Friday, June 14, 2013

Hai sự kiện đáng suy ngẫm


Nat'l Geographic photo: Urn contained the Sakya Muni Buddha's relics by King Ashoka. Excavated around 1898 by William Peppe.
Hai sự kiện về tôn giáo nên để thì giờ suy ngẫm tuy tránh đụng chạm
đức tin.

Gần đây có một video của National Geographic nói về sự tìm thấy
hũ tro đựng xá lợi   của Đức Phật Thích Ca và các đồ̀ vàng ngọc cúng dâng của vua Ashoka
khi nhà vua dời sang mộ mới xây gần Lumbini, và các cột đá có ghi lịch sử thời của ông ta và về Phật Thích Ca.
Phật Thích Ca là một người như mọi người, Ngài là một nhân vật
lịch sử có một không hai từ hơn 2500 năm rồi và tiếp tục mãi mãi...

Người bình luận trong video "Bones of the Buddha"
thốt lên "Hãy tượng tượng như tìm thấy xương của Jesus Christ"
Thật thế, chúa Jesus tuy Ngài sinh ra sau Đức Phật 500 năm nhưng chưa ai tìm được ngôi mộ của Ngài, cùng cây Thập tự giá mà Ngài bị quân La Mã đóng đinh. Vì thế có một số sử gia cho rằng Ngài không hề chết trên cây Thâp tự giá...Rome thời đó hỗn loạn và các giáo chủ Judaism/Jewish cũng tham nhũng không kém...Vua Constantine lợi dụng thời cơ lập nên Thiên chúa giáo, ra lệnh viết Thánh kinh theo ý của vua.  Thời đó đã có rất nhiều người tin vào những lời giảng của Đức Jesus nên Constantine dựa vào đó củng cố quyền năng chính trị và xã hội.

Các sử gia cho rằng Jesus theo con đường tơ lụa sang hoc̣ đạo bên Ấn Độ từ năm 14 tuổi tới 29. Ngài trở lại La Mã, giảng đaọ theo như của Phật Pháp. Chúa Jesus sau khi bị phản bội bị đóng đinh nhưng được gia đình đồ đệ cứu sống lại và Ngài từ giã họ và một mình trở lại Ấn Độ như Ngài đã từng tới đó hồi còn trẻ...Nhưng sau đó Ngai có trở lại La Mã nhưng không ai nhận ra Ngài.
Vì họ tin vào huyền thoại đang được vẽ mới về ngài : Chúa Jesus bị chết trên cây Thập tự vì nhân loại...rồi Ngài sống dạy ba ngày sau và biến mất , hay gọi là thăng thiên... Ngài thăng thiên lên với chúa Trời thì sao lại còn người trần mắt thịt đang bước chân trên mặt trái đất?  Không ai tin được.
Ngài lại ra đi, sang Kashmir cùng một số những người bộ lạc Israel tin tưởng nơi Ngài và tiếp tục truyền đạo cho đến khi chết tại  Kashmir...có ngôi mộ dành riêng cho Ngài nơi đây.

Suy nghĩ rằng các người Christians tin
vào câu Jesus nói "Ta là con của chúa trời" nên họ xem Jesus như God. Nhưng theo thiển ý, Jesus sau khi học Đạo bên Ấn Độ và Tây Tạng có lẽ Ngài không bao giờ phát biểu như vậy mà có lẽ Ngài co ́ý nói "Ai cũng là con của Chúa" theo như tình huống xã hội thời bấy giờ. Nhưng sao người thường có thể tin chính mình cũng là con của Chuá trời được. Cũng như bên Phật giáo có ai tin chính mình cũng có Phật tính và cũng sẽ trở thành Phật được?
Những lời giảng cua Đức Jesus có ảnh hưởng đông phương và gần gũi Phật Pháp..tuy ngôn ngữ thời bấy giờ khác hẳn, nhưng ý nghĩa không khác xa...có khác là do sự uyển chuyển của ngôn ngữ áp dụng vào đời sống xã hội thời cổ mà thôi.

Thí dụ:
Câu nói bất hủ cuả Jesus: "Cái gì của Ceasar hãy trả lại Caesar, của Gods trả lại Gods" Chữ Gods ở đây dịch từ chữ Elohim , từ ngữ Hebrew của người Do Thái, tự nó là số nhiều, plural form.  Thời cổ xưa con người tin vào nhiều thần linh, god mặt trời, god mặt trăng, god giông bão, god núi lửa... god sáng tạo, god phá huỷ vân vân và vân vân...Sau này chữ Elohim được dùng chỉ một GOD : God Sáng Tạo... vì tr̀inh độ hiểu biết của dân tình đã lên cao thêm vài bực...
Jesus đã giác ngộ hiểu về 3 nhân duyên dẫn tới khổ đau là tham sân si. Chính vì lòng tham nên các pháp sư Jewish giữ dấu các đồ̀ng vàng bạc khắc hình của Caesar mà  khăng khăng không đóng thuế cho Ceasar, và vì ngu muội nên tin vào các gods che chở cho họ - clinging in the god concept-
Vì sự giác ngộ này Ngài đã quá khích động lật đổ bàn đổi tiền của người Do Thái trong đền thờ trang nghiêm, va tuyên bố:
"Cái gì của Ceasar hãy trả lại Caesar, của Gods trả lại Gods"
Đó là trạng thái chung của người mới giác ngộ, rất hăng hái và nồng nhiệt truyền sang cho mọi người xung quanh...trong trường hợp này Jesus hãy còn lẩn quẩn trong bực thứ tư của sư giác ngộ hay còn gọi là A La Han. (Jesus có thể làm vài phép lạ như lời truyền. )
Còn Đức Phật, sự giác ngộ của Ngài hoàn toàn đạt tới bậc cuối cùng của vị quả Phật: Ngài giữ im lặng trong thiền định Ngài muốn nhập Niết Bàn ngay từ lúc đầu..Nhưng vì Ngài còn thương chúng sanh nên hy sinh thêm gần 50 năm mòn mõi giảng dạy quần chúng...ai không hiểu được hôm nay thì còn có ngày sau, kiếp sau từ từ từng bước một....
Đó là hai sự kiện đáng suy ngẫm.
Did Jesus Die On Cross (BBC Four Documentary)
Jesus was a Buddhist Monk - BBC Documentary
Jesus in India by Edward Martin [Must Watch]
Nat'l Geographic video on the Bones of the Buddha
------------------------------------
Sách về Jesus in India/Taytang:
The secret of Shambhala
by James Redfield

================================

Believe in your inner self where all the goodness of nature to be discovered.
Love Buddha. Love Jesus.
Kim Morris
June 2013 Las Vegas NV



Legacy of the Buddha - Di sản của Đức Phật Thế Tôn




Legacy of the Buddha
The Universal Power of Buddhism
Di sản của Đức Phật Thế Tôn
Toàn lực của Phật giáo
By Sanghamitra Sharma – 2001


Phật Giáo Ấn Độ
Mahayana Buddhism - Phật giáo Đại thưà

Page 101 
  
Các lý thuyết vào thời kỳ hưng thịnh nhất của Phật giáo và vào thời  vua Ashoka tiêu biểu Phật giáo nguyên thuỷ.  Phản ảnh này được cho là thời kỳ của phái nguyên thuỷ hay là Hinayana – Tiểu thừa.
Nhưng sau thời kỳ này có nhiều khuynh hướng được phát triển trong khoảng thời gian giữa vua Ashoka và hoàng đế Kanishka và trở nên cách biệt, từ đó nảy mầm Mahayana Buddhism – Phật giáo Đại thưà.
Trong khoảng 500 năm sau khi Phật nhập Niết bàn, vào thế kỷ thứ nhất và thứ hai của kỷ nguyên AD, một cuộc cách mạng trong tư tưởng Phật giáo xảy ra.  Những tư tưởng mới này thực ra đã có nguồn từ lâu trong các hệ phái miền Nam và miền Đông bắc nước Ấn.  Những Phật tử cho đó là phái Đại Thừa, Mahayana, “cỗ xe lớn”, “Con thuyền lớn” và họ cho Hinayana là "cỗ xe nhỏ", “con thuyền nhỏ”.
Tư tưởng Đại thừa , Mahayana được mở rộng do đáp ứng với mong muốn của các Phật tử Ấn Độ.  Phật Giáo vào thời đó chỉ dành cho các vị tu sĩ.  Thường dân Phật tử không được tham dự các hoạt động nghi lễ tôn giáo.  Và những vị tu sĩ “A la hán»càng được trọng vọng như là các qúi tộc trên con đường cứu rỗi hoàn toàn có tính cách cá nhân.  Tư tưởng « not-self »  hay là «vô ngã » không có nghĩa gì đối với người bình dân nếu vị hành giả chỉ theo đó mà làm lợi cho bản thân họ.  500 năm nỗ lực dòng dã làm Phật giáo mệt mỏi và xa lạ khỏi quần chúng trong khi lại khó tìm thấy các vị A la hán thật sự.
Tư tưởng Mahayana – Đại Thưà mới mẻ này có vẻ hấp dẫn cho cả tu sĩ lẫn Phật tử.  Tầm quan trọng của giáo dân được biểu hiện qua Vimalakirti, một nhân vật trong huyền thoại Sanskrit người đã từng có những cái nhìn sâu sắc và lòng từ bi bác ái tương ứng với những hoạt động của ông trong cuộc sống dân sự.
Trọng điểm của chủ thuyết Mahayana là chuyển hướng từ sự chú trọng vào quả Arhat - A la Hán - Giác Ngộ cá nhân – enlightened person-  qua Boddhisattva – Bồ Tát - Chúng sinh được Giác Ngộ – enlightened being.
Trước kia Bồ tát có nghĩa là một vị Phật sẽ thành.  Theo Đại thừa có nghĩa chúng sinh là người đã họăc sẽ đạt giác ngộ.  Nhưng sự đạt được giác ngộ không phải chỉ cho chính bản thân họ; mà phải là sự theo đuổi mục tiêu cứu rỗi các chúng sinh khác.  Những lời nguyện của Bồ tát còn đi xa hơn nữa là sẽ không vào cõi Niết Bàn trước khi các chúng sinh đã được vào nơi đó.  Cũng như Đức Phật, vị Bồ Tát phải thực hành các độ phẩm toàn chân thiện mỹ (paramita), và điểm quan trọng là sự bố thí(dana), và trí huệ ( wisdom.)  Lòng vị tha cao cả trong vị tri như thế đã có kết quả làm phát huy lòng tín ngưỡng trở lại với Đạo Phật và đặt lòng từ bi bác ái một điểm chính yếu trong sự thực hành Phật pháp.
Hình ảnh một chiếc thuyền to lớn, con thuyền Bát Nhã, của phái Đại Thừa tạo ra một biểu tượng chung cho các tôn giáo của Ấn Độ.  Tư tưởng của Ấn Độ giáo, Hindu, Đạo Jain, và Đạo Phật cho khổ đau và luân hồi như là một biển rộng hay con sông lụt ngăn chặn nhân gian tới bờ giác ngộ, nirvana.  Giòng sông Hằng mỗi khi bị lụt tràn nước cho người Phật tử Ấn một biểu tượng của cõi luân hồi vô tận.  Các vị đại sư phái Đại thưà cho rằng pháp lý của họ cũng như một 'con thuyền lớn' đưa nhân loại qua ‘bờ bên kia vào cõi Niết Bàn.’  Phái theo tiểu thừa bị cho là chỉ cung cấp các' thuyền nhỏ' cho một thiểu số có tâm linh cao qua bờ mà thôi.
Trong trường phái Đại Thừa, các Bồ Tát có thể là những chúng sinh toàn năng hay các nhân vật thần thoại như ngài Avalokiteshvara, hay Bồ Tát Di Lặc- một vị Phật tương lai đang lo cho nhân loại chúng sinh.  Đức Phật thì được thần thánh hoá.  Một vị Bồ tát phải đạt (6) lục độ phẩm – quảng đại, kiên trì, thiền định, đạo đức, năng lực và trí huệ. Qủang đại là một yếu tố quan trọng nhất.  Giáo thuyết này được bành trướng mạnh trong khoảng 200 AD do Ngài Long Thọ- Nagarjuna, một nhà hiền triết Phật giáo. Đây là kỷ nguyên của Madhyamika , Middle Way hay là Trung Đạo.
Vì không thể chấp nhận việc Đức Phật nhập đaị Niết bàn là một sự kiện đơn giản nên một số lớn đệ tử và tín đồ ngưỡng mộ Đức Phật đã phát động lên lý thuyết về Tri-Kaya- hay Tam Thân. Lý thuyết này khẳng định rằng tương đương với niết bàn, Pháp thân -  Dharma-kaya (body of essence) đã có ẩn giấu tất cả các hiện tượng đó.  Sau Pháp Thân có Báo Thân - Samhoga-kaya (body of bliss).  Và rồi từ Báo Thân xuất hiện Hoá Thân - Nirmana-kaya (body of magical transformation - hay thể chất của thần thông biến hoá biểu hiện trong một người vừa bình thường vừa siêu phàm như Đức Phật có ghi nhận trong lịch sử của vùng Đông Bắc Ấn Độ.)
Sự tin tưởng phức tạp này là một hệ thống cực đoan xa rời khỏi hệ thống nhân bản và bình dị thể hiện trong các bài giảng bằng tiếng Phạn. Nó cho thấy rõ ràng ảnh hưởng của phái Hindu Bhakthi phổ thông và của Ba Tư (Persian) cùng với những lý thuyết thần học Hy Lạp – La Mã (Greco-Roman) đã từ từ thẩm thấu vào từ hướng tây bắc của Ấn Độ.
Đi song song với lý thuyết mới này là một đường lối dân chủ địa phương trong đó tín đồ đã thấu hiểu một cách rành mạch là đối tượng sùng tín của họ và chính cá nhân họ tuyệt đối là một. Mọi người ai cũng có phôi thai trong mình cái Phật tính.
Chính bên trong trường phái Đại Thừa đã có những giòng tư tưỏng khác biệt.  Một chiều hướng có ảnh hường rõ rệt nhất là phái Madhyamika (những người có tư tưởng Trung Đạo) được biết là do đại hiền triết của Nalanda, ngài Long Thọ (Nagarjuna of Nalanda) thời đó khởi xướng.  Ngài Long Thọ đã viết ra một số lý thuyết, trong đó quan điểm về Trung Đạo (Madhyamika-karika) được coi là một tuyệt tác và trình bầy triết lý của trường phái của Ngài theo một phương cách có hệ thống mạch lạc. Quan điểm này cho rằng Vô Ngã – hay sunyata là chân lý tuyệt đối không thể nghĩ bàn. Quan điểm này còn cho rằng không có gì khác biệt giữa niết bàn, vô ngã, và luân hồi sinh tử. Một vài giáo phái Trung Hoa đã truyền bá chủ trương vô ngã này nên hệ thống Trung Đạo đã được duy trì lâu dài.  Môn phái Sanron của Nhật cũng theo đuổi đường lối này.

Trường phái Yogacara hay Du Già, chuyên tập luyện Yoga do ngài Maitreya
sáng lập trong thế kỷ thứ 3 AD nhưng lại được những người khác nhóm, hai anh em khác cha (mẹ) Asanga và Vasubandhu, phát huy trong thế kỷ thứ 4 AD tại thành phố Gandhara. Trường phái này đạt tới tột đỉnh trong thời đó.  Trường học Yoga, có tên như vậy, vì chú trọng vào việc thực hành Yoga như một phương pháp hữu hiệu nhất để đạt tới trạng thái giác ngộ tuyệt đối (bodhi). Trường phái này cho rằng chỉ có tâm thức mới là thực tại tối cao.  Nói tóm lại, họ dạy về lý tưởng của tư tưởng cá nhân, hay ý nghĩ (thought) tự nó là sự thật.  (Subjective idealism – Duy Thức học).

Nhiều ý nghĩ sáng tạo lan tràn rộng lớn đánh dấu sự phát triển cao độ của trường phái Đại Thừa của Phật giáo. Nalanda (Na Lan Đà) tại thành phố Bihar phía đông của Ấn Độ, là một trung tâm phân phối học bổng Mahayana nổi tiếng và được ca tụng nhất của trường phái này tại Ấn Độ.
Vào thế kỷ thứ 7 AD một hình thức khác của Phật Giáo xuất hiện, được gọi là Vajrayana ( Diamond or lightning vehicle) hay Kim Cang Thừa.  Trường phái này  còn được biết tới hay được nhận diện một cách rộng rãi hơn bằng tên Tantrism hay Mật tông vì những cuốn kinh sách linh thiêng bằng mật ngữ gọi là Tantras (Thần chú).  Phương thức của phái này bao gồm việc thực tập Yoga chung với lý thuyết về lễ nghi long trọng phức tạp, hòa hợp với những bí thuật và kèm theo sự thờ phượng một số đông thần linh, cùng các vị Phật và các vị Bồ Tát. Học thuyết bí truyền này được Asanga khích lệ và phát huy, và từ lý thuyết đó phát sinh ra những liên hệ táo bạo, đặc biệt là các liên hệ đến những biểu tượng về tính dục và rồi lan rộng sang các giáo phái khác cho tới khi Phật giáo biến mất tại đất Ấn Độ.
Nguồn gốc của Tantrism hay Mật tông đã có lâu dài ở Ấn Độ. Một hình ảnh được tôn sùng nhất của Phật giáo mật tông là một nhà sư sống trong thế kỷ thứ 8 AD tên là Padmasambhava (ngài Liên Hoa Sinh). Vào thời điểm đó Phật giáo Mật tông phát triển mạnh ở vùng đông nước Ấn phần lớn là nhờ sự bảo vệ và hỗ trợ vững chắc của triều đại vua Pala.  Từ những thời gian khởi đầu các đại sư Phật giáo đã lên án sự đam mê dâm dục là một yếu tố quan trọng trói buộc con người vào trong vòng sinh tử luân hồi.  Trong suốt 12 thế kỷ hầu hết các tu viện đã ra lệnh và các tu sĩ Phật giáo đã phát triển sự ghét bỏ phái nữ đến mức độ giống như của các linh mục bên Thiên chúa giáo.
Trái ngược lại, rút tỉa ra từ việc thực hành các nghi lễ, yoga và bí thuật, các tư tưởng gia của mật tông nhìn thấy các biểu tượng của tính dục và tính nhị nguyên của sắc dục trong tất cả mọi vật. Tiến xa hơn nữa, họ mang các nam và nữ thần  vào đền thờ làm những đối tượng để thờ phụng như trong đền thờ Ấn Độ giáo hay theo phong tục tập quán của người dân bình dị của Ấn Độ. 
Phật giáo mật tông được thực hành ở Nam Dương, sau đó tiến vào Tây Tạng, rồi tới Mông Cổ.  Hình thức môn Phật học này được nghiên cứu tại những trường đại học thuộc tu viện Nalanda và Vikramasila cho đến cuối thế kỷ thứ 12 AD thì bị quân đội xâm lăng của tướng Hồi giáo Bhaktiyar Khilji (please Google) tàn phá sau khi đã dọn sạch Ấn Độ giáo và Phật Giáo.

Tuy nhiên Mật tông đã tạo ảnh hưởng sâu đậm trong sự phát huy của Phật giáo ở Tây Tạng.
  
MAHAYANA & HINAYANA BUDDHISM
Buddhism in Tibet
Page 210


Tây tạng là nơi cuối cùng tại châu Á cải hoá sang Phật Giáo.  Tuy ở một địa thế cách biệt nhưng Tây Tạng là một cường lực ở Á Châu; đã lấn sang Trung Hoa trong khoảng thế kỷ thứ 7 và thế kỷ thứ 9 AD, chiếm thủ đô Chang’an trong một thời gian ngắn.   Sự liên lạc chung đụng ranh giới với Trung Hoa, Kashmir, Ấn Độ, và Nepal trong những thế kỉ này đã mang Phật Giáo và Ấn Độ giáo vào Tây Tạng và giúp cho sự thành hình rực rỡ của nền văn hoá Phật giáo Tây Tạng.

Khởi thủy của Phật Giáo Tây Tạng bắt đầu bằng huyền thoại rằng có vài nhà truyền giáo tới gặp vua Tho-tho-ri, và dâng lên ngài những cuốn Kinh Phật nhưng họ phaỉ thất vọng trở về vì hoàng gia không thể đọc và hiểu những vần chữ lạ lùng.

Khi vị vua trẻ tuổi Sron-btsan lên ngôi, ngài chỉnh đốn quân đội cao tới mực mà  ở phía nam Vua Ansuvarman của Nepal và sau này Hoàng Đế Trung Hoa T’ai-tsung ở phía bắc có ý giao kết đồng minh với Tây Tạng bằng cách gả con gái của họ cho vua.  Hai hoàng hậu Bhrukuti của Nepal và Wen-Ch’eng của China yêu cầu vua nên đem Phật giáo vào Tây Tạng.

Khi Phật giáo được đem vào Tây Tạng, dân địa phương thực hành dưới hai hình thức và gọi là Đạo Bon.  Một hình thức thiên về thờ phụng vua chuá.  Vì các vị vua được coi như là người cai trị linh thiêng nên những nghi thức tang lễ rất là quan trọng, và trách nhiệm ưu tiên của các vị Đạo sĩ Bon là duy trì và thực thi các nghi lễ để củng cố sự tồn tại liên tiếp của hoàng gia và các thần linh.

Cũng như các vị vua lãnh đạo trước kia và sau này, những quốc gia lân cận trong vùng, Vua Sron-btsan công nhận tiềm năng hợp nhất của Đạo Phật , và về sau vua được phong là một hoá thân của Avalokiteshwara.  Vua đã từng gửi một sứ giả của hoàng gia , Thon-mi Sambho-ta, cùng một đoàn 16 người sang Ấn độ học cổ ngữ, âm ngữ và văn phạm, và từ đó vua đặt sự tin cẩn vào phái đoàn, sáng lập ra vần chữ cái, ngôn ngữ, và văn phạm căn bản cho tiếng Tây Tạng.  Thon-mi đã làm việc rất đắc lưc, ngoài việc soạn thảo các tập luận biệt lập về chữ viết và văn phạm Tây Tạng, ông còn soạn dịch một vài công trình Phật Học từ kiếng Sanskrit.

Trong thời vua Sron-btsan các truyền thống của tu viện hay tịnh xá đều được đặt ra bởi các vị sư từ Ấn Độ và từ Trung Á tới đây.  Vua  ban hành luật cho hoà hợp với nguyên tắc Thập Thiện trong đạo Phật.  Ngài xây những đền nổi tiếng như Ramoche và Jhokhang ở Lhasa, và công trình kiến trúc vĩ đại lâu đài Potala - còn tồn tại tới ngày nay một  phần nhỏ của kiến trúc do vua khởi dựng.

Phật giáo phát triển và tạo nền tảng trong thời cai trị của vua Khri-song 740-798 AD.  Quyền hành cuả tổ chức các cộng đồng Phật tử  hay Tăng Đoàn được thiết lập và với sự xuất hiện của Mật thừa  đại tu viện Padmasambhava ở Samye được thánh hoá.  Nơi đây từ khoảng 779 AD trở lên , các vị sư Tây Tạng được thụ phong.  Không may thế kỷ sau đó do sự bất ổn định của Tây Tạng, Đạo Bon lại nổi dạy làm Đạo Phật bị lu mờ.

 Sau này sự truyền bá Giáo Pháp lại được phục hồi và Đạo Phật được "giới thiệu lần thứ hai" và được thiết lập như một quốc giáo dưới vương quyền của vua Khri-sron-ide-btsan 755-797AD.  Dưới triều vua Ngài thiết lập tu viện to lớn  đầu tiên tại Bsam-yas theo kiểu của Udyantapuri ở Bihar, Ấn Đô.  Dị giáo bị thanh trừng khỏi các tu viện và giáo luật của Theravada – Nguyên thuỷ – dựa theo Luật Tạng được áp dụng trong các tu viện mới lập.  (Luật tạng là một trong Tam tạng được soạn thảo bằng tiếng Phạn bởi các nhà sư giáo phái Nguyên thủy).   Vị có công cải cách Phật giáo nổi tiếng nhất là một nhà sư người Ấn Độ tên là Atisa (982-1054 AD) tới Tây Tạng năm 1042.  Người ta cho rằng chính nhờ ảnh hưởng của vị sư này mà có sự truyền bá lan rộng của giáo phái Avalokiteshwara, một vị thánh bổn mạng của Tây Tạng.
Sư Atisa giữ nguyên Mật tông thừa để truyền cho các đệ tử thân cận.  Ngài thuyết giảng Phật giáo Đại thừa và Ngài được đặc biệt biết đến do việc khôi phục lại phương pháp khắc nghiệt trong sự tu hành.  Ngài lưu lại ở Tây Tạng 13 năm và mất tại đây vào năm 1054 AD.
Sự cải tổ của Atisa được tiếp tục và  củng cố bởi các tăng sĩ ở thế kỉ thứ 11 do thu nhập các văn kiện và giáo lý từ Ấn Độ vào.  Các phái Tiểu thừa và Đại thừa đều du hành tới vùng cao nguyên Tây Tạng nhưng chỉ phái Đại thừa và hệ thống Mật Tông Ấn Độ là còn tồn tại và Giáo Pháp của ‘Cỗ xe Kim cang’ hay trường phái Vajrayana được khai triển đầy đủ .  Sự thống nhất của tín đồ hai phái này giúp họ tăng trưởng và tồn tại trên căn bản của sự tiếp xúc thường xuyên với các Phật tử Ấn Độ.
Vào khoảng thế kỉ 16 quyền lực chính trị cuả ‘Trường phái  Đạo Đức’ (Gelugpa) do Ngài Tsonkhapa tạo dựng được chính thức hoá.  Dựa trên những luận thuyết của các triết gia Ấn Độ và của Ngài Atisa, Ngài truyền bá Đại Thừa Pháp và Mật Tông Pháp.  Ngài hoà nhập hai phương pháp dựa theo bảng xếp hạng của Ngài Atisa;  Hinayana (Tiểu thừa) là con đường của những người có khả năng vừa phải.  Mahayana ( Đại Thừa)  cho những người có khả năng cao hơn, và Vajrayana, Kim Cang thừa hay MậtTông thừa  là ‘cách tu nhanh chóng’ dành cho những người có trí tuệ và tâm linh cao.  Trường phái này còn gọi là New Kadampa hay Mũ Vàng. Sự thành công của trường phái này là một hiện tượng ở thế kỷ 17 và họ đã thiết lập sự kiểm soát toàn bộ lãnh thổ dưới sự lãnh đạo của hoá thân thứ 5 của Ngài Tsongkhapa; còn gọi la ĐaLai LaMa thứ 5 theo  tiêu đề Mông Cổ ban cho dòng phái này từ thế kỷ thứ 16.  Với một vài cải cách tùy nơi chính quyền tôn giáo này tiếp tục cho đến năm 1959 Ngài Da Lai La Ma 14 phải rời Tây Tạng dưới sự đe doạ của Cộng Sản Trung Quốc.
Có sự thống nhất trong chánh tống phái Tây Tạng tuy có những chi tiết nhỏ khác biệt trong các nghi lễ và sự thực hành giữa các tu viện .  Sự kiện này được hỗ trợ bằng toàn bộ Kinh Điển Phật Pháp được dịch sang chữ Tây Tạng.  Có nhiều bản Kinh Điển Sanskrit chỉ còn tồn tại qua các bản dịch sang chữ Tây Tạng.  Những biểu tượng rộng lớn của nghệ thuật nguyên thủy được tạo tác khắp nơi xung quanh các tu viện; tranh sơn, điêu khắc bằng kim khí cũng như các công trình kiến trúc.  Rất nhiều các tu viện và những đồ trang trí trong đó bị phá huỷ hoặc xúc phạm trong hoặc sau thời kì cách mạng văn hoá khoảng thập niên 1950 của TQ.  Tuy một số người man rợ đã phục hồi những mất mát nhưng Tây Tạng vẫn còn là một nước bị xâm lấn, với một chính phủ lưu vong.  Đức ĐaLaiLama 14 hiện cư trú ở Dharamsala, Ấn Độ ;  các nhà lãnh đạo khác và nhiều thường dân Tây Tạng đang lưu vong tại Ấn Độ hoặc các nước Tây Phương .
The Buddhist Cosmos in Tibet
Page 217
Vũ trụ quan của Phật giáo Tây Tạng là một tổng hợp của huyền thoại của Ấn Độ giáo và Phật Giáo, cả Tiểu Thừa và Đại Thừa đều đề cập tới. Giáo phái Tây Tạng giải thích Jambudvipa hay Diêm Phù Đề, lục địa của loài người, là một trong 4 địa quay xung quanh Núi Tu Di – Mount Meru, một trục của vũ trụ.
Trong truyền thống Tiểu thừa thế giới (loka), gồm có 3 cõi.  Thứ nhất là Dục giới hay Kama-loka (the World of the senses) có 6 hạng từ cao xuống thấp:   trời, người, atula, súc sinh, ngã quỉ, địa ngục.  Trong tầng hạ hơn nữa có Indra và các vị thần của Ấn Độ giáo.  Thế giới của atula hay các quỉ thần, titan, thì có rất nhiều loại nửa người nửa thánh luôn luôn có những sự xung đột với các vị trời về cái “cây ước muốn’ (great wishing tree) cao  gần nửa đường lên núi Tu Di.  Có 6 đường luân hồi tương ứng theo 6 tạng của Dục giới nhưng không có gì hơn bằng con đường đạt tới Niết Bàn.
Thế giới thứ hai (second loka), trong Tiểu thừa là sắc giới, Rupa-loka, của các vị trời cao hơn, và thế giới thứ ba là vô sắc giới (immaterial world) nơi các vị trời ngự vô biên giới và vô thức giới.  Những ai từng thực hành thiền định và đạt kinh nghiệm tới cõi vô sắc, không gian vô tận, và vô thức giới có thể được sinh vào cõi này.
Nhiều vị sư Tây Tạng, lamas, nói với đệ tử là không có địa ngục mà đó chỉ là ảo tưởng nhưng dầu sao cả Tiểu thừa lẫn Đại thừa  đều có những tranh hình ảnh của các cõi địa ngục.  Những địa ngục nà nằm sâu trong lòng đất được cai quản bởi Diêm Vương God Yama, người phán xét các nghiệp của kiếp trước.  Trách nhiệm cá nhân là trọng tâm của sự phán xét và đền tội.  Trong truyền thống Tiểu thừa có 8 cõi địa ngục;  sách Tây Tạng liệt kê 16, có cả nóng và lạnh.  Địa ngục xấu xa nhất là – Avici – địa ngục A Tì nơi dành cho những người bị tra tấn vô tận vì tội phỉ báng Đức Phật hay Tăng Đoàn.
Trường phái Phật giáo Đại Thừa của Ấn Độ đã ảnh hưởng tới Phật Giáo Tây Tạng trong sự thâu nhập thuyết lý  “Cỗ Xe Thần lực”, “Vehicle of Thunderbolt” (please Google this), hay Vjara  mà từ đó Tây Tạng đặt tên cho tông phái cuả họ.  Trong Ấn Độ giáo, thần lực này từ kim cương và cũng chính là kim cương cứng rắn có thần lực mà Indra, một vị chúa trời của Vệ Đà (Vedic) dùng giao chiến với Atula hay Titans.  Trong Tây Tạng, biểu tượng chiến thắng vững chắc không thể bị huỷ diệt này trở nên tiêu biểu của chân lý tuyệt đối và là một danh hiệu của Phật Giáo Tây Tạng.

Tantric Buddhism
Page 218
Phật Giáo Mật Tông được khai triển ở Ấn Độ nhưng có nhiều tín đồ trong thế giới Phật Giáo noi theo.  Tầm quan trọng là Mật tông là trọng tâm của một Phật Pháp phức tạp, linh động được tiến triển trongTây Tạng. Điều cần thiết là có một sự hiểu biết căn bản về những nghi lễ và niềm tin để hiểu về Phật giáo Tây Tạng.
Tantra, một hình thức thần bí của tư tưởng Phật giáo và Ấn Độ giáo, được xuất hiện tại Ấn Độ vào khoảng 700 AD, một ngàn năm sau khi Đức Phật lià trần.  Trong Đại Thừa các vị thần và ý niệm về thượng giới là từ Ấn Độ giáo;  Tantra cung cấp thêm những biểu tượng huyền bí cho sự sùng tín của Đại Thừa.
Tâm điểm của Mật tông là những hình ảnh của nam thần và nữ thần trong trạng thái liên hợp tình dục lõa thể.  Những vị nam thần của Ấn Độ giáo luôn luôn có những nữ thần hộ vệ bên cạnh.  Đặc biệt là chúa tể Lord Shiva và nữ thần Parvati.  Trong các thể dạng khác nàng là một nữ thần chiến binh Durga, hoặc là một ‘nữ thần đen’ Kali.  Sự khai triển của Mật tông dường như đi kèm với tính cách thần lực quan trọng của các nữ thần mà nhờ đó vũ trụ được tạo nên dựng.  Biểu tượng của những vị nam và nữ thần từng cặp một có hai thực thể:  một là thể hiện của sức sống còn và là năng lực shakti đang hoạt động trên thế giới. 
Cũng giống như nam và nữ thần trong Ấn giáo, Phật và Bồ Tát trong trường phái Đại Thừa chấp nhận các vị nữ thần.  Thường ra họ là những vị dễ gần gũi hơn là những nam thần, và từ đó Phật Bà shakti được sáng tạo dưới hình thức gọi là Tara. Vị shakti bên cạnh Đức Phật có khi biểu hiện là Prajnaparamita – Chân Thiện Mỹ- Perfect Wisdom.  Một trong những ý nghĩa của biểu tượng shakti qua kiến thức đầy đủ của Mật tông, và qua sự hiểu biết cao cả là phải có sự đối chiếu và hoà hợp của hai thái cực trên thế giới – nam/nữ, tốt/xấu, sáng/tối, luân hồi/niết bàn.
Trong thời kỳ nguyên thủy các nghi lễ Mật tông được thi hành một cách bí mật về ban đêm vì chỉ có những người đã từng thụ pháp những biểu tượng của họ mới được tham gia.  Tuy không có sự kỳ thị giai cấp nhưng một buổi tối của puja, một hình thức nghi lễ của Ấn Độ giáo, được tiếp theo bằng những hoạt động dính dấp tới tình dục cấm kỵ của các tín đồ chính thống Ấn; thành thử hội viên hay người gia nhập cũng bị hạn chế.
Tư tưởng Mật tông xâm nhập vào Phật giáo Ấn Độ và Phật giáo Tây Tạng không phải do từ chính thống giáo.  Cũng như Ấn Độ giáo, Thần chú trong Đạo Phật là do bởi các nhà sư bên ngòai lề của các tăng đoàn sáng tạo.  Họ là những người tìm kiếm cách biến hoá chính cho họ thành Phật.  Tụng chú và hô hán các từ ma thuật cộng bùa chú  để van xin thần lực thật ra cổ xưa như văn minh con người.  Mật tông đã vay mượn những thần chú và sáng tạo nên các câu chú riêng của họ.  Thần chú cao nhất của Mật tông là “Om mani padme hum”.  Sáu chữ của câu thần chú này – mani (jewel) va padme (in the lotus) trong Sanskrit tương dương với lục độ phẩm của Bồ tát hạnh:  quảng đại, kiên trì, thiền định, đạo đức, năng lực và trí huệ.
Sutras, Kinh tạng, nói về giáo lý, Vinaya hay Luật tạng nói về các điều luật cho tăng đoàn, và Abhidhama hay Luận tạng nói về thuyết luận của sự hiểu biết Phật Pháp.  Hầu hết kinh tạng Mật tông cho biết những chi tiết của các câu thần chú, âm thanh thần bí, dấu ấn, những sơ đồ huyền diệu (magical diagram) cuả yantras and mandalas, và những nghi lễ để làm cho các tín đồ sẽ trở thành siddhas, người thuộc về quyền lực.  Những vị sư chính tông chấp nhận rằng họ phải trải qua nhiều kiếp khổ đau để được đạt tới Niết Bàn.  Tín đồ theo Mật tông, mặt khác, họ tin vào những nghi lễ và sự thụ pháp trong các nghi lễ của ma thuật bán mật thì họ có thể chuyển hoá sang quả Phật.


Vajrayana, the Buddhism of Tibet
Kim Cang Thừa, Phật giáo Tây Tạng

Page 221

Phật giáo Tây Tạng, hay Kim Cang Thừa (Vajrayana), được xem như là một hoc pháp đầy đủ toàn bộ vì có hòa hợp chủ trương của cả hai học thuyết Tiểu thừa và Đại thừa cùng với sự thực thi những tin tưởng và thực hành nghi thức của Mật tông Ấn Độ.

Tu sĩ của phái Kim Cang thừa có một tiến trình tu học đặc biệt kéo dài, bao gồm toàn bộ triết lý, thần học, và nhận thức luận của Phật giáo.  Những người đạt tới trình độ tiến sĩ Vjara hay trình độ học thức của cấp bực “geshe” hoặc là rabjam-pa (học bác thâm thúy hay thạc sĩ Phật học) đã phải trải qua gần như từ 20 tới 30 năm ngoại trừ 12 năm học căn bản cần thiết để đủ được thọ giới.

Kim Cang thừa, như chúng ta biết, là “kim cương thần lực” mà Indra, chủ tể của các thần linh Verdic/ Mật tông đã xử dụng và khắc phục được những kẻ thù của chính ông và của trật tự đạo đức. Đặc tính vĩnh cửu bất diệt của Kim Cang thừa, từ sự kết hợp độc đáo của hình thức vững chắc với không gian nội tâm tạo cho nó thành một cái gì thật tiêu biểu đối với các Phật tử của họ. Nó cũng là biểu tượng của phái nam, lòng từ bi, những đường lối khéo léo đạt tới niết bàn. Trong những nghi lễ của Kim Cang thừa, thông thường có cái chuông đi kèm, như một tiêu biểu cho sự hiểu biết ‘toàn hảo’ của phái nữ hay còn được biết là Bát Nhã Ba La Mật – prajnaparamita.  Giống như rất nhiều biểu tượng của Mật tông, người nam và người nữ tượng trưng cho một sự hoà hợp của nhị nguyên mà bản chất là một. 

Bản văn quan trọng của Kim Cương Thừa là cuốn Kinh Hevajra Tantra, trong đó có đề cập đến mối liên hệ giữa thần hộ vệ linh thiêng Hevajra với bạn đồng hành của ông ta, nữ thần Nairatmya (về vô ngã).  Mục đích lớn của bản văn này là thống nhất nhận thức về luân hồi (samsara) với niết bàn (hay giác ngộ). Luân hồi được đồng hóa với “những phương cách khéo léo của lòng từ bi” và niết bàn là “trí tuệ”.  Theo như Kinh Hevajra, chỉ có các nghi lễ liệt kê trong Kinh sách này (Mật tông) mới kết nối cái quan điểm là  “không có gì khác biệt giữa niết bàn và luân hồi’. Bản chất này, là Thân Khẩu Ý của tất cả các vị Phật, không tách biệt, vững chắc như là “Kim Cang” hay thần lực.

Theo Kim cang thừa thì ngoài ba giới: dục giới, (kama-loka world of the senses,) sắc giới (rupa-loka- fine material world,) vô sắc giới,  (arupa loka, immaterial world) còn có thêm hai tầng trời xa hơn.  Ngự trên cõi trời cao nhất là Adi Buddha, hay Bản Sơ Phật  , do thiền định Ngài làm nổi bật lên  5  “conqueror” Buddhas (Jinas) ở tầng trời dưới. Các Chiến Thắng Phật, hay Jinas, là tứ phương Phật mà Vairocana, (Đại Nhật Như Lai) tượng trưng cho Pháp Thân hay Vô Ngã, ngự ở trung tâm điểm. Những vị Bồ tát như Avalokiteshvara (Quan Âm), Manjushri (Văn Thù Sư Lợi)  và  Samantabhadra (Phổ Hiền), đều ở trong các tầng trời bao quanh như những hóa thân của các vị Phật.

Khi Ngài Liên Hoa Sinh, vị thầy của Mật tông, đật chân đến Tây Tạng, Đạo “Bon”(Dị giáo), lúc đó đang thịnh hành, tin tưởng là những thần thánh và ma quỉ đòi hỏi ngoài những lễ vật khác phải có tế lễ bằng máu huyết của các động vật nữa. Thay vì  đối chọi và phá chấp những thực hành như vậy, Ngài Liên Hoa Sinh đã thương lượng với các đạo sĩ “Bon”.  Theo truyền thuyết, Pehar, một trong những vị thần có quyền thế nhất của Tây Tạng từ bỏ những đòi hỏi hy sinh đó để đánh đổi lấy sự bảo trợ của Phật Pháp.  Thay vi máu huyết của các sinh vật, vị thần này đã chấp nhận tánh ích kỉ của người dân Tây Tạng là lễ vật thay thế. Sự liên hợp tôn giáo này là căn bản trong giáo pháp của Tây Tạng – phần lớn các thần linh hay ma quỉ có trước thời của Phật giáo được trộn thêm vào trong Kim Cang Thừa hoặc được cho phép tồn tại song song với tôn giáo mới (Mật tông).
Do đó, một phần quan trọng trong Kim Cang Thừa là sự hiện diện của những vị thần khủng khiếp, dễ sợ.  Một trong những vị thần này là Mahaka (Đại Hộ Pháp đen), tuy dữ tợn nhưng lại hỗ trợ đắc lực cho vị thần Phật giáo, hoá thân của thần Shiva. Những đại biểu hung dữ của Phật có tới mười hai cánh tay mang nhiều biểu tượng khác nhau như trống, mũ hộp đầu lâu và những cây đinh ba được biết đến như là herukas (những thần Phẫn Nộ).  Một vị thần phẫn nộ này là Samvara: người hung dữ khủng khiếp là một khía cạnh khác  của Chiến Thắng Phật (Jina Buddha) ở phía Đông.  Những vị herukas lại có vệ nữ bên cạnh gọi là thần nữ dakinis; những vị thần dakinis này thường được mô tả là người có đầu tóc bù xù, với con mắt thứ ba, và đứng trong tư thế như đang nhảy múa.  Người ta tin rằng ngài Liên Hoa Sanh đã được những nữ thần dakinis giao cho những cuốn sách mà ngài dựa theo đó và lập nên căn bản cho lý thuyết Mật tông của ngài.  
Diện tiêu cực của những Bồ Tát cũng là do ma quỉ hoá thân.  Thí dụ như cái khía cạnh hung dữ của Ngài Văn Thù Sư Lợi, hay vị Phật của Trí Tuệ, là Yamantaka (Thần Chết).
Tất cả mọi người khi thực hành Kim Cang thừa đều được các vị thầy dậy Lama chọn cho một vị thần yi-dam (thần hộ mạng) như là phần khởi đầu của sự phát giới. Thần hộ mạng (yi-dam, god protector) này được thầy Lama chọn để phù hợp với cá tính riêng của mỗi cá nhân đệ tử.  Mỗi một Ngũ phương Phật đều có một vị thần Hộ mạng đầy giận dữ và  mỗi một thần Hộ mạng là tượng trưng cho một lỗi lầm về tâm thần tiềm ẩn trong cá nhân người đó, như giận dữ hay ghen ghét. Cộng thêm vào việc chọn thần hộ mạng cá nhân, các đệ tử còn nhận được những câu thần chú liên hệ tới vị hộ mạng đó.  Việc lập đi lập lại những câu thần chú với sự giúp đỡ của xâu chuỗi hạt, người mới phát giới sẽ hình dung được vị thần của họ một cách rõ ràng.  Thí dụ như nếu ông thần hộ mạng là Yamantaka (Thần Chết), thì người đệ tử mới, qua sự dậy dỗ của vị Thần chết này, sẽ có thể đạt được trí tuệ của vị Bồ Tát đối nghịch là Văn Thù Sư Lợi  (Manjushri). 
Bằng cách ráo riết thực tập Yoga về tinh thần và bằng thiền định để được có thể đồng hóa với vị thần cao nhất là khao khát của người đắc đạo cao trong Mật Tông.  Một phản ảnh quan trọng của Đức Phật  là Kim Cang Bồ Tát (vajira being, Vajirasattva) hay Kim Cang Hoá Thân (Vajira-holder, Vajiradhara). Tại trung tâm điểm của mô hình mandala có diễn tả những vị thần siêu đẳng hay những vị thần liên hệ trong thế ôm những vệ nữ coi đó mà siddha(/người đạt tới mức có thần thông) dùng như là những cỗ xe ( phương tiện) để đạt giác ngộ qua sự nhận diện với vị thần hộ mạng.
Bên cạnh việc phải thông hiểu rõ ràng các đặc điểm phức tạp của Mật tông, các đệ tử Tây tạng còn được huấn luyện về tâm linh theo cùng một đường lối như các Phật tử thời xa xưa. Họ thừa nhận thẩm quyền của và quy y Tam Bảo, hiểu rõ về Tứ Diệu Đế, biết phân tích Ba đặc tính của sự hiện hữu, thực tập tĩnh lặng, hành thiền minh sát, và thiền định trên sự chết. Những quyền lực rút tỉa ra từ Thần chú được thêm thắt vào với nền tảng chính thống vững chắc.
Kim Morris lược dịch
November 12 2012
Las Vegas NV  USA
********************************************************************
Trong truyền thống Phật Giáo Tây Tạng, trong trạng thái đầu của thiền mandala  luôn luôn có sự giám sat bởi một vị Lama vị này sẽ chọn cho đệ tử của mình một mandala chi phối bởi một trong Ngũ phương Chiến Thắng Phật five Jina Buddhas mà bề diện tối tăm của vị này tương ứng với lỗi lầm trọng yếu của người đệ tử.
Tất cả nhân loại được xem như thuộc về một trong Ngũ phươngThắng Phật năm, mỗi trong năm yếu tố của tư cách được liên kết cả một lỗi và một màu sắc biểu tượng.
Buddha                  Màu Sắc                 Uẩn              Lỗi lầm
Vairocana               trắng                      sắc               ảo tưởng
Ratnasambhava      vàng                       thọ               ác ý
Amitabha                đỏ                          thức             tham
Amoghavajra          xanh   blue              hành             ghen tị
Aksobya                 xanh dương            tưởng           giận dữ
Tibetan Meditating Mandala symbols: These are Five Jina Buddhas (conquerors of Ignorance) representing five factors of human personality or skandhas that link both to a fault and a symbolic color. These skandhas are: By association: Buddha: Vairocana (emptiness)- in the center - white - form - delusion. Ratnasambhava - yellow - feeling - ill-will. Amitabha - red - consciousness - greed. Amoghavajra - green - karmic deposits - envy. Aksobya - blue - perception - anger.
Laotzi:   Living harmony with nature...human and nature in Oneness
Confucius:  Living in harmony in an orderly society.
Buddhism gives foundation of the reality of life, concerning with freeing self from suffering.
In order for China to absorb Buddhism these all three doctrines have to co-exist in harmony.
Confucius creates ceremonial environment for their aristocrats in its application.
Tao gives philosophy that helps lifting up Confucius to higher level.
Buddhism gives Chinese divinities to worship. 
========

The Message of the Tibetans 1.- Buddhism (1966-1994)

http://www.youtube.com/watch?v=op1wigNCjOc

The Message of the Tibetans 2.- Buddhism (1966-1994)

http://www.youtube.com/watch?v=zUo73cx05OY

A documentary film of Arnaud Desjardins in English