Thursday, December 15, 2011

Achema - Enlightened Beings’ Writing/Words


Ngôn từ và cách hành văn của những Vị Giác Ngộ

Sự khác biệt giữa cách hành văn của những vị Giác Ngộ và của người cầm bút bình thường là gì? 

Nhìn vào ngôn ngữ họ đã xử dụng.... Lão tử viết bằng cổ ngữ Trung hoa. Chữ tượng hình cổ xưa của Trung Hoa có thể chứa đựng nhiều ý nghĩa khác nhau trong cùng một chữ. Cho nên câu viết của ông ta gián tiếp đầy sự sống động. Sống động là vì nó biến chuyển theo cách hiểu khác nhau dựa vào kinh nghiệm đời sống riêng tư của người đọc. Mười người cùng đọc một bản chính sẽ có mười cách thông hiểu khác nhau. Đây chính là cái gọi là đầy sự sống. 

Trong thời đại tân tiến ngày nay, người ta đổ lỗi cho ngôn ngữ cổ xưa đó là không chính xác và không có tính cách kỹ thuật, nên không thể dùng làm ngôn ngữ mà “khoa học đòi hỏi” được. Danh từ của phương Tây, mỗi chữ có một nghĩa riêng, trong khi chữ cổ tượng hình của Trung Hoa tự nó “không có nghĩa” vì nghĩa của nó là ở người đọc. 

Khi người ta chuyển dịch những chữ viết cũa Lão Tử sang Anh ngữ, phần lớn chắc chắn trở thành vô hồn và không sống động. Những chữ đó sẽ mất đi vẻ đẹp của chính nó, mất đi cái hương thơm tự nhiên; và sự chuyển dịch này chắc chắn sẽ làm mất đi cái mãnh lực (năng lực hay sự cố gắng) nguyên thủy của tác giả. 

Cách dùng chữ hay cách hành văn của những vị Giác Ngộ là một phương cách mang người đọc đi sâu vào trong tiềm thức của người viết, cho gặp gỡ cái nghĩa bóng bên trong của chữ. Những danh từ của họ dùng sẽ kích thích nội tâm của ta, làm cho tâm ta nở hoa theo với chữ. Rồi danh từ này phải bị quên lãng đi, chỉ còn cái nghĩa sâu đậm bên trong được giữ lại và khai triển, nhưng còn phải chờ thêm, vì tâm trí còn phải được tập trung và gắn bó vào với chữ đó nữa, chỉ khi đó cái nghĩa sâu xa của chữ mới có thể được mở tung ra. Vì thế cho nên người ta có thể hàng ngày đọc cùng một chữ, nhưng nghĩa của nó lại không giống nhau vì con người đã liên tục đổi khác. Ý nghĩa của cổ ngữ Trung Hoa rất là độc đáo, đầy sống động. Ý nghĩa lại tùy thuộc vào tâm trạng của người đọc. Vì thế nghĩa của mỗi chữ không nằm ở trong tự điển mà ở người đọc. Cổ ngữ Trung Hoa đã được dùng như những dụng cụ làm cho ý nghĩa nổi bật lên.

Trong thế giới tân tiến hiện nay, con người chạy đuổi theo thời gian, vì vậy họ sáng chế ra cách “đọc tốc hành” (speed reading). Không còn phải nghi ngờ là khi áp dụng phương thức nào đó người ta có thể tập đọc rất nhanh; và tùy theo việc áp dụng bất cứ phương thức nào, tốc độ đọc có thể nhanh gấp hai hay ba lần tốc độ bình thường. Nhưng cái rắc rối là phương thức này chỉ áp dụng được theo một chiều thẳng hàng mà thôi. Nếu đọc thật nhanh, cái vô thức cũng bắt đầu đọc nhanh theo, nhưng cái tri thức chỉ có đủ thời giờ cho biết sơ sài những ẩn ý và sự đọc thành không có chiều sâu và như thế là không thể đi sâu vào nghĩa bên trong của chữ được. Ta có thể đạt được lượng chứ không có phẩm. Cách đọc nhanh này không có chiều sâu. 

Đọc cũng là một hình thức thiền. Trong lúc thiền ta thực hành sự tập trung đúng cách. Thế nào là tập trung đúng cách? Như: khi ta ngắm nghía một bông hoa, ta có thể chỉ đặt hết tâm ý vào bông hoa mà không để ý tới cái gì khác được không?. Không… không thể làm được. Phần lớn tâm của người nào không có tập luyện thì không thể hoàn toàn tập trung vào một đối tượng được lâu hơn 2 phút. Nếu có thể tập trung được hơn hai phút đồng hồ là ta đã có được một vài manh mối để hiểu làm thế nào người ta có thể dùng năng lực của tâm trí để khai thác được cái gọi là “tâm linh ứng” (phsychic power). Sự tập trung năng lực này có thể dùng làm cho một mảnh kim loại đổi dạng hay làm nứt cái ly thuỷ tinh. Không dễ dàng cho người không có luyện tập phát triển được sự tập trung bén nhọn của tư tưởng, vì thói quen của tâm con người là sẽ biến động từng giây. 

Khi nhìn ngắm một bông hoa, ta sẽ có những câu hỏi: tên của hoa này là gì? Nó từ đâu tới? Ai trồng? Tại sao cánh hoa lại mầu đỏ? Có con bọ bám trên hoa và con bọ này đang làm gì ở đây? Có cơn gió thoảng tới và những cánh hoa lả tả rơi. Tâm ta cũng đi theo những cánh hoa đang rơi và rồi cũng nẩy ra đủ mọi ý nghĩ, hết ý nghĩ này nối tiếp theo ý nghĩ khác. 

Rồi chợt nhận thức ra tâm trí ta đã bị phân tán và ta cố gắng trở lại chú tâm tới bông hoa. Một người nào đó vừa đi ngang qua với một mùi nước hoa rất thơm, và ta nhìn lên. Đó là một đàn bà với thân hình khá đẹp và tâm trí ta bắt đầu bị cái thân hình đẹp đẽ này lôi cuốn. Và tâm của ta sẽ phát triển đủ mọi ý nghĩ chỉ vì cái thân hình xinh đẹp của người đàn bà này. 

Ý nghĩ của ta sẽ liên tục đi từ điểm A thẳng hàng đến B, C và D. Đó là hình thức hàng ngang (linear). Mọi ý nghĩ của tâm thức cần dùng năng lực, khi tư tưởng di động từ A sang B, năng lực giảm bớt một ít và khi đi từ B sang C, một ít năng lực nữa lại giảm đi, và rồi từ C sang D cũng vậy. Vì vậy năng lực đã bị phung phí quá nhiều trong cuộc sống hàng ngày, đây là lý do tại sao ta khó có thể chỉ ăn một bữa một ngày. Nếu chỉ ở nguyên tại điểm A, năng lực rất mạnh và ta thật sự có thể bắt đầu đi sâu từ điểm A1 tới A2 sang A3 vân vân. Lúc này nguồn năng lực đang chuyển động hùng hổ, trực tiếp trong chỉ một thực tại. Và mắt ta trở nên hòa nhập vào với đối tượng. 

Một khi ta có thể phát huy được sự tập trung năng lực như thế này, ta có thể làm kiểm chứng như sau: Chỉ cần đi theo sau lưng một người lạ nào đó, chăm chú để tâm dán mắt nhìn vào gáy của người ấy. Ngay lập tức người ấy sẽ quay đầu lại nhìn về phía ta. Cái gáy là điểm rất nhậy cảm của thân thể, nên khi ta áp đặt một phần năng lực vào chỗ đó, họ sẽ cảm thấy khó chịu và sẽ bị buộc phải quay đầu lại.

Đôi mắt của ta không chỉ giản dị là cửa sổ của linh hồn để nhìn qua, còn là trung tâm của năng lực để có thể dùng phân phối đi. Vì vậy, khi nhìn thẳng vào mắt những người có tầm tri thức cao ta dễ bị họ thu hút. Sự kiện này còn tùy thuộc vào cơ thể của ta có đủ nhậy cảm để khám phá ra cái năng lực vô hình này hay không. Những bậc giác ngộ có đôi mắt và cái thân thể có thể truyền loại năng lực này đi một cách dễ dàng và làm cho ta mất tự chủ tương tự như bị thôi miên. 

Trong thời gian Đức Phật Thích Ca giác ngộ, ngài đã cố gắng tìm kiếm giúp đỡ hai vị thầy cũ nhưng họ đã viên tịch. Nên ngài trở lại tìm năm người bạn (những nhà sư tu khổ hạnh) đồng hành trước để chia xẻ kinh nghiệm của ngài. Từ khoảng cách xa năm nhà sư tu khổ hạnh đã nhìn thấy Phật Cồ Đàm, họ đề nghị với nhau không nên quấy rầy Ngài vì họ nghĩ Đức Phật cố quay về cùng tu với họ. Nhưng khi Đức Phật càng tới gần hơn; tâm thần họ đã bị tiêu tán mất và như bị “thôi miên” sai khiến sửa soạn cụ toạ, mang nước uống ra mời Đức Phật, trái ngược hẳn với mọi dự tính từ trước của họ. 

Loại năng lực này hiện hữu một cách tự nhiên trong tất cả những bậc giác ngộ. Với điều kiện là thân thế phải được chuẩn bị hoàn hảo cho năng lực đó. Làm thế nào sửa soạn được cái thân thế nhậy cảm như thế? Ta sẽ thảo luận về điều này trong đề tài “Ba tầng năng lực” sau.

Achema – Malaysia - 2008 
Kim Morris lược dịch – September 2011


No comments:

Post a Comment