Từ thuở xa xưa tới bây giờ, người ta tận dụng tâm suy luận để cai trị thế giới. Với cái ngã và niềm tự hào, người ta thèm khát có quyền lực để được kiểm soát những người khác. Rồi cứ tiếp tục cho tới ngày nay, họ đặt tên cho nó là “chính trị”.
Xử dụng quá nhiều tâm suy luận sẽ tạo nên “sự tàn phá” cho nhân loại. Họ thay đổi cao trào, với sự “không tin tưởng vào sự vô thường” họ phát minh ra đủ loại vũ khí giết người dựa vào cái danh tốt là để bảo vệ đất nước riêng của họ. Điều ngu xuẩn nhất họ làm là mang phân chia thế giới này theo hệ thống địa đồ ranh giới của họ. Với những đường vẽ phân chia rõ ràng trên bản đồ và công bố đây là đất nước của họ. Những “đường vẽ” đó trên thực tế không có ở đâu cả. Từ trên không trung nhìn xuống trái đất, có thấy trái đất thực sự có những đường ranh vẽ đó ở chỗ nào không? Trái đất thực sự không có những lằn vẽ ranh giới đó. Những đường vẽ đó do ảo tưởng mà ra và đặt căn bản trên ảo tưởng đó mà người ta thành ra chia rẽ và tranh dành rồi có chiến tranh với nhau.
Cách vận hành của tâm suy luận là gì? Cái tâm suy luận này che phủ cái tâm linh đi và chia cách các đấng Cao Cả ra rồi đặt cho họ những “nhãn hiệu danh tiếng” khác nhau và bắt đầu sự tranh luận cãi cọ. Sự ghét bỏ và giết nhau khởi lên ngay trong nội bộ của chính họ, chiến tranh tôn giáo bắt đầu chỉ vì một loại “nhãn hiệu danh tiếng” ngu ngốc, vì sự hiểu lầm về giáo pháp căn bản và vì sự chuyển đổi giáo pháp đó sang một cái gì khác biệt. Tất cả mọi chuyện này xẩy ra chỉ vì sự tham quyền với cái ngã và niềm tự hào quá cao của các chính trị gia hay của những người tín ngưỡng. Từ việc dùng tên của tôn giáo như một phương cách để cai trị và kiểm soát nhân loại nên họ làm những điều ngu xuẩn.
Thế giới này trở thành quá điên đảo và những người đó thậm chí còn dùng tâm suy luận tạo dựng lên đủ mọi loại lý thuyết về kinh tế và rồi tới giờ phút sau cùng bây giờ... tâm suy luận đã chứng tỏ là không mang đến tâm an bình mà ngược lại chỉ tạo thêm biết bao nhiêu rắc rối cho nhân loại .
Còn có thể tin vào tâm suy luận được nữa không?
Có lẽ thế giới kế tiếp sẽ là thế giới của tình cảm chứ không còn là thế giới của tâm suy luận nữa. Con người đã không được khuyến khích tin tưởng vào chính trái tim của họ vì luôn luôn bị chê bai như thế là không có ý nghĩa gì cả. Con người được khuyến khích chỉ nên tin vào cái tâm suy luận thôi. Nhưng hiện nay ý nghĩ của tâm suy luận có vẻ không thể hoàn toàn đúng 100 phần trăm nữa. Trong xã hội loài người, đàn ông dùng tâm suy luận nhiều hơn đàn bà. Vì vậy đàn ông chê bai đàn bà là có quá nhiều cảm xúc và không hợp lý.
Theo thiên tính, đàn bà đặt trọng tâm trên sự rung động của trái tim và người đàn ông lại xử dụng đầu óc của họ nhiều hơn. Đầu óc con người không thể mang đến bất cứ sức mạnh siêu việt tự nhiên nào, từ đầu óc chỉ phát tiết ra cái ngã và niềm tự hào, bản sao lại của những người khác, công việc đã ghi nhớ lại và không có công trình sáng tạo nào. Sự sáng tạo luôn luôn phát xuất từ trái tim chứ không phải là từ đầu óc. Dẫu rằng một số người không thể thực sự phân loại sự sáng tạo đến từ đầu óc hay đến từ trái tim vì đối với họ cả hai đều giống nhau. Người đàn bà có khả năng tự nhiên phát triển mãnh lực tự nhiên siêu việt nhanh hơn so với đàn ông.
Tại sao vậy? Bởi vì tâm trí cho rằng mãnh lực tự nhiên siêu phàm là không hợp lý, nó tạo sự khó khăn cho người có lý luận tỷ mỷ hiểu biết chấp nhận. Vì vậy thời xa xưa có nhiều nữ phù thủy, (người thông minh), hơn là nam. Và ngược lại đàn ông sẽ dùng thủ đoạn chính trị như một Thẩm Quyền để cai trị phụ nữ.
Achema – Malaysia 2008
Kim Morris lược dịch December 2011
From Tkd:
ReplyDelete"Trong đạo Phật chỉ có vô minh và giác ngộ. Nhưng rút cuộc thì chỉ có một (vạn pháp quy nhất - oneness). Dùng những giả tướng mang nhãn hiệu gọi là "ngu ngốc" và "ngu xuẩn" để gán cho những đối tượng hay đối thể nào đó thì cũng là trò chơi chữ lẩn thẩn và nông cạn. Đồng thời, chính cái tâm "nhãn hiêu hóa" (labeling) nầy cũng là những nguyên nhân của sự ngu ngốc. Không lẽ Achema mà cũng "superficial" như thế sao?!"
tkđ
Kim Morris:
ReplyDelete"Anh TKĐ
Cám ơn anh đã góp ý kiến.
Ý tưởng của anh không có gì lạ.
Một người giác ngộ không bao giờ phát biểu
cảm tửơng của mình mà chỉ giữ im lặng.
Sự phân tích của Achema, theo tôi nghĩ, chỉ là
một cách tích cực cho biết "labeling" là sản phẩm
của tâm suy luận...do "ngu xuẩn" hay "ignorance"
mà ra. Có thể ông ta trả lời câu hỏi của một người
nào đó trong nhóm, và xử dụng chính những danh từ
có trong câu hỏi.
"Start hatred and killing within each other,
start their holly war just because of their stupid
branded label and misunderstanding of the basic teaching and
change it into something else"....
Còn phản ứng lại với ý tưởng của Achema và cho Achema
là "superficial" tức là cũng do tâm suy luận mà ra.
Thật là một vòng luẩn quẩn, luân hồi....
Điều biết chắc là Achema chưa phải là một Anagami hay Alahan.
Vì nếu ông ta đã giác ngộ thì đã không có những bài thảo luận cho tôi
lược dịch.
Cám ơn anh.
Kim