Saturday, December 10, 2011

Achema – Death (7 of 10) <===

Sự Chết (7)

Ta hãy tiếp tục về đề tài trên đây.

Những người đã vượt qua khỏi sự chết có những phản ứng như thế nào?  Thật không dễ cho những người bình thường hiểu được vì họ chưa hề kinh nghiệm được “bất tử” là gì?

Đôi khi dùng vài mẩu chuyện tiêu biểu có thể giúp cho nhặt ra một vài ý nghĩa về vấn đề này.

Chuyện kể rằng, một hôm Alexander đại đế dọa một người Hindu tu khổ hạnh (Ấn Độ giáo), “Thầy của tôi, ông Aristotle, muốn gặp một người tu khổ hạnh. Nếu ông không đi theo tôi tới Athens, tôi sẽ giết ông.” Người tu khổ hạnh đáp, “Chuyện đó không thành vấn đề. Thật đơn giản, ông cứ chặt đầu tôi đi. Ông sẽ thấy đầu tôi rơi xuống đất và tôi cũng sẽ thấy nó rơi xuống đất, bởi vì tôi không còn là cái thân thể này nữa. Và tôi cũng không còn thích thú mang cái thân này theo xuống mồ. Nếu ông sẵn sàng làm việc đó, tôi sẽ đội ơn ông.

“Thực sự ra,” vị tu khổ hạnh đã nói, “Nếu ông hiểu rõ thì ngoài việc chém đầu tôi, ông cũng nên chém đầu của ông đi luôn....bởi vì nó chỉ là một hiện hữu vô nghĩa. Đối với tôi bây giờ, cái đầu là vô nghĩa vì tôi đã đạt được một cái gì thật là tiêu biểu, một cái gì cao quí hơn cả nghĩa lý. Tôi đã biết, đã thấy và đã cảm thông được cái đó. Tôi đã tới chỗ thần tiên đó rồi, chỗ thật toàn hảo rồi. Cho nên cứ phải tiếp tục sống trong cái thân thể này, đối với tôi chỉ là vô nghĩa. Nó cũng vô nghĩa đối với ông, nhưng lại do nhiều lý do khác, nó vô nghĩa với ông vì ông chưa tìm được một cái gì hết, và thời gian thì đang trôi vuột hết qua bàn tay của ông.

Và chỉ 13 ngày sau, Alexander chết.... lúc mới có 33 tuổi đời. Vị thánh già này đã hoan hỉ dâng cái đầu của mình như thế đó, với sự mừng rỡ khôn lường...không một mảy may sợ hãi... Lần đầu tiên Alexander cảm thấy thật khó chặt đầu người này. Alexander đã chém hàng ngàn cái đầu mà không bao giờ cảm thấy e dè, nhưng với người này ông đã do dự, rồi ông đẩy cây kiếm trở lại trong vỏ.

Câu chuyện vẫn còn nguyên là một câu chuyện, dẫu có thật hay không, không quan trọng. Điều quan trọng là chuyện này minh họa một người đã hoàn toàn xâm nhập vào tới phản ứng về sự chết. Một số người có thể hiểu và một số người có thể không hiểu được. Những ai đã có kinh nghiệm về sự “tỉnh thức” thoát thần ra ngoài thân và tâm có thể đồng ý về điều đó, nhưng đối với người khác, xin đừng chỉ đơn giản tin vào điều đó. Chỉ tuyên bố là “tin tưởng” hay “đồng ý” không thôi sẽ không bao giờ đem đến cho sự thấy và biết được. Con người thường vội cả tin ngay khi họ chưa được nhìn thấy. Cũng như chưa bao giờ gặp tận mặt hay nhìn thấy Thượng Đế, Thiên Đàng hay Điạ ngục bằng chính mắt của mình, mà tại sao người ta vẫn cứ tin vào những thứ đó.

Lời giảng dạy của Phật Cồ Đàm không có đòi hỏi ta phải tin vào bất cứ điều gì. Điều Ngài dậy là “Hãy tới đây mà xem” (Ehipassika), chỉ là lời mời tới và nhìn tận mắt. Để cho chính bản thân tự học hỏi, tại ngay khoảnh khắc mà ta có thể nhìn thấy những cái đó, chứng kiến hay học hỏi được điều đó.... thì từ đó sự ngờ vực về niềm tin sẽ không còn xuất hiện nữa. Cái mà ta đang có bây giờ chỉ còn là sự “Tin Cậy” vào Chân Lý.

Achema – Malaysia 2008
Kim Morris lược dịch December 2011




    Nineteenth century depiction of Alexander's funeral 
procession based on the description of Diodorus

No comments:

Post a Comment