Quan điểm của người Phật Tử
Trong tình trạng vô tư này, phép lạ xảy ra.
Ta là một phần của phép lạ đó, luôn luôn là một phần của nó. Cái không thể biết được không phải là cái gì xa cách, nó là bản chất tự nhiên của ta, nhịp đập của tim ta cũng giống như nhịp tim đập của vũ trụ. Một giọt nước xa cách ngàn dặm cũng là một phần của ta.
Giác ngộ không tuỳ thuộc vào nỗ
lực của ta. Nỗ lực gây nên sự buông
xuôi, bỏ cuộc...Ta đã làm quá nên bây giờ ta mới bỏ cuộc. Nhưng nếu không làm gì thì không thể bỏ
cuộc được.
Cho nên đây là cái rắc rối cho
các Phật Tử, một vài tông phái nào đó “tin tưởng” rằng đức Phật
giác ngộ được là nhờ ở 6 năm cố gắng; phải qua 6 nămm đó trước, rồi
sự giác ngộ mới đến. Điều này
hình như đúng với cái suy nghĩ lý luận thông thường của trí óc.
Chỉ một trường
phái độc nhất, Thiền phái (Zen), là có nhận thức
rất khác thường về việc đó. Họ cho rằng giác
ngộ không phải là kết quả của 6 năm nỗ
lực; nhưng 6 năm nỗ lực đã tạo
ra sự
buông bỏ, và sự buông bỏ lại này giúp mở cây cầu “Không biết” ra cho đi tới cái không thể biết được.
Giác Ngộ không phải là hiệu quả của 6 năm cố gắng, nhưng nếu không có 6 năm
cố gắng đó thì cũng không có giác ngộ.
Cũng giống như khám phá về khoa học, một nhà bác học nào đó làm việc bao
nhiêu năm trên một dự án
nhất định,
tới một ngày dù cho ông ta đã làm đủ mọi chuyện mà ông ta có thể nghĩ
được, nhưng vẫn không đạt được thành quả
nào, rồi ông ta buông bỏ mọi ý tưởng. Và
đột nhiên một chuyện gì đó xảy
ra, bằng trực giác, ông ấy chợt vỡ ra mà không cần phải có bất kỳ một
nỗ lực lớn lao nào. Ông ta đã hoàn tất dự án mà không cần bất cứ một nỗ lực
nào cả.
Trên thực tế, bất cứ khi nào phải cần tới cố gắng, nỗ lực, là ta trở nên căng thẳng, và khi bị căng thẳng thì tâm
trí thu
hẹp lại. Ta lại càng trở nên quá
tham vọng, quá ham muốn, quá vội vã
để cho xong chuyện, và ta trở
nên gần như giận dữ. Để đạt được những mục tiêu này không gì khác hơn là để thoả
mãn cái tôi của ta; "Tôi khá hơn những người khác",
"Tôi cao hơn bất kỳ ai khác", "Tôi là người đầu tiên, tất cả mọi người khác đến
sau tôi".
Trong việc thực
hành tôn giáo hay nghiên cứu hoa học, ta cần phải im lặng, cần nhận
thức yên bình, không làm điều gì, thậm chí cũng không để đoạt được
cái gì, ngay cả không tìm kiếm bất cứ kết qủa nào. Thì đột nhiên ta nhận ra được nó. Ta cười và cười. Trong suốt thời gian qua ta đã bị thành
kiến của cái tin tưởng chung, đồng nhất của xã hội lừa. Mọi người quá miễn cưỡng chấp nhận
cái Chân lý đơn thuần này. Sự tin
tưởng này là tất cả vì con người được tái sinh, và tái sinh qua bao
nhiêu đời đời kiếp kiếp nên tâm trí của chọ đã quá quen với cái “tin
tưởng chung” đó rồi.
Những hành
động của Thái Tử Tất Đạt Đa chỉ trở nên Cao Cả sau khi Ngài đạt
Giác Ngộ. Ngày nay người ta hiểu
lầm là cần phải thực hành những hành động Cao Cả để được Giác
Ngộ. Đây là một hiểu lầm và khiến
cho nhiều người chỉ thực hành sự “đau khổ” vì họ thực thi sự “đè
nén” trên hành động “không cao cả” của họ. Vì không cảnh giác về điều này, nên họ
cứ tiếp tục “chận đứng” không cho cái gì đó xảy ra. Với loại nỗ lực như vậy, ta đang cố né
tránh một cái gì một cách không tự nhiên, và việc đó sẽ chỉ để
lại cho ta một vết xẹo sâu mà thôi.
Tại sao không để mặc cho nó rơi
xuống một cách tự nhiên. Cũng như
một chiếc lá từ cây cao rơi xuống một cách tự nhiên không cần dùng
tới một động lực nào.
“Chân
lý thực sự là trái ngược với giòng nước”.
Achema – Malaysia 2008Kim Morris lược dịch October 2011
No comments:
Post a Comment