Thời Mạt Pháp.
The Latter Day of the Law, is one of the Three Ages of Buddhism.
Mappō or Mofa (末法 Cn: mòfǎ; Jp: mappō),
which is also translated as the Age of Dharma Decline, is the
"degenerate" Third Age of Buddhism. Traditionally, this Age is supposed
to begin 2,000 years after Sakyamuni Buddha's passing and lasts for
"10,000 years". (The first two Ages are the Age of Right Dharma
(正法 Cn: zhèngfǎ; Jp: shōbō), followed by the Age of
Semblance Dharma (像法 Cn: xiàngfǎ; Jp:
zōbō).[1]) During this degenerate third age, it
is believed that people will be unable to attain enlightenment through the word
of Sakyamuni Buddha, and society will become morally corrupted. In Buddhist
thought, during the Age of Dharma Decline the teachings of the Buddha will
still be correct, but people will no longer be capable of following them.
Buddhist temporal cosmology assumes a cyclical pattern of ages, and even when
the current Buddha's teachings fall into disregard, a new Buddha will be born
and ensure the continuity of Buddhism. Ksitigarbha is known for his vow to take
responsibility for the instruction of all beings in the six worlds, in the era
between the death of Gautama (Shakyamuni) Buddha
and the rise of Maitreya Buddha.[2][clarification needed]
Thời mạt pháp.
Trích từ: http://en.wikipedia.org/wiki/Mappo:
“Thời kỳ cuối cùng của Phật Pháp, một trong Ba
Thời Kỳ của Phật Pháp (Mappō or Mofa), được phiên dịch ra là Thời Mạt
Pháp, là thời kỳ đạo pháp tàn lụn hay cũng là thời kỳ Thứ Ba. Theo
truyền thống, thời kỳ này bắt đầu từ khoảng 2000 năm sau khi Đức
Phật Thích Ca nhập Niết Bàn và sẽ kéo dài khoảng 10 ngàn năm. Chú ý:
Hai Thời kỳ trước là: Thời kỳ Chánh Pháp (Age of Right Dharma) và Thời kỳ
Phương Tiện Pháp (Age of Semblance Dharma).
Trong thời kỳ Mạt Pháp người ta tin tưởng sẽ không một
ai có khả năng đạt được giác ngộ qua những lời giảng dậy của Đức Phật
Thích Ca Mâu Ni nữa, và xã hội sẽ bị sa đoạ trầm trọng về đạo đức.
Theo ý nghĩ của Phật tử, những lời giảng dậy của Đức Phật trong thời
kỳ Mạt Pháp vẫn còn lưu truyền thật đúng, nhưng con người sẽ không có
đủ nghị lực để thi hành hoàn toàn được. Đạo Phật cũng phải tuân theo
định luật về chu kỳ của vũ trụ học, và khi nào những lời giảng dậy của
Phật bị rơi vào tình trạng suy đồi, thì một vị Phật mới khác sẽ ra đời
để bảo đảm cho sự liên tục của Phật Pháp. Địa Tạng Vương Bồ Tát
(Ksitigarbha) được biết là vị tự nguyện sẽ nhận lãnh trách nhiệm dậy dỗ
chúng sinh toàn thể sáu cõi trong giai đoạn từ sau khi Đức Phật Cồ Đàm
hay Thích Ca Mâu Ni nhập diệt cho đến khi Đức Phật Di Lặc hiện thân.”
Nhiều Phật tử tin như vậy. Nhưng ta có thể làm gì?
Ta có nên ngồi chờ cho chuyện đó xẩy đến chăng? Có thể nào ta làm thay đổi
tương lai được không? Tương lai của ta lệ thuộc rất nhiều vào những gì ta
đang tạo dựng bây giờ. (Khoảnh khắc hiện tại).
Nếu đa số Phật tử hay con người tin những điều ở trên
là đúng, thì nhờ vào mãnh lực của “năng lực tập thể”, điều ấy ắt
có thể sẽ xảy ra được.
Lấy thí dụ từ con đường xa lộ.....xa lộ chỉ là xa
lộ....nếu một nhóm người hay cả một xã hội đồng ý cho rằng lái xe
nhanh hơn 120 cây số một giờ trên xa lộ là vượt quá tốc độ giới hạn và
sẽ bị phạt. Thì từ đó vận tốc giới hạn này - 120km/giờ - sẽ trở thành
tiêu chuẩn thực sự trong xã hội đó.
Ta cũng không nên tin vào sự kiện này. Vì ngược lại
nếu đa số Phật tử không đồng ý thì cũng có thể làm thay đổi để việc
này không thể xảy ra. Điều đầu tiên trong Kinh Pháp cú đã đề cập về chuyện
tất cả đều do “Tâm Trí“ mà ra này.
Ta hãy xem mọi chuyện diễn biến ra làm sao trong cách
giải thích với đầy đủ chi tiết sau đây.
Nhìn vào cái máy vi tính, máy này không thể hiện hữu
trong trạng thái vật chất đó nếu nó không xuất hiện ở trong tâm trí của con
người trước đó. Trước khi người ta tạo ra cái máy vi tính, hình dạng của
nó, cách hoạt động và vân vân nó cần phải có sẵn trong “giấc mơ” của người
cấu tạo trước khi trở thành một thực thể ở bên ngoài này.
Để làm sáng tỏ hơn, ta nên đặt cho nó vài nhãn hiệu
.... ta gọi cái thế giới thực thể này là “Cơ cấu 1”. Cái tâm trí và
ý thức tiềm ẩn là “Cơ cấu 2”. Tất cả những gì trong Cơ cấu 2 cần phải
được phát triển trước nhất thì Cơ cấu 1 mới có thể tiếp tục được. Cơ cấu
2 đã phát triển tự nhiên dù có hay không có nhận thức của ta.
Nhìn vào một người nghèo khó. Người nghèo khó này
luôn luôn tin tưởng “Tiền bạc thật là khó kiếm”, cho nên cuộc sống sẽ
luôn luôn giống y như những gì nằm sẵn trong tâm trí của người đó. Mặt khác,
người giàu có lại luôn luôn cho rằng tiền bạc thật dễ làm ra, thì đó
là cách làm cho họ thành giàu có. Ta có nhận ra tất cả các dữ kiện đã
được phát triển ra trong Cơ cấu 2 trước khi được hình thành trong Cơ cấu 1
chưa?
Đây cũng giống như tiến trình một cuốn phim chớp bóng.
Trước khi ta xem được một chuyện phim, ta cần phải có các diễn viên tài
tử nam nữ; cần có sự đóng góp giúp đỡ của nhóm quay phim, kể cả của người
đạo diễn và vân vân. Mặc dầu cuốn phim đã được hoàn thành nhưng khi
đem trình chiếu lại phải cần đến công ty phân phối.
Viết bản thảo và quay phim xẩy ra trong “Cơ cấu 2”.
Nhưng nếu hiểu biết thấu đáo, thì việc để cho mọi chuyện tiếp tục tiến
hành hay chận lại không cho nó xảy ra tùy thuộc hoàn toàn vào chính cá
nhân ta. Cũng giống như sau khi cuốn phim làm xong, (ta như là) công ty phân
phối có quyền quyết định đem trình chiếu cho công chúng hay không.
Bây giờ trở lại vấn đề về.....Thời Mạt Pháp
Một số người có tâm trí phát triển đặc biệt (Vượt không gian và thời gian) có thể nhìn thấy cuốn phim chưa chiếu này (Cơ cấu 2) và họ có thể tiên đoán cái gì sẽ xảy ra trong tương lai. Nhưng nếu họ tiến xa hơn nữa, họ cũng có thể nhận thức được là cuốn phim có thể bị thay đổi hay bị chận lại không cho trình chiếu ngoài rạp. Ta có thể phát triển hay khai thác thêm một đoạn ngắn khác và làm thay đổi hoàn toàn ý của cuốn phim đi. Bạn có hiểu hết ý không? Như thế đã rõ ràng sáng tỏ với bạn không?
Một số người có tâm trí phát triển đặc biệt (Vượt không gian và thời gian) có thể nhìn thấy cuốn phim chưa chiếu này (Cơ cấu 2) và họ có thể tiên đoán cái gì sẽ xảy ra trong tương lai. Nhưng nếu họ tiến xa hơn nữa, họ cũng có thể nhận thức được là cuốn phim có thể bị thay đổi hay bị chận lại không cho trình chiếu ngoài rạp. Ta có thể phát triển hay khai thác thêm một đoạn ngắn khác và làm thay đổi hoàn toàn ý của cuốn phim đi. Bạn có hiểu hết ý không? Như thế đã rõ ràng sáng tỏ với bạn không?
Nếu ta nhận thức được sự Thật này, ta có thể
hiểu tại sao những người có lòng tín ngưỡng tôn giáo thích “cầu
nguyện cho hòa bình”. Đây là cách cấu tạo cái tổ hợp năng lượng trong
Cơ cấu 2, để cho thấy cái gì sẽ xẩy ra trong Cơ cấu 1. Trong thời buổi
này người ta thường tạo nhiều ước nguyện, và những ước nguyện này trở
thành rất thật. Đây là do cách họ dùng sức mạnh của tâm.
Thời buổi xa xưa, người đàn bà lớn tuổi không hề
nghe đến cái gọi là “Hồi Xuân” (Menopause), nên họ thường không bị nó gây ảnh
hưởng. Nhưng trong thế giới tân tiến ngày nay, ý nghĩ về “hồi xuân” đã được
cấy vào trong Cơ cấu 2, nên ý nghĩ đó sẽ đi theo vào Cơ cấu 1. Sao có
những người khi ăn đồ ăn dầu mỡ vào thì mực cholesterol tăng lên cao, và
tại sao một số người khác thì lại không bị. Tất cả liên quan tới việc Cơ
cấu 2 có đồng ý hay không đồng ý. Để cho biết thêm, những trường hợp
tai biến đó cũng xảy ra trong Cơ cấu 2 trước khi chúng xuất hiện trong Cơ
cấu 1, nhưng thông thường sự việc đó sẽ xảy ra trong tàng thức của những
người đó mà chính họ không bao giờ nhận thức được.
Khi đọc một bản tin trên báo nói về một con thú trong
sở thú tấn công một du khách, thì ta có thể thấy vài tuần lễ tiếp theo
sau, tin đó được tung đi khắp nơi. Đây là do một số người có “tâm ý
năng lực “ (xảy ra trong Cơ cấu 2) và làm cho tin này cứ tuôn ra liên
tục. Nếu một nhóm người tin rằng sự kiện này là nguy hiểm và có khả
năng xảy ra, thì khi đó họ sẽ làm cho nó xuất hiện trong Cơ cấu 1.
Một người đi hỏi ý một thầy bói nổi tiếng, người này
cả tin những gì nghe được vì thầy bói đó là người đoán giỏi nhất ở Á châu,
nên tất cả những lời tiên đoán đó sẽ thành sự thật. Chẳng qua là vì thầy
bói này đã tạo được ấn tượng sâu trong tâm trí người ta như trong Cơ
cấu 2, và ý nghĩ đó sẽ vẫn tiếp tục phát triển trong Cơ cấu 1.
Nếu
người ta quá tin vào những gì khoa học
gia hay bác sĩ nói ra, cơ thể họ sẽ phản ứng theo những gì họ tin tưởng, tất cả
những ý tưởng về mầm cấu tạo (gene) được cấy vào tâm trí của con người,
như ta đã tự cấu tạo một mầm xấu trong Cơ cấu 2, rồi làm sao ta có thể
mong mỏi có được một kết quả tốt trong Cơ cấu 1? Thời xưa chỉ nhờ vài “biểu
dương phép lạ” là bịnh tật được bình phục vì nhiều người tin là có
thật. Ngày nay nếu ta cũng dùng những phép lạ đó trong xã hội tân
tiến này, hầu như chắc chắn ta sẽ không đạt được kết quả tốt vì con
người của xã hội ngày nay tin tưởng vào thuốc men hơn. Khi một số
người cho là thuốc men gây ra biến chứng. Thì Cơ cấu 2 cảm nhận điều
này và Cơ cấu 1 cho thấy rõ ràng hơn nhiều loại biến chứng khi dùng
thuốc.
Khi một số đông cả tin những lời bàn của các nhà
kinh tế học, sự thăng hay trầm của thị trường chứng khoán cũng sẽ xuất
hiện trong Cơ Cấu 2 trước khi ta có thể thấy một thị trường của “bear”
(xuống) hay “bull” (lên) trong Cơ cấu 1. Thị
trường lên xuống dựa trên năng lực của số đông. Nếu nhiều năng lực của
số đông cho rằng thị trường sẽ khả quan.....thì Cơ cấu 1 sẽ cho thấy
đúng như họ nghĩ.
Nếu ta
thông thiểu sự Thật này, ta sẽ chứng kiến một đời sống khác hoàn
toàn khác hẳn với đời sống đương thời.
Achema – Malaysia - October 2008.
Kim Morris lược dịch July 2011
No comments:
Post a Comment