Saturday, April 13, 2019



Tim Hiểu ý nghiã của '666'

Trong Thiên Chúa Giáo người Tây Phương có khái nịêm '666' là một cái gì ghê sợ, dữ dội, nên tránh xa, do 'Satan' đe dọa.

Không hiểu tại sao họ lại cho là như vậy, lấy từ nguyên lý , căn cơ nào??

Nhưng người theo Phật Giáo thì hiểu một cách tường tận hơn do sự giảng dạy của Đức Thế Tôn qua Bát Chánh Đạo trong đó Chánh kiến, Chánh tư duy là hàng đầu.


Chánh kiến (skrt: samyag-dṛṣṭi, pāli:sammàditthi), thấy đúng.

Chánh tư duy (skrt: Samyak-saṁkalpa, pāli: sammàsankappa): suy nghĩ đúng.

Chánh ngữ (skrt: Samyag-vāc, pāli: sammàvàca): nói đúng.

Chánh nghiệp (skrt: Samyak-karmānta, pāli: samm kammata): làm việc đúng.

Chánh mạng (skrt: Smnyag-ājīva, pāli: sammààjiva): sống đúng.

Chánh tinh tấn (skrt: Samyag-vyāyāma, pāli: sammààyàma): siêng năng đúng.

Chánh niệm (skrt: Samyak-smṛti, pāli: sammà satti): nhớ đúng.

Chánh định (Samyak-samadhi, pāli: sammà samàdhi): tập trung đúng.

Trong các sự giảng dạy cho chư tăng và quần chúng, Đức Phật luôn luôn khuyên nhủ, nhấn mạnh các đệ tử coi chừng và mindful các giác quan. Khởi động từ những giác quan của : nghe, thấy, ngửi, nếm,đụng chạm, mà có tư tưởng do Sắc, Thọ, Tưởng, Hành, Thức, Ý rồi suy cho là đúng hoặc là sai.

Để có chung khái niệm về 6 căn, 6 trần, 6 thức hãy xem có 3 trình bày ngắn gọn như sau, trích từ Yahoo answer.com:

Lục căn - Sáu căn (Lục căn chính là sáu giác quan của con người để nhận biết sự vật) là :

1. Nhãn (mắt)
2. Nhĩ (tai)
3. Tỵ (mũi)
4. Thiệt (lưỡi)
5. Thân (da thịt)
6. Ý (tư tưởng).

Lục thức - Sáu thức (Lục thức có được là do Lục căn) gồm :
1. Nhãn thức: cái biết của mắt do nhìn thấy.
2. Nhĩ thức: cái biết của tai do sự nghe.
3. Tỹ thức: cái biết của mũi do sự ngữi.
4. Thiệt: cái biết của lưỡi do sự nếm.
5. Thân thức: cái biết của da thịt do đụng chạm.
6. Ý thức: cái biết của tư tưởng do trí não.

Lục trần - Sáu trần (Trần là bụi, chỉ cõi trần. Lục trần là sáu cảnh nơi cõi trần diễn ra trước Lục căn, làm cho Lục căn sanh ra Lục thức) gồm có :

1. Sắc: cảnh vật có màu sắc xinh đẹp.
2. Thanh: âm thanh êm ái, lời nói ngọt ngào.
3. Hương: mùi thơm của hoa, của món ăn.
4. Vị: thức ăn ngon béo bổ.
5. Xúc: trang sức lụa là, da thịt mát mẻ.
6. Pháp: tư tưởng mưu tính thực hiện cho thỏa ý.

=====================================

Lục căn là 6 cơ quan của con người , đó là :
1/ Nhãn căn : mắt .
2/ Nhĩ căn : tai .
3/ Tỷ căn : mũi .
4/Thiệt căn : lưỡi .
5/ Thân : toàn thân .
6/ ý căn : bộ não .

Lục trần là 6 đối tượng , đó là :
1/ Sắc trần : tất cả hình tướng và màu sắc .
2/ Thanh trần : tát cả âm thanh .
3/ Hương trần : tất cả hương .
4/ Vị trần : tát cả vị .
5/ Xúc trần : tất cả cảm giác .
6/ Pháp trần : tất cả ảnh tượng được ghi lại trong não .

Lục thức : 6 sự nhận thức khi 6 căn tiếp xúc với 6 trần , đó là :
1/ Nhãn thức : thấy .
2/ Nhĩ thức : nghe .
3/ Tỷ thức : ngưỡi .
4/ Thiệt thức : nếm .
5/ Thân thức : sờ mó, xúc chạm .
6/ Ý thức : tư duy .

=======================================

Lục căn đã có nhiều người nói: là 6 giác quan.

Lục trần là "hình ảnh" những gì đi qua 6 giác quan một cách chân thực đi tới con người.

Lục thức là do sáu giác quan đó đem lại cho con người rồi họ đặt tên theo ý thích và nhận xét riêng.

=========================================

Có hai sự thật trong các pháp: sự thật tương đối và sự thật tuyệt đối.

Sự thật mà người thường đều có cùng quan điểm và cho đó là có thật rồi đặt tên cho các thể vật chất: là sự thật tương đối, hay conventional truth.
thí dụ:

Ai cũng gọi 'vật' dùng để ngồi không chạm đất, và khi nhìn thấy họ biết ngay công dụng thiết thực của nó: và khi họ gọi nó là cái 'ghế', 'chair', 'chaise', thì không cần tả tuy nó có nhiều hình thức hoa hoè khác nhau nhưng ai cũng hiểu người khác muốn nói gì...chỉ cần học thêm ngôn ngữ của nơi xa lạ cũng hiểu như nhau. Sự cho nó là cái ghế này và mọi người cho nó là thực chỉ là sư thật thông thường, hay 'conventional truth'.

Thực ra cái ghế không là 'thật'.

Vì chính cái ghế nó sẽ không nhận thức nó là thật. Nó nói tôi không phải là ghế, tôi là gỗ cơ. Gỗ lên tiếng, sao lại nói là gỗ, tôi là cây cơ mà....cái đinh cũng cãi, sao không gọi nó là đinh, rồi sắt lên tiếng....Rốt cuộc tháo gỡ hết ra , cái ghế này không còn là ghế nữa....nhìn xem nó chẳng còn là đinh, là sắt, là gỗ, là cây,thực chất tan biến ra thành mảnh vụn....nhỏ dần, nhỏ dần...tan biến vào hư không .Đến lúc này, bạn có thấy cái sự thật tuyệt đối (the ultimate truth) của cái ghế chưa? Nó là KHÔNG...Empty...

"cát bụi trở về với cát bụi"

Trở lại con người ta cũng vậy:

Trước khi cha mẹ sinh ra, ta không là một em bé, không có tên...

Rồi khi sanh ra, cha mẹ đặt tên để dễ gọi chứ ra đường cứ gọi "em bé" thì lẫn lộn nhau. Thế rồi cái tên này dính liền với cá tính của một em bé lớn lên, trưởng thành, thành ông này bà nọ, hoặc cũng chẳng là gì, suốt 100 năm...và họ cho họ là có thật
trên cõi đời này.

Đây chính là điểm bám víu vào " ngã giả" đã làm cho thế giới đảo điên, thật giả lẫn lộn, nên khổ đau phát triển ....

Và đó cũng là đặc tính giáo hoá của Phật Đạo:

Phải có căn bản theo Bát Chánh Đạo để hiểu thấu mọi sự, mọi vật có

3 ba sự thật tuyệt đối:

- Vô Ngã

- Vô Thường

- Khổ đau vì mô minh

Rút cục "666" này cũng chỉ là "KHÔNG" nhưng lại là ảo tưởng 'Satan' làm cho ngươì ta phạm nhiều tội lỗi do vô minh.

Xin qúi vị có ý kiến thêm cho diễn đàn Phật học sáng tỏ...trong tinh thần cầu tiến...
Km