Achema - How to Pray
Cầu nguyện như thế nào.
Hôm nay ta nói về thế nào là cầu nguyện.
Một số nhà thờ, một số những tổ chức tôn giáo lớn nhỏ đã có dậy cho cách cầu nguyện. Nhưng trên thực tế, cũng vài tổ chức trong số đó lại ngăn cản không cho cầu nguyện bởi vì cho rằng cầu nguyện là một hiện tượng bất chợt tự nhiên, không thể dậy dỗ được. Nếu trong thời thơ ấu ta đã được tập cho cách cầu nguyện; thì tiếc rằng ta đã bị ngăn cản không cho biết đến cái kinh nghiệm đẹp đẽ có thể xẩy đến đó.
Sao vậy?
Ta hãy đọc một câu chuyện ngắn của Leo Tolstoy...... Chuyện như thế này:
Một cái hồ ở một vùng hẻo lánh nào đó của nước Nga đã trở nên nổi tiếng vì ở đó có ba ông thánh... Cả khu vực này thành lừng danh vì ba ông thánh đó. Cả vùng quê này đã trở thành địa điểm lôi cuốn, hấp dẫn nhờ ba ông thánh đó. Rồi được cả nước chú ý tới. Hàng ngàn đã lên đường, đã tổ chức hành trình đi đến hồ đó để được thấy ba ông thánh.
Người giáo chủ cao cấp nhất của nước Nga nghe tin này trở nên sợ hãi: Chuyện gì đang xảy ra đây? Vị giáo chủ này chưa bao giờ nghe tới những ông “thánh” này và họ chưa hề được nhà thờ “chứng nhận”. Ai đã phong thánh cho họ? Thực ra, việc phong thánh là một việc làm rồ dại nhất. Một ông thánh cần phải được chứng nhận sao! Ta có thể đóng dấu chứng nhận cho một người lên thành thánh không?
Nhưng mọi người thật đang xôn xao, nhất là nghe tin đồn về những phép lạ đang xẩy ra, cho nên vị giáo chủ phải đi tìm xem tận mắt mới được. Ông dùng thuyền đi tới hòn đảo trong hồ chỗ ba người đang ở; họ chỉ là những người thật nghèo nhưng lại thật hạnh phúc. Họ vui vẻ ngồi dưới tàng cây cười đùa, thích thú và cởi mở. Khi thấy vị giáo chủ, họ cúi xâu xuống lậy, và giáo chủ hỏi họ, “Các ông làm gì ở đây? Nhiều tin đồn rằng các ông là thánh. Các ông có biết cầu nguyện làm sao không?”......Giáo chủ hỏi như vậy vì khi nhìn thấy ba người đàn ông này ông ta nhận ngay ra họ hoàn toàn là những người không có học thức, hơi ngu đần.....vui vẻ nhưng dại khờ....
Ba người nhìn nhau rồi cùng nói: “Xin lỗi ông, chúng tôi là những người ngu muội không biết cầu nguyện đúng theo như nhà thờ cho phép. Nhưng chúng tôi đã sáng chế ra cách cầu nguyện riêng, tự đặt riêng thôi. Nếu ông không giận chúng tôi sẽ làm cho ông xem”. Ông giáo chủ cho phép :” Ừ, làm cho ta xem các ông cầu nguyện như thế nào đi” Ba người này nói: “Chúng tôi đã cố gắng suy nghĩ và suy nghĩ, nhưng vì không phải là những người biết suy nghĩ sâu sắc, chúng tôi chỉ là những kẻ dại dột, nhà quê ngu đần, nên đã đồng lòng chấp nhận một câu cầu nguyện giản dị thôi. Trong đạo Thiên chúa, Thượng đế được nghĩ như là tam bảo...Thượng đế là Cha, rồi Con, và Thánh thần. Và chúng tôi cũng có ba người. Nên chúng tôi quyết định cầu nguyện như sau: “Thượng đế là ba, chúng tôi là ba, hãy ban ơn cho chúng tôi”. Và đây là lời cầu nguyện của chúng tôi:”Chúng tôi là ba, Thượng đế cũng là ba, xin hãy ban ơn cho chúng tôi.”
Người giáo chủ trở nên thật giận dữ, gần như điên cuồng. Ông ta nói, “Thật vô nghĩa! Ta chưa bao giờ nghe lời cầu nguyện nào như thế này. Ngừng lại ngay đi! Cầu nguyện cách này thì các ông không thể thành thánh được. Các ông chỉ là ngu dốt”. Ba ông già qùi mọp xuống chân vị giáo chủ, “Xin ông chỉ dậy cho chúng tôi cách cầu nguyện cho đúng, cách cầu nguyện truyền thống đó.” Và người giáo chủ đã dậy họ cái phương cách cầu nguyện dài dòng và phức tạp mà Chính Thống Giáo Nga (Russian Orthodox) đã cho phép.
Ba ông già nhìn nhau, với đầu óc giản dị cả ba ngưòi không sao có thể nhớ hết từng bước một đó. Hình như không bao giờ làm được và như vậy là cánh cửa thiên đàng đã đóng lại không cho họ vào rồi. Họ xin vị giáo chủ dậy lại nhiều lần và ông ta đã bằng lòng dậy lại. Sau đó ba ông lão đã hồ hởi cảm tạ. Người giáo chủ cảm thấy rất khoan khoái vì đã làm xong một việc công đức, mang ba ông lão ngu đần này trở lại với nhà thờ.
Rồi ông ta lên thuyền từ giã. Đúng khi thuyền đi tới giữa hồ, nhìn lại, ông không thể tin vào đôi mắt của chính mình. Ông đã thấy ba ông lão đang chạy trên mặt nước đến gần thuyền. Họ gọi với: “Chờ chúng tôi với....xin ngài dậy lại một lần nữa... chúng tôi đã quên mất hết rồi.” Bây giờ thì thật không thể tin nổi. Vị giáo chủ quỳ mọp xuống chân ba ông già: “Xin tha lỗi cho tôi, xin các ông trở về cứ tiếp tục cầu nguyện theo cách riêng của các ông đi.”
Cho nên hãy làm ơn nhớ câu chuyện này khi nào ta cầu nguyện. Cầu nguyện là một cảm giác bất chợt và không được soạn sẵn. Nếu lời cầu nguyện của ta không được tự nhiên bộc phát, thì nó sẽ là cái gì? Nếu ta phải sửa soạn sẵn sàng ngay cả với Thượng đế, thì ở đâu ta mới là nguyên thuỷ, thực sự, và tự nhiên?
Nói ra những gì mà ta muốn nói. Nói chuyện với Thượng đế như thể tâm sự với người bạn khôn ngoan. Nhưng đừng làm thành trịnh trọng. Một liên hệ trịnh trọng không còn là một một liên hệ nữa. Và ta cũng phải trinh trọng với cả Thượng đế sao? Ta mất hết tất cả sự tự nhiên bộc phát bất chợt. Hãy mang yêu thương vào sự cầu nguyện. Từ đó ta có thể truyện trò. Đây là một việc làm đẹp đẽ, một cuộc đối thoại với cả vũ trụ.
Nhưng ta có nhận thấy trong lúc ta thật sự bộc phát, người khác sẽ luôn luôn nghĩ là ta điên hay mất trí. Nếu ta nói chuyện với một thân cây hay một bông hoa, người ta sẽ cho là ta mất trí. Nếu ta tới nhà thờ, đền chùa chiền nói chuyện với cây thánh giá, hay một tượng bằng gỗ hay bằng đá, sẽ không ai cho ta là điên hết, họ sẽ nghĩ ta rất ngoan đạo. Mọi người sẽ cho là ta có tín ngưỡng tôn giáo khi ta nói chuyện với một khối đá trong đền chùa chỉ vì đây là phép tắc của tôn giáo.
Nếu nói chuyện với một bông hoa nhài, bông hoa có đời sống hơn bất cứ tượng đá nào, thánh thiện hơn bất cứ tượng đá nào.....Nếu nói chuyện với một cái cây, cái cây đó có rễ ăn sâu với Thượng đế hơn là bất cứ cây thánh giá nào vì cây thánh giá không có rễ nằm sâu trong trái đất. Cây thánh giá là một vật chết....trong khi cái cây thì đang sống, có nhiều rễ ăn sâu trong trái đất và những cành lá vươn lên cao trong bầu trời, nối kết với tất cả, với những tia sáng của mặt trời, với các vì sao....Hãy nói chuyện với cái cây đi. Đây có thể là một điểm gặp gỡ lý tưởng với sự thánh thiện. Nhưng nếu làm như vậy, người ta luôn luôn nghĩ là ta điên khùng. Sự tự nhiên bộc lộ được nghĩ là điên khùng. Những hình thức được nghĩ là ý thức. Và sự đối nghịch là thực tại. Khi đến đền chùa, ta cứ giản dị lập đi lập lại những lời cầu nguyện nhớ từ trước, ta chỉ là điên khùng. Hãy đặt trái tim mình vào chuyện tâm tình. Thì lời cầu nguyện sẽ thành tốt đẹp, và ta sẽ nở hoa theo lời cầu nguyện đó.
Cầu nguyện là đang yêu.... yêu tất cả mọi thứ. Và đôi khi ta giận dữ với tất cả, ta không nói chuyện nữa vì Thượng đế không lắng nghe. Đó cũng là một cái gì thật đẹp. Đôi lúc ta cảm thấy rất vui, rất biết ơn, rất cảm tạ Thượng đế và điều này sẽ trở nên một liên hệ sống động. Lúc đó, sự cầu nguyện này là thực sự. Nếu cứ tiếp tục ngày này qua ngày khác cầu nguyện như một bản nhạc trên đĩa nhạc thì không phải là cầu nguyện nữa.
Cầu nguyện phải là một hiểu biết sống thực, một cuộc đàm thoại tâm tình, thân cận. Vì không bao lâu, nó đến từ tâm khảm, ta sẽ cảm thấy không những ta đang nói chuyện nhưng hồi âm cũng có ở đó. Không còn là độc thoại nữa, mà thành một đàm thoại. Toàn thể hiện hữu thực sự phản ứng lại với ta. Khi tâm ta mở rộng, cánh cửa của vũ trụ cũng mở ra cho ta. Không có gì bằng sự cầu nguyện, không có tình yêu nào đẹp như sự cầu nguyện. Giống như không có tình dục nào đẹp như tình yêu, và không có tình yêu nào có thể đẹp như sự cầu nguyện.
Nhưng rồi còn có một trạng thái khác nữa, trạng thái đó gọi là thiền định.
Chỉ ở đó... đối thoại cũng lắng đọng. Ở đó chỉ còn sự đối thoại trong sự im lặng, ngôn ngữ buông bỏ, bởi vì khi tâm thực đầy tràn không ai có thể nói lên được. Rồi không có những người nào khác. Ta nhẹ nhàng tan biến vào với vũ trụ. Không nghe và cũng không nói gì. Ta chẩy tan ra và hội nhập vào với cái Độc Nhất. Với toàn thể, với vũ trụ....đây chính là thiền định.
Achema – 2008
Kim Morris lược dịch October 2011Achema – 2008
Xin quí vị độc giả cùng chúng tôi chắp tay cầu nguyện cho thế giới an bình,cho thiên tai giảm thiểu, cho mọi người phát triển Phật tính từ bi bác ái đến đồng bào ruột thịt, các nước láng giềng, đến toàn thế giới ,đến muôn loài chúng sinh bên cạnh chúng ta đang trải qua khổ đau.
Namaste
No comments:
Post a Comment