Thursday, June 14, 2012

Achema - Our Children


Con cái của chúng ta

Hầu hết đứa trẻ nào cũng thật là dễ thương một cách tự nhiên. Khi bà mẹ thoạt nhìn thấy con mình lần đầu tiên, bà ta sẽ biết được một cái gì thật lạ mà không có một danh từ nào có thể dùng để diễn tả cho chính sác được. Hầu như tất cả những bé đều có thể mang đến hoặc tỏa ra một thứ năng lực làm thu hút chúng ta. Loại năng lực gì vậy?
Suốt 9 tháng nằm trong bụng mẹ ở tư thế của Thiền Định, “Samadhi”, làm cho đứa bé trông thật tinh khiết, dễ thương, tươi mát và lôi cuốn.

Một cách bất hạnh là khi chúng từ từ lớn khôn hơn, cha mẹ, xã hội, thầy cô trong trường học, chính sách của nhà cầm quyền và nhiều thứ khác nữa sẽ “nhồi ép” những “kiến thức” vào cho những đứa bé này (mặc dù chúng nó không đòi hỏi). Bậc cha mẹ sẽ tận lực xử dụng khả năng của họ để chia tâm trí chúng nó ra thành tâm trí nhị nguyên. Từ lúc ấu thơ chúng nó đã được dạy cho nhận định thế nào là đúng thế nào là sai, cái gì là tốt hay cái gì là không tốt, cái gì đẹp và cái gì xấu. Tại sao vậy?
Đa số cha mẹ tin tưởng một cách mãnh liệt nếu họ không chăm sóc những đứa con của họ từ lúc còn trứng nước, sau này chắc chắn họ sẽ không thể kiểm soát được những đứa con “hoang đàng này nữa. Xã hội đã không thích nhìn thấy đứa con ngỗ nghịch, không thích thấy đứa con không nghe lời hoặc không vâng theo những hướng dẫn của họ.
Những chính trị gia rất nhậy cảm khi những người khác không nghe theo họ. Họ không thể để cho việc này xảy đến cho chính họ. Họ có thể  mất đi một lá phiếu nếu cử tri chống lại họ. Nếu những đứa con không cư sử đúng theo ước muốn của cha mẹ thì họ sẽ hết sức cố gắng “tôi luyện” lại đứa con này để nắm chắc là chúng nó sẽ làm theo ước vọng của họ. Đứa con khốn khổ của chúng ta thật không có quyền chọn lựa, nó không thể ra toà đòi hỏi, thách đố với cha mẹ rằng nó muốn được tự do. Để được tự tìm tòi học hỏi về sự hiện hữu chứ không phải dùng kiến thức truyền lại lần thứ 2 hay lần thứ 3 của cha mẹ chúng.  Nếu đứa trẻ vâng theo tất cả mọi hướng dẫn của cha mẹ, chắc chắn việc nó có khả năng để tự khám phá ra Chân lý thật là hiếm hoi.
Nguyên nhân chính phần lớn là do các bậc cha mẹ đã không Giác Ngộ. Cho nên để muốn khám phá ra sự Thật, chúng nó phải đi ngược lại những ước muốn của cha mẹ, làm cho họ giận dữ hay buồn phiền. Đây là căn bản tự nhiên của bất cứ ai muốn tìm kiếm ra sự Thật. Thái Tử Tất Đạt Đa đã rời bỏ hoàng thành mà cha mẹ của ngài không biết. Cảm giác của cha mẹ ngài vể chuyện đó ra sao?
Hầu hết các cha mẹ sẽ tự quyết định hay quyết định thay cho con cái họ. Họ làm với tất cả “tấm lòng tốt” để cho chắc chắn con cái họ có được đời sống tương lai tốt đẹp hơn. Nhưng họ không nhận thức ra “đời sống tương lai tốt đẹp hơn” đó không có nghĩa là con của họ sẽ đạt được sự vui vẻ và phúc lạc. Có lẽ chính những cha mẹ đó đã không được hạnh phúc trong cuộc đời của chính họ vì lương bổng ít oi, và họ lại tin tưởng một cách nhầm lẫn là nếu con cái của họ có thể trở thành Bác Sĩ, hay giám đốc một xí nghiệp thì chúng nó sẽ kiếm nhiều tiền hơn và sau đó sẽ cảm thấy hạnh phúc hơn. Có lẽ đây là tin tưởng chung của xã hội và đó là nguyên nhân tại sao nhiều cha mẹ hy vọng nhìn thấy con cái noi theo “con đường lý tưởng của cuộc đời thành công” đó.
Nếu cha mẹ cứ để cho con cái phát triển theo “ý thích” riêng của chúng nó, thì sau khi được 7 tuổi, người ta có thể thấy đứa trẻ này khó nghe theo hoàn toàn 100 phần trăm sự hướng dẫn của cha mẹ. Theo quan niệm của xã hội, đây là một rắc rối lớn lao và họ không thể chấp nhận những ai không “nghe lời”.  Nhưng theo luật thiên nhiên.... đứa trẻ này lại là rất có phước vì được sống đúng theo sự hiện hữu thiên nhiên của nó.  Thật là tốt cho đứa bé được tự tìm hiểu về sự Thật mà không bị tư tưởng của xã hội làm ô nhiễm.
Mọi người được sinh ra thật là tinh khiết nhưng Phật tính nguyên thuỷ của họ đã bị nhiều từng lớp “kiến thức”, “quan niệm nhị nguyên ”che phủ và “tin tức” từ bên ngoài vào làm cho Phật tính này khó lộ diện như lúc còn mới tinh nguyên. Bởi vì quan niệm nhị nguyên đã đâm rễ, cho nên họ bị tách rời khỏi cái vũ trụ này và không thể thấy rằng tất cả chỉ là Một.
Các bậc cha mẹ làm ơn suy tưởng về câu hỏi này:  Quí vị có được hạnh phúc trong cuộc đời mình không?  Có cảm thấy vui sướng và phúc lạc không? Nếu không.... làm thế nào biết cái phương cách dậy dỗ của mình sẽ đem lại vui sướng và phúc lạc cho những đứa con?
Sự thật, nếu cả hai bố và mẹ đã chuẩn bị kỹ lưỡng và đã học được một số kinh nghiệm về thiền định, nếu muốn, họ có thể “yêu cầu” các bậc “tri thức cao cả” tái sinh lại làm con của họ. Có một số việc rất cần phải nhận thức trước khi các cha mẹ tạo ra đứa con.
Achema – 2008
Kim Morris lược dịch June 2012

No comments:

Post a Comment