Friday, December 30, 2011

Achema - Human Psycholgy Reaction

 

Phản ứng của tâm lý con người

Từ kinh nghiệm rút ra trong các cuộc thảo luận, đôi khi nên mang thực hành kinh nghiệm đó được thì mới tốt …. vì nếu không biết gì về nó, ta nên cần tìm người khác giúp đỡ. 

Nếu không làm theo đường lối này, đôi khi “sẽ làm tổn thương danh dự của người khác, và người ta sẽ thật dễ giận dữ, hờn giận, và thù hận ta ”. Đây là điều căn bản của tâm lý nhân bản mà rất có thể rất dễ bị phản ứng…

Có lẽ nếu không thể thực sự am hiểu về thái độ của con người, thì rất có thể dẫn đến cái chết như đã xẩy ra cho Chúa Jesus.

                                        



Hãy xem lại chuyện của Judas. Cái gì đã xẩy ra cho Judas? Ông ta là người rất thân cận với Đức Jesus. Ông ta là người thông minh nhất trong đám học trò của Jesus, là người duy nhất có học vấn và là người độc nhất rất thông thái sắc bén. Chuyện gì xảy ra cho ông ta? Tại sao ông ta lại phản bội Jesus? Ông ta phản bội chỉ vì kẻ thù của Jesus cho ông ta 30 đồng tiền bạc! Ta có tin như vậy không?

Một người như Judas không thể phản bội thầy của mình vì 30 đồng tiền bạc. Phải có một cái gì bí ẩn sau sự việc này. Có lẽ Đức Jesus đã đang trở thành một gánh nặng cho ông ấy chăng.




Đức Jesus đã dành cho Judas quá nhiều thương yêu, và ông ta không có cách nào đền đáp lại được. Chúa Jesus đã cho ông ta quá nhiều nhận thức về sự hiện hữu, và ông ta không có cách nào để tỏ lòng biết ơn. Chúa Jesus đã làm hầu như mọi thứ mà một vị thầy cần làm để giúp cho sự thăng tiến về tâm linh của Judas.

Nhưng nên luôn luôn nhớ rằng một người khi được hưởng lợi lộc họ cũng vẫn chỉ là một con người mà người đó có thể hành động theo phản ứng tâm lý nhân bản. Judas không thể tiếp tục mãi mãi tiếp nhận sự yêu thương từ một vị thầy bởi vì sâu trong tâm khảm, ông ta nghĩ hành động đó có tính cách sỉ nhục, một sự khinh bỉ về tâm linh. Và con người chỉ có thể chịu đựng tới mức độ nào đó thôi. Sự chịu đựng đó sẽ trở thành một cái gì khác và rất trái ngược nếu vượt quá khỏi mức chịu đựng của con người.

Có thể để trút bỏ sự căng thẳng đang gia tăng này mà Judas đã phản bội Jesus. Ta có thể nhận thấy điều đó khi ông ta nhìn thấy kết quả mà ông ta đã tạo ra cho người mà luôn luôn chỉ biết có thương yêu, chỉ biết có cảm thông và sẵn sàng cho đi tất cả. Khi Judas nhìn thấy Chúa Jesus bị đóng đinh, bị hành hạ ông ta nhận thức rằng mình đã làm điều gì không phải, cho nên chỉ trong một ngày, ông ta tự treo cổ trên cây tự tử.

Người Thiên chúa giáo không nói đến chuyện tự tử của Judas; Judas đã tự treo cổ chết và tất cả 30 đồng tiền bạc đó bị vứt nằm tung tóe trên mặt đất. Điều này cho biết có một cái gì sâu xa hơn là sự kiện lịch sử, một cái gì đang xảy ra sâu bên trong thế giới tâm lý của con người. Tại một điểm nào đó Judas bị chịu đựng cái gánh quá nặng nề nên trở thành giận dữ và phản bội lại Chúa Jesus.

Nhưng khi thấy Đức Jesus đang bị đóng đinh trên thập tự giá, đột nhiên mọi giận dữ của ông ta biến mất. Thay vì giận dữ, giờ chỉ còn là hối tiếc....đây không là một sự hối tiếc thông thường...ông ta vứt bỏ 30 đồng tiền bạc và tự tử. Phần lớn tín đồ Thiên chúa giáo không đề cập tới sự tự tử này, họ không muốn nêu vấn đề này lên vì như thế họ sẽ phải đào sâu hơn vào những dữ kiện trên mặt này của lịch sử. 

Bên Trung Hoa có một câu chuyện, một người đàn ông sinh ra là một người nghèo trong một khu làng bé nhỏ, gia đình ông ta rất nghèo nên cần phải đem ông ta cho đi làm con nuôi người khác. Ông ta thật may mắn được làm con nuôi của hai vợ chồng già giàu có nhưng không có con. Ông ta trưởng thành và khi cha mẹ nuôi mất đi ông ta thành rất giầu có nhưng rộng lượng. Với tài sản giàu có, ông ta làm cho cha mẹ ruột nghèo khổ của mình, họ hàng bà con ai cũng trở nên giầu có hơn. Ông cho họ nhà cửa, cửa tiệm, xí nghiệp. Nhưng ông ta lại đối diện một vấn đề nghiêm trọng là ông ta không có bạn.

Một hôm ông tìm đến vị Thầy xin giúp đỡ, “Cái rắc rối là không có ai thương con cả. Con vẫn thường cho tất cả mọi người, gia đình của con, họ hàng, bạn bè, ngay cả kẻ lạ tới xin con cũng chưa bao giờ từ chối bất cứ chuyện gì. Nhưng không ai thích con hết. Con không thấy trong ánh mắt của họ một vẻ gì kính nể con nên con thật bối rối. Con đã từng làm đủ mọi thứ....không có ai từng làm những gì như con đã làm.” 

Vị thầy hỏi ông ta: “Thế có bao giờ con cho phép họ làm việc gì cho con không?” Ông ta trả lời: “Con là người rất có hãnh diện. Nên thà con chết chứ con sẽ không xin. Thực tế con không cần một cái gì; con có đủ mọi thứ mà. Họ không thể làm bất cứ cái gì cho con, con không cần gì hết.” 

Vị thầy bảo ông ta: “Vấn đề quá là rõ ràng, người ta không kính trọng con, không thương yêu, không thân mật chỉ vì con đã là gánh nặng cho họ; con đã một cách thầm lặng khinh rẻ họ. Con là người có thể giúp đỡ được cho họ, con có thể cho người khác cả triệu bạc và không cần được trả ơn. Điều này sẽ làm tổn thương đến tự ái của họ. Con đã làm đủ mọi thứ cho họ nhưng con không hiểu tâm lý của con người. Cách giải quyết là thỉnh thoảng....con cần phải đòi hỏi họ làm cho con một việc nhỏ....con không cần đòi hỏi việc gì lớn....chỉ giản dị nói: Tôi yêu thích hoa trong vườn của bác, có thể cho tôi xin một ít hoa được không? 

Con có thể có nhiều xe hơi đấy nhưng những người đó có thể làm chủ một chiếc xe là vì con đã cho họ tiền. Nhưng thỉnh thoảng con có thể chỉ cần gọi điện thoại cho họ và nói, “Tôi cần cái xe như của bác, bác có thể cho tôi mượn một vài ngày được không?” Nhà của con thì thật to, có cả nhà riêng cho khách đấy nhưng đôi khi con có thể hỏi bạn con: “Nhà khách của bác trống, bác có thể giúp tôi vì một người bạn của tôi sắp tới chơi và tôi xin bác tiếp đãi dùm, xin bác làm ơn cho tôi nhé.”

“Một khi con có thể thay đổi được như thế này, con cũng sẽ thay đổi tất cả những gì khác chung quanh con; lúc đó con trở thành ngang hàng với họ. Ngay lúc này con đã đặt họ xuống cái tình trạng.... như con đang ở trên cao quá tầm với của họ....và họ chỉ trông giống những con côn trùng đang bò trên mặt đất.

Ông phú hộ ngạc nhiên khi nghe câu trả lời của Thầy vì cả đời ông ông chưa từng nghĩ như thế này. Ba năm sau, khi vị Thầy gặp lại ông ta, ông phú hộ nói: Thầy đúng. Từ khi con bắt đầu hỏi nhờ họ những chuyện nho nhỏ, những chuyện không đáng gì, thì mọi người đã thay đổi. Bây giờ không còn giận dữ, ghét bỏ, hổ thẹn nữa; Họ cảm thấy là ngang hàng với con vì họ biết họ đã làm cho con một vài chuyện.

Nếu cách hiểu biết này trở thành một phần của liên hệ giữa vị Thầy và học trò, không vị Thầy nào sẽ bị học trò phản bội cả.

Achema - Malaysia – 2008
Kim Morris lược dịch September 2011


Thursday, December 29, 2011

Achema - Pacceka Buddha

                             

Achema – We all are blessed by Enlightened Beings

Tất cả chúng ta ai cũng được những bậc Giác ngộ cứu giúp.

Trong cuộc thảo luận trước đây, Achema đã đặt ra một câu hỏi cho một học giả Phật học: “Tại sao Bích Chi Phật không giảng pháp?” Không được trả lời.... có lẽ vì sách học đã không giải thích rõ ràng về phần này.

Hôm nay....đề tài Bích Chi Phật (Pacceka Buddha) này lại xuất hiện trong chương trình thảo luận mới. Nhân dịp đang có phong trào Đạo Lão, đây đúng là lúc ta nên bàn luận lại vấn đề này. Luôn luôn tin có sự trùng hợp như thế này.

Trong số người đạt Giác Ngộ....99.9 phần trăm quyết định chỉ giữ im lặng. Đây là lý do tại sao có Bích Chi Phật (Silent Buddha). Hãy nhìn vào thực tại, bất cứ những gì Bích Chi Phật đã nhận thức được không thể truyền bá cho người khác được bằng bất cứ phương thức nào; không những thế....mà còn có thể bị hiểu lầm nữa. Chỉ cần nhìn vào việc Chúa Jesus chết như thế nào.

Thông thường phần lớn ai đã đến được đỉnh tối thượng của tri thức sẽ quyết định không để tâm tới cái thế giới này nữa. Người này đã chịu khổ đau trong bao nhiêu ngàn kiếp, tái sinh rồi lại tái sinh trong biết bao kiếp sống khốn nạn, sống với mọi sự hiểu lầm, chiến đấu chống trả sự tăm tối mà sự tăm tối đó hoàn toàn không có thực. Đi tìm con chó mực trong căn phòng tối mà thực ra nó không bao giờ có ở đó. Và sống chung với những người chưa bao giờ nhìn thấy ánh sáng nhưng lại tin là họ biết thế nào là ánh sáng.

Sau cuộc hành trình quá dài....Họ đã tới được đỉnh của sự thanh thản. Lần đầu tiên họ đến với nhận thức Chân lý....và họ quyết định không dính dấp tới mọi loại thành kiến, mù quáng và điếc, của những người luôn luôn xuyên tạc, hiểu lầm, chế giễu, đầu độc hay còn có thể mang họ treo lên thập tự giá. Ai lại đi làm tất cả những gì vô nghĩa để tự chống lại chính mình?

Tại sao lại phải bận tâm với những điều này? Đó không phải là điều họ cam kết hay trách nhiệm, họ cũng không mắc một món nợ nào với thế giới này cơ mà. Tai sao họ phải tự đặt mình vào sự hỗn loạn này, tiếp tục tự đặt mình vào cái xã hội “điên đảo” và ảo tưởng của loài người. Tại sao lại đến làm xáo trộn giấc mộng của những người khác, những người đã vứt cái đồng hồ báo thức qua cửa sổ.

Nếu ở lại đây để giảng dạy, chắc chắn họ sẽ làm rung chuyển cái thế giới này. Nhiều tôn giáo nhân tạo sẽ chống lại họ. Nhiều người có thẩm quyền về tôn giáo sẽ cảm thấy sự sinh tồn của cá nhân và tôn giáo bị đe doạ. Nhiều kinh điển, bài giảng hay thánh kinh phải được viết lại vì có biết bao lỗi lầm hay suy diễn sai lạc. Chắc chắn tất cả những chuyện này sẽ trở thành kẻ thù của người đó. Như vậy thì tại sao họ phải ở lại đây và bận tâm về những chuyện như thế. Tại sao họ phải phí phạm năng lực trong cái hỗn loạn này. Đây cũng không phải là bổn phận của họ mà.

Ví đó mà 99.9 phần trăm các vị Giác Ngộ sẽ tiếp tục giữ im lặng như Mâu Ni Phật (Silent Buddha) hay Bích Chi Phật. Họ sẽ không chuẩn bị cho việc bị đóng đinh. Họ nghĩ tốt hơn hết là nên ở trong rừng hay hang động hoặc biến khỏi cái vương quốc của những người mù quáng đang say ngủ này.

Hãy cùng nhau chắp tay và nhắm mắt lại, tự đáy lòng ta phải cảm tạ những vị nào đã Giác Ngộ mà đến với cái vương quốc loài người này và ở lại giảng dạy. Dù chỉ có một số ít hơn 2 phần trăm dân số của thế giới này có thể thực sự hiểu được Chân lý này và họ còn phải đương đầu với sự chống đối của hơn 98 phần trăm dân số còn lại. Một vài Vị trong số đó, thậm chí còn chấp nhận cho chính bản thân họ bị đóng đinh chỉ vì lợi ích của nhân loại.

Xin nhân loại được hướng dẫn bởi những Bậc Giác Ngộ này.

Achema – 2008
Kim Morris lược dịch November 2011

Wednesday, December 28, 2011

Yongey Mingyur Rinpoche

                                            

Letter from Yongey Mingyur Rinpoche upon Entering Retreat

In early June 2011, Mingyur Rinpoche left his monastery in Bodhgaya, India to begin a period of extended solitary retreat. He departed in the middle of the night, and without taking any money or belongings, just the clothes he was wearing. Mingyur Rinpoche wrote this letter shortly before he left for retreat.

Dear friends, students, and fellow meditators,

By the time you read this letter, I will have begun the long retreat that I announced last year. As you may know, I have felt a very strong connection with the tradition of retreat since I was a young boy growing up in the Himalayas. Even though I didn’t really know how to meditate, I would often run away from home to a cave nearby, where I would sit quietly and chant the mantra “om mani peme hung” over and over again in my mind. My love of the mountains and the simple life of a wandering meditator called to me even then.

It wasn’t until I was in my early teens that I got my first chance to do a formal retreat. Until that time, I lived at Nagi Gompa, a small hermitage on the outskirts of Kathmandu. It was there that my father, Tulku Urgyen Rinpoche, first taught me how to meditate. After training with him for a number of years, I heard that a traditional three-year retreat was scheduled to begin at Sherab Ling, Kenting Tai Situ Rinpoche’s monastery in India.

Though I was still only eleven years old, I begged my father to let me go. He was happy to see my enthusiasm, since he himself had stayed in retreat for more than twenty years over the course of his life. When we talked about the idea of me going into a strict, traditional retreat, he told me about the great yogi Milarepa and how important his example has been to generations of Tibetan Buddhist meditators.

Milarepa’s early life was filled with misery and hardship. Despite all the bad karma he created as a young man, he eventually overcame his dark past and attained complete enlightenment while living in isolated caves deep in the mountains. Once he was enlightened, Milarepa thought that there was no longer any need for him to stay in the mountains. He made up his mind to go down to more populated areas where he could directly help alleviate the suffering of others. One night, not too long after he decided to depart, Milarepa had a dream about his teacher Marpa. In the dream, Marpa encouraged him to stay in retreat, telling him that through his example he would touch the lives of countless people.

After telling me about Milarepa’s remarkable life, my father said, “Marpa’s prophesy came to pass. Even though Milarepa spent most of his life living in remote caves, millions of people have been inspired by his example over the centuries. By demonstrating the importance of practicing in retreat, he influenced the entire tradition of Tibetan Buddhism. Thousands and thousands of meditators have manifested the qualities of enlightenment because of his dedication.”

A few years later, during my first three-year retreat, I had the good fortune to study with another great master, Saljey Rinpoche. In the middle of the third year, I and a few of my fellow retreatants approached Rinpoche to ask his advice. We had derived tremendous benefit from the retreat and asked him how we could help uphold this precious lineage. “Practice!” Saljey Rinpoche responded, “I’ve been in retreat almost half my life. This is a genuine way to help others. If you want to preserve the lineage, transform your minds. You won’t find the true lineage anywhere else.”

The teachings and example of both my father and Saljey Rinpoche deeply inspired me. This inspiration, coupled with my own natural desire to practice in retreat, has been a guiding light throughout my life.

When my first formal retreat ended, Saljey Rinpoche passed away and Tai Situ Rinpoche asked me to take his place as retreat master. I accepted my new role and have now been leading retreats and teaching meditation for twenty years. In particular, the last ten years I have spent a great deal of time teaching around the world. I’ve been to more than thirty countries, sharing my experience of overcoming the panic attacks I experienced as a child and passing on the teachings that my masters entrusted to me. Over the years, I’ve come to see the truth of the words of my father and Saljey Rinpoche. As they both taught me, the experience gained in retreat can be a powerful tool in helping others.

In my early years, I trained in a number of different ways. The time I spent with my father involved rigorous meditation training, but I was not in strict retreat, in the sense that I met other people and could come and go freely. My three-year retreat at Sherab Ling Monastery, on the other hand, was held in complete isolation. A small group of us lived in an enclosed compound and didn’t have any contact with the outside world until the retreat ended. These are two forms of practice, but they are not the only ways. As demonstrated by the great yogi Milarepa, there is also a tradition of wandering from place to place, staying in remote caves and sacred sites with no plans or fixed agenda, just an unswerving commitment to the path of awakening. This is the type of retreat that I will be practicing over the coming years.

This tradition isn’t very common these days. My third main teacher, the great Dzogchen yogi Nyoshul Khen Rinpoche, was one of the few recent masters to practice in this way. Khen Rinpoche practiced in closed retreats when he was younger, but later he took up the life of a wandering yogi. He completely dropped his normal life and activities. Nobody knew where he was or what he was doing. He spent time meditating in isolated caves and other places where the great masters of times past, such as Milarepa and Longchenpa practiced, and at one point he even lived among the Hindu sadhus of India. His story is a perfect example of a modern, carefree yogi.

More recently, Tai Situ Rinpoche, the last of my four main teachers, talked about meditating in mountain retreats during a teaching he gave in 2009. Over four months, Rinpoche passed on the lineage of an important meditation text called The Ocean of the Definitive Meaning. This is one of the main instruction manuals used by meditators in the Kagyu lineage. I mention my teachers here because their wisdom and compassion has nurtured my desire to make retreat a focal point of my life. My father and Saljey Rinpoche encouraged and supported my first experiences in retreat, while Nyoshul Khen Rinpoche and Tai Situ Rinpoche inspired me to embark on the path of a wandering yogi. Like a tiny firefly in the midst of the sun’s radiance, I can never hope to compare to my precious teachers, but without their example and inspiration, I would not have followed this path.

You might think that while I’m on retreat we won’t be able to stay connected to each other. Of course, we won’t be able to see each other for a few years, but don’t forget that our connection is through the Dharma. It isn’t simply seeing our teachers, or even hearing them, that creates a spiritual bond. It’s when we take the teachings we’ve received and bring them into our own experience that an unshakeable connection is formed. The more we practice, the stronger the bond with our teacher becomes.

Three of my four teachers have long since passed away. At times, I remember what it was like being with them and hearing them teach. I remember how joyful and light they were, and how they carried themselves with such dignity and freedom. These memories make me a little sad, but when I remember what they taught me and let their wisdom fill my being, I can feel their presence anywhere and anytime. So while you and I may be apart physically over the next few years, through our practice we will always be together.

I feel a great sense of warmth and love when I think of all of you, like we’re one big family. So don’t worry, I’m not having a mid-life crisis. I’m not going on retreat because I’m sick of traveling, or sick of teaching students. In fact, it’s just the opposite. During this time our practice will bring us closer.

There are times in our lives when we focus on learning and study, and others where we take what we’ve learned and bring it deeply into our experience. These are processes that each of us goes through individually, but having the support of a community can be a great help as we follow the path. It has been wonderful to see how many of you have come together in recent years to help form and shape our growing community. Though I’ve helped support the community through my teachings, the community itself is yours. It is there to support you on the path of awakening, and it will be your commitment and support that will allow for the flourishing of the community in years to come. Receiving support and guidance from the community, and giving back in whatever way we can, is an integral part of the journey.

To help you continue along the path, I’ve prepared many teachings over the past few years that will be delivered by my emanations. These emanations can appear magically almost anywhere and will teach you just what you need to deepen your practice. What am I talking about? Modern technology, of course! We recorded hundreds of hours of teachings on a whole range of topics, and these teachings will be made available over the coming years. Some will be used for online courses and seminars, others will be shown at Tergar centers and groups, and some will be freely available online. In some ways, my video emanations are better than the real me. You won’t have to feed them or put them up in a hotel. They will wait patiently until you’re ready for them. And most importantly, they won’t feel bad if you get bored and turn them off!

Don’t mistakenly think that your DVD player will be your new root guru. Recorded teachings can never take the place of a direct transmission from teacher to student. What I’m trying to say is that there will still be plenty of opportunities to study and practice, especially for those of you who are following the Joy of Living and Path of Liberation programs. There are also other wonderful lamas to study with, including His Holiness Karmapa, Orgyen Trinley Dorje, and my teacher Tai Situ Rinpoche. My brother, Tsoknyi Rinpoche, is also an excellent teacher and has agreed to guide the Tergar community while I’m away. Finally, we have our own Tergar lamas and instructors who will lead retreats and workshops all over the world. In fact, there will be so much happening, you may not even notice I’m gone!

In parting, I would like to give you one small piece of advice to keep in your heart. You may have heard me say this before, but it is the key point of the entire path, so it bears repeating: All that we are looking for in life — all the happiness, contentment, and peace of mind — is right here in the present moment. Our very own awareness is itself fundamentally pure and good. The only problem is that we get so caught up in the ups and downs of life that we don’t take the time to pause and notice what we already have.

Don’t forget to make space in your life to recognize the richness of your basic nature, to see the purity of your being and let its innate qualities of love, compassion, and wisdom naturally emerge. Nurture this recognition as you would a small seedling. Allow it to grow and flourish.

Many of you have generously asked how you can help support my retreat. My answer is simple: Keep this teaching at the heart of your practice. Wherever you are and whatever you are doing, pause from time to time and relax your mind. You don’t have to change anything about your experience. You can let thoughts and feelings come and go freely, and leave your senses wide open. Make friends with your experience and see if you can notice the spacious awareness that is with you all the time. Everything you ever wanted is right here in this present moment of awareness.

I will keep you in my heart and in my prayers.

Yours in the Dharma,
Yongey Mingyur Rinpoche


Thích Tánh Tuệ - Khép trần tâm





Chiều lên núi ngắm mây trời bát ngát
Bóng thiên thu thoáng hiện giữa muôn trùng.
Lòng đạo sỹ ngỡ như nghìn cánh hạc
Bay qua đời...tan loãng giữa không trung .

Chiều lên núi áo sương mù vai phủ
Đốt trầm hương ta nhớ đến Người xưa .
Gót chân hoang của kiếp đời lam lũ
Đã chìm sâu... khi tâm tưởng sang mùa .

Chiều lên núi nằm im trên mõm đá
Nghe chim ngàn réo gọi vết tiền thân
Văng vẳng tiếng lâm tuyền trong gió lại...
Ta là ai, lạc lối giữa dương trần?

Ngày lên núi ta nguôi dòng hệ lụy
Nỗi buồn xưa thành hương nhụy vô ưu .
Bên quán trọ một ngày nao cuồng sỹ
Gửi vui, buồn về mặc áo Chân như .

Quy hướng núi làm thú hoang tĩnh mịch
Cọng lau gầy nghiêng dáng nhỏ mông lung,
Dăm úa lá rơi về miền cô tịch
Khép trần tâm, ta đối diện vô cùng.

Thích Tánh Tuệ
Dhramshala, India 06-2009

Tuesday, December 27, 2011

Lôgic học trong Phật giáo



            Lôgic học là một ngành học có mục đích xác định các quy tắc vận hành của tư duy để tìm kiếm sự thực. Sở dĩ phải vay mượn từ "lôgic" (tiếng La tinh là logica, tiếng Hy Lạp là logos) trong ngôn ngữ Tây phương vì trong tiếng Việt cũng như tiếng Hán không có từ nào tương đương. Tuy nhiên cũng có nhiều học giả đề nghị dịch lôgic học là "nhân minh học" hay "luận lý học", nhưng thật ra thì các từ ấy không phản ảnh trung thực được ý nghĩa của từ lôgic.
             Thật vậy phải công nhận là trong nền tư tưởng của nhân loại không có nhiều hệ thống lôgic đúng với nghĩa của nó. Tại phương Đông, Phật giáo đưa ra một hệ thống biện luận vô cùng đặc thù và độc đáo và đã ảnh hưởng rất sâu đậm trong nền tư tưởng Á châu. Khổng giáo chỉ là một nền triết học đạo đức, Lão giáo có thể xem là một nền triết học siêu hình, nhưng cả hai không đưa ra được một nguyên tắc lôgic nào cả. Các tôn giáo của Ấn độ như Vệ-đà, Bà-la-môn, Ấn giáo chỉ dựa vào nghi lễ hiến dâng và cầu xin hơn là đưa ra một hệ thống suy luận để tìm hiểu sự thực. Để đối đầu với lôgic học của Phật giáo, các trào lưu tư tưởng triết học Ấn độ cũng có đề nghị một số luận lý lôgic nhưng hoàn toàn không vững chắc.
            Tại phương Tây thì nguyên lý lôgic của Aristote (Aristotle, Aristotélès) đã bao trùm toàn bộ nền tư tưởng của thế giới Tây phương từ thời cổ đại cho đến nay ngoại trừ các trào lưu tín ngưỡng độc thần, vì các nền tín ngưỡng này không hàm chứa một nguyên tắc lôgic nào cả. Vì thế có thể nói rằng nền tư tưởng Tây phương và các trào lưu tín ngưỡng đã phát triển song hành và đối nghịch nhau từ thời trung cổ mà hậu quả mang lại là tình trạng xã hội Tây phương ngày nay.
             Tóm lại nhân loại có hai hệ thống lôgic chính yếu và quan trọng nhất : một của Đức Phật và một của Aristote. Bài viết ngắn dưới đây trước hết sẽ trình bày vài hàng sơ lược về lôgic của Aristote nhằm mục đích giúp người đọc so sánh và tìm hiểu dễ dàng hơn lôgic của Phật giáo. Riêng phần lôgic của Phật giáo thì sẽ được trình bày cặn kẽ hơn.
 Sơ lược về Lôgic học Aristote
             Lôgic là một khoa học tìm kiếm sự thực bằng lý luận, tuy nhiên lôgic cũng có nghĩa là sự mạch lạc của ý nghĩ và lời nói, hay là một chuỗi sự kiện xảy ra tiếp nối nhau một cách hợp lý. Như đã nói qua trên đây, lôgic của triết gia cổ đại Hy lạp là Aristote (-384 - 322, trước Tây lịch tức là sinh sau Đức Phật khoảng 180 năm) đã ảnh hưởng sâu đậm vào toàn thể nền tư tưởng Tây phương, từ các triết gia như Alexandre d'Aphrodise (thế kỷ thứ II) đồng thời với đại sư Long Thụ, thánh Thomas d'Aquin (1224 - 1274) thời Trung cổ đồng thời với Thiền sư Đạo Nguyên, cho đến các triết gia hiện đại như Martin Heiddeger (1889 - 1976),...và kể cả Karl Marx (1818 - 1883) đối với các quan niệm của ông về những giá trị vật chất.
             Trên một bình diện thật tổng quát thì Aristote chủ trương khái niệm cho rằng sự "hiện hữu" là một "thực thể" (một chất liệu), và siêu hình học chỉ là "khoa học của sự hiện hữu với tư cách là một sự hiện hữu" mà thôi. Nguyên tắc căn bản trong lôgic của Aristote là: " không có một vật thể nào trong cùng một lúc lại vừa có và lại vừa không có một thuộc tính chung " :
            - Cái gì có, thì có; cái gì không, thì không.
            - Bất cứ một vật gì cũng thế, có hoặc là không có; không có cách thứ ba nào khác.
            Tóm lại đối với Aristote, sự suy diễn là cách rút tỉa từ một hay nhiều định đề (mệnh đề) đã được biết trước là đúng hay là sai (gọi chung là tiền đề) để mang lại một hay nhiều định đề hay mệnh đề mới được đánh giá là đúng hay là sai tùy theo sự tương quan lôgic của chúng đối với các tiền đề đã được đưa ra từ trước.  Nguyên tắc này được cụ thể hoá bằng sự suy diễn gọi là tam đoạn luận.
            Tam đoạn luận là cách đưa ra hai mệnh đề mang tính cách dứt khoát và khẳng định và mệnh đề thứ ba dùng làm kết luận. Aristote trình bày về tam đoạn luận như sau: "Nếu a được xác định bởi b, và c được xác định bởi b, thì nhất thiết a phải được xác định bởi c". Người ta có thể gọi a (thuộc tính chỉ định cho kết luận) là mệnh đề chính, và c (chủ thể của kết luận) là mệnh đề thứ yếu.
             Sau đây là một thí dụ điển hình về tam đoạn luận thường thấy:

Tất cả mọi người đều chết
Tất cả b (người) là a (chết)
Mệnh đề chính
Tất cả những người Hy lạp đều là người
Tất cả c (Hy lạp) là b (người)
Mệnh đề thứ yếu
Tất cả những người Hy lạp đều chết
Tất cả c (Hy lạp) là a (chết)
Kết luận
             Tóm lại lôgic của Aristote mang tính cách khẳng định (có hay là không có, đúng hay là sai, không chấp nhận sự "lưng chừng"). Tuy nhiên một số học phái lôgic ngày nay đã bác bỏ nguyên tắc này, vì theo các học phái ấy thì không nhất thiết chỉ có hai trường hợp khẳng định như thế mà còn có một trường hợp thứ ba thuộc vào loại "không quyết đoán được" (indécidable), có nghĩa không rõ ràng, không dứt khoát, không xác định rõ được.
             Lôgic của Aristote có vẻ rất phù hợp với sự cảm nhận của con người trước mọi hiện tượng và có thể đã chi phối sự nhận thức nói chung của con người từ phương Tây cho đến phương Đông. Tuy nhiên Phật giáo đã đưa ra một phương pháp lý luận ngược chiều với quá trình khẳng định của Aristote, chẳng hạn như  trường hợp điển hình sau đây:
                        Con ông A biết nói tiếng Anh
                        Con ông A không biết nói tiếng Anh
                        Ông A là người không có con
            Trong trường hợp trên đây, mệnh đề thứ ba phủ nhận hoàn toàn hai mệnh đề trước, và mục đích của sự phủ nhận đó là tạo ra một sự phi lý để hóa giải trở lại mọi sự khẳng định. Trong kinh sách Phật giáo người ta thường thấy thí dụ về "đứa con của một người phụ nữ hiếm muộn" (tức không hề sinh đẻ).
 Lôgic học Phật giáo
             Lôgic học Phật giáo được hình thành trước logic học Aristote gần hai trăm năm. Hệ thống lôgic của Phật giáo "thực tế" hơn và mang một chủ đích hay ứng dụng rõ rệt hơn, do đó không nhất thiết phải có cùng những quy tắc mà Aristote đã đưa ra. Logic học Phật giáo không phải là một ngành học riêng biệt mà có thể gọi đấy là những kỹ thuật hay những ứng dụng trực tiếp góp phần vào sự tu tập. Những kỹ thuật hay ứng dụng ấy là gì? Mục đích trước hết là để chứng minh một số khái niệm trong Đạo Pháp, sau đó là để tìm hiểu bản thể đích thực của thế giới này. Đối với Phật giáo, thế giới mà chúng ta đang sống vừa "thật" một cách cụ thể, tức có thể nhìn thấy nó, sờ mó được nó và va chạm vào nó, nhưng thế giới đó cũng vừa "không thật" vì tất cả mọi hiện tượng kể cả tư duy của con người chỉ "thật" một cách tương đối mà thôi vì chúng biến động không ngừng, tức "hiện ra" và "biến đi" liên tục giống như những "ảo giác". Do đó Phật giáo chủ trương thế giới hiện tượng hàm chứa hai sự thực khác nhau: sự thực tương đối và sự thực tuyệt đối. Lôgic của Phật giáo được căn cứ và xây dựng trên cả hai sự thực ấy vì thế nên hoàn toàn khác biệt với lôgic của Aristote.  
            Nếu lôgic Aristote hướng vào việc tìm kiếm sự thực thì mục đích của lôgic Phật giáo là giúp cho con người tránh khỏi được mọi sai lầm và ảo giác.  Để thực hiện mục đích đó Phật giáo đã đưa ra một kỹ thuật giúp chúng ta nhìn thấy phía sau sự biến động của mọi hiện tượng còn có một thứ gì khác nữa, đó là bản chất tối hậu của hiện thức, cái bản chất tối hậu ấy Phật giáo gọi là Tánh không. Sự quán thấy bản chất tối hậu ấy sẽ giúp chúng ta tránh được mọi sai lầm và ảo giác. Vậy kỹ thuật ấy là gì ? Đó là một phương pháp biện luận thật đặc thù gọi là tứ đoạn luận (trétralème) tiếng Phạn là catuscoti. Vậy tứ đoạn luận là gì?
 Tứ đoạn luận trong Phật giáo
             Xin trích dẫn một đoạn trong Trung Bộ Kinh (Najjhima Nikaya, kinh số 72) như sau: "Như Lai [...] thật sâu thẳm, vô biên, không thăm dò được, giống như đại dương. Những lời lẽ như hiển-hiện, không-hiển-hiện, hiển-hiện và không-hiển-hiện, không-hiển-hiện cũng không phải là không-hiển-hiện, không thể dùng để diễn tả được". Câu phát biểu trên đây của Đức Phật cho thấy nguyên tắc căn bản của tứ đoạn luận, nguyên tắc đó gồm có bốn mệnh đề thoát ra khỏi sự biện luận thông thường. Trong các kinh điển đặc thù của Nam tông bằng tiếng Pali người ta cũng thấy nêu lên nguyên tắc của tứ đoạn luận như sau :
             " (ati)
            Không có (neti)
            Có và không có (ati ca natica)
            Không phải có cũng không phải không có (nevati na neti):
            Đấy là những lời giáo huấn của Đấng Giác ngộ"
             Theo học giả Quentin Ludwig trong quyển sách về Phật giáo của ông (tựa đề Le Bouddhisme, histoire, courant religieux, cultures, nhà xuất bản Eyrolles, 2005, trang 344) thì Aristote và cả thầy của ông là Platon (- 428 - 347 trước Tây lịch) đều biết đến tứ đoạn luận do Đức Phật thuyết giảng. Tuy nhiên cũng theo học giả này thì tứ đoạn luận Phật giáo đã làm cho họ phải bực bội và không quyết đoán gì được, vì phép biện luận của Phật giáo mang lại một tình trạng bất định hướng, không giải quyết được, không kết luận được. Lý do cũng dễ hiểu vì các triết gia cổ đại Hy Lạp chỉ thấy có một sự thực tương đối mà thôi và họ chỉ muốn đi tìm một sự khẳng định nào đó, một thứ lôgic duy nhất nào đó. Trong khi ấy thì Phật giáo lại bác bỏ mọi sư khẳng định quy ước và một thứ lôgic công thức và cứng nhắc.
             Aristote trong quyển "Siêu hình học" (Métaphysique) đã viết như sau : "Vả lại, thật rõ ràng là biện luận với một đối thủ như thế (tức là tứ đoạn luận) thật không thấy một đối tượng nào cả (đúng thật như thế vì tứ đoạn luận của Phật giáo là dùng để chứng minh tính cách vô thực thể của mọi hiện tượng). Bởi vì nó không nói lên một điều gì cả, nó không nói là thế này cũng không nói là không phải thế này, nhưng lại nói là thế này và không phải là thế này. Và lại thêm một lần nữa, cả hai mệnh đề ấy liên kết với nhau cũng bị phủ nhận nốt, và lại còn nói thêm vừa không phải thế này mà cũng vừa không không-phải-thế-này. Bởi vậy nếu khác hơn như thế thì phải có một cái gì đó đã được xác định sẵn (đấy chính là Tánh không của mọi hiện tượng mà Aristote không thấy và ông đã tỏ ra bối rối một cách rõ rệt). Câu trích dẫn trên đây trích từ quyển Tự điển bách khoa triết học toàn cầu của Georges Bugault trong tiết mục giải thích về chữ Catuscoti tức là tứ đoạn luận của Phật giáo, và cũng xin lưu ý thêm là các phần đóng trong ngoặc kép là do người viết thêm vào để giúp cho người đọc dễ theo dõi. Mặt khác cũng có thể phần trích dẫn trên đây là một trong những bằng chứng mà học giả Quentin Ludwig đã dựa vào đó để cho rằng Aristote (và cả thầy của ông là Platon) đã từng biết đến giáo lý của Đức Phật (?).
             Trên một khía cạnh khác có lẽ cũng cần nêu lên là trong ngành lôgic học nói chung ngoài tam đoạn luận của Aristote và tứ đoạn luận của Phật giáo còn có nhiều hệ thống lôgic khác nữa, chẳng hạn như lôgic biện chứng (logique dialectique), lôgic toán học, lôgic ngũ đoạn luận của triết học Ấn độ, v.v... Tuy nhiên những hệ thống lôgic đó đều thuộc vào những lãnh vực ít hay nhiều cá biệt hoặc không có tầm ảnh hưởng bao quát ngang hàng với hai hệ thống lôgic của Phật giáo và của Aristote.
Ý nghĩa của tứ đoạn luận Phật giáo
             Mục đích của tứ đoạn luận Phật giáo là đưa sự biện luận lôgic ra thoát và vượt lên trên sự thực quy ước, có nghĩa là bước vào một thế giới mà nơi đó tất cả đều có thể xảy ra được mà cũng không có thể xảy ra được, đó là cái thế giới của Tánh không. Trong cái Tánh không hay sự trống không của hiện thực thì tất cả đều "có thể" và đồng thời cũng lại vừa "không có thể". Tóm lại hai mệnh đề thứ nhất của tứ đoạn luận thuộc vào thế giới của sự thực quy ước, và hai mệnh đề sau thuộc vào thế giới của sự thực tối hậu của mọi hiện tượng, vượt thoát ra khỏi mọi quy ước. Bốn mệnh đề của tứ đoạn luận là :
            - mệnh đề thứ nhất nêu lên một sự khẳng định.
            - mệnh đề thứ hai nêu lên một sự đối nghịch (phản biện) lại với mệnh đề thứ nhất.
            - mệnh đề thứ ba là một sự kết hợp giữa hai mệnh đề trên đây (có nghĩa là vừa khẳng định lại vừa phản biện lại sự khẳng định ấy).
            - mệnh đề thứ tư là một sự hủy bỏ (hay vô hiệu hóa) cả hai mệnh đề thứ nhất và thứ hai.
             Trong kinh Aggi-Vacchagotta thuộc Trung Bộ Kinh (Mjjhima Nikaya), nhà tu khổ hạnh Vacchagotta có hỏi Đức Phật là sau khi tịch diệt thì Đức Phật có còn hiện hữu hay không, và Đức Phật đã trả lời như sau: "Không thể bảo rằng Như Lai còn hiện hữu phía sau cái chết, nhưng cũng không thể bảo rằng Như Lại không còn hiện hữu, cũng không phải là vừa hiện-hữu và vừa không-hiện-hữu, cũng không phải là vừa không không-hiện-hữu và vừa không-hiện-hữu". Đấy là cách mà Đức Phật đã dùng tứ đoạn luận để trả lời cho Vacchagotta.
               Thật ra thì tứ đoạn luận của lôgic Phật giáo không trái ngược lại với lôgic thông thường, bởi vì vẫn tôn trọng nguyên tắc không-mâu-thuẫn (non-contradictoire) tượng trưng bởi hai mệnh đề đầu tiên, và đồng thời nguyên tắc ấy cũng tôn trọng cả lãnh vực của sự thực tuyệt đối, tuợng trưng bởi hai mệnh đề sau cùng. Do đó lôgic Phật giáo đã phân chia sự hiểu biết thành ra hai lãnh vực khác biệt nhau: lãnh vực thứ nhất là sự nhận thức (pratyaksa) và lãnh vực thứ hai là sự suy diễn (anumana).
             Nhận thức là một sự "hiểu biết" thuộc tri thức trực cảm, tức là một sự cảm nhận trực tiếp bằng trực giác khi tiếp xúc với một hiện tượng (một vật thể hay một biến cố). Sự nhận thức đó "dừng lại" trong lãnh vực của hiện tượng và chỉ liên quan trực tiếp đến hiện tượng mà thôi, hoàn toàn không vướng mắc vào sự vận hành của trí tưởng tượng hay khả năng diễn đạt và phân biệt của tâm thức. Sự suy diễn thuộc vào lãnh vực thứ hai của sự hiểu biết, có nghĩa là một sự hiểu biết dựa vào sự tương quan giữa hai hiện tượng (hai vật thể hay hai biến cố), đó là sự hiểu biết suy lý (connaissance discursive) liên quan với lôgic học. Nếu nói một cách khác thì sự suy diễn là một cách lập luận bằng tam hay tứ đoạn luận trong chủ đích mang lại một sự hiểu biết nào đó. Muốn hiểu rõ sự khác biệt giữa nhận thức và diễn đạt ra sao thì cần phải nắm vững khái niệm về ngũ uẩn, tức là năm cấu hợp tạo ra một cá thể con người, trong số năm uẩn đó thì bốn uẩn thuộc vào lãnh vực tâm thần và quá trình vận hành của bốn uẩn tâm thần ấy sẽ tạo ra hai thể dạng hiểu biết trình bày trên đây.
 Các đại luận sư về triết học lôgic trong lịch sử Phật giáo
                    Trên dòng lịch sử phát triển của Phật giáo có nhiều vị đại luận sư đã tích cực góp phần vào việc diễn giải giáo lý của Đức Phật, và cũng nhờ đó mà Đạo Pháp theo dòng thời gian mà ngày càng đã trở nên phong phú hơn. Trong số các vị ấy có Ngài Long Thụ (thế kỷ thứ II) là vị nổi bật nhất đã sáng lập ra học thuyết Trung Đạo (Madhyamika), một học thuyết liên quan đến sự hiểu biết lôgic của Phật giáo.
            Long Thụ điểu khiển đại học Na-lan-đà và sau đó thì giao lại trọng trách này cho người đệ tử giỏi nhất của mình là Thánh thiên (Aryadeva) sinh vào cuối thế kỷ thứ II hay đầu thê kỷ thứ III (?), vị này cũng là một đại luận sư rất uyên bác và đã tiếp tục khai triển thêm học phái Trung quán. Một trong các tác phẩm quan trọng của Thánh thiên là tập luận Bốn trăm tiết (Catuhsataka) giải thích quan điểm của Long Thụ về bản chất vô thực thể của mọi hiện tượng.         
             Sau Long Thụ và Thánh Thiên, người ta lại thấy xuất hiện thêm vào thế kỷ thứ IV một vị đại luận sư khác nữa về lôgic Phật giáo, đó là ngài Trần Na (Dignaga). Trần Na thụ giáo tại đại học Na-lan-đà và là đệ tử của ngài Thế thân (Vasubandu, ~316 - 396) một đại luận sư của tông phái Duy thức, em của ngài Vô trước (Asanga) người sáng lập ra tông phái này. Vì thế cũng dễ hiểu là tư tưởng của Trần Na nghiêng hẳn về Duy Thức tông. Ông giảng dạy tại đại học Na-lan-đà và có công hệ thống hóa toàn bộ lôgic học Phật giáo. Ông viết rất nhiều và đã trước tác nhiều tập luận giải về lôgic học.
             Sau Trần Na lại xuất hiện thêm một đại luận sư khác là ngài Nguyệt Xứng (Candrakirti), sinh vào cuối thế kỷ thứ IV. Lôgic của Nguyệt Xứng hoàn toàn là lôgic của Trung Quán tông. Hai trước tác quan trọng của ông là quyển Minh cú luận (Prasannapada) chú giải tập Trung quán luận tụng của Long Thụ và quyển Nhập Trung luận (Madhyamakavatara) thì hệ thống hóa toàn bộ học phái Cụ duyên tông (Prasangika) của Trung quán tông.
             Tư tưởng của các đại luận sư trên đây đã ảnh hưởng sâu đậm nền triết học Phật giáo suốt nhiều thế kỷ sau đó, cho đến ngày đại học Na-lan-đà bị các đạo quân Hồi giáo đốt phá vào cuối thế kỷ XII. Cũng xin nói thêm là nhiều trước tác của các vị trên đây đã bị mất mát trong biến cố vừa kể, một số chỉ còn lại bản dịch bằng tiếng Hán hoặc bằng tiếng Tây tạng. Trong suốt một thời gian dài từ Long Thụ cho đến Nguyệt Xứng và sau đó nữa, đại học Na-lan-đà hợp tác với các vị vương công đương thời thường xuyên tổ chức những cuộc tranh luận giữa các vị trong giáo đoàn và cả các vị thầy khác thuộc Phật giáo và ngoài Phật giáo được mời đến từ bên ngoài. Có nhiều cuộc tranh luận kéo dài hàng nhiều năm.
             Phần trên đây tóm lược tiểu sử của một số các vị đại luận sư nổi bật nhất của triết học Phật giáo và đồng thời cũng nêu lên một vài nét sinh hoạt và tranh đua tại đại học Na-lan-đà vào một trong những thời kỳ hưng thịnh và sáng chói nhất của đại học này. Tuy nhiên bài viết này chỉ giới hạn trong việc phân tích một vài đường nét tư tưởng của ngài Long Thụ mà thôi, vì dù sao thì các vị đại sư sau Long Thụ tuy có nhiều nét đặc thù nhưng cũng không đi ra ngoài lôgic chung của triết học Phật giáo.
 Ngài Long Thụ và lôgic Phật giáo
             Không có một chứng tích lịch sử nào chính xác về cuộc đời của Long Thụ, tiểu sử của ông gần như hoàn toàn dựa vào huyền thoại. Người ta chỉ biết rằng ông sinh vào khoảng giữa thế kỷ thứ II và mất vào khoảng giữa thế kỷ thứ III. Là người miền Nam nước Ấn nhưng gia đình thì gốc Bà-la-môn, vì thế ông đã dùng tiếng Phạn trong việc viết lách thay vì dùng tiếng Pali của miền Nam. Ông thụ giáo tại đại học Na-lan-đà và sau đó thì trụ trì và điểu khiển đại học này.
             Kỹ thuật biện luận lôgic của Long Thụ là cách đảo ngược quá trình suy luận của các trào lưu triết học về một chủ đề rất được quan tâm thời bấy giờ là bản thể học (ontologie), đó là một ngành học tìm hiểu về sự hiện hữu của mọi sự vật và của con người, có nghĩa là tìm cách trả lời các câu hỏi như: các vật thể có hiện hữu hay không, con người có hàm chứa một thực tại hay không?
             Đối với Long Thụ thì tất cả những thứ ấy "không hiện-hữu, cũng không phải là không-hiện-hữu, chúng cũng không phải vừa hiện-hữu và vừa không-hiện-hữu, cũng không phải cùng lúc vừa là không-hiện-hữu và vừa không phải là không-hiện-hữu". Long Thụ cho rằng xác nhận có sự hiện hữu là sai, nhưng xác nhận là không có sự hiện-hữu cũng sai, hoặc xác nhận sự hiện-hữu và cả sự không-hiện-hữu cũng là sai, hoặc nếu xác nhận cả hai đều là đúng thì cũng sai. Lý do là nếu muốn xác định như thế thì tất nhiên phải lệ thuộc một cách lộ liễu hoặc kín đáo vào một cái ngã. Trong khi đó Phật giáo lại chủ trương vô ngã, vì thế đối với Long Thụ mọi hiện tượng đều "thật", nhưng chỉ "thật" với tư cách là những hiện tượng mà thôi, chúng giống như một tấm màn căng ra nhưng phía sau thì không che giấu một thứ gì cả, bởi vì bản chất của mọi hiện tượng là Tánh không.
             Phương pháp biện luận mà Long Thụ thường sử dụng là để chứng minh sự phi lý và mâu thuẫn, và phương pháp này cũng thường được sử dụng trong toán học: thí dụ sự hiện hữu của A nhất thiết cần phải có sự hiện hữu của B, nếu B không hiện hữu thì A cũng sẽ không hiện hữu. Long Thụ không bao giờ chọn cho mình một vị thế cố định hay cứng nhắc nào cả, khi có ai đặt một câu hỏi thì ông vạch cho người đó thấy tính cách phi lý và mâu thuẫn của câu hỏi và từ đó ông phá vỡ mọi vị thế khẳng định làm cho các thắc mắc của người hỏi và cả câu hỏi trở nên vô nghĩa.
             Sau đây là hai thí dụ điển hình trích từ quyển "Những lời khuyên dành cho vị đế vương" của ngài Long Thụ (dựa theo bản dịch từ tiếng Phạn sang tiếng Pháp của Philippe Cornu tựa là Conseils au roi, nhà xuất bản Seuil, collection Sagesses, 2000. Tựa tiếng Phạn của tập luận này là Rayaparikatharatnavali, tựa của các bản dịch tiếng Việt là Na-tiên Tỳ kheo kinh):
             Cũng thế, ảo ảnh giống như nước     
            Nhưng không phải là nước, và thật ra thì không có [nước]
            Cũng thế, các cấu hợp giống như những cái tôi [cái ngã]
            Nhưng không hề có cái tôi nào cả, và thật ra thì chúng không hiện hữu.
                                                                       (tiết 54, trang 28)
            Cái gì nhất thời, ngưng hiện hữu,
            Vậy làm thế nào nó có thể già được?
            Cái gì không phải là nhất thời, giữ nguyên một thể dạng,
            Vậy làm thế nào nó có thể già được?
                                                                        (tiết 68, trang 32)
                Thí dụ thứ nhất cho thấy trong ảo giác nước cũng có thể có được, nhưng đấy không phải là nước. Trong Tánh không thì bất cứ thứ gì cũng có thể xảy ra được, sự đối nghịch nhị nguyên cũng có thể trở thành một hiện tượng lôgic, vì thế mà người ta vẫn thường nói niết bàn và ta bà chỉ là hai thể dạng khác nhau của một thực thể duy nhất. Các trường hợp như thế gọi là các trường hợp "không quyết đoán được" (indécidable) mà Aristote đã không dự trù trong hệ thống lôgic của ông. Thí dụ thứ hai chứng minh thật rõ ràng tính cách phi lý của ngôn từ và khái niệm thuộc vào thế giới hiện tượng, tức là sự phi lý trong cái hữu lý thông thường của sự thực tương đối.
             Sau hết xin trích dẫn trong phân đoạn sau đây nguyên văn một tiết trong tập Trung quán luận tụng của Long Thụ để chứng minh cho thấy sự lẩn quẩn, phi lý và vô nghĩa của ngôn từ và phương pháp biện luận của tứ đoạn luận.  
 Một thí dụ về tứ đoạn luận của ngài Long Thụ
 "[Nếu] phát biểu rằng sự tắt nghỉ không phải là một sự không-hiện-hữu cũng không phải là một sự hiện-hữu, thì điều ấy chỉ có thể đứng vững khi nào "một sự không-hiện-hữu" và "một sự hiện-hữu" đã được thiết lập một cách vững chắc.
Nếu sự tắt nghỉ không phải là một sự không-hiện-hữu mà cũng không phải là một sự hiện-hữu,
[Thì] có ai dám nói rằng [sự tắt nghỉ] "vừa không phải là một sự không-hiện-hữu mà cũng vừa là một sự hiện-hữu".
Rằng Đấng Như Lai vẫn hiện hữu sau khi đã dừng lại, không có ai có thể khẳng định được điều ấy.
Rằng Ngài không hiện hữu? Hay cùng lúc cả hai thứ? Hoặc cái này cũng không mà cái kia cũng không?
Không có ai có thể khẳng định được.
Từ sự tắt nghỉ đến sự hình thành, không có sự khác biệt,
Từ sự hình thành đến sự tắt nghỉ, không có sự khác biệt.
Ranh giới tối hậu của sự tắt nghỉ cũng là ranh giới tối hậu của sự hình thành,
Giữa hai ranh giới đó, không có một khoảng cách nào cả, dù cho là tinh tế cách mấy đi nữa.
Phía bên kia của sự tắt nghỉ, có phải là sự chấm dứt hay không,v.v.? Sự vĩnh cữu hay không, v.v.?
Các quan điểm cho là có một niết bàn, [thì] phía sau chữ đó là gì, phía trước chữ đó là gì?
Tất cả mọi thực thể đều trống không, [vậy] lấy gì để quy cho sự không-chấm-dứt? và lấy gì để quy cho sự chấm-dứt?
Không-chấm-dứt và chấm-dứt, cũng không phải là vừa không-chấm-dứt mà cũng lại vừa có chấm-dứt, thì sự kiện đó quy cho cái gì?
Do đâu nó là như thế không thêm bớt, do đâu nó là cái gì khác hơn?
Do đâu nó vĩnh-cữu? Do đâu nó không-vĩnh-cữu?
Do đâu nó vừa vĩnh-cữu lại vừa không-vĩnh-cữu, hay là không phải cái này cũng không phải cái kia?
Hạnh phúc thay cho những ai mà sự bám víu đã lắng xuống, hạnh phúc thay cho sự đa dạng [của ngôn từ và sự vật] đã lắng xuống.
Đấng Như Lai chưa hề thuyết giảng cho bất cứ ai về bất cứ một điều giáo lý nào".
 (Trích từ tập "Căn bản Trung Quán luận tụng" (tiết XXIV) của ngài Long Thụ, phỏng theo bản dịch tiếng Pháp của Michel Angot).

           
Lời kết
          Kinh sách có nêu lên một số câu hỏi mà Đức Phật không trả lời một cách trực tiếp mà chỉ phân tích câu hỏi để chứng minh cho thấy là các câu hỏi đã được đặt sai. Điển hình hơn hết là trong kinh Culamalunkya-sutta (Majjhima Nikaya - Trung Bộ kinh, 426-432, bản dịch sang tiếng Pháp của Môhan Wijayaratna, nhà xuất bản Cerf, 1988, trang 113-117). Trong kinh này người đệ tử của Phật tên là Malunkyaputta có nêu lên một số câu hỏi, chẳng hạn như: vũ trụ có bất diệt hay không? Vũ trụ có biên giới hay không? Một sinh linh đã được giải thoát có hiện hữu sau khi chết hay không, v.v... Đức Phật phân tích mỗi câu hỏi của Malunkyaputta thành bốn mệnh đề và sau đó thì cho biết là khổ đau, già nua và cái chết là những gì cấp bách và quan trọng hơn nhiều so với những thắc mắc của Malunkyaputta. Các câu hỏi của Malunkyaputta được Đức Phật phân tích như sau:

            1. Vũ trụ có bất diệt hay không?
            2. Vủ trụ không bất diệt?
            3. Vũ trụ vừa bất-diệt vừa không-bất-diệt?
            4. Vũ trụ đồng thời vừa không-bất-diệt cũng vừa không phải là không-bất-diệt?

            1. Vũ trụ vô tận?
            2. Vũ trụ không vô tận?
            3. Vũ trụ đồng thời vừa vô-tận lại vừa không-vô-tận?
            4. Vũ trụ đồng thời vừa không-vô-tận nhưng cũng không phải là không-vô-tận?

            1. Một sinh linh đã đạt được giải thoát còn hiện-hữu sau khi chết?
            2. Một sinh linh đã đạt được giải thoát không-còn-hiện-hữu sau khi chết?
            3. Một sinh linh đã đạt được giải thoát vừa hiện-hữu nhưng cũng vừa không-hiện-hữu      sau khi chết?
            4. Một sinh linh đã được giải thoát vừa không-hiện-hữu nhưng cũng vừa không phải là         không-hiện-hữu sau khi chết?
            ....
            Sau đây là tóm lược một câu trả lời điển hình của Đức Phật cho Malunkyaputta: "Này Malunkyaputta, có quan điểm theo đó Như lai còn hiện-hữu sau khi chết, có quan điểm theo đó Như Lai không-còn-hiện-hữu sau khi chết, có quan điểm theo đó Như Lai vừa hiện-hữu cũng vừa không-hiện-hữu sau khi chết, có quan điểm theo đó Như Lai không-hiện-hữu nhưng cũng không phải là không-hiện-hữu sau khi chết, nhưng trước nhất phải hiểu rằng có sinh, có già, có chết, có khổ, có than khóc, có đớn đau, xót xa và tuyệt vọng.  Ta chỉ giảng cho con về sự chấm dứt những thứ ấy trong thế giới này, trong chính sự sống này. Vì thế, này Malunkuyaputta, hãy giữ lấy trong tâm những gì Ta giảng, đúng như Ta đã giảng, và những gì Ta không giảng, đúng như Ta không giảng…"
            
Trong câu trả lời của Đức Phật có hai phần rõ rệt: một phần thì Đức Phật giảng nhưng một phần khác thì Đức Phật không giảng. Phần mà Đức Phật giảng thuộc vào sự thật tương đối của thế giới này, đó là sự thật của khổ đau, của già nua và cái chết, cái sự thật đó cấp bách hơn đối với Malunkyaputta. Phần mà Đức Phật không giảng cho Malunkyaputta là sự thật tuyệt đối của bản thể mọi hiện tượng trong vũ trụ này. Đức Phật chỉ nhắc cho Malunkyaputta phải giữ trong tâm những gì mà Đức Phật không giảng đúng như Đức Phật không giảng.
               
Tuy không giảng nhưng Đức Phật đã phân tích các câu hỏi của Malunkyaputta thành bốn mệnh đề của tứ đoạn luận trong mục đích chứng minh cho Malunkyaputta thấy các câu hỏi ấy là phi lý, vô nghĩa và vô ích, nhưng lại không giảng cho Malunkyaputta vể Tánh không của mọi hiện tượng. Thật vậy Malunkyaputta không phải là một đệ tử có tầm cỡ của Ma-ha Ca-diếp, cái yên lặng mà Đức Phật không trả lời trọn vẹn các câu hỏi của Malunkyaputta khác với cái yên lặng khi Đức Phật cầm cành hoa đưa lên cho Ma-ha Ca-diếp xem mà không nói gì cả.  Cái yên lặng đó vượt lên trên khổ đau, của già nua và cái chết, vượt ra bên ngoài biên giới của vũ trụ, vượt lên trên niết bàn và cả ta bà, cái yên lặng đó trong nhất thời Malunkyaputtra không cần biết. 
               
Cái yên lặng ấy chính là Tánh không của mọi hiện tượng và của sự giải thoát. Cái yên lặng ấy là một sự cảm nhận trực tiếp không thể giải thích bằng lời. Trong tập Nhập Lăng già kinh (Lankavatarasutra) người ta thấy một câu phát biểu của Đức Phật như sau :" Từ lúc Giác ngộ cho đến khi tịch diệt, Như 
Lai chưa hề nói một lời nào, và cũng sẽ không nói một lời nào, bởi vì không nói chính là lời nói của Như Lai". (phỏng theo lời tóm dịch của học giả Alain Grosrey trong quyển Le Grand Livre du Bouddhisme, nhà xuất bản Albin Michel, 2007, trang 509). Nguyên văn câu trên đây theo bản Việt dịch của Tuệ Khải cư sĩ như sau: "Bồ tát Ðại Tuệ lại bạch đức Phật rằng : "Thưa đức Thế Tôn ! Ðức Như Lai nói rằng, đêm nào ta chứng Ðại Bồ Ðề ? Ðêm nào ta vào Bát Niết Bàn ? Ta ở trung gian chẳng nói một chữ, Phật nói chẳng phải nói. Ðức Thế Tôn y vào những nghĩa gì mà nói lời như vậy ? Lời nói của Phật chẳng phải lời nói ?" (tài liệu trong "Trang nhà Quảng Đức", www.quangduc.com).
 
Câu phát biểu trên đây cho thấy Đức Phật chỉ là sự yên lặng làm trung gian giữa chúng ta và sự thực tuyệt đối. Thật vậy đối với sự thật tối hậu thì hiện-hữu là sai, không-hiện-hữu cũng là sai, vừa không-hiện-hữu vừa hiện-hữu cũng là sai, không-hiện-hữu cũng không phải là không-hiện-hữu cũng là sai. Tất cả đều sai nên chẳng có gì để mà nói cả. Tất cả những thứ gì nói lên được chỉ là những tạo tác của tâm thức và lệ thuộc vào cái tôi của một cá thể mà thôi. Dòng hiện hữu là một chuỗi hiện tượng mang tính cách tương liên, lôi kéo nhau và liên tục trôi chảy không ngưng nghỉ. Dòng trôi chảy ấy không hề hàm chứa bất cứ một đối tượng nào cũng không mang một chủ đích nào cả. Trên dòng trôi chảy tự nhiên ấy không có một thực thể bền vững nào cũng không có một sự đứt đoạn nào cả. Sự hiện hữu là hậu quả của một quá trình hình thành không ngừng và bất tận, quá trình đó không có khởi thủy cũng chẳng có chấm dứt, tuyệt nhiên không hàm chứa bất cứ một chủ thể hay một đối tượng nào.
           
Trước cái lôgic đó của mọi hiện tượng, Đức Phật đã giữ yên lặng và không nói gì cả, các đệ tử của Ngài chỉ nghe thấy tiếng vang từ những câu hỏi của họ dội lại từ sự yên lặng của Đức Phật mà thôi. Tóm lại cái lôgic học của Phật giáo không phải dùng để đi tìm một sự thực nào cả mà đúng hơn là để đánh thức sự u mê của chính mình, để ý thức được ngôn từ và khái niệm chỉ có tính cách quy ước, mọi thắc mắc và biện luận chỉ đơn thuần là những bám víu của tâm thức mà thôi.
           
                                                                        Bures-Sur-Yvette, ngày 02.04.10
                                                                                      Hoang Phong