Monday, November 21, 2011

Arya Maitreya Buddha


Buddha Maitreya

Phật Di Lặc Tương Lai

Phần mở đầu là bài kệ đại khái Đức Phật khuyên đệ tử luôn luôn hướng về Phật, Pháp, Tăng cũng là Ba Ngôi Tam Bảo, The Triple Jewel, để diệt trừ các lậu.

Đức Phật diễn giải vì sao có sự ra đời của Phật tương lai, Phật Di Lặc,The Maitreya.

Trước tiên Đ. P. nói về những điều kiện lý tưởng từ lâu đã từng hiện hữu trên qủa đất này trong đó có liên tiếp 7 Vua thực hành Chuyển Pháp Luân.   Rồi có một vị vua quên lãng săn sóc cho người dân khốn cùng. Hậu quả là có cuớp giựt xảy ra. Từ đó dần dần bất hạnh đến với dân tìnḥ, sinh ra giết chóc lẫn nhau. Kiếp sống của họ giảm từ từ đang 80 ngàn năm sống còn 40 ngàn năm.   Người ta bắt đầu nói dối, nên kiếp sống lại giảm còn 20 ngàn năm. Rồi họ nói vu khống nên còn 10 ngàn năm. Lòng dâm dục nổi lên họ còn sống có 5 ngàn năm. Ác ngữ, vọng ngữ tăng lên, họ chỉ còn 2.5 hay 2 ngàn năm. Vì ghen ghét, gian ý họ chỉ sống 1 ngàn năm. Khi dân bắt đầu tin vào ma giáo hay mê tín, tà đạo, kiếp sống giảm còn 500 năm. Từ đó xảy ra loạn luân, gian tham, đồng tình luyến ái,họ chỉ sống 250 năm. Vì thiếu sự hiếu thảo với cha mẹ, không làm tròn bổn phận tôn kính các bậc tôn giả và vì thiếu kính trọng những vị lãnh đạo trong cộng đồng nên họ chỉ sống tới 100 năm.  Đến lúc này không còn vị Phật nào trên thế gian này nữa.

Đức Phật giảng tiếp: Xuy thối đạo đức cứ diễn biến, đời sống con người tiếp tục giảm chỉ còn 10 tuổi. Con gái 5 tuổi đã lấy chồng. Thời đó người ta không tôn kính cha mẹ, cùng các bậc lãnh đạo tôn giáo và lãnh đạo quốc gia.   Sự xáo trộn xảy ra là thường.

Con người và con vật chẳng khác chi.   Ać cảm, thâm ý, ghen tị qúa trầm trọng, họ muốn ám sát ngay cả người trong gia tộc. Sẽ có chiến tranh giết chóc dữ dội kéo dài 7 ngày.   Nhưng cũng còn một số người trốn được 7 ngày (tren nuí?) sau đó họ trở về và gặp lại những người còn sống sót.   Những người sống sót còn lại tự quyết định chấm dứt giết chóc, vì thế kiếp sống của họ được tăng lên thành 20 năm.


Thấy như vậy, họ tiếp tục giữ giới và từ từ kiếp sống nhân loại lại được tăng dần.
Sự Giáng Trần của Phật Di Lặc

Chi tiết về sự ra đời của vị Phật tương lai được ghi lại trong các Kinh điển Nguyên Thuỷ cũng như của Đại Thưà Phái.

Các vị Đại Bồ Tát ngự trên cung Trời Tusita trước khi xuống trần gian cưú độ.  Vị Bồ Tát nhận thức Ngài trở lại sống trong cõi thế gian này và sẽ sống đúng như mệnh đã định trong từng đó năm.  Một ngàn năm trước khi Ngài ra đời như một thế nhân và sẽ đạt qủa vị Phật, các vị Trời hay Thần Bà La Môn sẽ thông báo cho nhân loại biết. Đây gọi là một chấn động của Phật.

Đến đúng thời điểm Ngài sẽ hạ sanh trong bụng mẹ, quan tâm trong tỉnh thức.  Ngài biết rằng đây là sự sống hiện hữu lần cuối cùng trên thế gian. Trong lúc này sẽ có hào quang huy hoàng chói sáng vũ trụ.  Mẹ của Bồ Tát được sự phù trợ của các vị Trời trong lúc mang thai. Bà không vi phạm ngũ giới và không bị quyến rũ. Ngũ quan của Bà thanh tịnh thơm tho. Bà không bị ốm đau, và Bà chiêm ngưỡng được Bồ Tát đang trong bụng Bà. Bồ Tát ngồi kiết già trông ra ngoài bụng Mẹ.

Mẹ Ngài sanh ra Ngài ở thế đứng, trong một ngôi rừng. Bồ Tát Di Lặc sẽ sinh ra trong vườn nai tại Isipatana. Chân của bé được bọc bởi vải vàng. Ngài được các vị Trời tiếp đón trước rồi mới tới các vĩ nhân. Có bốn vị Trời đón Ngài và dâng Ngài lên Mẹ, đồng ca tụng: “ Mừng thay, mừng thay, một đại nhân đã giáng thế cho Bà.” Ngài sinh ra không một vết nhơ. Hai giòng nước lạnh và ấm từ trời chảy xuống tắm cho Mẹ và Bồ Tát. Ngài bước bảy bước về phía bắc, quan sát bốn hướng, và tuyên bố như một sư tử hống rằng Ngài là một bậc Như Lai trên thế giới. Khi Ngài sanh ra, ánh hào quang bất tận chói sáng khắp vũ trụ. Bẩy ngày sau khi hạ thế, Mẹ của Bồ Tát lià trần và trở lại cung trời Đao Lợi.

Thế giới nơi Bồ Tát Di Lặc hạ làm người, đời sống nhân loại cũng tương tự như trên một cõi trời. Con gái sẽ lấy chồng lúc 500 tuổi. Con người chỉ có ba thứ bệnh: thích ẩm thực, mệt vì ăn nhiều, và bị già nua. Ketumati, Baranasi bây giờ, là thủ đô của nước Ấn. Thêm nữa nước Ấn Độ sẽ có 84 ngàn tỉnh thành, 90 ngàn triệu hoàng tử. Nước Ấn sẽ mở rộng ra 100,000 dặm. Sẽ có toàn là cỏ xanh không gai. Sẽ có cỏ cao 4 tấc mịn như bông. Thời tiết lúc nào cũng ôn hoà. Mưa vừa phải, gió không lạnh không nóng. Sông ngòi có đầy đủ nước. Cát trắng mịn, bằng hạt đậu nhỏ. Xứ Ấn này sẽ giống như là một vườn hoa muôn sắc. Các làng láng ở gần nhau, có nhiều người ở, và không có sự lẻ tẻ.

Dân tình nơi đây sống an hoà, không sợ nguy hiểm. Họ rất là hạnh phúc vui vẻ thích đi dự lễ hội. Họ có đầy đủ thức ăn và uống. Ấn Độ sẽ tuyệt vời, như Alakamanda, tỉnh thành của xứ Kurus. Ketumati, thủ đô của Ấn Độ bề dài 12 dặm, bề rộng 7 dặm. Thành phố này sẽ có các hồ sen rất đẹp, đầy nước có mùi thơm, sạch, mát và vị ngọt. Người thăm viếng hồ lúc nào cũng được. Lại có 7 hàng cây cọ, các tường thành quanh thủ đô được điểm trang đầy các loại đá quý đủ 7 mầu sắc.  Trong công trường nơi cổng thành, có các cây mong ước sáng trưng: một xanh lơ, một vàng, một đỏ, một trắng. Các cây được trang điểm bằng các vật qúy báu linh thiêng treo lơ lửng.

Triều Đại Chuyển Pháp Luân Sankha

Vào thời điểm này, có một vị Vua Chuẩn Pháp Luân tên là Sankha. Trong đời kiếp trước Vua và Cha vua đã từng làm lều tranh dâng Phật Pacceka. Họ mời Phật trú ngụ trong đó 3 tháng mùa mưa và cúng dường Ngài ba bộ áo. Họ từng cúng dường 7 vị Pacceka Phật như vậy. Hai cha con về sau được lên cõi trời Tavatimsa, và Sanka yêu cầu người cha được sinh ra trong thế giới loài người như một hoàng tử tên Maha-Panada. Vị kiến truc sư của các Trời, Vissakamma, xây một cung điện cho hoàng tử. Trong thời của Đức Phật Cồ Đàm Hoàng tử Maha-Panada là ông trưởng bậc Bhaddaji, người, trong một cơ hội, đã làm cung điện của Maha-Panada trồi lên từ đáy sông Hằng. Cung điện này còn tồn tại và đang chờ mong vị Pháp Vương Sankha, người đã từng cúng dường cho các Phật Pacceka đời trước.

Khi triều đại Sankha là một Vua Chuyển Pháp Luân, Ngài sẽ làm hiện cung điện lên từ sông Hằng và Ngài sẽ sử dụng cung điện này ngay trong trung tâm của thành phố Ketumati. Cung điện nghe tả như là đầy nữ trang vàng ngọc chói mắt. Vị Vua sẽ là chủ của 7 kho tàng của Chuyển Pháp Luân Vương: bánh xe, voi, ngựa, châu báu, vợ, người hầu cận, và các vị cố vấn.

Vì phước đức vủa Sankha, ngay trung tâm phố, sẽ có một khoảng sân vuông với bốn lối vào trông ra bốn phía trang trí bằng những cây mong ước. Treo lủng lẳng từ cây toàn là những gấm lụa, trống, và đồ trang sức.

Nhờ phước đức của dân chúng thời bấy giờ, lúa gạo mọc ra tự nhiên. Vị của lúa thanh, thơm ngọt và không có vỏ thóc. Dân chúng tỉnh Ketumati sẽ có đủ thứ họ muốn. Họ rất là sung túc. Họ ngủ dậy nghe theo tiếng trống, tiếng sáo. Họ rất là sung mãn cả về thể chất lẫn tinh thần.

Cung Vua Sankha có ngàn vạn vũ nữ. Ngài có ngàn công tử, anh hùng dũng cảm đánh gục quân thù. Người con trưởng của Vua sẽ là cố vấn cho Ngài. Nhà Vua sẽ chinh phục vùng đất gần biển của Ấn Độ nhưng không vì sức mạnh bạo tàn, mà vì biết thuyết phục đối phương theo lẽ phải.


Trong phần giảng ban đầu của sự ra đời của Phật Di Lặc, Đức Phật nói tiếp: đạo đức con người tiếp tục phát triển thêm lên. Vì vậy kiếp sống tăng lâu hơn cho tới khi họ sống tới 80 ngàn năm. Lúc này Phật Di Lặc sẽ ra đời. Ashin Buddhaghosa giải thích thêm đời sống tăng rất là cao niên, không đếm được, rồi sau đó gỉam từ từ xuống 80 ngàn năm. Phật chỉ hiện thân khi đời sống con người bị giảm thiểu.

Một truyền thống bên Miến Điện cho rằng Đức Phật Di Lặc sẽ sống 80 ngàn năm, trong khi con người sống 100 ngàn năm. Cũng như Đức Phật Thích Ca sống 80 năm, trong khi chúng ta sống 100 năm.*


Không có dữ kiện cho biết số lượng năm cách biệt giưã Đức Phật Thích Ca và Đức Phật Di Lặc. Kinh Anagatavamsa nói 10 triệu năm sau, nhưng có thể nói là gấp ngàn lần con số này.

Thời đại này gọi là thời đại linh thiêng vì có tất cả các vị Phật xuất hiện cùng một thời điểm. Có thời đại không có một vị Phật nào hiển thị. Có thời đại có một tới bốn vị .

Phật Cồ Đàm Gotama là Phật thứ tư của thời đại linh thiêng này. Phật Di Lặc sẽ là vị Phật thứ năm, và cũng là vị Phật cuối.

Thời đại của các vị Phật hiển thị rất là khó mà gặp. Ai có phước lắm mới được sinh ra trong khoảng thời đại linh thiêng này. Những người này có đủ ba điều kiện tốt là không tham, sân, si, và diệt trừ hết các xấu xa.

Những người không tham và sân được sinh ra trong sắc giới (?) , ai không còn tham, sân si, được sinh ra trong cõi vô sắc giới (?). Trong một dẫn giải khác, thời của Phật Di Lặc ra đời, lạc giới không là một trở ngại . (n gọi là Happy Buddha?)

Sự Nghiệp của Đức Bồ Tát Di Lặc
 
Ngài Bồ Tát Di Lặc tái sinh là con của một vị vua chuyển Pháp Luân, Subrahma, và mẹ là Brahmavati. Ngài được đặt tên là Ajita, Ngài có 32 tướng tốt, 80 vẻ đẹp như là những vị Phật và Đại Pháp Bảo Vương. Ngài ̃ là một người chủ gia tộc trong 80 ngàn năm. Ngài có tới 4 cung điện tên: Sirivaddha, Vaddhamana, Siddhattha, và Candaka. Ngài có tới 100 ngàn cung tần mỹ nữ. Hiền thê của Ngài ̃ là Candamukhi, công tử tên là Brahmavaddhana.

Các vị Bồ Tát quyết định từ bỏ cuộc sống trưởng giả sau khi họ chứng kiến 4 sự thật của cõi phàm; và chỉ sau khi họ cho ra đời một vị công tử. (4 cảnh đó là: một người già, một người bị bệnh, một xác chết, và một nhà ẩn sĩ.) Các vị Bồ Tát khoác lên mình một áo cà sa và bắt đầu tu hành. Ngài Bồ Tát Di Lặc sẽ từ bỏ cung điện, có các đệ tử theo sau, Ngài bay trên không đi tới cây Naga, là cây Bồ Đề sau này. Ngài thiền định dưới cội cây trong ít nhất 7 ngày.


Trong sách Kinh  Dasabodhisattauddesa  có nhắc đến sự kiện này.

Khi Bồ Tát Di Lặc được 80 ngàn tuổi, Ngài lên một cỗ xe lớn như một lâu đài, và đi tới vườn ngự uyển. Gặp 4 cảnh như trên, Ngài cảm thấy có một sự gì thật cấp bách hướng dẫn Ngài tới việc quyết định từ bỏ cung vàng điện ngọc. Ngay lúc đó, điện ngọc bay tuốt lên trời cao, Ngài bay bổng như một thiên nga cùng với các hầu cận theo sau.

Lúc đó các vị Trời của mười phương thế giới rải hoa chúc mừng , 84 ngàn đại chúng Ấn Độ khắp nơi dâng hoa và dầu thơm đón chào Ngài. Vua Atula canh giữ hoàng cung. Vua Ma hầu La Dà dâng châu báu lên Ngài, Vua Ca Lâu La dâng lên Ngài một chuỗi hạt, Vua Càn Thát Bà đón mừng Ngài bằng tiếng trống tiếng nhạc và múa hát. Đại Bảo Pháp Vương cùng với đoàn hầu cận tiếp đón Ngài.

Do quyền lực của vua và của các bậc đại nhân, tất cả đám đông cùng Ngài Bồ Tát Di Lặc đi về hướng cây Bồ Đề. Vị Đại Phạm Thiên Vương lấy một cây lọng vàng rộng 64 dặm che cho đoàn. Vị Trời và Vua Sakka thổi Tù Và. Vua Trời Yama là Suyama lấy quạt làm bằng đuôi trâu, yak, mừng Ngài. Vua Trời Đao Lợi, Santusita, cầm qụat bằng châu báu. Thần Gandhabba, Thần Pancasikha, thổi sáo Velupanda. Bốn vị Đại Thiên, kiếm trong tay, đứng khắp bốn phiá. Những vị trời này cùng với các dân thành Gandhabbas, và Mãng Xà Thần , Thiên Ngư, Thiên Nữ bao xung quanh đi cùng với Ngài. Ngài được đoàn tuỳ tùng của các vị Trời, các tiên nữ kiều diễm bao quanh, hiện lên trời cao, rồi hạ xuống Thượng Đài Giác Ngộ.

Lúc đó, Đại Phạm Thiên Vương dùng thần lực dâng lên Ngài 8 điều hạnh nguyện của một vị tu khổ hạnh. Ngài Bồ Tát ̃ cắt một chùm tóc trên đỉnh đầu và tung lên trời. Ngài nhận 8 điều hạnh nguyện từ tay của ĐPT Vương và ra đi. Trong 7 ngày Ngài sẽ ra hết công sức tu tập. Các đệ tử cũng theo gương Ngài.

Cây Naga nơi Bồ Tát Di Lặc đạt được giác ngộ được diễn tả cao 120 feet với 4 cành to dài 120 tới 130 feet. Cây có tới 2000 cành phụ. Ngọn cây luôn luôn lay động và có hoa to như bánh xe nở 4 mùa. Hoa thơm kỳ diệu và đầy ắp phấn hoa. Mùi thơm của hoa lan xa 10 dặm, có khi theo có khi ngược cả chiều gió. Lá cây xanh tốt quanh năm và hoa rơi đầy trên những người qua lại.

Kinh Anagatavamsa chép rằng khi Đức Di Lặc xuất gia, có rất nhiều nhân vật quan trọng trong một đoàn khá đông gồm những người bạn, triều thần và những người trong gia tộc cũng xuất gia cùng lượt Có 4 đại quân đoàn và tập hợp của 4 nhóm giai cấp theo Ngài. Nối tiếp theo có 84 ngàn công nương, 84 ngàn vị Bà La Môn thông rõ Kinh Vệ Đà. Trong nhóm này kể ra có hai anh em Isidatta va Purana; hai anh em xinh đôi có trí huệ vô biên Jatimitta và Vijaya; Ông Suddika và nữ đệ tử Suddhana; nam đệ tử Sankha, nữ đệ tử Sankha, Ông Saddara và người có tiếng tăm Sudatta; hai vợ chồng Visakha và Yasavati. Còn có nhiều dân chúng khắp nơi ngoài thị trấn và đủ tầng lớp cũng xuất gia với Ngài.

Nơi Đại Bồ Tát Di Lặc đạt giác Ngộ là một trong 4 Thánh Địa mà các vị Bồ Tát trong quá khứ đã từng trải qua. Trong đó nơi đạt giải thoát cuối cùng cũng là Bồ Đề Đạo tràng ngày nay.

Ngày các Đại Bồ Tát đạt giác ngộ có người cúng dường cháo sữa. Các Đại Bồ Tát ngồi trên thảm cỏ. Các Ngài trú tâm thiền định, quán hơi thở để đạt tới trí định huệ và diệt trừ các lậu của tham, sân, si. Các Ngài ngồi kiết già trong thiền định thấu rõ ba tính cách của đời sống: vô thường, bất ý, vô ngã. Các Ngài có trí huệ minh giác không ai sánh được. Các Ngài lưu lại gần cây Bồ Bề sau khi đã Giác Ngộ.
Người bình giải kinh Anagatavamsa nói khi Đại Bồ Tát Di Lặc đạt chánh quả, Đức Di Lặc sẽ được tôn là Đại Vương Phật Bảo.
Khi đó, Ngài Đại Thiên Vương thỉnh Phật Di Lặc giảng Pháp cho đại chúng về con đường tiến tới Niết Bàn.

Đức Phật Di Lặc sẽ giảng bài Pháp đầu tiên, là nền tảng vững chắc cho việc Chuyển Pháp Luân trong Vườn Voi. Vườn này ở tại Isipatana gần thành phố Ketumati. Nơi đây Ngài sẽ độ cho không biết bao nhiêu các vị Trời, người thấu hiểu Pháp Tứ Diệu Đế.

Vua Sankha sẽ cúng dường ngôi cung điện cho Tăng Đoàn và Phật là chỉ đạo. Vua cũng đem phẩm vật bố thí người nghèo, người thiếu thốn và ăn xin. Tháp tùng theo vua là Hoàng Hậu cùng 90,000 crores vạn người được quy y Tì Kheo giới. Đây là thành đạt thứ hai. Sau đó sự thành quả thứ hai là có 80,000 crores Vị Trời tới vấn đạo và đạt quả AlaHan.

Sẽ có ba Pháp Hội A La Hán. Hội thứ nhất gồm 100 ngàn crores vị AlaHán. Có thể, cũng như những vị Phật quá khứ, thời này Đức Phật giảng Kinh Patimokkha trong ngày trăng tròn Maha cho các vị Tì Kheo chứng qủa được Lục Thông. Pháp hội thứ hai Đức Phật thỉnh mời 90,000 crores vị A La Hán. Pháp Hội thứ ba có 80,000 crores vị A La Hán cùng Phật nhập thất an cư muà mưa nơi Gandhamada dưới chân núi Hy Mã Lạp Sơn. Ngoài mùa mưa này Phật Di Lặc được đông đủ các vị A L Hán có đầy đủ lục thông và sức mạnh tâm linh tháp tùng.
Thời Phật Cồ Đàm chỉ có Tăng Đoàn với hàng trăm Tì Kheo, nhưng Phật Di Lặc sẽ có tới cả ngàn ngàn vị tháp tùng.

Phật Di Lặc sẽ tới các vùng quê gỉang Pháp, khai thị cho rất nhiều đại chúng. Có người xin quy y, có người giữ 5 giới, hay thập thiện. Cũng có người xuất gia tu tập, có người đạt 4 chánh quả, có người thấu hiểu xâu rộng giáo Pháp, có người đạt bát chánh đạo, tam thông, và lục phẩm đạo. Đức Phật DL còn cảm hoá cả cho những vong hồn đang chờ đi đầu thai.

Ngài trưởng tăng đoàn là Vua Chuyển Pháp Luân Sankha, Vua sẽ có vị tì kheo Asoka. Vị phó tăng đoàn sẽ là Thần Bà La Môn. Vị Thị giả của Đức Phật là ngài Siha. Các vị Tì Kheo nữ đâù đàn sẽ có tên Paduma và Sumana. Cả các Ưu Bà Tắc tên Sumano và Sangha; Ưu bà Di tên Yasavati và Sangha.
Khi nào Phật Di Lặc đi hoằng Pháp có rất nhiều cac vị Trời tháp tùng. Vị Trời Kamavacarika làm cac chuỗi tràng hạt treo cổ cho thần Ma Hầu La Dà và Ca Lâu Na. Có 8 chuỗi vàng, bạc, châu báu, mã não. Có trăm bảng hiệu treo , màng treo chau báu lơ lửng tựa mặt trăng, rồi lại biết bao nhiêu châu báu ngọc ngà treo trên lưới bao quanh. Các loại hoa hương thơm dịu ngọt đủ loại của thiên nhân. Có biết bao vải lụa gấm vóc đủ mầu sắc. Với lòng thành tín nơi Đức Phật nên nhiệm màu tỏa ra khắp nơi, do đó có nhiều vị nhập định ngay chứ không quy y. Có nhiều vị khác đạt quả giác ngộ, và nhiều vị nguyện làm công đức để sinh vào cõi trời.

Có những sự kiện được tiên đoán trước về Đức Phật Di Lặc. Đó là một phần của 30 điều hiển nhiên của các vị Phật. ĐP Di Lặc cư ngụ tạ Kỳ Viên tịnh Xá . Ngôi giường của Ngài cũng ở nơi xưa kia các đức Phật quá khứ đã từng ngự. Ngài làm phép biến thân tại cửa thành Xá Vệ. Ngài giảng Kinh Luận cho mẹ trên cung trời Đao Lợi. Sau đó, Ngài tái ngự xuống trần tại cửa thành Sankassa.

Đức Phật Di Lặc đặt giáo luật cho tăng đoàn khi cần phải đặt luật lệ. Khi cần đến, Ngài kể lại tiền kiếp của mình cho người ta biết. Ngài giảng về cuộc tiến trình thành Phật cho bà con giòng họ của Ngài nghe.

Một vài chi tiết về sinh hoạt hằng ngày của Đức Phật Di Lặc : Ngài thân mật tiếp chuyện với các vị Tì Kheo tới thỉnh kiến. Ngài nhập thất muà mưa khi có người mời và Ngài xin phép ra đi khi mưa hết. Mỗi ngày Ngài làm đầy đủ phận sự trước và sau bữa ăn và cho ba canh về đêm.


Egyptian cubit rule of 0.52m

Có nhiều chi tiết nói về dạng mạo của Đức Phật Di Lặc. Ngài cao 88 cubits. Ngực rộng 25 cubits. 22 cubits từ gót chân lên tới đầu gối, từ đầu gối tới lỗ rốn, từ lỗ rốn tới xương cổ, và từ xương cổ tới đỉnh đầu. Cánh tay Ngài dài 25 cubits. Xương vai dài 5 cubits. Vòng cổ 5 cubits. Mỗi môi dài 5 cubits. Lưỡi dài 10 cubits. Sống mũi dài 7 cubits. Kinh Anagatavamsa tả lông mi của Ngài rất dày, đôi mắt trong và sáng, không chớp và Ngài có thể nhìn thấy các vật to nhỏ xa 10 dặm dẽ dàng. Khoảng cách giữa hai lông mày là 5 cubits. Lông mày dài 5 cubits. Mỗi tai to 7 cubits. Mặt của Ngài rộng 25 cubits. Vòng đầu trán của Ngài rộng 25 cubits.

Ánh hào quang toả ra từ 32 vẻ đẹp 80 tướng tốt của Đức Phật Di Lặc làm sáng rực cả vạn thế giới. Cả ngàn ánh sáng toả ra soi sáng tất cả mười phương xa tới 25 dặm. Vì Ngài có vô lượng phước đức huyết quản trong đầu Ngài khi dâng cúng dường đầu của Ngài cho Phật Sirimata, vẻ sáng ngời của Phật rọi sáng từ trên đỉnh thế giới cho xuống tới các hỏa ngục, Avici. Sự cúng dường đầu của Ngài và các "giọt máu" có ý nghĩa ánh hào quang vô lượng phóng ra từ khoảng giữa chân mày của Ngài.

Vì ánh vô lượng quang này loài người không biết phân biệt sáng và tối. Họ chỉ có thể biết đêm tối đến khi có tiếng chim ca hát và các cánh hoa và lá sen khép lại. Họ chỉ biết ban ngày khi các loài chim đi tìm thức ăn, và cánh hoa cùng lá sen mở rộng.

Khi Đức Phật Di Lặc di chuyển tới đâu hoa sen trổi lên chỗ đó. Đây là do phước đức của kiếp xưa khi Ngài là vị vua Sankha và quy y với Phật Sirimata. Cánh chánh của hoa sen rộng 30 cubits, cánh nhỏ rộng 25 cubits. Nhị hoa dài 20 cubits. Toà sen lớn 16 cubits và đầy những phấn hoa mầu đỏ.

Ngay chính các vị Phật cũng bị ảnh hưởng của luật vô thường. Đức Phật Di Lặc sẽ rồi cũng nhập Đại Niết Bàn sau khi thọ thực một bữa ăn có thịt. Trước khi nhập Đại Niết Bàn các vị Phật đã đạt được 2,400,000 qủa giác ngộ. Trong bài luận về Kinh Anagatavamsa khi vị cao tộc Mỹ Lệ đạt qủa Niết Bàn, Ngài sẽ không để lại vết tích gì về thân thể. Tuy trong bài kệ nói là giáo Pháp của Ngài sẽ kéo dài tới 180 ngàn năm, nhưng lời bình luận lại cho rằng sẽ dài tới 380 ngàn năm.
 

Bodhisattva Maitreya from the 2nd Century Gandharan Art Period

Bodhisattva Maitreya from the

2nd Century Gandharan Art Period


=============================

Kim dịch tạm thôi.

Trong bài này có nhiều con số rất lớn nên Kim không dám dịch ra tiếng Việt mà để nguyên. Các bạn có thể nghiên cứu thêm để có khái niệm về thời Đức Phật Di Lặc ra đời. Cũng còn một số danh từ riêng cũng để nguyên như của dịch giả tiếng English.

Con số “84 ngàn” theo người Ấn Độ có nghĩa là rất nhiều, vô số kể.
Bên Đại Thừa hay Mật Tông cũng nói về Đức Di Lặc.

Đọc xong bài này, các bạn sẽ hiểu một phần nào sự kiện các nhà sư Tây Tạng có ý nguyện xây một tượng Phật Di Lặc khổng lồ bên Kushinaga, India .

Dịch từ một link của Phật Giáo Nguyên Thuỷ.

http://What-Buddha-Said.net/library/Metteyya/arimet00.htm

Thank you
KimMorris – DN - 2010

No comments:

Post a Comment