm, loại trừ mọi tham ái và ưu phiền (sân hận) trong cõi đời (trong thọ). 

tỳ-khưu quán sát tâm trong tâm, tinh cần tỉnh giác và chánh niệm, loại trừ mọi tham ái và ưu phiền (sân hận) trong cõi đời (trong tâm). 

tỳ-khưu quán sát pháp trong pháp, tinh cần, tỉnh giác và chánh niệm, loại trừ mọi tham ái và ưu phiền (sân hận) trong cõi đời (trong pháp). 

-ooOoo-

Hôm nay tôi sẽ giải thích tóm lược cho các bạn về Kinh Ðại Niệm Xứ. Các bạn đã thực hành Thiền Minh Sát nhiều năm nên cần phải hiểu rõ Kinh Ðại Niệm Xứ. Ðể các bạn hiểu rõ Kinh Ðại Niệm Xứ nên mỗi buổi sáng trong các khóa thiền minh sát tôi thường cho các bạn đọc lại đoạn tóm lược về Kinh Ðại Niệm Xứ trên. Ðây là một đoạn kinh được trích từ Kinh Ðại Niệm Xứ. Mặc dầu đây chỉ là đoạn tóm lược Kinh Ðại Niệm Xứ, nhưng đoạn kinh này rất quan trọng đối với các thiền sinh hành Thiền Minh Sát. Có hiểu rõ ràng, chính xác Kinh Ðại Niệm Xứ thiền sinh mới có thể hành thiền đúng đắn và có kết quả tốt đẹp. Nếu không hiểu rõ Kinh Ðại Niệm Xứ, thiền sinh sẽ không biết cách hành thiền, do đó sẽ hành thiền sai lạc và không đạt kết quả.

Chúng ta đã biết phương pháp hành Thiền Minh Sát hay Thiền Tứ Niệm Xứ là phương pháp hành thiền do chính Ðức Phật khám phá ra. Ðức Phật đã tự mình thực hành Tứ Niệm Xứ, và sau khi đạt được kết quả tốt đẹp, Ngài đã đem phương pháp này ra dạy dỗ trong suốt bốn mươi lăm năm. Trong suốt bốn mươi lăm năm này Ðức Phật đã giảng giải Kinh Ðại Niệm Xứ nhiều lần. Sau khi Ðức Phật niết bàn, phương pháp hành Thiền Minh Sát đã được chư tăng đọc tụng lại và sau đó đã được ghi lại bằng chữ viết và xếp vào Tạng Kinh. Những người hành Thiền Minh Sát một cách nghiêm túc phải dựa trên căn bản của đoạn kinh này hay dựa trên toàn thể Kinh Ðại Niệm Xứ để thực hành.

Ðọan kinh trên được trích từ Kinh Ðại Niệm Xứ. Tiếng Pàli gọi tên bài kinh này là Maha Satipatthana Sutta (Ðại Niệm Xứ), có nghĩa là:"Bài pháp bàn về căn bản của sự chánh niệm"hay"Bài pháp bàn về sự thiết lập chánh niệm". Trong bài kinh Maha Satipatthana Sutta (Ðại Niệm Xứ) này, Ðức Phật dạy cách thực hành Thiền Tứ Niệm Xứ hay Thiền Minh Sát. Theo lời dạy trong kinh, có bốn căn bản, hay bốn lãnh vực, hoặc bốn nơi để thiết lập chánh niệm. Chữ sati được định nghĩa và giải thích trong chú giải có nghĩa là: Chánh niệm được thiết lập một cách vững chắc. Chánh niệm mạnh mẽ đi vào đối tượng, bao trùm đối tượng và thiết lập trên đối tượng một cách vững chắc. Ðặc tính của chánh niệm là không hời hợt, trôi nổi trên bề mặt mà phải chìm sâu vào đối tượng. Chú giải giải thích là chánh niệm không phải chỉ hời hợt trên bề mặt như một vật nhẹ nổi trên mặt nước mà phải chìm sâu vào đối tượng như một viên sỏi chìm sâu trong nước. Khi thực tập Thiền Minh Sát, chúng ta phải thiết lập chánh niệm vững chắc trên đề mục chánh hay trên đề mục nổi bật trong hiện tại.

Ta hãy xét từng câu của đoạn kinh này:

Ý nghĩa chữ Bhikkhu (tỳ-khưu)

Ðức Phật thường gọi các tu sĩ là Bhikkhu (tỳ-khưu). Bhikkhu có nhiều nghĩa trong đó có một nghĩa là khất sĩ, là những người xin ăn. Nhưng xin ăn ở đây không có nghĩa như xin ăn thông thường. Lúc đi khất thực thầy tỳ-khưu đứng trước nhà thí chủ và không hỏi xin gì cả. Người thí chủ có tâm thành tự nguyện đem thực phẩm cúng dường cho vị khất sĩ để tạo duyên lớnh. Như vậy Bhikkhu là vị khất sĩ cao thượng hay vị khất sĩ thánh thiện chứ không phải là người xin ăn thông thường. Chữ tỳ-khưu còn có nghĩa là những người thấy rõ hiểm nguy trong sanh tử luân hồi. Căn cứ trên định nghĩa này thì không phải chỉ có nhà sư mới được gọi là tỳ-khưu mà bất kỳ người cư sĩ nào thấy rõ hiểm nguy của sanh tử luân hồi đều được gọi là tỳ-khưu. Bởi vậy, trong khi giảng giải Kinh Ðại Niệm Xứ tôi thường dùng chữ tỳ-khưu mà không dùng chữ Nhà Sư; bởi vì nếu tôi dùng chữ Nhà Sư để dịch chữ Bhikkhu thì một số người sẽ nghĩ rằng kinh này chỉ dành riêng cho Nhà Sư mà thôi. Tại sao Ðức Phật thường dùng chữ Bhikkhu trong các bài giảng của Ngài? Bởi vì Ðức Phật sống trong tu viện với các Thầy tỳ-khưu nên mỗi khi dạy đạo, Ngài gọi các thầy là Bhikkhu. Dĩ nhiên lúc Ngài dạy đạo, trong chùa cũng có một số cư sĩ, nhưng phần lớn vẫn là các tỳ-khưu tu tập dưới sự hướng dẫn của Ngài. Ðó là lý do tại sao Ðức Phật thường dùng chữ Bhikkhu. Có lúc Ðức Phật cũng dùng chữ Bhikkhave.

Kinh Ðại Niệm Xứ được thuyết tại xứ Kuru, một xứ gần New Delhi, Ấn Ðộ ngày nay. Lúc kinh được thuyết ra, có rất nhiều cư sĩ nghe và hành theo. Theo chú giải thì dân chúng trong Xứ Kuru tinh tấn thực hành Tứ Niệm Xứ. Khi gặp nhau họ thường hỏi: Trong bốn pháp chánh niệm của Tứ Niệm Xứ, bạn thực hành pháp nào? Nếu người được hỏi trả lời không, thì dân xứ đó sẽ khiển trách và bắt đầu dạy họ cách hành thiền. Nhưng nếu họ trả lời rằng họ đã quán sát thân, quán sát thọ... như thế này, thế này... thì họ sẽ được mọi người khen ngợi: "Lành thay! Lành thay! Ðời sống bạn thật nhiều phúc lạc, thật giá trị. Bạn đã sử dụng tốt đẹp kiếp sống làm người của mình. Chính vì những người như bạn mà Ðức Phật đã xuất hiện trên thế gian này". Như vậy, khi dùng chữ Bhikkhu không có nghĩa là Ðức Phật không nói đến những người không phải là tu sĩ. Bất kỳ ai chấp nhận và thực hành những lời dạy của Ðức Phật đều được gọi làBhikkhu. Bởi vậy, khi Ðức Phật nói: "Này các thầy tỳ-khưu" thì phải được hiểu là cả tăng, ni và người tại gia cư sĩ đều được nói đến.

Ðây là con đường duy nhất

Chữ "Ðây" ở đây là Thiền Minh Sát hay Tứ Niệm Xứ. Như vậy câu này được hiểu là:Thiền Minh Sát là con đường duy nhất...

Muốn hiểu rõ câu này bạn phải hiểu danh từ Pàli về chữ "Con đường duy nhất". Tiếng Pàli gọi con đường duy nhất là "ekàyàna". Eka có nghĩa là một, và ayàna có nghĩa là con đường. Vậy ekàyana có nghĩa là một con đường. Chữ "ekà-yana" được giải nghĩa theo năm cách.

- Nghĩa đầu tiên là: Ðây là con đường "đơn độc'' không có ngã rẽ. Vì không có ngã rẽ nên khi đi trên con đường này bạn được bảo đảm từ lúc bắt đầu cho đến lúc giải thoát.

- Nghĩa thứ hai là: Phải đi "một mình'' trên con đường này. Trong lúc hành thiền bạn phải thực hiện hành trình một cách đơn độc, không người đồng hành. Bạn có thể ở trong nhóm, bạn có thể ở trong một khóa thiền tập, nhưng thật sự bạn đi trên con đường riêng của mình. Bạn đơn độc. Không ai đi chung với bạn. Không ai có thể ban tặng cho bạn sự định tâm và trí tuệ của họ, và bạn cũng không thể tặng sự định tâm và trí tuệ của bạn cho ai được cả. Bởi vậy, mặc dầu bạn có thể ở chung nhóm, nhưng thật ra bạn đang hành thiền một mình. Do đó, đây là con đường "duy nhất", "con đường bạn phải đi một mình".

- Nghĩa thứ ba: "Ðây là con đường của một Ðấng". "Con đường của một Ðấng" có nghĩa là "con đường của Ðấng Cao Thượng". Ðức Phật là người cao thượng nhất trong tất cả chúng sanh nên tôn xưng Ngài là một Ðấng. Ðây là con đường do Ðức Phật khám phá và dạy dỗ cho chúng sanh. Ðức Phật là chúng sanh đầu tiên tìm ra con đường này. Bởi thế được gọi: "Ðây là con đường của một Ðấng".

- Nghĩa thứ tư: "Ðây là con đường duy nhất" vì con đường này chỉ dẫn đến một mục tiêu duy nhất, (đó là Niết Bàn); bởi thế khi đi trên con đường này chắc chắn bạn sẽ đạt đến mục tiêu. Niết Bàn là mục tiêu duy nhất mà bạn đạt đến khi bạn đi trên con đường này.

- Nghĩa thứ năm: "Ðây là con đường duy nhất đưa đến Niết bàn", con đường duy nhất để thanh lọc tâm chúng sanh, không có con đường nào khác. Satipat-thàna hay con đường chánh niệm là con đường duy nhất đưa đến Niết Bàn, chấm dứt đau khổ, hủy diệt mọi phiền não.

Về con đường duy nhất, có một vấn đề được nêu ra ở đây:

Khi nói "Ðây là con đường duy nhất" thì chữ "duy nhất" hay "chỉ có một" ở đây là để chỉ cho Thiền Minh Sát hay Tứ Niệm Xứ có nghĩa là Chánh Niệm là con đường duy nhất. Nhưng Chánh Niệm là một yếu tố của Bát Chánh Ðạo. Phải chăng những yếu tố khác trong Bát Chánh Ðạo không phải là con đường để thanh lọc tâm chúng sanh hay sao? Câu trả lời là: Những yếu tố khác của Bát Chánh Ðạo cũng là những yếu tố trong con đường để thanh lọc tâm chúng sanh, nhưng con đường này không thể thiếu vắng chánh niệm. Khi chánh niệm được đề cập đến thì những yếu tố kia cũng được đề cập đến. Như vậy, dầu cho một mình chánh niệm được nói đến nhưng ta phải hiểu rằng: một khi nói đến chánh niệm thì bảy yếu tố kia của Bát Chánh Ðạo cũng bao gồm trong đó rồi.

Chánh niệm là con đường duy nhất để đạt Niết-bàn, nhưng chánh niệm được thực hành qua nhiều cách khác nhau, có thể niệm thân, niệm thọ, niệm tâm, niệm pháp hay niệm từng phần của cơ thể v.v... Kinh Ðại Niệm Xứ nói đến hai mươi mốt cách thực hành khác nhau để chúng ta lựa chọn. Như vậy, tôi nghĩ rằng khi nói: "Ðây là con đường duy nhất" quả không sai.

Chánh niệm ví như một người lính gác. Nếu không có lính gác, ai cũng có thể đi vào cổng một cách tự do, không kiểm soát được. Như vậy, bao lâu chánh niệm còn kiểm soát, ngăn giữ các giác quan thì tâm chúng ta còn trong sáng. Bởi vì chánh niệm đang ở ngay các cửa giác quan để canh gác nên không một tâm sở bất thiện nào có thể đi vào tâm chúng ta. Khi chánh niệm không còn canh giữ các giác quan, chánh niệm đã dời đi nơi khác hay chúng ta mất chánh niệm thì mọi phiền não sẽ đi vào. Như vậy, chánh niệm là con đường duy nhất giữ cho tâm trong sạch.

Người ta thường tranh luận với nhau về chữ Pàli "ekayano" (một con đường). Nhưng trong kinh Pháp Cú, Ðức Phật nói rất rõ ràng rằng: "Ðây là con đường duy nhất và không có con đường nào khác để thanh lọc chúng sanh." Như vậy, chúng ta không thể cho rằng Ðức Phật đã nói còn có một con đường khác. Ðức Phật đã nhấn mạnh: "Ðây là con đường duy nhất" bởi vậy, tôi nghĩ chúng ta phải chấp nhận rằng chỉ có một con đường duy nhất để thanh lọc chúng sanh mà thôi. Nếu lấy sự thực tập để minh chứng, chắc chắn chúng ta sẽ thấy rõ ràng hơn. Khi bạn cố gắng tích cực hành thiền bạn sẽ thấy rõ ràng chánh niệm là con đường duy nhất. Cần ghi nhận một điều ở đây: Chánh niệm là yếu tố chủ yếu trong Bát Chánh Ðạo, con đường dẫn đến nơi thoát khổ. Khi Ðức Phật nói trong kinh pháp cú: Bát Chánh Ðạo là con đường duy nhất, thì cũng có nghĩa: Chánh niệm là con đường duy nhất vậy.

Ðây là con đường duy nhất để thanh lọc chúng sanh

Nghĩa là để thanh lọc "tâm" chúng sanh. Tâm của tất cả chúng sanh bị ô nhiễm bởi nhiều loại phiền não. Tâm chúng ta hầu như không lúc nào trong sạch, luôn luôn bị tham lam, sân hận, si mê, kiêu mạn chế ngự. Các loại phiền não này làm ô nhiễm tâm ta. Thiền Minh Sát giúp chúng ta thanh lọc tâm. Ðây là con đường duy nhất để thanh lọc tâm mọi chúng sanh. Trong khi bạn thực hành Thiền Minh Sát thì các phiền não như tham lam, sân hận, si mê, kiêu mạn vv... tạm thời vắng bóng. Khi bạn đạt đến cứu cánh Niết bàn thì tâm bạn hoàn toàn thoát ly khỏi mọi phiền não. Ði trên đường này chúng ta sẽ đạt đến tầng mức giác ngộ cao nhất và tâm sẽ hoàn toàn trong sạch.

Thanh lọc ở đây là thanh lọc tâm chúng sanh, bởi vì Ðức Phật quan tâm đến việc thanh lọc tâm hơn là cơ thể vật chất. Ðiều này không có nghĩa là Ðức Phật bảo chúng ta không nên chú trọng đến thân thể, không giữ cho thân thể sạch sẽ, nhưng điều quan trọng mà Ðức Phật muốn nói đến là giữ tâm trong sạch. Bởi vậy thanh lọc chúng sanh ở đây có nghĩa là thanh lọc tâm chúng sanh. Trong chú giải Ðức Phật dạy chúng ta phải giữ gìn sạch sẽ vì sạch sẽ giúp cho chánh niệm và trí tuệ phát triển: Sạch sẽ gồm có sạch sẽ bên trong và sạch sẽ bên ngoài. Sạch sẽ bên trong là giữ gìn cơ thể sạch sẽ. Sạch sẽ bên ngoài là giữ gìn y phục, đồ đạc, nơi ăn chốn ở sạch sẽ. Bởi vì sạch sẽ giúp cho chánh niệm và trí tuệ phát triển nên chúng ta cần giữ cơ thể và nơi hành thiền sạch sẽ. Sạch sẽ là yếu tố cần thiết trong việc vun bồi, phát triển định và huệ. Mặc dầu chúng ta không chểnh mảng trong việc giữ gìn cơ thể sạch sẽ. Nhưng, như thế chưa đủ, chúng ta phải quan tâm nhiều hơn nữa trong việc giữ gìn tâm trong sạch. Bởi thế, Ðức Phật ốói chánh niệm là con đường duy nhất để thanh lọc tâm chúng sanh.

Ðây là con đường duy nhất để chấm dứt lo âu phiền muộn, uất ức than khóc.

Muốn chấm dứt lo âu phiền muộn, uất ức than khóc chúng ta phải thực hành chánh niệm. Lo âu phiền muộn là một tâm sở, uất ức than khóc là: 'vừa phiền muộn vừa khóc ra tiếng và vừa than thở'. Ðể chế ngự lo âu phiền muộn chúng ta phải thực hành Thiền Minh Sát. Khi hành Thiền Minh Sát bạn phải nhận biết mọi chuyện xảy ra nơi bạn. Bạn phải ghi nhận mỗi một chuyện đến với bạn trong giây phút hiện tại. Khi bạn nhận biết mọi chuyện, khi bạn quán sát mọi chuyện trong lúc hành thiền thì phiền não không thể sanh khởi. Khi đạt đến tầng mức cuối cùng là A La Hán thì mọi lo âu phiền muộn, uất ức than khóc của bạn đều bị tận diệt. Rất nhiều người nhờ hành Thiền Minh Sát mà lo âu phiền muộn, uất ức than khóc được chế ngự.

Ðây là con đường duy nhất để diệt khổ thân và khổ tâm

Khổ thân ở đây là sự đau nhức trong cơ thể, những sự khó chịu trong thân, và khổ tâm là tâm đau khổ, xuống tinh thần, thất vọng, giận dữ, ghét bỏ v.v... Khi ngồi thiền một thời gian lâu bạn cảm thấy đau nhức. Lúc đầu có thể bạn không chế ngự được đau nhức, nhưng nếu bạn kiên nhẫn quán sát hay ghi nhận sự đau, và khi tâm định của bạn mạnh mẽ thì đau nhức sẽ biến mất và bạn chế ngự được cơn đau. Có thể sự đau nhức kéo dài nhưng nhờ chánh niệm bạn có thể sống với cơn đau và chấp nhận sự đau nhức. Như Ðại Ðức Anuruddha nói: "Khi bạn có thể sống với sự đau nhức, chấp nhận đau nhức thì tâm của bạn sẽ không bị quấy nhiểu, loạn động. Một khi tâm bạn không còn bị quấy nhiểu bởi sự đau nhức của cơ thể thì có thể nói đau nhức không còn nữa." Như vậy, muốn loại trừ hay chế ngự khổ thân chúng ta phải hành Thiền Minh Sát. Bạn cũng có thể chế ngự được khổ tâm: xuống tinh thần, thất vọng, giận dữ, ghét bỏ v.v... nhờ hành Thiền Minh Sát. Và khi việc hành thiền của bạn tiến triển, tâm bạn đạt đến tầng mức cao nhất thì khổ thân và khổ tâm sẽ bị tiêu diệt hoàn toàn.

Khổ tâm là một tâm sở, lo âu phiền muộn cũng là một tâm sở. Chúng luôn luôn liên kết với nhau. Bạn có thể chế ngự, loại trừ hay tránh xa những tâm sở bất thiện này nhờ hành Thiền Minh Sát.

Mỗi thời điểm tâm chỉ nhận một đối tượng. Tâm không thể nhận hai đối tượng cùng lúc. Tôi nghĩ rằng chúng ta thật may mắn khi tâm chỉ ghi nhận được một đối tượng. Nếu tâm có thể nhận hai hay nhiều đối tượng một lúc thì đau khổ của chúng ta còn lớn hơn nhiều. Nhờ ở chỗ mỗi thời điểm tâm chỉ ghi nhận một đối tượng nên chúng ta mới có thể chế ngự khổ tâm và lo âu phiền muộn bằng cách thực hành Thiền Minh Sát. Lấy sự sân hận làm thí dụ. Chẳng hạn tôi đang giận ông A. Càng nghĩ đến ông A thì cơn giận tôi càng gia tăng. Cơn giận của tôi tăng mãi bởi vì tôi đã lấy ông A làm đối tượng cho tâm. Nhưng khi tôi đã chuyển tâm tôi từ sự nghĩ đến ông A, nguồn gốc của sự giận dữ sang chính sự giận dữ. Nghĩa là thay vì chú tâm vào ông A, tôi chú tâm vào chính sự giận dữ. Vào lúc tôi chuyển sự chú tâm vào chính sự giận dữ thì lúc lấy ông A không còn hiện diện trong tâm tôi nữa. ông A, đối tượng của sự giận dữ, không còn ở trong tâm tôi nữa thì sự giận dữ cũng biến mất luôn. Ðây là phương cách có hiệu quả để điều phục những tâm sở bất thiện. Phương pháp này có vẻ đơn giản nhưng rất hiệu quả vì chúng ta đã áp dụng chánh niệm một cách mạnh mẽ để đối trị với phiền não. Ðây là phương pháp tốt đẹp giúp chúng ta đương đầu với các phiền não như tham ái, dính mắc, sân hận, ghét bỏ, xuống tinh thần, lo âu, phiền muộn v.v... Bất kỳ tâm sở gì khởi sinh chúg ta cũng có thể điều phục chúng bằng chánh niệm. khi chánh niệm của ta mạnh mẽ thì những tâm sở bất thiện trên chắc chắn sẽ biến mất. Bởi thế Ðức Phật dạy: Ðây là con đường duy nhất để thanh lọc (tâm) chúng sanh, chấm dứt lo âu phiền muộn, uất ức than khóc.

Ðây là con đường duy nhất để đạt Thánh Ðạo...

Khi đọc sách về Phật Giáo bạn sẽ gặp chữ Ðạo nhiều lần. Ðôi lúc chữ Ðạo được viết bằng chữ thường nhưng phần lớn được viết bằng chữ Hoa. Ðạo là một từ kỹ thuật để chỉ cho một nhóm gồm tám yếu tố hay còn gọi là Bát Chánh Ðạo (Chánh kiến, Chánh tư duy, Chánh ngữ, Chánh nghiệp, Chánh tinh tấn, Chánh niệm, Chánh định). Tám chi của Bát Chánh Ðạo khởi sinh vào lúc Ðạt Thánh Ðạo hay Giác Ngộ. Vào lúc Ðạt Thánh Ðạo hay Giác Ngộ, tám yếu tố của Bát Chánh Ðạo cùng khởi sanh với một tâm được gọi là "Ðạo Tâm". Chữ Giác Ngộ là một từ kỹ thuật khó hiểu. Người ta đã dùng chữ Giác Ngộ một cách tự do, thoải mái, nhưng chỉ một ít có thể thực sự hiểu được chữ này. Nếu không có một định nghĩa đúng về chữ Giác Ngộ chúng ta sẽ hiểu sai lạc ngay. Tùy theo người dùng, tùy theo tôn giáo chữ Giác Ngộ được hiểu nghĩa khác nhau. Chữ Giác Ngộ trong Ðạo Phật khác hẵn chữ Giác Ngộ trong Thiên Chúa Giáo và khác hẵn chữ Giác Ngộ được dùng trong các đảng phái và học thuyết chính trị v.v...

Nói đến Giác Ngộ, chúng ta cần biết Giác Ngộ là gì. Theo Phật Giáo, Giác Ngộ có nghĩa là: "cùng lúc loại trừ phiền não và trực tiếp thấy rõ Niết Bàn, thấy rõ Niết Bàn như mặt đối mặt với Niết Bàn." Ðối với một thiền sinh hành Thiền Minh Sát, khi họ có tiến bộ từ thấp lên cao, ngày càng đạt được các tuệ giác cao hơn. Nhờ liên tục tinh tấn hành thiền như vậy, đến một lúc nào đó, một loại tâm từ trước đến nay chưa từng có, xuất hiện trong tâm họ. Tâm này, được đi kèm với một số tâm sở thích hợp, có một cường lực cực kỳ mạnh mẽ loại trừ tận gốc phiền não, và phiền não nào đã được loại trừ sẽ không trở lại nữa, cùng lúc tâm lấy Niết Bàn làm đối tượng. Như vậy, Giác Ngộ hay Ðạt Thánh Ðạo là những gì xảy ra vào thời điểm ấy - vào thời điểm mà tâm này khởi sinh, loại trừ phiền não và lấy Niết Bàn làm đối tượng. Tâm này gọi là Ðạo Tâm. Như vậy, để đạt Thánh Ðạo chỉ có nghĩa đơn giản là Giác Ngộ. Vào lúc bạn thật sự đạt Thánh Ðạo, bạn Giác Ngộ, loại trừ phiền não và lấy Niết Bàm làm đối tượng. Có bốn thánh đạo hay bốn tầng mức giác ngộ, nên cũng có bốn loại đạo tâm. Mỗi đạo tâm tận diệt hay làm suy yếu một số phiền não và khi đạt đến đạo tâm thứ tư thì tất cả mọi phiền não đều bị tận diệt. Muốn đạt Thánh Ðạo, đạt được loại tâm có khả năng tận diệt mọi loại phiền não này chỉ có Tứ Niệm Xứ là con đường duy nhất.

Ðây là con đường duy nhất để chứng ngộ Niết Bàn .

Chứng Ngộ Niết Bàn hay Ðạt Thánh Ðạo là một. Chúng ta có thể nói Ðạt Thánh Ðạo nghĩa là Ðạt Ðạo Tâm và Chứng Ngộ Niết Bàn là Ðạt Ðạo Quả. Sau Ðạo Tâm thì Quả Tâm đến ngay. Tức khắc theo sau Ðạo Tâm là hai hay ba sát na của Quả Tâm. Nếu có sự hiểu biết chút ít về Vi Diệu Pháp (Abhidhamma) thì bạn sẽ hiểu rõ ràng về vấn đề này. Cần phải nói thêm là cả Ðạo Tâm và Quả Tâm đều lấy Niết Bàn làm đối tượng và "thấy" Niết Bàn một cách trực tiếp. Cả hai thời điểm trên đều được gọi là thời điểm Chứng Ngộ Niết Bàn.

Tóm lại, Ðức Phật đã dạy chúng ta Chánh Niệm là con đường duy nhất để thanh lọc (tâm) chúng sanh, chấm dứt lo âu phiền muộn, uất ức than khóc, diệt khổ thân và khổ tâm, đạt Thánh Ðạo và chứng ngộ Niết Bàn. Ðó là Tứ Niệm Xứ (bốn cách quán sát, ).

Con Ðường Ðó là Tứ Niệm Xứ (bốn nền tảng của Pháp Minh Sát hay Chánh Niệm).

Chúng ta cần tìm hiểu các chữ "nền tảng" và "chánh niệm". Trước tiên cần biết thế nào là chánh niệm. Tất cả chúng ta đều đã hành thiền nhiều năm, nhưng đôi khi có ai hỏi: Thế nào là chánh niệm chúng ta có thể trả lời không xác đáng. Chánh niệm hay Minh sát được dịch từ chữ Pàli "Sati", và bài kinh này được gọi là "Satipatthàna". Ta có chữ Sati ở đây. Ta dịch Sati là "Chánh Niệm" hay "Minh Sát" (chú tâm quán sát một cách rõ ràng, tinh tường). Khó có thể tìm một chữ nào để dịch đúng hơn. Theo nguyên ngữ, Sati có nghĩa là "nhà", nhưng theo nghĩa thông thường thì Sati có nghĩa rộng hơn và bao trùm hơn chỉ là sự nhà suông. Chú giải định nghĩa Sati là nhà, nhưng đặc tính của nó là không hời hợt, có nghĩa là không trôi nổi trên bề mặt. Nếu đúng là Sati thì nó phải không hời hợt, bề mặt mà phải đi sâu vào đối tượng. Bởi vậy, tôi thường hay nhắc nhở các thiền sinh là hãy "ý thức trọn vẹn đối tượng" hay hãy "ý thức xuyên suốt đối tượng". Sati có công năng (hay đem đến kết quả) là không bỏ mất đối tượng. Bao lâu chúng ta có Sati hay có Minh Sát thì chúng ta không bỏ mất đối tượng, không quên đối tượng. Chánh Niệm hay Minh Sát chẳng khác nào một người gác cửa đang đứng tại cửa kiểm soát người ra kẻ vào.

"Nền tảng" hay "căn bản" của Chánh niệm, thực sự có nghĩa là "thiết lập" hay hay "xây dựng", "thiết lập vững chắc chánh niệm", "chánh niệm được xây dựng vững chắc". ChữSatipatthàna được dịch là "nền tảng của chánh niệm", "nền tảng của minh sát", nhưng phải hiểu đó là sự thiết lập chánh niệm một cách vững chắc, một cách kiên cố. Trong Kinh Ðại Niệm Xứ này, Ðức Phật nói đến bốn nền tảng của chánh niệm hay bốn nền tảng của minh sát. Khi hành Thiền Minh Sát trong một khóa thiền như thế này, các bạn thực hành tất cả bốn nền tảng. Nhưng không phải bạn thực tập tuần tự từng căn bản một như kinh điển đã ghi ra mà tùy theo sự hiện diện của đề mục, bạn áp dụng một loại nền tảng hay phương cách chánh niệm thích hợp. Trong thực hành bạn phải chánh niệm trên đối tượng hiện tại. Bạn không thể bỏ qua đối tượng hiện tại. Ðối tượng hiện tại có lúc là Thân, có lúc là Thọ, có lúc là Tâm và có lúc là Pháp. Ðối tượng nào nổi bật trong hiện tại thì chú tâm minh sát vào đối tượng đó. Bạn phải chú tâm chánh niệm vào đề mục đang hiện diện, đừng lựa chọn. Ðó là lý do tại sao Thiền Minh Sát còn được gọi là "sự ý thức không lựa chọn". Ðiều này có nghĩa là khi hành thiền bạn không đưọc lựa chọn đề mục mà hãy chú tâm minh sát những gì đang xuất hiện trong hiện tại.

Sau khi cho biết ích lợi của việc hành Thiền Minh Sát, Ðức Phật chỉ dẫn tóm lược cho chúng ta cách hành thiền theo bốn căn bản của sự minh sát. Bốn căn bản đó là gì?

tỳ-khưu quán sát thân trong thân, tinh cần, tỉnh giác và chánh niệm, loại bỏ mọi tham ái và ưu phiền (sân hận) trong cõi đời (trong thân).

Ðây chỉ là một câu vắn tắt nhưng có nhiều ý nghĩa.

"Chánh niệm hay quán sát thân trong thân": Có nghĩa là khi tỳ-khưu thực hành chánh niệm quán sát thân thì tỳ-khưu phải quán sát một cách thật tinh tế, thật chính xác rõ ràng. tỳ-khưu quán sát hay minh sát thân trên thân chứ không quán sát cảm giác trên thân hoặc quán sát con người trên thân v.v... Ðức Phật lập lại chữ thân, thọ, tâm, pháp là để nhấn mạnh rằng khi quán sát đối tượng tỳ-khưu phải quán sát một cách tinh tế, chính xác. Khi quán sát thân, Thầy tỳ-khưu phải tinh tấn, Thầy tỳ-khưu phải có ý thức sáng suốt (tỉnh giác) và Thầy tỳ-khưu phải chánh niệm. Tinh tấn được dịch từ chữ "àtàpì". Thông thường khi một chữ được dịch sang ngôn ngữ khác thì bị đánh mất một ít ý nghĩa. Nguyên gốc àtàpi là àtàpà. Àtàpà có nghĩa là "sức nóng của mặt trời". Sức nóng của mặt trời có thể làm cho các vật bị nung nóng lên. Những vật nào bị ánh nắng mặt trời thiêu đốt sẽ bị héo úa và có thể bị cháy luôn. Cũng vậy, sự tinh tấn sẽ nung nóng hay đốt cháy phiền não. Trong tiếng Pàli, tinh tấn được gọi là àtàpa, và người có tinh tấn được gọi là àtàpì, chữ "ì" chỉ cho sự sở hữu, sự có. Như vậy, một người có àtàpađược gọi là àtàpì. Khi đọc kinh điển tiếng Pàli, đọc đến chữ àtàpi thì trong tâm ta sẽ có hình ảnh một ngọn lửa tinh tấn đang đốt cháy phiền não. Khi dịch chữ àtàpì hay àtàpa sang nghĩa tinh tấn hay tinh cần ta đã đánh mất hình ảnh ngọn lửa này. Như vậy, àtàpì có nghĩa là người có nỗ lực thật sự, không phải là người thiếu nỗ lực. Người này đã nỗ lực chánh niệm thật sự, và người này có ý thức sáng suốt.

Khi Ðức Phật còn là Bồ Tát, Ngài ngồi dưới cội cây Bồ Ðề và có tâm nguyện thật vững chắc: "Dầu cho máu cạn, thịt khô, và thân này chỉ còn da bọc lấy gân xương, ta sẽ không rời khỏi chỗ này nếu không giác ngộ, ta sẽ nỗ lực tinh tấn cho đến khi đạt thành chí nguyện." Sự nỗ lực tinh tấn như thế mới gọi là Chánh Tinh Tấn. Như vậy, muốn có Chánh Tinh Tấn phải có một ý chí dũng cảm, quyết tâm thực sự, và sự dũng cảm tinh tấn này là để thiêu đốt phiền não. Chữàtàpì bao gồm tất cả những nỗ lực tinh tấn mà ta đã đề cập đến. Chánh Tinh Tấn ở đây là Chánh Tinh Tấn trong Bát Chánh Ðạo. Chánh Tinh Tấn phải trong ý nghĩa nỗ lực thiêu đốt phiền não, loại trừ những tâm sở bất thiện bằng cách vun bồi những tâm sở thiện. Các bạn đã thể hiện nỗ lực tinh tấn bằng cách đến đây tham dự một khóa thiền dài hạn như thế này. Nhưng không phải chỉ tham dự khóa thiền là đủ, bạn phải thực tâm nỗ lực tinh tấn trong suốt khóa thiền. Chỉ có nỗ lực tinh tấn liên tục, bạn mới có thể ngăn chặn và loại trừ các tâm sở bất thiện, vun bồi tâm sở thiện. Trong bài kinh này, Ðức Phật đã dùng chữ àtàpi để chỉ những vị tỳ-khưu, tức là những ai thấy rõ sự khổ trong vòng luân hồi nỗ lực tinh tấn hành Thiền Minh Sát, và sự nỗ lực tinh tấn này là để đốt cháy phiền não.

Ý thức sáng suốt hay tỉnh giác

ý thức sáng suốt hay tỉnh giác là thấy một cách rõ ràng. Bất kỳ đề mục nào tỳ-khưu để tâm đến tỳ-khưu sẽ thấy một cách rõ ràng. Thấy rõ ràng là thấy xuyên suốt đối tượng, thấy bằng trí tuệ của mình. Chẳng hạn, khi chú tâm vào hơi thở, thiền sinh sẽ thấy hơi thở một cách rõ ràng. Thiền sinh thấy rõ hơi thở vào khác hẵn hơi thở ra, và hơi thở ra cũng khác hơi thở vào. Thiền sinh cũng thấy rõ hơi thở khởi sinh và hoại diệt và lúc bấy giờ chỉ có hơi thở và sự ý thức hơi thở mà chẳng có cái gì gọi là người, chúng sanh, đàn ông, đàn bà gì cả. Sự hiểu biết rõ ràng như vậy gọi là tỉnh giác. Khi có tỉnh giác hay có sự hiểu biết rõ ràng về một vật nào đó thì bạn sẽ hiểu rõ mọi khía cạnh của vật đó. Lúc mới đầu hành thiền, thiền sinh khó giữ tâm trên đối tượng, khi tâm ở trên đối tượng thiền sinh cũng khó nhận thấy hơi thở một cách rõ ràng chính xác. Thiền sinh không thấy thuần hơi thở mà thấy một cái gì pha lẩn, lộn xộn và mù mịt. Về sau, nhờ định tâm và sự thực hành phát triển, thiền sinh sẽ thấy đối tượng ngày một rõ ràng hơn, rồi bạn sẽ thấy sự sinh diệt của hơi thở v.v... Như vậy, tỉnh giác hay sự thấy biết rõ ràng không đến ngay từ lúc đầu, nhưng sẽ đến sau khi bạn đã đạt được một số kinh nghiệm thực hành.

Muốn tỉnh giác hay hiểu biết rõ ràng, sáng suốt khởi sanh, cần phải có những điều kiện khác: Ðó là Ðịnh Tâm. Không có Ðịnh Tâm thì sẽ không có sự thấy biết rõ ràng. Ðịnh tâm là một tâm sở giữ cho những thành phần của tâm trụ vào đối tượng, không để chúng tản mạn bên ngoài. Ðịnh tâm thường được mô tả là trạng thái của tâm có thể trụ trên đối tượng một thời gian dài. Chẳng hạn, nếu lấy hơi thở làm đối tượng, thì lúc có định tâm, tâm sẽ ở trên đối tượng là hơi thở mà không hướng đến một nơi nào khác. Vào mỗi thời điểm Tâm Sở Ðịnh đều giữ tâm và những thành phần của chúng liên kết, hội tụ vào đối tượng. Ðịnh tâm gom giữ tâm chặc chẽ, không để cho chúng hướng đi nơi khác. Ðịnh tâm là một điều kiện cần thiết để Tỉnh Giác hay sự hiểu biết sáng suốt khởi sinh. Khi định tâm phát triển, tâm không vọng động, không bị phiền não chi phối, yên tịnh tĩnh lặng, lúc ấy tâm mới có đủ khả năng, đủ sáng suốt nhìn thấy chân tưàng của sự vật. Nước cần được để lắng yên, không cặn bã quấy động ta mới thấy xuyên suốt được. Cũng vậy, tâm có nhiều phiền não chi phối, quấy động nên cần được an định, tĩnh lặng. Bao lâu tâm còn bị phiền não chi phối thì ta không thể thấy sự vật rõ ràng, chính xác. Khi chúng ta có định tâm tốt thì phiền não, chướng ngại được chế ngự. Khi phiền não không khuấy động, tâm sẽ sáng suốt, và đó là lúc Tỉnh Giác hay ý thức sáng suốt khởi sinh, và chân tưàng của sự vật sẽ được phô bày một cách rõ ràng.

Hãy đọc lại đoạn kinh trên: ...

tỳ-khưu quán sát thân trong thân, tinh cần, tỉnh giác và chánh niệm, loại bỏ mọi tham ái và ưu phiền (sân hận) trong cõi đời (trong thân).

Trong đoạn kinh trên ta thấy có ba yếu tố được nói đến là: tinh cần, tỉnh giác và chánh niệm. Mặc dầu Ðịnh tâm không được nói đến trong đoạn văn này, nhưng chúng ta phải hiểu là định tâm đã được bao gồm trong đó. Ðôi khi trong một câu văn vài chữ có thể bị bỏ sót, nhưng phải hiểu là chúng đã nằm trong đó rồi. Chẳng hạn có một người thợ săn theo dõi dấu chân nai để biết hướng đi của nai; lúc theo dõi đến một tảng đá phẳng thì không thấy dấu chân nai nữa, vì chân nai không thể để dấu trên tảng đá phẳng. Nhưng lúc băng ngang tảng đá, người thợ săn thấy lại dấu chân nai. Người thợ săn suy ra rằng con nai đã băng ngang qua tảng đá và tiếp tục đi. Người thợ săn thấy được dấu chân nai ở đoạn đầu và đoạn cuối nên có thể suy ra đoạn giữa. Cũng vậy, chánh niệm là đoạn đầu, tỉnh giác là đoạn cuối, ta suy ra định ở đoạn giữa. Trong câu văn trên chánh niệm được đặt sau nhưng thực ra trong khi thực hành thì chánh niệm phải đặt ngay sau tinh tấn (tinh tấn - chánh niệm - tỉnh giác) hay (tinh tấn - minh sát - hiểu biết rõ ràng).

Trong câu trên yếu tố định đã bao hàm trong đó, nên ta có bốn yếu tố căn bản trong việc hành thiền: 'tinh tấn - chánh niệm - định tâm và tỉnh giác' hay 'tinh tấn - minh sát - tâm định và hiểu biết rõ ràng'. Khi hành thiền, bốn yếu tố hay bốn tâm sở này phải hoạt động một cách hài hòa. Nhưng còn một tâm sở khác cũng đóng vai trò rất quan trọng trong việc hành thiền đó là: Ðức Tin. Không có đức tin chúng ta sẽ không hành thiền. Ðức tin ở đây không phải là Ðức tin mù quáng mà là sự tin tưởng vào Ðức Phật và tin vào chân lý, những lời dạy của Ngài. Chúng ta tin tưởng rằng khi chú tâm vào những đề mục thân, thọ, tâm, pháp này thì tâm ta sẽ không loạn động, phiền não sẽ không chi phối. Và một khi tâm đã an tịnh tĩnh lặng thì ta sẽ thấy rõ bản chất thực sự của mọi sự vật trên thế gian, đó là Vô thường, Khổ và Vô ngã. Khi thấy được chân tưàng của sự vật thì chúng ta sẽ hết khổ. Ðây là một loại Ðức tin thật sự, một loại tin tưởng căn bản, và những điều tin tưởng này có thể được minh chứng qua sự thực hành. Như vậy, chúng ta cần có nhiều đức tin vì không có đức tin thì không việc gì có thể thành tựu được. Bởi thế đức tin là một yếu tố quan trọng trong việc hành thiền. Mặc dầu, trong lúc hành thiền đức tin không hiển lộ một cách rõ ràng khiến ta có thể thấy được, nhưng đức tin vẫn tiềm tàng trong đó và hoạt động một cách hài hòa với những yếu tố khác. Như vậy, có tất cả năm yếu tố chủ yếu trong việc hành thiền. Tiếng Pàli gọi là Indriya, được dịch là năm quyền hay năm căn (Tín, Tấn, Niệm, Ðịnh, Huệ). Các thiền sư khi dạy thiền thường hay nhắc đến năm yếu tố này. Năm quyền này cần phải họat động đồng thời và hài hòa với nhau. Muốn hành thiền một cách tốt đẹp, chúng ta phải phát triển năm yếu tố này cùng lúc và hài hòa với nhau. Như chúng ta đã nói, thoạt đầu mới hành thiền, thiền sinh có thể thiếu ý thức sáng suốt, nhưng về sau khi định tâm đã được phát triển thiền sinh sẽ thấy sự vật một cách rõ ràng... và năm yếu tố này sẽ họat động một cách hài hòa. Nếu chúng không hoạt động hài hòa thì những gì sẽ xảy ra? Câu trả lời là chúng ta sẽ thất bại, và việc hành thiền sẽ không có kết quả tốt. Khi hành thiền, hai yếu tố tinh tấn và định tâm là hai yếu tố quan trọng cần được quân bình. Nếu tinh tấn và định tâm không quân bình, yếu tố này trội hơn yếu tố kia, việc hành thiền sẽ thất bại. Tinh tấn phải vừa đủ, không quá nhiều cũng không quá ít. Ðôi lúc, chúng ta cố gắng hết sức bởi vì chúng ta muốn đạt được cái gì đó. Vì tham muốn đạt được cái gì đó nên chúng ta cố gắng nỗ lực, nhưng vì có quá nhiều nỗ lực nên tâm bị giao động và bất an. Bị giao động và bất an chi phối thì định tâm cũng mất luôn. Như vậy, quá nhiều tinh tấn cũng không tốt. Nhưng nếu ít tinh tấn thì sao? Chúng ta sẽ bị buồn ngủ và làm biếng chi phối nên cũng không thể định tâm được. Như vậy, tinh tấn không được nhiều quá cũng không được ít quá. Cần nhà một điều về sự tinh tấn và định tâm: khi yếu tố này quá trội thì yếu tố kia bị giảm sụt. Có quá nhiều tinh tấn, định tâm bị giảm sụt, nhưng không có đủ tinh tấn, định tâm cũng bị giảm sụt. Ðịnh tâm cũng không dược nhiều quá. Khi định tâm quá nhiều chúng ta trở nên biếng nhác, có khuynh hướng muốn được nhàn nhã thoải mái nên tinh tấn bị sụt giảm.

Giả sử chúng ta đang hành thiền và định tâm đang tốt đẹp. Khi định tâm tốt ta không cần nhiều nỗ lực tinh tấn nhưng tâm vẫn ở trên đề mục. Do ở chỗ không cần cố gắng nhiều vẫn định tâm dễ dàng khiến ta có khuynh hướng lơi là tinh tấn. Vì tinh tấn lơi là nên sức mạnh tinh tấn sụt giảm khiến tâm ta trở nên trì độn, lười biếng, giải đải dẫn đến dã dượi, buồn ngủ. Trong trường hợp này chúng ta cần phải thúc đẩy tinh tấn bằng cách nỗ lực tinh tấn hơn lên, chú tâm khắn khít vào đề mục hơn; đôi khi cần phải liên tiếp ghi nhận nhiều đề mục hơn. Khi phải ghi nhận nhiều đề mục khác nhau liên tiếp như vậy tâm sẽ hoạt động hơn và tinh tấn sẽ gia tăng để quân bình với tâm định.

(Theo Hòa Thượng Mahasi thì lúc ghi nhận nhiều đề mục ta có thể ghi nhận cảm giác ngồi và cảm giác nhiều nơi trong cơ thể. Ví dụ: 

- chú tâm vào sự ngồi (hay toàn thể cảm giác ở lưng)
- chú tâm vào cảm giác ở mông tiếp xúc với sàn nhà;
- chú tâm vào sự ngồi (hay toàn thể cảm giác ở lưng)
- chú tâm vào cảm giác ở chân tiếp xúc với sàn nhà
- lại chú tâm vào sự ngồi (hay toàn thể cảm giác ở lưng)
- chú tâm vào cảm giác ở đầu gối
- lại chú tâm vào sự ngồi hay toàn thể cảm giác ở lưng
- chú tâm vào cảm giác ở vai
- lại chú tâm vào sự ngồi hay toàn thể cảm giác ở lưng
- chú tâm vào cảm giác hai tay đụng nhau lại chú tâm vào sự ngồi hay toàn thể cảm giác ở lưng 

Cứ như thế chú tâm hết bên phải lại sang bên trái, chỗ nào không có cảm giác thì cũng chú tâm một lát, sau đó, lại chú tâm đến điểm khác. Chỗ chú tâm chỉ bằng cở đồng xu.)

Như vậy, tinh tấn và định phải được quân bình để việc hành thiền được tốt đẹp và tỉnh giác hay ý thức sáng suốt phát triển.

Ðôi khi đang có sự định tâm tốt đẹp bỗng nhiên định tâm sút giảm đột ngột. Tại sao vậy? Bởi vì chúng ta đã thêm nhiều tinh tấn quá. Có một điều mà thiền sinh thường gặp phải là khi thấy tâm định tốt đẹp liền cố gắng tinh tấn thêm lên nghĩ rằng làm như thế định tâm càng tốt đẹp hơn và tuệ giác càng phát sinh nhiều hơn. Nhưng vì thêm quá nhiều tinh tấn nên tinh tấn và định thiếu quân bình do đó kết quả đã đi ngược lại những gì ta muốn.

Ðôi khi đang đang hành thiền và định tâm đang tốt đẹp. Mặc dầu định tâm đang tốt đẹp, nhưng bỗng nhiên thiền sinh cảm thấy buồn ngủ và gục. Tại sao vậy? Bởi vì có quá nhiều tâm định nên tinh tấn và định thiếu quân bình. Nếu có quá nhiều định tâm cần phải làm cho tâm định giảm xuống và tăng cường tinh tấn bằng cách lần lược chú tâm vào nhiều đề mục (như đã nói ở phần trên).

Như vậy hành thiền không phải dễ - tôi không muốn làm nản lòng các bạn - nhưng việc hành thiền thật ra không phải dễ dàng. Việc hành thiền rất vi tế. Chỉ cần các tâm sở không cân bằng một ít thôi cũng có thể hủy hoại việc tập trung tâm ý mà bạn đã cố gắng thiết lập.

Tóm lại, năm tâm sở: tín, tấn, niệm, định, huệ phải hoạt động cùng lúc và hài hòa. Ngũ căn chẳng khác nào các bộ phận trong một một bộ máy. Mỗi bộ phận phải hoạt động một cách thích nghi, đúng đắn và hài hòa với các bộ phận kia. Nếu một bộ phận nào không hoạt động đúng đắn, thích nghi thì toàn thể bộ máy sẽ bị ảnh hưởng. Cũng vậy, các yếu tố trong ngũ quyền: tín, tấn, niệm định, huệ cần phải hoạt động nhịp nhàng hài hòa; nếu một yếu tố nào không hoạt động đúng đắn thích nghi thì tất cả các yếu tố kia đều bị xáo trộn, mất thăng bằng và việc hành thiền sẽ không đạt kết quả tốt đẹp. Bởi thế, mỗi yếu tố trong ngũ quyền cần phải họat động đúng đắn và hài hòa với các yếu tố kia.

Bây giờ chúng ta phải xét đến giá trị của chánh niệm. Chánh niệm là một tâm sở giúp cho sự hài hòa. Chánh niệm đã giúp cho tinh tấn không trở nên quá trội hay quá sụt giảm. Chánh niệm giúp cho định tâm không quá nhiều hay quá ít v.v... Như vậy, chánh niệm là một yếu tố điều hòa các yếu tố kia trong việc hành thiền. Ðó là lý do tại sao ta nói rằng chánh niệm luôn luôn cần thiết. Không bao giờ có chuyện chánh niệm quá trội. Chánh niệm cần thiết trong mọi nơi giống như muối cần cho thức ăn, hoặc như một vị thủ tướng tài ba làm tất cả mọi việc nhà vua giao phó. Chánh niệm là một yếu tố quan trọng trong năm yếu tố, nhưng mỗi yếu tố phải hoạt động một cách quân bình và hài hòa với các yếu tố kia.

Khi năm yếu tố hoạt động một cách hài hòa thì thiền sinh có tỉnh giác và khi có tỉnh giác thì thiền sinh sẽ chế ngự được tham ái và ưu phiền (sân hận). Ðó là kết quả mà thiền sinh đạt được từ sự tỉnh giác trong việc hành thiền. Nhiều bản kinh dịch là: sau khi đã chế ngự tham ái và ưu phiền (sân hận) thay vì để chế ngự tham ái và ưu phiền (sân hận). Dịch như vậy không đúng. Mục đích của hành thiền là để chế ngự tham ái và ưu phiền (sân hận). Nếu đã chế ngự tham ái và ưu phiền (sân hận) rồi thì đâu cần hành thiền nữa. Như vậy nên dịch là: để chế ngựhay chế ngự (cùng lúc) tham ái và ưu phiền (sân hận) chứ không nên dịch là sau khi đã chế ngự tham ái và ưu phiền (sân hận). Ðiều này có nghĩa là thiền sinh chế ngự tham ái và ưu phiền trong khi hành Thiền Minh Sát. Tôi muốn các bạn hãy lưu ý điều này. (ở đây cần có một sự giải thích liên quan đến cấu trúc văn phạm pàli, nhưng như thế ôm đồm quá nên tôi đành bỏ qua vậy).

Loại trừ tham ái và ưu phiền trong cõi đời có nghĩa là loại trừ tham ái và ưu phiền sân hận khỏi đối tượng mà thiền sinh đang quán sát. Trên cõi đời ở đây là trên thân, thọ, tâm, pháp liên quan đến đối tượng quán sát. Khi nhìn thấy một đối tượng chúng ta có thể bị dính mắc vào đối tượng này. Nếu chúng ta cho đối tượng đó là đẹp, là tốt thì chúng ta có sẽ bị dính mắc vào nó, và nếu chúng ta cho đối tượng đó là xấu hay đáng ghét chúng ta có thể giận, ghét ... đối tượng đó. Như vậy, phiền não có thể xâm nhập tâm chúng ta khi chúng ta thấy, nghe ... điều gì.

Ðể ngăn ngừa phiền não phát sinh dưới hình thức tham ái và ưu phiền, chúng ta cần có một sự bảo vệ, và sự bảo vệ đó là chánh niệm. Khi chúng ta chánh niệm, phiền não không có cơ hội xâm nhập vào tâm chúng ta. Khi chúng ta chánh niệm, khi chúng ta tỉnh giác và khi chúng ta thấy đối tượng một cách rõ ràng, chúng ta sẽ biết rằng đối tượng đến và đi, biết chúng là vô thường. Biết chúng vô thường nên chúng ta không dính mắc vào chúng. Như vậy, chúng ta có thể tránh được tham ái hay dính mắc và ưu phiền hay sân hận trên đối tượng nhờ hành Thiền Minh Sát. Dầu chúng ta dùng chữ chế ngự, loại trừ hay bất cứ một từ nào khác thật ra đều có nghĩa là chúng ta đang tránh hay ngăn chặn phiền não phát sanh, chứ không phải phiền não đã đến rồi sau đó chúng ta mới chế ngự nó hoặc loại trừ nó. Nghĩa thật sự của loại trừ hay chế ngự là ngăn ngừa tham ái và ưu phiền phát khởi trong tâm ta. Tuy nhiên, nếu tham ái và ưu phiền khởi sinh thì chúng ta cũng lấy chúng làm đề mục chánh niệm để loại trừ chúng.

Khi nói đến sự giác ngộ chúng ta thường nói: "vào lúc giác ngộ" phiền não bị loại trừ. Nhưng phiền não nào được loại trừ vào lúc ấy? Phiền não quá khứ, phiền não hiện tại hay phiền não tương lai? Phiền não quá khứ đã trôi qua, nên chúng ta chẳng cần phải loại trừ; phiền não tương lai chưa đến, nên chúng ta cũng không thể làm gì được chúng. Còn phiền não hiện tại thì sao? Khi phiền não hiện diện thì không thể có giác ngộ. Giác ngộ là một tâm sở thiện và phiền não là một tâm sở bất thiện. Tâm sở thiện và tâm sở bất thiện không thể cùng hiện diện. Như vậy, phiền não được loại trừ vào lúc giác ngộ không phải phiền não quá khứ, không phải phiền não hiện tại cũng không phải phiền não tương lai. Vậy phiền não nào được loại trừ đây?

Thật ra, những gì được loại trừ vào lúc giác ngộ không được gọi là phiền não hay Kilesa,theo tiếng Pàli. Chúng được gọi là tiềm năng (Anusaya), có nghĩa là khả năng khởi sinh. Cái mà đạo tâm loại trừ là tiềm năng hay "khả năng phát sinh phiền não" này. Khi một vật gì luôn luôn ở với ta nói ta có vật đó. Chẳng hạn về việc hút thuốc. Giả sử bạn là người hút thuốc, nhưng ngay giờ phút này bạn không hút. Thế nhưng khi tôi hỏi: "Anh có hút thuốc không?" Bạn trả lời: "Tôi có hút thuốc". Bởi vì bạn đã hút thuốc trong quá khứ và bạn sẽ hút trong tương lai, hiện tại bạn chưa bỏ thuốc. Bởi thế, mặc dầu hiện tại bạn không hút thuốc, bạn vẫn trả lời: "Tôi hút thuốc". Cũng vậy, ngay lúc hiện tại đây, hy vọng tôi và các bạn không có phiền não trong tâm. Nhưng sau khi nghe Pháp xong, bạn đi ra ngoài và đạp phải vật nhọn hay bị ai xô đẩy bạn sẽ nỗi giận. Và như vậy là phiền não đã phát sinh. Phiền não phát sinh khi có điều kiện. Bởi thế, ta nói ta có phiền não. Tôi có phiền não, bạn có phiền não. Ngay lúc hiện tại đây tôi và bạn không có phiền não, nhưng tiềm năng phát sinh phiền não vẫn còn trong tôi và bạn. Tiềm năng hay khả năng phát sinh phiền não này là cái mà Ðạo tâm loại trừ vào lúc giác ngộ. Thật ra, chẳng có phiền não nào được loại trừ vào lúc giác ngộ. Lúc giác ngộ, Ðạo tâm chỉ loại trừ được "khả năng phát sinh phiền não" mà thôi. Sở dĩ phiền não có thể phát sinh bởi vì còn có phiền não (nếu không còn phiền não thì đâu còn vấn đề phiền não phát sinh nữa.) Bởi thế, khi nói chế ngự hay loại trừ tham ái và ưu phiền (sân hận) có nghĩa là tránh hay ngăn ngừa phiền não phát sinh. Nhưng làm thế nào để ngăn ngừa phiền não phát sinh? Câu trả lời là: Phải hành Thiền Minh Sát. Khi hành Thiền Minh Sát, chúng ta cố gắng tinh tấn, chúng ta quán sát chánh niệm, chúng ta định tâm và thấy sự vật một cách chính xác và rõ ràng. Khi chúng ta thấy sự vật một cách chính xác rõ ràng thì phiền não không có cơ hội đi vào tâm chúng ta. Bằng cách này, Thiền Minh Sát loại trừ phiền não. Sự loại trừ hay chế ngự phiền não này chỉ là sát na loại trừ - loại trừ bằng cách thay thế. ở sát na này phiền não được loại trừ, nhưng ở sát na kế tiếp phiền não có thể đến. Ðây là một sự loại trừ rất ngắn ngủi. Ðược gọi là loại trừ bằng cách thay thế. Ðiều này có nghĩa là bạn đã loại trừ tâm sở bất thiện bằng cách: dùng tâm sở thiện để thay thế cho tâm sở bất thiện. Bạn đã đặt tâm sở thiện vào chỗ tâm sở bất thiện khiến cho tâm sở bất thiện không có cơ hội khởi sinh. Bởi thế, được gọi là loại trừ bằng cách thay thế. Sự loại trừ nay chỉ kéo dài trong một sát na. Sát na này phiền não bị loại trừ, nhưng sát na sau phiền não có thể khởi sinh trở lại. Vào sát na có minh sát, tham ái và ưu phiền (sân hận) được loại trừ bằng cách này. Khi bạn ra khỏi Thiền Minh Sát và bạn gặp một vài điều kiện giúp cho phiền não khởi sinh, phiền não sẽ sinh khởi trở lại.

Còn một loại loại trừ khác là tạm thời loại trừ. Ðó là loại trừ bằng cách đẩy đi nơi khác. Khi bạn đẩy một vật gì đi nơi khác, vật ấy sẽ ở chỗ mới một thời gian, không trở lại chỗ cũ ngay tức khắc. Chẳng hạn như bèo trên mặt nước. Khi bạn đẩy bèo đi nơi khác thì bèo không trở lại chỗ củ ngay mà sẽ ở nơi mới một thời gian, sau đó, bèo sẽ từ từ trở về chỗ cũ. Sự loại trừ hay từ bỏ này được gọi là "tạm thời loại trừ", hay "tạm thời từ bỏ" hoặc loại trừ bằng cách đẩy đi nơi khác. Sự loại trừ này đạt được qua cách hành thiền vắng lặng và đạt được các tầng thiền. Khi một người đạt được các tầng thiền định, người ấy sẽ loại trừ được phiền não trong một thời gian. Có thể suốt ngày phiền não không đến với họ, có thể trong cả tuần hay cả tháng phiền não không đến. Nhưng sự loại trừ này cũng chỉ là tạm thời vì sau đó phiền não lại đến với họ.

Loại trừ thứ ba được gọi là hoàn toàn loại trừ. Chữ Pàli gọi hoàn toàn loại trừ là samuccheda có nghĩa là cắt đứt. Loại trừ bằng cách cắt đứt. Giống như cắt đứt hết rễ cây khiến cây không mọc lại được. Như vậy, loại trừ hoàn toàn hay loại trừ một lần tất cả được gọi là loại trừ bằng cách cắt đứt và sự loại trừ hoàn toàn bằng cách cắt đứt này hoàn thành vào lúc giác ngộ. Những phiền não được loại trừ vào sát na giác ngộ không bao giờ trở lại với người này nữa.

Một vị A La Hán đã hoàn toàn loại trừ tất cả mọi phiền não. Ngài không còn tham ái, sân hận, không kiêu mạn, không ganh tị và không còn các loại phiền não khác. Ngay cả khi bị trêu chọc các Ngài cũng không nổi giận. Khi thấy một vật dầu cho hấp dẫn đến đâu, đẹp đẽ đến đến các Ngài cũng không mảy may khởi lên một chút tham ái, dính mắc. Các Ngài đã loại trừ phiền não bằng cách cắt đứt hoàn toàn.

Tôi đã nói nhiều về loại loại trừ thứ nhất: sát na loại trừ, bây giờ chúng ta tìm hiểu sâu hơn về loại loại trừ thứ hai: tạm thời loại trừ.

Một khi bạn đã hành thiền tốt đẹp, bạn có thể loại trừ tham ái và ưu phiền trên đối tượng bạn đang quán sát thì bạn cũng có thể loại trừ tham ái và ưu phiền trên đối tuợng bạn không quan sát. Ví dụ: Bạn đang ngồi xếp bằng, lưng giữ thẳng hai tay chồng lên nhau, và chú tâm chánh niệm vào chuyển động của bụng. Lúc bấy giờ chuyển động của bụng là đề mục bạn đang quán sát, và cảm giác hai tay đang để chồng lên nhau, cảm giác mông đụng vào sàn nhà ... là những đề mục bạn không quán sát. Khi phiền não trên đối tượng chuyển động ở bụng được loại trừ thì phiền não trên đối tượng cảm giác ở tay ở mông cũng được loại trừ)

Nếu bạn thực hành Thiền Minh Sát một cách tốt đẹp bạn sẽ có được hai loại loại trừ: Bạn kinh nghiệm được sự loại trừ tham ái và ưu phiền trên đối tượng đang quán sát; đó là sát na loại trừ. Và bạn cũng ngăn ngừa phiền não hay tham ái và ưu phiền khởi sinh trên những đối tượng không được quán sát. Ðó là tạm thời loại trừ.

Thông thường, khi mắt, tai, mũi, lưỡi ... của ta tiếp xúc với các đối tượng liên hệ: hình sắc, âm thanh, mùi, vị ... thì tham ái và sân hận khởi lên trong tâm ta. Ðiều này thường xảy ra đối với phần lớn mọi người. Nếu không thực hành chánh niệm trên các đối tượng đó thì chúng ta sẽ bị dính mắc hay ghét bỏ đối tượng ấy. Bởi vậy, hãy thận trọng ghi nhận chánh niệm mỗi khi các căn tiếp xúc với các trần.

Thiền Minh Sát chỉ có thể thành tựu hai loại loại trừ đầu tiên, đó là sát na loại trừ và tạm thời loại trừ. Nhưng Thiền Minh Sát không thể lọai trừ được loại loại trừ thứ ba là loại trừ hoàn toàn. Sự loại trừ hoàn toàn chỉ có thể đạt được bởi đạo tâm hay vào lúc giác ngộ.

Trên cõi đời

Khi Ðức Phật nói: tỳ-khưu ... loại trừ Tham ái và ưu phiền trên cõi đời thì Ngài muốn nói tỳ-khưu ... loại trừ tham ái và ưu phiền trên đối tượng mà tỳ-khưu đang quán sát. Chữ trên cõi đời có nghĩa là trên đối tượng đang quán sát. Chẳng hạn như trong câu: tỳ-khưu quán sát thân trong thân, tinh cần, tỉnh giác và chánh niệm, loại bỏ mọi tham ái và ưu phiền (sân hận) trong cõi đời. thì chữ trong cõi đời ở đây có nghĩa là trong thân.

Tham ái và ưu phiền:

Tham ái ở đây có nghĩa là tham lam dính mắc, luyến ái, tham dục và những tâm sở tương đương khác. Ưu phiền ở đây không phải chỉ có nghĩa là ưu phiền thôi mà bao gồm cả sân hận, ghét bỏ, thù hận, xuống tinh thần, lo âu phiền muộn ... Có ba gốc rễ bất thiện là Tham, Sân, Si. Tham và Sân đã được nói đến ở đây. Tham ái (lobha) hay dính mắc, là gốc rễ bất thiện đầu tiên, Ưu phiền (dosa) hay sân hận là gốc rễ bất thiện thứ hai. Như vậy, khi nói đến tham ái là nói đến tất cả các hình thức của lobha. và Ưu phiền là nói đến mọi hình thức của Dosa. Si mê hay Moha không được nói đế ở đây vì moha rất khó ngăn ngừa hay loại trừ. Như vậy, câu trên phải hiểu như vầy:

tỳ-khưu thực hành thực hành việc quán sát bằng cách nỗ lực tinh tấn, chú tâm chánh niệm, đạt tâm định và ý thức rõ ràng sáng suốt, và ngay lúc có tinh tấn, chánh niệm, định tâm và tỉnh giác ấy đã (đồng thời) ngăn ngừa hay loại trừ được tham ái và ưu phiền phát sinh.

Ðối với các đối tượng của thọ, tâm và pháp cũng vậy (Chú giải cho rằng: chế ngự hay loại trừ tham ái và ưu phiền có nghĩa là chế ngự tất cả năm chướng ngại, bởi vì khi hai yếu tố mạnh mẽ nhất trong năm chướng ngại là tham sân đã được đề cập đến thì những chướng ngại còn lại cũng đưọc đề cập đến.)

Bạn đã biết bốn căn bản hay bốn nền tảng của sự thiết lập chánh niệm. Sở dĩ có bốn vì có bốn loại đối tượng:

1. Quán sát thân hay niệm thân: Ðôi lúc thân không có nghĩa là toàn thể cơ thể vật chất mà là một nhóm yếu tố hay thành phần của vật chất. Hơi thở cũng được gọi là thân. Những thành phần khác của thân cũng được gọi là thân ... Chữ thân ở đây phải hiểu là tất cả những gì liên hệ với thân.

2. Quán sát thọ hay niệm thọ. Thọ là một tâm sở. Bây giờ ta đau ở thân và ta kinh nghiệm được sự đau vật chất này bằng tâm của ta. Trong tâm ta có một tâm sở gọi là thọ. Bởi vì đây là một sự đau, nên cảm thọ đây là cảm thọ đau. Khi đức phật nói: tỳ-khưu quán sát thọ trên thọ có nghĩa là quán sát trên tâm sở thọ này chứ không phải chánh niệm trên sự đau. Trong thực hành khi đau ta chú tâm vào sự đau và quán sát chánh niệm vào sự đau. Nhưng thực ra, khi ghi nhận hay niệm thầm "đau, đau" là chúng ta đã thực sự ghi nhận tâm sở thọ, và tâm sở thọ này cảm nhận sự đau trong cơ thể ta. Cảm thọ gồm 3 loại: Vui, khổ và vô ký.

3. Quán sát thức (thức) hay niệm thức. Thông thường chữ citta được dịch là tâm nhưng nên dịch là thức đúng hơn. Chữ Citta có nghĩa là ý thức. Trong Tâm Lý Học Phật Giáo, tâm là sự tập hợp của bốn yếu tố. Vậy cái mà ta gọi là tâm thật ra là một tập hợp của bốn yếu tố. Ðôi khi có sự lẫn lộn giữa hai danh từ tâm và thức. Trước tiên hãy xem tâm là sự tập hợp của thức và các yếu tố của tâm. Thức được định nghĩa là sự nhận biết hay ý thức đối tượng. ý thức hay sự nhận biết đây không phải là sự nhận biết hay ý thức trong chánh niệm. Thức ở đây chỉ là sự ý thức hay sự nhận biết thông thường. Chẳng hạn như, tôi nhận biết có người nào đang đứng đó, mặc dầu tôi đang nhìn đây. Sự nhận biết hay ý thức như vậy gọi là thức (citta). ít ra trong Vi Diệu Pháp cũng gọi sự nhận biết đơn thuần này là thức. Theo nghĩa thông thường thì chữ thức có một nghĩa rộng hơn hay hẹp hơn. Cần ghi nhận một điểm ở đây là: Chúng ta dùng chữ thức để chỉ cho (citta), nhưng dịch như vậy không chính xác. Thức được định nghĩa là một yếu tố hay thành phần của tâm, và thành phần của tâm này làm nhiệm vụ ý thức hay nhận biết đối tượng. Chỉ khi nào có nhận biết đối tượng thì mới có sự tiếp xúc (xúc) với đối tượng, cảm nhận đối tượng, thích đối tượng, không thích đối tượng v.v... Như vậy, những tâm sở đã hỗ trợ cho thức, nhưng đồng thời cũng là những thành phần của tâm. Như vậy, trước tiên tâm được chia làm hai thành phần: Thức và tâm sở. Xúc, thọ, tưởng, chú tâm, thích, không thích ... được gọi là những tâm sở (yếu tố của tâm). Theo vi diệu pháp thì có 52 tâm sở và 52 tâm sở này được chia làm ba nhóm: thọ, tưởng và hành. Như vậy, khi ta thêm thức vào nhóm thọ, tưởng hành này thì ta sẽ có bốn thành phần của tâm: Thọ, Tưởng, Hành và Thức. Mỗi khi tâm nhận đối tượng thì bốn thành phần này cùng sinh khởi một lúc.

Ðức Phật với trí tuệ cao siêu có thể phân tích và định danh từng tâm sở này một cách tinh tế rõ ràng khi chúng đồng thời nhận đối tượng. Ðây là một điều thật kỳ diệu.

Khi đang hành thiền và có sự lo âu phát sinh ta ghi nhận: "lo âu, lo âu", có nghĩa là lúc bấy giờ ta có một thức đi kèm với lo âu. Ðây là quán sát trên "thức". Khi ta ghi nhận: "Giận, giận" thì ta cũng đang quán sát trên thức.

4. Quán sát Pháp trên Pháp: Dhamma (Pháp) là một chữ Pàli rất khó dịch hay khó có thể dịch một cách chính xác. Tùy theo từng trường hợp, chữ Dhamma được dùng với một nghĩa khác. Ta không thể dùng một chữ cố định nào đó để dịch chữ Dhamma vì làm như thế sẽ sai. Dhamma được dùng trong kinh Ðại Niệm Xứ chỉ đơn giản để chỉ: Năm chướng ngại, năm nhóm tập hợp, sáu căn, sáu trần, bảy pháp giác ngộ, bốn chân lý cao thượng. Chữ Pháp dùng trong niệm pháp chỉ để chỉ các pháp nêu trên thôi. Như vậy, nên để nguyên chữ Dhamma, đừng dịch, và hãy hiểu chữ Dhamma tùy theo từng trường hợp, từng đoạn kinh. Phần lớn dịch Dhamma là "đối tượng thuộc về tâm" hay "đối tượng của tâm". Nhưng cả hai lối dịch này đều không thỏa đáng.

Bây giờ chúng ta hãy học cách quán sát pháp trên pháp. Nếu chú tâm vào sự sân hận là bạn đã quán sát pháp trên pháp. ở đây, một lần nữa tôi nhắc lại: Pháp không có nghĩa là giáo pháp hay gì khác. Thấy cái gì và bạn chú tâm chánh niệm vào cái đó là bạn đang quán sát pháp trên pháp. Như vậy đề mục pháp để quán sát rất rộng bao gồm: Năm chướng ngại, năm nhóm tập hợp, sáu căn, sáu trần, bảy pháp giác ngộ, bốn chân lý cao thượng. Nếu chúng ta dịch Dhamma là đối tượng thuộc về tâm có nghĩa là lấy tâm làm đối tượng để quán sát thì không đúng lắm vì có nhiều đối tượng không phải là tâm (như các trần: hình sắc, mùi, vị ...). Nếu dịch là "đối tượng của tâm" có nghĩa là bao gồm tất cả mọi đối tượng, đối tượng nào cũng được. Cả thân lẫn tâm đều là đối tượng. Vậy thì niệm gì cũng có thể gọi là niệm pháp được cả. Vì không thể nào dịch chữ Dhamma cho chính xác được, thế nên hãy để yên chữ Pàli, đừng dịch.

Tôi đã từng nói với các bạn rằng không phải thực hành bốn căn bản chánh niệm theo thứ tự ghi trong sách, cũng không cố gắng tìm xem ta đang quán sát lãnh vực nào của chánh niệm: quán sát thân, quán sát thọ, quán sát tâm hay quán sát pháp. Nếu cố gắng tìm xem ta đang chánh niệm loại nào đây thì sẽ bị vọng tâm. Là một thiền sinh, bạn phải quán sát chi nhận đề mục trong hiện tại; không cần tìm hiểu xem đề mục thuộc loại nào: thân, thọ, tâm hay pháp gì cả. Dầu đề mục gì đi nữa, bổn phận của bạn là chánh niệm ghi nhận để khỏi tham đắm, dính mắc hoặc ưu phiền sân hận trên đối tượng mà bạn đang quán sát này.

Ðể khỏi bị tham ái và ưu phiền (sân hận) bạn phải tinh tấn chú tâm chánh niệm. Bạn không có đủ thì giờ để tìm xem đây là tâm là pháp hay đây là cái gì khác. Khi hành Thiền Minh Sát bạn phải thực hành trên tất cả bốn căn bản chánh niệm mỗi một khi chúng diễn ra. Bao lâu bạn chánh niệm trên đối tượng trong hiện tại là bạn đã hành thiền đúng, và hành thiền tốt đẹp. Hành thiền không tốt là khi bạn bị tư tưởng lôi kéo đi, bạn quên mất việc hành thiền trong vài giây hay trong vài phút. Nhưng bao lâu bạn còn chánh niệm là bạn đã làm đúng và việc hành thiền đang tiến triển tốt đẹp.

Có thiền sinh nghĩ rằng nếu họ không định tâm được trên đề mục chính là họ không hành thiền. Ðôi khi họ nói: "ô! Tôi đã phí thì giờ để ghi nhận tâm đi đây đi đó, và tôi không có nhiều thì giờ để chú tâm với đề mục chính." Dầu bạn chú tâm vào đề mục chính hay đề mục phụ, điều đó không quan trọng; bao lâu bạn còn chú tâm vào chúng được là bạn đã hành thiền đúng.

Ðiều quan trọng đầu tiên trong việc hành Thiền Minh Sát là chú tâm chánh niệm vào đề mục đang xảy ra trong hiện tại. Ðôi khi bạn bị thất niệm, bạn hãy lấy sự thất niệm này làm đề mục và ghi nhận "quên, quên" hay "thất niệm, thất niệm" rồi trở về với đề mục chính. Bạn phải luôn luôn chánh niệm trong mọi lúc, trong mọi nơi, và nếu bạn có thể giữ chánh niệm liên tục, tâm khắn khít trên đề mục thì bạn sẽ tiến bộ nhanh chóng và sẽ bắt đầu thấy được bản chất của sự vật; có nghĩa là bạn sẽ thấy được đề mục sinh và diệt. Khi thấy được sự vật sinh diệt bạn cũng thấy được sự vật là vô thường. Khi thấy được sự vật vô thường bạn cũng thấy được bản chất đau khổ của sự vật và bản chất vô ngã hay thấy rằng bạn không thể điều khiển hay kiểm soát chúng được; chúng sinh và diệt một cách tự do theo ý muốn của chúng, ta không làm chủ được chúng. Khi thấy được như thế là bạn đã thấy được ba bản chất tổng quát của mọi pháp hữu vi, pháp có điều kiện. Thấy bản chất vô thường, khổ, vô ngã của sự vật là mục tiêu, hay cốt tủy của Thiền Minh Sát. Nếu bạn hành Thiền Minh Sát bạn phải thấy ba đặc tính này bởi vì chữ minh sát (vipassanà) có nghĩa là thấy bằng nhiều cách. Và thấy bằng nhiều cách có nghĩa là thấy sự vật dưới ánh sáng của Vô thường, dưới ánh sáng của Khổ và dưới ánh sáng của Vô ngã. Ðiều quan trọng và mục tiêu của việc hành Thiền Minh Sát là thấy ba đặc tính này, và để thấy ba đặc tính này chúng ta phải quán sát, theo dõi đề mục trong hiện tại. Muốn chú tâm vào đề mục hiện tại bạn cần phải tinh tấn. Không có tinh tấn không thể đạt được kết quả tốt đẹp. Ðó là lý do tại sao Ðức Phật dạy: Phải có tinh tấn, ý thức sáng suốt và chánh niệm trong khi hành thiền minh sát. Khi chúng ta có thể thực hành trọn vẹn, đầy đủ những điều kiện này - tinh tấn, tỉnh giác, chánh niệm - và tâm định thì chúng ta có thể chế ngự được tham ái và ưu phiền trên đối tượng chúng ta đang quán sát.

Ðây là phần tóm lược kinh Ðại Niệm Xứ, bài pháp lớn về căn bản của chánh niệm. Nếu bạn nắm vững phần tóm lược này tôi tin rằng bạn sẽ hiểu rõ thế nào là Thiền Minh Sát và hiểu rõ cách hành trì. Có nhiều chỉ dẫn chi tiết khác cho việc hành thiền, tôi hy vọng các bạn đã quen thuộc với những chỉ dẫn này.

Cầu mong các bạn thực hành theo những lời chỉ dẫn này một cách tinh tấn, chánh niệm, tỉnh giác để có thể chế ngự mọi tham ái và ưu phiền sân hận trên cõi đời.