Sự Thông Minh với Trí Nhớ
Khi ở chung với một ông Thầy, nếu để ý người ta có thể nhận thấy những rắc rối nội tâm hay rác rưới của chính họ sẽ bị nổi bật ra ngay. Càng ở lâu trong “trạng thái trống rỗng” này mọi tư tưởng “ô nhiễm” sẽ càng hiện lên rõ ràng hơn. Ông Thầy giống như một mặt gương, chỉ phản chiếu cái thực tại và không ai có thể gian dối được với tấm gương đó. Và cũng không ai có thể phá hỏng được cái hình ảnh trung thực trong gương. Nếu nhìn trong gương thấy hình ảnh của chính mình thật quá xấu xí, người ta có thể đập vỡ gương nhưng vẫn không thể nào làm cho cái “xấu xí” đó thay đổi. Người ta hành động như vậy trong suốt cuộc đời theo nhiều đường lối khác nhau. Bất cứ cái gì phản ảnh lại thực trạng của chính mình, ai cũng đều muốn tránh bỏ vì những hình ảnh đó không thể chấp nhận được và cũng không làm cho mấy hứng thú. Ở gần ông Thầy, đôi khi có thể tự cảm thấy mình như một người chậm tiến, hay như một đứa trẻ chậm phát triển, nhưng đừng cố gắng giải thích hay biện hộ bằng bất cứ cách nào, vì mọi lời giải thích đều phát xuất từ cái tính ngã mạn và sự tự hào của chính ta. Hãy chấp nhận sự kiện đó là sự Thật. Đây không những là sự thật của chính mình; mà còn là sự thật của nhóm người chưa được giác ngộ nữa. Những người nếu có thể thấy mình là kém trưởng thành thì thật may mắn, bởi vì chính nhận thức này sẽ đem họ vượt ra khỏi mặt phản chiếu của tấm gương mà không phá vỡ nó. Việc Chúa Jesus bị đóng đinh trên cây thập tự giá đã không giúp gì được cho người Do Thái....bởi vì Chúa chỉ là một tấm gương. Ngược lại, tâm linh của những người Do thái đó vẫn tiếp tục chậm phát triển và ấu trĩ. Vì không còn ai bảo cho biết họ là ai và đang ở đâu. Họ đang ở trong một nhóm cùng loại với những đứa trẻ chậm mở mang. Khi cảnh giác được mình chậm mở mang ở một chỗ nào đó, biết được là cái tri thức của mình bị một chướng ngại nào đó ngăn chận lại, thì cái chướng ngại này có thể được dẹp bỏ. Đúng thực như vậy, ngay khi người ta cảnh giác được là có chướng ngại, thì ngay khi đó cảnh giác đã dẹp bỏ được chướng ngại đó đi rồi. Cảnh giác này đem đến sự chuyển hoá; đây là lý do tại sao Đức Phật Cồ Đàm dậy ta về chánh niệm để không phải là chỉ sau khi đã nhận thức được điều gì rồi người ta mới phải làm một hành động nào đó để thay đổi. Người ta chỉ có thể biết được cái thực tại này qua chính kinh nghiệm bản thân mà thôi. Nếu nhận thấy tâm trí của mình còn non nớt, người ta có thể cũng nhận thấy thêm họ không là cái tâm trí vì nếu không, ai là người thấy cái tâm trí đó còn non nớt? Có cái gì đã vượt ra ngoài cái tâm trí... đó là “người canh gác”. Canh gác cái tâm trí, nhưng đừng quên người gác, vì cái thực tại lúc đó đã tập trung tại người canh gác, chứ không còn ở trong tâm trí nữa. Và người có nhiệm vụ canh gác luôn luôn là người đã thành người hoàn toàn, đã trưởng thành, đã tập trung tri thức. Không cần phát triển thêm nữa. Khi con người ý thức được tâm chỉ là một dụng cụ dùng làm nhân chứng cho phần “hồn”, thì không còn có một rắc rối nào nữa, cái tâm có thể được xử dụng theo đúng công việc của nó. Lúc này giống như ông Thầy đã thức giấc, và người tôi tớ có thể được thầy đòi hỏi làm bất cứ việc gì cần thiết. Nhưng trong điều kiện thông thường, và khi ông thầy còn đang yên ngủ, người canh gác bị bỏ quên, và kẻ hầu hạ (tâm suy luận, cái tôi hay sự tự hào) trở thành ông thầy. Người tôi tớ dù sao cũng vẫn là người tôi tớ, chắc chắn không được thông minh rồi. Con người luôn luôn cần phải được nhắc nhở cho biết sự thông minh nằm trong sự cảnh giác của tri thức và trí nhớ là của tâm suy luận. Trí nhớ không thể ngang hàng với trí thông minh. Nhưng bất hạnh thay, một số trường trung hay đại học nào đó không cố gắng tìm hiểu về sự thông minh của học trò; mà chỉ cố gắng tìm xem ai là người có thể ghi nhớ nhiều hơn. Bây giờ chắc người ta phải biết rất rõ ràng cái RAM (random access memory) trong máy vi tính chỉ là một chỗ chứa các điều cần nhớ, cái RAM này không có một chút thông minh nào. Thế nhưng qua hàng ngàn năm rồi sự hiểu biết lầm lẫn vẫn còn đó, và còn đang tiếp diễn, vì hễ có ai sinh ra với một trí nhớ khá tốt, thì người ta vẫn cứ cố gắng coi người đó là rất thông minh. Thực ra là không phải như vậy, vì đây là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau. Người ta có thể thấy nhiều người có trí nhớ phi thường nhưng lại không được thông minh, và ngược lại cũng có thể thấy những người có trí nhớ rất kém cỏi nhưng lại rất thông minh. Thí dụ điển hình là ông Thomas Alva Edison. Và để học hỏi được thế giới nội tâm, người ta cần có một trí thông minh chứ không cần đến trí nhớ. Trí nhớ không liên quan gì tới việc học hỏi đó cả. Đúng vậy, nếu muốn là một học giả về tôn giáo, một giáo sư dậy về tôn giáo, hay một học giả giỏi về lý luận, thì có thể chỉ cần thuộc lòng những kinh điển và rồi có thể phát huy cái tự cao và ngã mạn vì hiểu rộng biết nhiều. Nhiều người khác cũng sẽ nghĩ người đó có trình độ hiểu biết rộng rãi, nhưng bề sâu bên trong, trí nhớ của họ chẳng qua chỉ là sự ngu muội. Trước mặt ông Thầy, không ai có thể giấu diếm được sự ngu dốt của mình. Bằng mọi đường lối thuận tiện, ông Thầy sẽ vạch cái ngu muội đó ra cho nhìn thấy bởi vì càng mau chóng nắm biết được cái ngu muội đó, người ta càng sớm thoát ra khỏi nó. Achema – Malaysia 2009 Revision 1 - Kim Morris lược dịch Feb 2012 |
Monday, February 20, 2012
Achema - Intelligence Vs. Memory
Subscribe to:
Post Comments (Atom)
No comments:
Post a Comment