Friday, February 17, 2012

Achema - Zen - Talking about Selfish

Algae Bloom Satelitte figure 8 1600


Thảo luận về tính vị kỉ
Hầu hết mọi tôn giáo đều dậy phải bỏ đi tính vị kỉ, nhưng Achema sẽ hỗ trợ sự vị kỉ và điều này lại thật trái ngược với tư tưởng của những người bình thường.
Tại sao vậy? Vì tính vị kỉ nằm trong tận cùng tâm khảm của con người, không ai có thể chống đối lại nó mà lại cần phải sống với nó cho đến khi tính vị kỷ này chuyển hoá thành lòng từ bi. Sao tính vị kỉ lại có thể biến đổi như thế ?
Không một ai là không vị kỉ..........ngoại trừ những người đạo đức giả.
Danh từ “vị kỉ” đã chiếm được vị trí liên hệ chặt chẽ với sự phỉ báng, vì hầu hết mọi tôn giáo đều lên án cái tính này. Tôn giáo muốn ta có lòng vị tha. Sao vậy? Để giúp đỡ người khác............
Một người thanh niên trẻ nọ đi đến thành phố tìm việc làm, khi nói chuyện với người mẹ, bà nói, “Con phải nhớ luôn luôn giúp đỡ cho những người khác.” Người con hỏi lại, “Rồi những người khác đó sẽ làm gì?” Người mẹ trả lời một cách thật tự nhiên, “Thì rồi họ sẽ giúp đỡ cho những người khác nữa.” Người thanh niên nói, “"Đây có vẻ như là một chuyện kỳ lạ. Tại sao mình không tự giúp đỡ mình trước mà lại chuyển sang chuyện giúp đỡ cho người khác để tạo ra những chuyện phức tạp không cần thiết? "
Ta cần nhận thức rằng tính vị kỉ là tính tự nhiên. Tính vị kỉ hiện hữu trong mọi cá nhân. Đúng thế, đôi lúc ta chỉ có thể chia sẻ cho nhau qua tính vị kỉ. Khi đang ở trong trạng thái thật vui sướng, ta có thể chia sẻ sự vui sướng đó. Nhưng vào lúc ta đang bị đau khổ lại phải đi giúp cho kẻ khổ đau khác, người mù dẫn lối cho kẻ không thấy đường. Thì khi đó ta có thể chia sẻ được cái gì? Ý tưởng chia sẻ thật nguy hiểm này đã được cổ võ, thi hành qua nhiều thế kỉ.
Trong một trường học nhỏ cô giáo bảo học trò, “Mỗi tuần ít nhất các em nên làm một việc thiện.” Một đứa bé hỏi cô giáo, “Xin cô cho vài thí dụ điển hình về việc thiện. Tụi em không biết thế nào là việc thiện.” Cô giáo nói, “ Thí dụ như, một bà già mù loà muốn băng qua đường; hãy giúp bà ta qua đường. Đây là việc tốt; đây là việc thiện; đây là chuyện đạo đức.”
Tuần lễ sau cô giáo hỏi, “Có ai nhớ làm điều gì cô đã nói với các em không?” Ba học trò dơ tay lên. Cô ta nói, “Như thế này là không được.....gần như cả lớp đã không nghe lời cô. Nhưng ít ra cũng có được ba em làm việc tốt.” Cô quay sang đứa bé thứ nhất, hỏi “ Em đã làm gì?” Nó trả lời “Em làm đúng y như cô dậy: Khi thấy một bà già mù loà, em đã giúp cho bà ta băng qua đường.” Cô giáo nói, “Tốt lắm. Thượng Đế sẽ ban ơn cho em.” Cô hỏi đứa học trò thứ hai, “Còn em đã làm gì?” Học trò thứ hai trả lời, “ Cũng giống vậy.........em đã giúp một bà già mù qua đường.” Cô giáo chợt cảm thấy hơi thắc mắc ........”ở đâu mà chúng nó tìm ra được các bà lão mù này? Đây là một thành phố lớn; có lẽ chúng nó có thể đã tìm được hai bà lão mù”. Cô hỏi học trò thứ ba, cậu ta nói, “ Em cũng làm y như hai đứa bạn đó: giúp cho một bà lão mù mắt đi băng qua đường.”
Cô giáo nói, “Nhưng các em tìm đâu ra được tới ba bà lão mù?” Cả ba đứa đều nói, “Cô không hiểu, chỉ có một bà già mù độc nhất thôi. Và việc giúp bà lão ấy băng qua tới đường bên kia thật quá khó khăn. Bà ta chống trả, đánh lại tụi em, hét lớn và la mắng, vì bà ấy không muốn băng qua đường, nhưng thực tình tụi em chỉ muốn giúp đỡ bà ta, muốn làm một việc nghĩa. Người đi đường tụ lại thành đám đông, họ la tụi em, nhưng tụi em bảo với họ, “Ông bà đừng lo ngại. Chúng tôi muốn dẫn bà lão này băng qua đường. Nhưng bà ta lại không hề có ý muốn qua bên kia đường.”
Chúng ta được dậy phải giúp đỡ người khác, và thâm tâm người dậy bảo đó lại trống rỗng. Họ đã được dậy phải yêu thương người khác........yêu hàng xóm, yêu kẻ thù......nhưng họ lại không bao giờ được dậy cho phải yêu thương chính họ trước. Tất cả mọi tôn giáo, trực tiếp hay gián tiếp, đều bảo đừng yêu mình mà chỉ nên thương yêu người khác. Một người mà đã không yêu thương chính mình thì không thể yêu thương người khác được; họ chỉ giả bộ thôi. Điều căn bản là hãy thực sự yêu thương chính mình trước rồi tình thương dư dả đó sẽ tràn ra ngoài, lan đến với người khác. Chúng ta không phản đối sự chia xẻ, nhưng chúng ta cũng tuyệt đối chống đối sự bất vị kỉ. Để có thể chia xẻ, trước tiên ta phải có một cái gì để chia xẻ. Như thế, ta không bắt buộc phải làm một gì cho ai khác cả..........ngược lại, người nhận một cái gì của ta lại bó buộc ta. Ta phải biết ơn, vì người khác có thể từ chối sự giúp đỡ của ta; như thế là họ thật rộng lượng.
Điểm chính ở đây là mỗi cá nhân đúng ra nên được vui sướng, nên có hoan lạc, nên trầm lặng, hài lòng trước, rồi từ trạng thái thoả mãn đầy đủ đó họ mới bắt đầu sự chia xẻ. Khi ta có quá nhiều, quá dư thừa, ta nặng sũng như một đám mây mưa, thì phải đổ rào đi bớt.
Nếu khát vọng của người kia đã được thoả mãn, neu khát vọng của trái đất được thỏa mãn, đó chỉ là những điều thứ yếu. Nếu mỗi cá nhân có đầy ắp những vui sướng, những tia sáng, sự trầm tĩnh tự chủ, người đó sẽ chia xẻ mà không cần có ai khuyên bảo, bởi vì sự chia xẻ khi đó mới thực sự là niềm vui sướng. Cho đi vui sướng hơn là nhận vào.
Toàn thể hình thức này cần phải thay đổi. Người ta đúng ra không nên được dậy phải có lòng vị tha.......Người có quá nhiều khổ sở...... có thể làm được gì hơn? Người bị u mờ........ có thể làm gì? Người bị mất mát quá nhiều trong đời sống........... có thể làm được gì? Người ta chỉ có thể cho đi cái gì mà họ có. Vì vậy họ chỉ đem những nỗi khổ sở, sự đau đớn, lo lắng, nôn nao ra cho những người mà họ gặp gỡ. Đây có phải là lòng vị tha không?. Không..........tất cả mọi người nên thật vị kỉ...... theo đúng luật tự nhiên........vì nó phải là như thế.
Chúng ta hãy xem thí dụ sau đây:
Mỗi cái cây đều ích kỉ: nó đem rễ tới chỗ có nước; đem chất nước mầu mỡ tới các cành lá, tới những bông hoa và quả. Tàng cây lớn có bóng mát rộng. Khi cây trổ bông, hương thơm của bông toả ra cho mọi người hưởng; người có tên tuổi, người vô danh, những người quen hay kẻ lạ. Khi cây có đầy trái ngon ngọt, cây chia xẻ, mang những trái đó cho mọi người. Nhưng nếu dậy cho cây phải có lòng vị tha, tất cả ba chuyện kể trên sẽ tàn lịm đi (cây không có đủ nước để tự phát triển, èo uột nhỏ bé không cho bóng mát, không trổ bông thơm và không cho ra quả ngọt) như toàn thể nhân loại đã chết rồi...hoặc chỉ còn là những xác chết biết đi. Sự sống không hoàn toàn linh động nữa.

Achema – Malaysia 2009
Kim Morris lược dịch March 2011

No comments:

Post a Comment