Karmapa 17th ‘s talk in Seattle USA 2008
Theo như truyền thống, một vị Thầy là một Thầy có khả năng hướng dẫn Phật tử về tâm linh, đạo đức.
Thời bây giờ khó có thể kiểm chứng một vị Guru có khả năng hiểu giáo lý và đức độ toàn haỏ. Muốn biết toàn bộ về một Guru, có lẽ phải mất 20 năm tìm hiểu về họ.
Tôi có một giải pháp: khi chúng ta bắt đầu Phật học chúng ta nên coi là một môn học tiêu chuẩn trong trường. Chúng ta tìm một Thầy có hiểu biết rõ rệt về căn bản Phật học và nghe xem Thầy có gì để học thêm.
Tuy có những truyền thống khác nhau trong Đạo Phật, nhưng phải nên tìm hiểu một cách hoà hợp những quan điểm của nhau. Để ý tới những ưu điểm hơn là khuyết điểm chứ không chú trọng vào phiếm luận.
Căn bản Phật học ban đầu đòi hỏi những gì?
Trước khi chúng ta tìm Thầy học đạo, chúng ta tìm hiểu về hành sử cũng như động lực của một vị Thầy. Cuộc hành trình học đạo bắt đầu từ khi chúng ta quy y Tam Bảo. Ngay trước khi quy y cũng cần phải hội đủ tiêu chuẩn căn bản. Vì vậy sự học căn bản rất cần thiết cho việc quy y. Nếu không, quy y không có ý nghĩa gì để hân hoan cả.
Trong Đạo Phật, khi chúng ta nói tới Quy Y chúng ta nói tới Đức Tin. Đức tin này có ba hạng: cảm ứng, tin tưởng, ước ao.
Đức tin dựa vào tin tưởng giúp chúng ta có ý muốn Quy Y. Muốn khai triển Đức Tin chúng ta phải tìm hiểu ưu điểm và đặc điểm của đôí tượng. Nếu không có ý thức này làm căn bản chúng ta không thể để tâm trú trọng tới Tam Bảo và khó đạt được Đức Tin.
Nếu chúng ta Quy Y vì kính trọng tâm trí toàn hảo của Đức Phật, điều đó không không đủ. Điều tốt nhất của mục tiêu quy y Tam Bảo là phải đạt tới kết quả. Vì thế chúng ta Quy Y để đạt tới Giác Ngộ. Đó gọi là “The resultant Dharmakya.”
Đây là đường lối xác thực nhất của ý nghĩa Quy Y.
Ba đối tượng của Quy Y là: Thầy, Đạo, và Bạn Đạo.
Nhân loại có một trí thông minh vượt hẳn muôn loài. Sự thông minh này nhờ vào học hỏi và dạy dỗ của các vị Thầy truyền lại những hiểu biết của họ cho các thế hệ sau.
Nhân loại nhờ trí thông minh nên họ có thể bày ra vô số đạo khác nhau tuỳ theo ý muốn và có thể tự quyết định số mạng của họ hơn là các động vật khác yếu kém hơn.
Nhân loại cần một đường lối riêng biệt trên con đường đạo. Họ cần sống chung trong một xã hội, tuy trong đó không hẳn ai cũng là bạn, nhưng cũng không hẳn ai là thù nghịch. Chúng ta cần bạn hữu để hỗ trợ lúc khó khăn và chia sẻ những điều tốt. Vì vậy chúng ta không thể thiếu Thầy, Đạo, và Bạn Đạo. Đây là những đặc điểm của đối tượng của Quy Y. Trong Đạo Phật, chúng ta Quy Y nơi Phật: Thầy , Pháp: Đạo, Tăng: Sangha
Đây là toàn diện cho việc thực hành dựa vào nền tảng, đường lối, hiệu quả để đạt tới mục tiêu tối thượng của Quy Y Tam bảo: Giác Ngộ bản thân.
Trước chúng ta có nói về Quy Y Tam Bảo: Phật, Pháp, Tăng. Hay còn gọi là “The resultant Dharmakya”: dựa vào ngôi Tam bảo để đạt tới Giác Ngộ. Nhưng thực tế, con đường đạt tới Giác Ngộ còn xa vời. Vì thế, hiện tại chúng ta quy y theo bổn phận và trách nhiệm dưạ vào ba nơi: Thầy, Đạo đức cá nhân, Tăng đoàn Sangha.
Dựa vào ba nơi này chúng ta tu hành để mở rộng bồ đề tâm.
Dựa vào ba nơi này chúng ta tu hành để mở rộng bồ đề tâm.
Hiệu lực của cầu nguyện
Năm 1999 tôi chạy trốn từ Tibet sang Ấn Độ. (Lúc đó Ngài chỉ 14 tuổi.)
Trước khi khởi cuộc hành trình tôi rất tự tin và chắc chắn sẽ tới Ấn Độ an toàn. Nhưng trong cuộc chạy trốn này tôi đã có nhiều kinh nghiệm về sợ hãi và có lúc tôi sợ không thể tới được Ận Độ. Đoàn chúng tôi không cách gì hơn là cầu nguyện liên tục Tam Bảo và Hộ Pháp. Khi sợ hãi tới, và nhất là gần như tuyệt vọng vì không có sự giúp đỡ nào ngay bên cạnh, chúng ta không biết làm gì hơn là cầu khẩn ơn trên phù hộ. Sự thật đúng như vậy. Riêng tôi, tôi cầu Đức Phật, các Ngài Bồ Tát hãy nghĩ đến tôi. Đặc biệt là mỗi khi chúng tôi tới quãng đèo nguy hiểm của những ngọn núi chúng tôi khấn nguyện cúng dường các vị Hộ Pháp.
Vì kinh nghiệm này, tôi đã học được nhiều về bản chất của khấn nguyện. Đối tượng của sự khấn nguyện là Phật, Bồ Tát, và Hộ Pháp. Nhưng quan trọng là phẩm chất của khấn nguyện dựa vào tâm của chúng ta. Nếu dựa trên động lực của sự sợ hãi, thì sự khấn nguyện này sẽ làm cho những vị niên trưởng trong hành đoàn cũng sợ hãi theo. Và hậu quả là không được phước lành từ sự khấn nguyện. Từ đó, tôi lấy lại tự tin và tăng thêm can đảm trong tâm tôi để cầu nguyện. Vì vậy các vị Guru cũng có vẻ vững tâm giúp tôi hơn. Tôi cảm nhận như có những vị hỗ trợ vô hình đang bao xung quanh tôi và hành đoàn. Nhưng tóm lại những phuớc lành đem đến là do trực tâm và do động lực thúc đẩy. Các đối tượng cầu khẩn không thể nắm tay chúng ta hay cho chúng ta trực tiếp gặp tận mặt. Các vị Guru chỉ là hỗ trợ cho chúng ta tăng cường can đảm.
Nhưng điều quan trọng la sự vững mạnh của chính tâm của chúng ta.
Viết dựa đại khái theo bài giảng của Ngài Karmapa17th
Kim 01/28/2011
No comments:
Post a Comment