Thế giới
của Tâm Nhị Nguyên.
Ta thường nghe các nhà triết lý Phật học bàn
luận hoặc bàn giải về triết lý nhị nguyên. Thế giới nhị nguyên, hay
là thế giới hai mặt. Thí dụ điển hình cụ thể như hai mặt của
một đồng xu. Khi đứng dưới gốc của một cái cột trụ, thì đầu trên kia
của cột trụ là đỉnh cao nhất.
Từ trên đỉnh của ngọn núi nhìn xuống, chân núi
chôn sâu trong đất. Đỉnh núi và thung lũng xung quanh sườn núi đâu
phải là hai thể riêng biệt. Chúng chỉ là hai phần của chung một
thể. Thung lũng sâu là do ngọn núi trồi lên cao. Núi có
được vì có sự hiện hữu của thung lũng. Núi không thể có ngoài
thung lũng. Đúng không? Ngoài danh từ, thực tại, chúng chỉ là
hai đầu của một cột trụ.
Thân cây thông muốn với lên tận trời mây phải có
rễ chôn thật sâu trong lòng đất. Chiều cao hay chiều sâu chỉ là
hai kích thước của một vật, nhưng cùng một tỉ lệ.
Con người luôn luôn có sự lựa chọn giữa hai sự
đối chọi của một vấn đề. Họ muốn bảo tồn lẽ phải, từ bỏ lẽ
trái. Họ tìm kiếm cái đẹp, loại bỏ cái xấu. Họ muốn có
thiên đàng, chạy trốn địa ngục. Tiến tới nơi có ánh sáng, ra
khỏi bóng tối. Họ khao khát khoái lạc, không thích đau
đớn. Họ chia sự kiện ra làm hai phần, phần này đối chiếu phần
kia. Từ sự lựa chọn mới sinh ra đối kháng và từ đó sinh
ra bất bình, bất mãn, đau khổ về tinh thần.
Có những người cho rằng con đường đạo của họ là
chân lý. Họ phản đối các giáo phái khác và cho rằng những
người đó đi sai đường. Những người như vậy là không hoàn tất, hiện
hữu. Vì sao. Vì con đường họ chọn luôn luôn lừa tâm họ; con
đường họ tránh né sẽ luôn luôn theo réo họ. Họ không thể nào
dẹp bỏ hết những gì họ không muốn, không ưa thích.
Khi một người càng cố dẹp tính dục, thì tình
dục của họ càng tăng trưởng. Do đó, một tôn giáo dạy người ta
dẹp bỏ tính dục, thì lại càng gây ra sự ám ảnh của tình
dục. Người nào càng cưỡng bỏ tính dục, là gián tiếp từ chối một
phần của thể xác của mình.
Chỉ có một phương cách hay nhất là chuyển hoá
năng lực của tính dục . Như vậy thì không phải chống cự với nó
nữa. Từ lâu ta vẫn coi tính dục là kẻ thù không đội trời
chung. Nên chuyển hoá năng lực này và biến nó thành một người hợp
tác, thay vì kẻ thù.
Thật sự, ai cũng luôn luôn có cơ hội đổi
bạn, đổi đồng hành. Không ai có thể hiểu được kẻ thù rõ
ràng. Muốn hiểu biết một vấn đề gì, điều thiết yếu, thiết tưởng,
phải làm bạn với nó.
Chiến tranh và hoà bình cũng vậy. Ai cũng luôn
luôn muốn gìn giữ hoà bình, loại bỏ xung đột và đấu
tranh. Về vấn đề này có vẻ như chúng ta không thể hành động mà
không có sự lựa chọn. Sự thật là thế giới đầy những mâu thuẫn
và biện chứng. Thế giới này là một bản nhạc soạn cho hoà tấu với
những nốt nhạc nhịp điệu đối chiếu khác nhau. Phải có những nốt trầm,
nốt cao vút... Và không phải toàn là những nốt nhạc đơn thuần.
Chỉ khi lìa cuộc đời này, người ta mới tìm được
một nốt độc đáo cho riêng cá nhân họ. Cuộc đời này là tổ
hợp của những nốt nhạc không cùng một điệu. Hãy tự đặt câu hỏi
sao có thể kinh nghiệm hoà bình nếu không bao giờ có chiến tranh?
Nếu không có bệnh hoạn sao biết có sức khoẻ là thế nào.
Con người ngu ngơ về vấn đề này. Từ lúc
còn nhỏ, họ đã được tập cho cách phân biệt và lựa
chọn. Càng phân biệt, càng bị tách rời khỏi toàn bộ của sự
tồn tại. Đây chính là lúc con người lạc đường.
Những người hay nói đến đạo đức là những người
chỉ nhìn thấy những mảnh vụn nhỏ... Nhiều người có
tâm đạo nghĩ như vậy. Người có ý nghĩ như vậy
luôn luôn sống trong xung khắc của nội tâm: giữa tốt và
xấu. Một người đạo đức rất lấy làm hài lòng khi họ lên án
cái xấu, cái ác. Như vậy sự quan tâm tới cái thiện mỹ của họ
chỉ là tiêu cực . Có những vị thánh lấy làm vui khi họ lên án
kẻ “có tội”. Vì nếu không, sao họ có cảm nghĩ là họ thánh thiện hơn
người. Phải chăng sự hạnh phúc được lên thiên đàng dựa vào sự
kết án của một người phải bị đoạ xuống địa ngục? Nếu Cõi Tây
Phương Cực Lạc không hiện hữu, chỉ có riêng trong Kinh Điển; hoặc
khi người ta khám phá ra cảnh địa ngục cũng chẳng có thực, chắc họ
cũng không muốn tạo dựng công đức, làm phước thiện chi cho uổng công,
uổng của.
Cái hạnh phúc, giầu có của một người này là
sự hy sinh khổ cực của người kia. Sự thoả mãn của một
người vô tội không do sự tốt đẹp tự nhiên đưa tới, mà nó là do sự
đau khổ của kẻ có tội. Khi con chiên trở thành người toàn hảo
ông thánh sẽ mất đi hết sự hấp dẫn lôi cuốn và không còn được tôn
sùng. Ông ta lập tức trở thành không đáng kể.
Toàn bộ vũ trụ tạo lập bởi đối chiếu, đối lập,
nhưng chúng lại khắng khít bổ xung lẫn nhau. Như nhận xét cho ta thấy,
cái gì chúng ta cho là xấu, thực ra nó chỉ là một cực điểm của
cái gọi là đẹp và tốt.
Những ai bám víu vào tính nhị nguyên, phân biệt,
là những người tu tưởng còn thiếu sót, vì họ chỉ chọn một nửa của
sự thật và họ chỉ hiện hữu trong nửa phần này của thế giới.
Achema – Malaysia 2009
Kim Morris lược dịch May 2011
No comments:
Post a Comment