Khi mới ra khỏi bụng mẹ, không ai có mảy may ý tưởng gì về Cái
Tôi hay niềm Tự Hào, cũng không ai biết về chủng tộc hay tên tuổi của chính
mình.
Ai
là người bảo cho chúng ta biết có một cái “tên”? Ai là người đặt cho cái nhãn
hiệu, như Tầu, Mỹ, Ấn, Nhật, Pháp vân vân? Ai là người đặt những “cá tính” lên
với cái “tên” đó? Ai là người bảo chúng ta quá khôn ngoan? Ai là người bảo
chúng ta rất khỏe mạnh? Hay yếu đuối? Ai là người bảo chúng ta là quá ngu đần?
Tất
cả những danh từ này làm cho chúng ta phát triển ra cái gọi là “tư cách” mà chỉ
là ảo tưởng của xã hội hay thế giới bên ngoài. Thật đáng tiếc là đứa trẻ này đã
phát triển một cách lầm lẫn một “tư cách” giả tạo và lại nghĩ đó là tính chất
thật sự.
Chúng
ta được sinh ra như một con người trong sáng với Phật tính tự nhiên, và xã hội
của chúng ta trách nhiệm về những cá tính họ gán cho ta. Xã hội của chúng ta
không thể chấp nhận người nào có Phật tính tự nhiên vì có nhiều điều xã hội thi
hành lại ngăn cẳn làm chúng ta không tự nhìn thấy được cái thế giới bên trong
của chúng ta. Tại sao vậy? Vì xã hội là một tập họp của nhóm đa số; hay phần
lớn của những người không được Giác ngộ. Thực sự, chúng ta có thể nhìn thấy cái
gì xã hội mang đến cho chúng ta là chỉ để khuyến khích ý tưởng về cái “Ngã” ,
cái “Tôi”, cái “Của Tôi”. Họ còn dậy cho chúng ta phương cách “đả phá cá nhân”,
cái mà có liên hệ mạnh mẽ với hay đẻ ra từ ý tưởng của “cái Tôi”. Không có ý tưởng về “cái Tôi” thì áp
dụng sự “đả phá cá nhân” vào chỗ nào? Tất cả chỉ là ảo tưởng của xã hội này.
Đôi
mắt tinh tường của chúng ta rất hữu ích cho chúng ta nhìn vào cái thế giới bên
ngoài này. Khi nhìn vào tấm gương lúc có ánh sáng, tấm gương sẽ phản chiếu hình
tướng của chúng ta và người ta lại tin tưởng một cách dại khờ rằng họ đang nhìn
thấy họ, hoặc có lẽ đang nhìn thấy cái thực tướng của họ. Thực tế hình ảnh phản
chiếu từ tấm gương đó không phải là “Ta”. Không thể nhận thức được bản chất
thực tại của chính ta bằng cách nhìn vào gương. Mà cần phải phát triển một “con
mắt thứ ba” để nhìn được thế giới bên trong của ta. Con mắt thứ ba này sẽ giúp
chúng ta thấy được đám bụi đó phủ lấp một cách toàn diện “tấm gương tri thức”
của chúng ta như thế nào.
Để
tăng trưởng, chúng ta cần phải nhẩy ra khỏi cái ý tưởng này của xã hội. Chắc
chắn họ sẽ bảo là chúng ta phản lại xã hội. Trở thành người “quái lạ” đối với
họ. Điều này rất đúng. Nhưng thực tế là chúng ta chỉ chống lại cái ảo ảnh này.
Hãy tưởng tượng chúng ta là hột giống đang chờ phát triển, và xã hội là đất cát
đang bao quanh hột giống này.
Khi
nghe nghe Phật Pháp, cũng giống như hạt giống này đang tiếp nhận được nước vậy.
Khi đạt đúng độ ẩm, hạt giống sẽ nẩy mầm. Ngay khi hạt giống này phát triển, nó
sẽ làm xáo động vị trí của đất đai ở chung quanh, và chúng ta nên biết theo
định luật thiên nhiên, đất đai sẽ cố gắng duy trì vị trí nguyên thủy của nó.
Như
thế xã hội miễn cưỡng nhìn xem chúng ta phát triển ra làm sao... chắc chắn là
chúng ta sẽ làm xáo trộn những gì trong “niềm tin” và “thực hành” của xã hội và
đôi khi họ còn buộc tội chúng ta là “đả phá cá nhân”. Đây chính là lúc ảo tưởng
xuất hiện và tất cả những sự hiểu lầm theo nhau liên tục xảy ra. Chúng ta cần
nhớ là hột giống chỉ vừa đủ độ ẩm để trổ mầm, chứ không được tích lũy nhiều
nước, quá nhiều nước cũng không thể được.
Chúng
ta có thể nhìn thấy những gì đang xảy ra trong xã hội là con người ta cứ tiếp
tục tích lũy Phật Pháp bằng cách đọc thật nhiều Kinh Tạng hay Kinh Thánh và
nghĩ rằng họ có được rất nhiều kiến thức. Thật không khác gì một hột giống chỉ
tích giữ nhiều nước nhưng không bao giờ nẩy mầm.
Khi
nhìn một cách thành khẩn vào thế giới nội tâm của chính ta, chúng ta có thể
nhận định được những thế giới bên ngoài chỉ là đầy ảo tưởng. Quân đội, Sinh
viên hay Trẻ nhỏ được dậy dỗ để vâng lệnh. Họ chỉ giống như máy móc nhận chỉ
thị mà không có trí tuệ. Khi quân đội bảo quẹo phải hoặc quẹo trái điều đó là
tiến trình của sự huấn luyện cho trí óc phải biết tuân theo mệnh lệnh mà thôi.
Họ
không bao giờ nhận thức rằng sau cái rẽ trái và cái rẽ phải cũng là quay trở về
vị trí cũ, và tại sao họ cứ phải làm chuyện đó? Đây là một tiến trình “tảy não
tâm trí”, và từ một mệnh lệnh đơn độc chúng ta có thể giết chết bất cứ những
người vô tội nào mà không cần hỏi tại sao! Cha mẹ không thích những đứa con
không biết vâng lời, cho nên họ dạy cho con nghe theo mệnh lệnh của họ. Và đám
trẻ lớn lên thành như một “cái máy.” Không phải tất cả các bậc cha mẹ đều được
Giác Ngộ cho nên vì đó họ cũng góp phần cản trở việc mở mang trí tuệ con cái
của họ.
Những
đứa bé mới đẻ bình thường luôn luôn thấy xinh sắn dễ thương, chúng nó thật tinh
khiết vì có mang theo Phật tính tự nhiên. Nhưng khi chúng nó nhận ảnh hưởng của
xã hội và lớn lên, chúng ta có thể nhận thấy chúng nó không còn dễ thương nữa.
Cái rắc rối là khi chúng nó trở thành người lớn, khó có ai nhìn thấy một người
lớn xinh sắn nữa. Như thế ta có thể thấy một cách rõ ràng xã hội đã làm gì cho
đứa trẻ này từ khi nó mới sinh ra đời.
Vì
ảnh hưởng xã hội, chúng nó không thể để biểu lộ ra các yếu điểm tại chỗ công
cộng, chúng nó học cách bảo vệ cái ảo ảnh “Tôi” bằng việc đính kèm cái tư cách
chắc chắn nào đó vào. Mỗi người bắt đầu học cách tự ngụy trang, che dấu cái
này, che dấu cái nọ cho đến khi chính họ cũng không thể nhận ra họ là ai nữa.
Đấy cái xã hội ảo tưởng đã đóng góp cho chúng ta như thế đó. Đây chính là sự
cản trở không cho chúng ta chứng kiến được sự Thật hay cái Phật tính tự nhiên
của chính chúng ta.
Achema
– 2008
Kim
Morris lược dịch July 2012
No comments:
Post a Comment