Sống và Chết
Khi một người chấp nhận cuộc đời là như thế, người ấy chấp nhận cả hai thái cực (tốt và xấu).......vì cái tên mà ta gán cho đời sống như đúng hoặc sai đối với người ấy không là gì cả. Thế giới này chỉ là ảo tưởng (Maya). Giống y như ta đang ngủ và đang mơ vậy. Nó không là thật. Cuộc đời này chỉ là chuyện lặt vặt, chỉ là giả tạo; Cuộc đời chỉ là một cuộc hành trình đi về cõi chết. Nếu ta có thể hiểu cả cuộc đời ta chỉ là một cuộc hành trình và không có gì khác hơn, thì khi đó ta sẽ bớt chú ý tới sự sống đi và chú tâm tới cái chết nhiều hơn. Và khi người ta chú trọng tới cái chết nhiều hơn, người đó có thể đi vào chỗ sâu xa của cuộc đời; nếu không, họ chỉ đứng lại trên bề mặt mà thôi.
Điều rắc rối là con người không có thích thú gì về cái chết cả; chúng ta chạy trốn những sự kiện, chúng ta vẫn tiếp tục chạy trốn thực tại. Sự chết hiện hữu, và chúng ta đang chết trong từng khoảnh khắc. Sự chết không ở nơi nào xa xôi, nó ở ngay tại nơi đây và ngay lúc này; chúng ta đang chết. Nhưng trong lúc chúng ta đang chết chúng ta lại cứ tiếp tục lo âu cho sự sống. Nỗi quan tâm tới sự sống này, sự quan tâm quá đáng với sự sống, chỉ là một cách trốn chạy, chỉ là một sự sợ hãi. Sự chết là ngay đó, ngay tận sâu trong mỗi người chúng ta....và nó càng ngày càng tăng trưởng.
Chết là ngưỡng cửa của cuộc sống giả tạo, của cái gọi là sự sống, cái lặt vặt. Một ngưỡng cửa. Nếu ta bước qua khỏi ngưỡng cửa đó ta đạt tới một cuộc sống khác.....sâu xa hơn, trường cửu hơn, không có sự chết, bất tử. Cho nên từ một cái gọi là sự sống, cái không gì khác hơn là sự đang chết, người ta phải bước qua cửa tử; chỉ khi đó người ta mới đạt tới sự sống thật hiện hữu và sống động....không còn có sự chết trong đó. Nhưng ta nên bước qua ngưỡng cửa này một cách thật có ý thức. Chúng ta đã từng chết bao nhiêu lần rồi, nhưng khi người nào chết đi họ trở thành vô ý thức; ta quá sợ sự chết nên khi cái chết đến với ta, ta trở nên vô ý thức. Ta bước qua cửa tử trong một trạng thái vô tri thức. Rồi ta lại được tái sanh, và tất cả những chuyện không đáng quan tâm lại trở lại từ đầu, và lần nữa ta không hề chú ý tới sự chết.
Mỗi cá nhân là một đặc thù trên thế giới này, không ai là bản sao của người nào khác. Phật Cồ Đàm, Jesus, Nabi Mohamad, Krishna, Eckhart Tolle, Lão Tử và vân vân. Tất cả các vị này có cách thức riêng biệt chỉ dẫn cái sự thật này cho chúng ta. Nhưng phần lớn chúng ta đã đi lạc vào thế giới mơ mộng. Chúng ta ai cũng sợ chết..... kể cả chết một cách có ý thức - Thiền Vi Quán. Ta không thể chờ cái chết đến; không cần vậy, bởi cái chết luôn luôn ở ngay đây: nó là một cánh cửa có sẵn ngay trong ta. Nó không phải là một chuyện gì sẽ xảy ra trong tương lai, nó không là thứ gì ngoài tầm tay của ta để ta phải với lấy hay từ chối, nó ở ngay trong ta, là một cánh cửa. Ngay khi ta chấp nhận cái thực tại của sự chết và bắt đầu cảm thấy nó, sống với nó, nhận thức được nó, ta bắt đầu lọt qua cánh cửa bên trong đó. Cánh cửa mở, và qua cửa tử ta bắt đầu nhìn thấy tia sáng hé của đời sống vĩnh cửu. Chỉ qua sự chết người ta mới thấy tia hé của đời sống vĩnh cửu; chứ không có cách nào khác.
Tất cả những điều đó đã được hiểu là Thiền Quán hay Thiền Định chỉ là một cái chết tự nguyện, một tiến trình vào cực sâu bên trong, một cái chết đuối ở bên trong, một sự lún chìm bên trong; chỉ là sự rời bỏ mặt ngoài để đi vào tận cùng bên trong. Đương nhiên, chiều sâu thẳm là tối tăm. Ngay từ lúc ta rời bỏ bề ngoài của cuộc sống ta sẽ cảm như là ta đang chết, vì ta đã đồng hóa cái bề ngoài của cuộc sống là chính ta. Không phải những gợn sóng trên mặt chỉ là những gợn sóng trên mặt; ta đã hòa nhập với những gợn sóng đó, ta là bề mặt. Cho nên khi ta rời khỏi cái bề mặt bên ngoài, không những là ta chỉ rời bỏ nó; mà ta còn rời bỏ cả chính ta, rời bỏ cả cái tư cách – quá khứ, cái tâm trí, các ký ức của chính ta nữa. Tất cả những gì về ta, ta phải rời bỏ, và chỉ khi nào ta sẵn sàng cho cái chết tự nguyện này .....để đi sâu vào chỗ tận cùng trong ta, để từ bỏ cái ngã và chuyển hoá cái mặt bên ngoài ....lúc đó ta mới biết được ai là Bậc Cao Cả.
Achema’s letter to Andy - 2011
Kim Morris lược dịch July 2011
No comments:
Post a Comment