"Alan Wilson Watts was a British-born philosopher, writer,
and speaker,
best known as an interpreter and populariser of Eastern
philosophy
for a Western audience.
Wikipedia - Died: November 16, 1973."
Alan Watts ☮ The Way of Waking Up
Cái Ngã của ta là trung điểm, mà người ta cố gọi hay
gán cho nó những tên như : God, hay nhiều danh từ đẹp khác mà họ
thích. Caí ngã này đóng rất nhiều vai trò, và nó chơi trò chơi trốn
tìm ở khắp nơi, mọi hang cùng ngõ hẻm , tới
tận chân trời xa thẳm....Và rồi cuối cùng 'nó' bao giờ cũng trở về
'nhà' sau khi thức tỉnh khỏi cuộc chơi.
Một khi đẵ sẵn sàng thức tỉnh, các bạn sẽ thức tỉnh
ngay tại lúc này, bây giờ. Còn nếu chưa sẵn sàng, các bạn sẽ giả
vờ viện đủ cớ và than vãn sao khổ thay cái thân phận của mình. Vì lý
do các bạn có mặt trong buổi diễn thuyết của tôi ngày hôm nay, tôi cho
là các bạn đãsẵn sàng tỉnh thức. Còn nếu không các bạn tự đùa
mình, và có vẻ rỡn chơi nhưng tôi nghĩ là các bạn chân thành về vấn
đề này .Tiến tr̀inh tỉnh thức mà các bạn muốn biết thật sự bạn là ai, nó diễn ra như sau:
Ban sẽ cầ̀n có một vịThầy, một Guru, người Hindu Ấn độ gọi là vị Thầy giác ngộ. Khi ta đến gặp thầy xin giúp giải vấn nạn do thiếu hạnh phúc, do ham muốn đạt giác ngộ, thức tỉnh tâm linh...Một trong viêc ̣trước tiên của vị Thầy là sẽ nhìn thẳng sâu vào đôi mắt bạn, rồi cười ha hả: " Thầy biết rõ đệ tử là ai rồi."
Maharashi, the great Indian Guru, hay hỏi lại khi đệ tử xin
biết xem họ là gì trong kiếp trước..."Anh là ai ?" Vi ̣Guru
này sẽ nói, anh là ai mà hỏi tôi câu hỏi này...anh nhìn vào tôi là
anh nhìn ra ngoài rồ̀i; hãy trở lại bên trong hai con ngươi của anh mà
nhìn thấu xem anh là ai; câu hỏi này từ đâu, tại sao anh lại đặt nó ra?
Khi ta tới gõ cửa một vị thầy và tự giới thiệu: 'Tôi
tên là...' Vị thầy sẽ cười to lên, ‘'Tức cười nhi ̉ hôm nay 'God’ lại tới thăm tôi à.”
Những vị Guru thường có nhiêu cách mắc bẫy và đặt
đệ tử vào vòng xoay như xay lúa gaọ cho thật thấm thía vì các Thầy
cho rằng khi phải trả một giá rất đắt như thế thì họ mới thức tỉnh.
Sự cảm thấy tội lỗi, lo lắng, sợ hãi, là một trong
những trò chơi của cái 'Tôi' , để cái ngã giả được
tiếp diễn. Bạn có thấy không cũng có lúc ta nói ta cảm thấy có tội. Đạo Christianity làm cho con chiên cảm thấy sự hiện hữu của họ đã là
một cái tội rồ̀i...Tôi (Alan) nhớ hồi nhỏ khi đi lễ nhà thờ,mọi
người
đều được phát một
tấm hình Đức Jesus bị đóng đinh trên cây thập tự giá, phía dưới có câu "Con đã làm Chúa
phải chịu tội, Chúa sẽ phạt con ra sao ?" @ 4:20.
Ta sẽ cảm thấy rất
áy náy, tội lỗi vì ta mà Chúa phải bị đóng đinh như thế. Vì ta ăn thịt mà con bò bi giết...Thế thì
phải làm gi? ta cảm thấy mặc cảm vì sự hiện hữu của ta ư? Cái mặc cảm tội lỗi như là một miếng mạng che mặt; xảy ra khắp các nơi tôn nghiêm, nhà thờ, tu
viện...Chúng ta bị cấm vào những nơi đây; mà muốn được nhập tu, thọ giáo...ta phải tuân theo
những quy tắc luật lệ...
Vì thế chúng ta phải lựa chọn lối đi giữa chừng...Ta sẽ thức tỉnh chỉ khi nào ta cảm thấy đáng được giác ngộ và chỉ khi nào ta thực hành nó một cách thật là khó khăn. Vì thế ta nghĩ ra đủ mọi phương thức, vượt qua các thử thách gian truân cho đến một lúc ta tự chấp nhận ta là ta. Sau khi đã nói và làm, ta gạt miếng mạng che mặt qua một bên và nhận thức ra rằng "ta chính la ̀ ta."
Trong Thiền - Zen, đó là Satori, lúc đạt giác ngộ, cảnh tỉnh, và ta bật ra một khúc cười thú vị. Các vi Thầy Guru, thiền Sư Yoga, luôn có
hàng rào ngăn cách giưã trò và Thầy. Thầy nói, này anh đang chơi trò
chơi của chính mình đấy.
Khi bạn
đi thăm bác sĩ tâm thần người ta
nói cái đầu của bạn cần phải được khám là đúng lắm. Vì khi bạn bước vào phòng của bác sĩ
chữa trị bịnh tâm thần là bạn đã tự định bịnh trước khi họ khám
cho biết. Cũng thế khi đệ tử tới xin học với Guru, hay Thiền sư, họ
cũng đáng được đưa cho một cây gậy để tự quất lấy mình 30 quất vì
họ ngu ngơ đặt câu hỏi và cho là họ có vấn đề
cần được giải toả.
Ta đây mới chính là vấn nạn. Ta tự đặt ta vào tình huống nan giải...
Vậy đây là câu hỏi cơ bản, "Có phải ta tự định cho ta là nạn nhân của thế giới? Hoặc ta là thế giới ?"Ta đây mới chính là vấn nạn. Ta tự đặt ta vào tình huống nan giải...
"Its a fundamental question, Do you
define yourself as the victim of the world? Or as the world? "
Kim Morris tạm trích dịch từ video tren YouTube.