Thursday, February 2, 2012

Achema - Subtle Dhamma

Diệu Pháp Vi Tế

Để có thể đến gần Chân lý hơn, việc trước tiên con người cần làm là phải nhận thức ra ảo tưởng của họ là gì. Sự lừa đảo của “Tâm suy luận” đôi khi quá tinh vi làm cho người ta không sao biết được là đã vướng vào cái bẫy của tâm suy luận đó và bị giam giữ lại trong nó rồi. Hãy thảo luận về đề tài này.

Ta có thể nghe người ta nói: “Hãy thực hành tình yêu trong trắng, cho đi mà không cần lấy lại bất cứ cái gì.” “Nếu muốn người khác được hạnh phúc, hãy đối xử bằng từ bi, thông cảm. Nếu muốn chính mình có hạnh phúc, hãy làm chuyện từ bi bác ái.” “Hãy tử tế yêu thương” và cứ làm như vậy... “Tâm suy luận” cũng sẽ thuyết phục người ta nếu thực hành những điều kể trên, thì sẽ trở nên vui vẻ hạnh phúc và cao cả. Câu nói như vậy được đa số người theo tôn giáo thừa nhận và chấp thuận, và mọi người ai cũng hết sức ca tụng những hành động như vậy. Nhưng những người có trình độ giác ngộ cao sẽ không hoàn toàn đồng ý. Tại sao vậy? Điều này không dễ dàng giải thích được bằng ngôn từ, có lẽ nếu dùng một vài mẩu chuyện thì có thể giúp tự tìm ra câu trả lời. 

Vùng Bắc Ấn Độ, có một nhạc sĩ người Hồi giáo (Muslim) rất tài giỏi tên là... Tansen, ông ta là nhạc công phục vụ trong hoàng cung triều đại của hoàng đế Akbar. Ông ta đã mang âm nhạc của vùng Bắc Ấn lên tới trình độ nghệ thuật siêu đẳng mới. Cho nên ông ta đã được coi là một trong 9 vật báu hay còn gọi là Navaratnas của hoàng cung vua Akbar, vị Hoàng Đế Mughol thứ ba trong lịch sử Ấn Độ.

Một ngày nọ sau khi nghe Tansen trình diễn xong, Vua Akbar hỏi ông Tansen: “Ta không thể tưởng tượng được một người nào khác có thể trình diễn loại nhạc này hay hơn nhà ngươi, gần như hoàn toàn ai không thể có thể làm được như vậy, nhà ngươi coi như đã đạt tới cực điểm của cái cực điểm rồi. Nhưng bất cứ khi nào ta nghĩ tới điều này, thì luôn luôn trong đầu ta có một ý nghĩ khác nẩy ra. Ta nghĩ trước đây ngươi đã phải là học trò của một ông thầy nào đó, và có lẽ ông Thầy của ngươi còn xuất sắc hơn ngươi nhiều. Ai là Thầy của ngươi vậy? Ông ta còn sống không? Nếu ông ta còn sống, ngươi có thể mời ông ta tới đây được không?

Tansen trả lời: “Thầy tôi vẫn còn sống, nhưng không làm sao mời ông ấy tới cung điện này được đâu. Ông ấy sống như một con thú hoang cho nên ngài không thể mời ông ta tới đây được. Nếu bị bắt buộc thì ông ta sẽ bỏ trốn mất. Người này không lệ thuộc vào xã hội của chúng ta, ông ấy như một cơn gió thoảng, như một áng mây trôi, không có cội rễ trong xã hội của chúng ta và ông ta giống như một nhà tu khổ hạnh không nhà không cửa (Fakir) Hồi giáo. Ngài cũng không thể ra lệnh bắt ông ấy hát hay chơi nhạc, không có cách nào đòi hỏi ông ta làm được. Chỉ khi nào tự ý muốn hát, ông ấy sẽ hát bài hát của chính ông ta viết ra, khi nào muốn chơi nhạc, ông ấy tự nhiên đàn, khi muốn nhẩy múa, ông ấy mới nhẩy múa. Chỉ có một cách độc nhất là chúng ta cần phải đến chỗ ông ấy ở, chờ cho đến khi có cơ hội được xem mà thôi.

Vua Akbar đã hoàn toàn bị ông Thầy này kích thích và lôi cuốn. Nhà vua nghĩ ông Tansen đã hay và giỏi như vậy, và thầy dậy của anh ta vẫn còn sống, thì cho dù ông thầy ấy đang ở bất cứ nơi nào nhà vua cũng không nề hà khó khăn, sẵn sàng đi tìm gặp ông ta; và cuộc thăm viếng sẽ rất thích thú xứng đáng lắm. Cho nên vua quả quyết nói với Tansen: “Ta muốn đi tìm Thầy của ngươi”

Thầy của Tansen, Swami Haridas, quả thật là một nhà sư khổ hạnh ép sác Hồi Giáo (Fakir), và cũng là một thiên tài về Âm Nhạc. Tansen nhờ vả rất nhiều người đi hỏi thăm, đi tìm tòi cho ra chỗ thầy mình đang trú ngụ. Và sau cùng họ tìm biết được ông Haridas đang ở tại một căn nhà nhỏ cạnh bờ sông Jamuna. Vua Akbar và Tansen quyết định đến đó nghe bài hát của Thầy. Theo lời dân làng thì thỉnh thoảng ông Haridas đã xuất hiện, ca hát và nhẩy múa vào khoảng 3 giờ sáng sớm. Rồi sau đó ông ta dùng suốt khoảng ngày còn lại để thiền định.

Hai người nghĩ là nếu cứ đến thẳng ngay chỗ ông thầy trú ngụ và nếu ông ta biết ra họ là ai, thì có thể ông ta sẽ không hát nên thuê tạm một căn nhà ở gần đó. Họ ngóng chờ và ẩn nấp như những kẻ trộm. Họ đợi tới 3 giờ sáng, và đúng như dân làng đã cho biết, ông Haridas xuất hiện bên ngoài chỗ ở, ca hát và nhẩy múa. Vua Akbar chính mắt chứng kiến và hoàn toàn bị những hoạt động đó lôi cuốn, mê hoặc. Miệng vua không thể thốt ra được một lời nào, vì không có một danh từ nào có thể dùng diễn tả được những hình ảnh tuyệt vời này. Nhà vua quá xúc động chỉ biết khóc. Sau khi mọi chuyện đã kết thúc, trên đường trở về hoàng cung, vua Akar vẫn im lặng không nói năng gì nhưng nước mắt vẫn không ngừng rơi.

Về tới hoàng cung, vua nói với Tansen: “Bao lâu nay ta cứ nghĩ ngươi là người tài giỏi nhất trong những người giỏi, không ai có thể hơn nhà ngươi được.... nhưng sau buổi sáng hôm nay.... ta phải công nhận, so với Thầy ngươi, ngươi không làm sao được bằng một phần của ông ta. Không có cách nào dùng so sánh được, nhưng ta không hiểu tại sao sự chênh lệch lại to lớn đến như vậy?”

Tansen thản nhiên trả lời: “Thật rất đơn giản. Tôi hát và chơi nhạc chỉ vì muốn đổi lấy được cái gì khác; như quyền lực, danh vọng, tiếng tốt, vàng bạc và lời ca tụng. Âm nhạc của tôi vẫn còn cần có một hướng đi về một cái gì đó, lời ca hát của tôi là để kiếm sống; trong khi Thầy của tôi ca hát là vì ông ta đã có được tất cả. Đó là sự khác biệt chính. Thầy tôi chỉ khởi lên ca hát và nhảy múa khi nào trong lòng ông ấy tràn đầy Vui sướng và Hoan lạc, sự vui sướng và hoan lạc này tràn lan qua bài hát và điệu múa của ông ta. Những hành động đó chỉ là “sản phẩm phụ” của tâm hồn ông ta. Khi một người nào đó đạt tới trạng thái “thần thánh” thì những Yêu thương sẽ tràn ứa ra, tiếng ca hát của Thầy không phải là kết quả của sự Giác Ngộ, tiếng ca hát đó chỉ là lời chào mừng của Thầy.

Mẩu chuyện đẹp đẽ này diễn tả trung thực nhất sự khác biệt như thế nào giữa các việc làm “Thực thi tình yêu trong trắng”, “Thực thi sự yêu thương tử tế” hay “Thực thi từ bi bác ái”. Thực hành, thực thi là kết quả của hành vi. Nhưng Chân lý chính thực chỉ đến như một “sản phẩm phụ” hay “ sự chào mừng”. Đây là sự khác biệt tổng thể. Không dễ gì cho một người có trình độ tri thức bình thường nhận thức và phân biệt được. Nhưng tất cả những người có tri thức cao đều có thể biết được một cách dễ dàng nhờ trái tim của họ.

Bất cứ khi nào ta muốn làm việc tốt, nên suy nghĩ kỹ lại.... Ý nghĩ “làm việc tốt” từ đâu tới? Có phải do tâm suy luận tạo nên không? Làm một việc Thương yêu Tử tế vì có lợi ích nào đó đang chờ đợi ta chăng? Hay là vì tình thương trong thâm tâm tăng trưởng lên thành đầy tràn và lan ra ngoài một cách tự nhiên mà ta không nhận thức được? Thông thường khi chú tâm nhìn kỹ vào vấn đề, sẽ thấy hầu như 99 hay 100 phần trăm ý tưởng đó phát xuất từ “Ý tưởng của ngã”. Cái Ngã luôn luôn “muốn” trở nên tốt hơn và tốt hơn nữa... cái ngã đói khát điều đó.... và con người rơi vào cái bẫy trò chơi của “Tâm suy luận” này một cách quá dễ dàng. Nhiều người lãnh đạo tôn giáo bị mù quáng, họ chỉ có thể dẫn dắt những người mù quáng khác vì tất cả có chung một tiểu sử giống nhau. Họ sẽ không bao giờ nhận thức được chuyện gì đang sai lạc, tích cực thi hành theo sự giảng dậy mà không có trí tuệ.

Vì vậy tại sao khi bất cứ một ai đã có khả năng chứng kiến được Sự Thật rồi sẽ nói là không cần dùng một phương cách thực hành nào cả. Phương cách thực hành là để dành riêng cho những người tin tưởng chỉ có phương thức mới có thể mang đến cho họ sự an bình và tĩnh lặng thôi. Khi người ta không tự gây áp lực làm gia tăng thêm sự căng thẳng nữa, thì khi đó họ mới có thể hiểu được Giáo Pháp tinh tế hay Chân Lý tinh sảo.

Khi không “Thực thi được từ bi” hay “Bác ái”, người ta có thể bị xã hội loại bỏ. Đừng để ý tới chuyện đó, ít ra người ấy đã thành thật về việc mình là ai. Người ấy, bên trong, không có lòng từ bi bác ái, nhưng bên ngoài cũng không giả vờ là có nó. Có thể làm như vậy ta sẽ bị mất địa vị hay mất danh tiếng trong xã hội, nhưng đừng bận tâm, it nhất ta vẫn là ta với không có cái mặt nạ nào che đậy. Nếu những lời ca tụng hay sự kính trọng đến từ nhóm “người mù loà”... nó cũng như không. Ta không cần những thứ giả tạo và không thật này. Có thể ta đã được biết là một người Cao cả nhờ những hành vi đã làm trong quá khứ, nhưng bây giờ danh tiếng đó hoàn toàn mất đi khi ta thực sự sống với chính mình không che dấu. Người khác sẽ nghĩ là ta cũng như họ hay có lẽ còn tệ hại hơn họ nữa. Sự đối diện với sự thực của thực tại, mặc dù đau đớn nhưng ít nhất ta không lừa phỉnh chính mình và những người khác.

Nên nhớ rằng: Chỉ khi nào bỏ đi hết được những ảo tưởng, thì lúc đó mới là đã sửa soạn được đầy đủ để đón nhận sự “Tái Sinh” hay “Hóa Sinh” mới. Trong điều kiện thực tế, khi quăng bỏ đi được tất cả các gánh nặng và ảo tưởng, là ta đã di chuyển được nửa quãng đường rồi. Cần phải dọn dẹp sạch sẽ ảo tưởng để có chỗ phát huy cái nhận thức sâu sắc.... thì khi đó mới là lúc ta sửa soạn nhìn thấy thế nào là “sự Thật” hoàn toàn. Phải hiểu cái gì là “Giả” trước rồi mới có khả năng hiểu cái hoàn toàn “Thật” một cách tự nhiên. Không thể có cách nào khác để thấy được Chân Lý nếu ta vẫn còn có những ảo tưởng đó trong tâm trí, cần phải biết những ảo tưởng này một cách rõ ràng, bởi vì ta đang ở tại đúng vị trí quãng đường phải làm việc đó.

Bây giờ những người có thể theo dõi và hiểu bài thảo luận này có thể nhìn thấy vấn đề ở chỗ nào từ quyển sách “Chết” hay còn gọi là Kinh điển. Tất cả những vấn đề này có thể làm cho những tín đồ trung kiên đi lạc đường một cách dễ dàng khi quyển sách trở thành một “môn học” hay “cái gì khác”. Sự giảng dậy sai lạc này đã làm mất hết hương thơm nguyên thuỷ của Phật Cồ Đàm. Trong thời Đức Phật ta có thể ngửi được mùi hương sống động thơm ngát khắp nơi. Nhưng ngày nay Ngài đã chết rồi, cái còn lại không phải là hương thơm nữa, có chăng chỉ là mùi hôi của cái cơ thể rữa thối. Đoá hoa đã tàn rụng, hương thơm cũng mất theo.

Giống như: Khi thấy một người phụ nữ đẹp đi ngang, như thấy một đoá hoa, nhìn rất lôi cuốn, bắt mắt. Nếu mang người phụ nữ này giết đi, rồi ướp xác cô ấy. Mặc dù vẫn là cái thân thể đó nhưng chắc chắn cô ta sẽ mất đi sự quyến rũ. Đây là sự khác biệt giữa một cái gì có đầy sự sống và một cái gì khác không có sức sống hay đã chết rồi.

Cho nên những người hăm hở truyền bá Chánh Pháp, hãy làm ơn hiểu biết về những ảo giác hay ảo tưởng của xã hội trước tiên. Nếu không thì có thể chỉ là truyền bá một cách sai lầm những ảo giác và ảo tưởng thay vì Sự Thật thật sự.

Cầu xin cho tất cả nhân sinh thoát ra khỏi những ảo tưởng của xã hội.

Achema – 2008
Kim Morris lược dịch January 2012



http://music.indobase.com/classical-singers/tansen.html

“It has been reported that Tansen was presented with one lakh gold coins in his first performance at Akbar's court. The glory never for once dipped as Tansen went on to become one of the treasured 'Navaratnas' (lit. nava=nine, ratna=jewel) of the latter's court. It was Akbar who gave Tansen the honorific title of 'Miyan'. In fact his voice was so melodious that it's often said to have created miracles while Tansen was singing. For instance, Tansen could beckon the rains by Raga Megh Malhar and light up fires with Raga Deepak. Such was the power of his music that when he used to sing in the court of Akbar, candles used to light up automatically. There can never be any sort of comparison when Tansen stands in the picture along with his style of singing. His contribution to the world of music is priceless and is still worshipped by leading singers and composers of the world.”

********************

No comments:

Post a Comment