Chánh Ngữ, Mỹ ngữ và Ác ngữ
Trong danh sách về các đề tài thảo luận có người đưa
ra một đề mục khá hay về “Chánh ngữ”, và Ác ngữ hay lời sỉ nhục...
Dựa vào sự trùng hợp này, hôm nay chúng ta nên đi sâu vào đề mục này.
Một số người quan niệm Chánh ngữ là ... những lời nói tử
tế, được người khác thích thú, biết ơn, nó đánh giá cao những cảm nhận của
người khác và được truyền đi với âm điệu không khắt khe. Hơn thế nữa đó còn
là lời nói không dùng để vạch ra những lỗi lầm và sai lạc của người khác ... Quan
niệm này được gần như tất cả mọi người tán thán, kính trọng và tán
dương. Và cũng được rất nhiều người không do dự hỗ trợ một cách tuyệt đối.
Chúng ta hãy
tiến vào vấn đề này một cách sâu rộng hơn... Hầu như người ta ai cũng
thích nghe những “lời nói tử tế” mà âm thanh làm mát tai. Hầu như tất
cả mọi nhân sinh đều cảm kích khi nghe những lời nói làm cho họ cảm
thấy thích thú trong lòng. Gần như con người không ai thích nghe những
lời “dữ dằn” hay bất cứ những lời nói nào coi như là lời “sỉ nhục” ...
chẳng hạn như “đồ đểu cáng ngu ngốc” (stupid jerk) vân vân.
Tiện thể cũng cần biết.... ai là người đã khai thác được
cái “ thích nghe” hay cái “ghét nghe” kết quả của những mỹ từ hay ác ngữ
này? Ai? Ai? Và ai?.... Câu trả lời là cái “Tôi”, “Chính tôi”, “Của Tôi”,
“Cái của Tôi” hay cái “Ngã giả” ... Bây giờ mới thấy đó mới là cái rắc
rối chính và cũng là trò chơi của cái ngã giả. Gần như tất cả các hệ
thống giáo dục đều được đặt căn bản phát triển từ cái “Ngã giả” để cho
cái ngã giả được cảm kích và cảm thấy lợi lộc.
Từ lúc còn bé, người ta được dạy không nên nói năng
hỗn hào và dữ dằn v.v. Những đứa bé không thể bộc lộ hay giải tỏa được
sự giận dữ bằng lời nói... trong cùng lúc không ai có thể thực sự dạy bảo
chúng phải có chánh niệm khi cơn giận dữ kéo tới... cho nên ta có thể
biết chắc cái năng lực không quân bằng đó sẽ phải đi đâu? Chúng không được
giải toả ra ngoài... phải cố kềm giữ lại trong lòng. Điều này thật là
nguy hại... giống như người ta đang ôm một trái bom “nổ chậm”, (time bomb),
cho tới tuổi trưởng thành mà không biết lúc nào nó phát nổ. Có thể
khi trái bom phát nổ... đứa trẻ đó có cơ duyên trở thành kẻ giết người
ngay trong trường đang học.
Hệ thống giáo dục của chúng ta không cho phép người ta giải toả loại
năng lực bất quân bình này, vì nếu để nó bộc lộ ra.... thì sẽ bị rất
nhiều người khiển trách; được coi là không có tính thương yêu, tử tế, vô
giáo dục vân vân. Cái mà họ dạy trong trường là “đạo đức”... Ngay khi
đang giận dữ ai cũng phải đè nén, kềm chế lại ...Và thật chẳng khó khăn
khi thấy một người tuy trong lòng giận dữ nhưng bề ngoài vẫn có thể làm
vẻ mặt tươi cười và nói ra “những lời tử tế”. À... loại người như
vậy dầy rẫy chung quanh chúng ta...Một số người còn đặt cho việc đó cái tên
“tài năng của sự sống còn”. Trong trường hợp đó... có thể cho là họ
thực hành “chánh ngữ” không? Làm sao cho việc đó là đúng khi phải
giấu kín đi cái cảm giác nội tâm thực sự và đánh lừa người khác bằng nụ
cười thân thiện bề ngoài? Họ muốn đạt được cái gì đây? Được tiền bạc sao?
Được kính nể vì có tính kiên nhẫn chăng? Tăng thêm bạn bè? Họ có biết
rằng họ đang lừa ̣đảo chính họ và ngay cả những người khác không? Họ đã
hoàn toàn không chân chính với cá nhân họ và với những người khác. Làm sao
có thể thấu triệt Chân lý khi có thể dối trá ngay chính mình?
Con người tán dương nồng nhiệt những mỹ từ hoặc những lời
nói ngọt ngào... Tại sao? Vì những lời nói này có thể khai thác những
cảm giác tốt đẹp cho cái “Tôi”, “về Tôi”, và “Của Tôi”. Đây là loại
thuốc bổ đa dụng cho cái “Ngã Giả”, làm cho nó mạnh mẽ và có sống
động hơn lên, được mọi người công nhận, được kính nể, và quảng bá. Không
những không một ai nghi ngờ vấn đề này mà lại còn cổ võ cho việc xử dụng
những lời nói ngọt ngào tử tế trong khi họ giao thiệp với nhau. Có
nhận thấy điều gì không?... Trong thực tế tất cả bọn họ đều nằm trong cùng
một nhóm người rộng lớn chỉ biết cổ võ cho cái “Ngã giả” và hàng ngày
họ chia sẻ, bồi dưỡng cho nhau bằng đủ loại thuốc bổ đa dụng. Cho nên... vài “nhà truyền giáo thiều hiểu biết” đúng ra phải chỉ dậy cho các tín đồ cách rời bỏ cái “Tôi và niềm Tự hào” thì ngược lại chỉ dậy nói thế nào cho được thân thiện, được ngọt ngào và cổ võ và che đậy cho cái “Tôi”, “về Tôi”, “của Tôi” này, rồi làm cho nó phát triển, sống động hơn lên. Từ sự hỗ trợ to lớn của nhóm người thiếu hiểu biết này mà các tín đồ đạt được sự quảng bá và tên tuổi. Một vị Thầy chân chính luôn luôn rất dễ bị xã hội hiểu lầm. Vị Thầy chân chính không thể nói ngon nói ngọt vì họ biết việc tâng bốc cái Tôi và niềm Tự hào của quần chúng lên là không phải. Cho nên ngay khi vị Thầy cố “giết” đi cái Tôi và niềm Tự hào... người ta lập tức cảm thấy vô cùng đau lòng và phát sinh ra những phản ứng khủng khiếp. Họ cho là đang bị Thầy công kích, không thương yêu. Có thấy cái “Ngã Giả” trong tâm lý luận “thao túng sự thật” ở đây không? Cái trò ảo thuật của cái “Ngã giả” này thật khó nhận ra nếu không để ý tới. Để hiểu rõ về cái trò chơi này hãy xem thí dụ sau đây:
Một thời có một vị Thầy về Vipassana dạy thật nhiều về loại thiền này và được rất nổi tiếng trong lãnh vực này. Có rất nhiều người tìm tới chỉ để học thiền với Thầy. Chẳng bao lâu tiếng tăm của Thầy lan truyền đi khắp nơi. Một người đang đi tìm Chân lý rất phấn khởi khi biết vị Thầy về Thiền Quán Chiếu này vẫn còn sống nên quyết tâm đi gặp Thầy. Khi tới Thiền Viện ông ta thấy một người khác cũng có cùng ý muốn đã đang ngồi đợi Thầy từ trước. Khi vị Thầy xuất hiện, ông nhìn cả hai người bằng đôi mắt tròn to và mời người kia đi vào bên trong, nhưng vị Thầy lại tỏ ra thái độ thật lạ lùng với người đang đi tìm “Chân lý” này. Thầy vừa dùng những lời hung dữ la hét vào mặt vừa đuổi ông ta ra khỏi viện.
Vị Thầy thật quả đã làm cho người đi tìm Chân lý này rơi vào tình trạng “ngơ ngác, trống không”, ông ta không thể tưởng tượng được những lời nói hung dữ này lại phát xuất từ miệng của một vị Thầy danh tiếng như vậy. Ông ta bước đi xa dần mà không biết mình đi về đâu... sự xúc động mãnh liệt làm cho ông ta bước đi với đầu óc trống rỗng, không có một ý nghĩ .... rồi đột nhiên... một cái gì xảy đến ngoài dự đoán của ông ta... ông ta bất chợt linh cảm được cái “Vô tâm trí” (No Mind) hay “Vô Ngã”. Ông ta linh cảm được những cái “Hỉ, Lạc”... và ông ta lanh lẹ quay trở lại thiền viện với bộ điệu rạng rỡ. Vị Thầy bước ra miệng tươi cười lớn tiếng chúc mừng ông ta.
Câu chuyện thật là hay, vì nếu vị Thầy này không nói
những lời hung dữ mà lại mời ông ta tham gia vào thiền viện, thì chắc
người đi tìm Chân lý này vẫn chưa đạt được bất cứ sự Giác Ngộ nào. Đây
là một thí dụ điển hình về việc sự xử dụng những ác ngữ lại có thể là một
câu nói “Đúng cách” khi người nói ra có chủ ý tốt.
Những cái cũ kỹ đã được thực hành trong bao nhiêu thế
kỷ qua, từ thế hệ này sang thế hệ khác không phải luôn luôn là đúng.
Những cái cũ kỹ đó có khuynh hướng tạo ra những rối reng. Đây là một rắc rối
cho những người bảo thủ cố bám víu vào những thứ cũ rích này. Cần
phải nhớ một điều... là sách vở đã chết rồi nhưng con người thì vẫn còn sống. Nếu
cứ bám víu vào những thứ quá cũ kỹ đó... không khác gì đi dần về cái chết chứ
không còn là sự sống nữa. Tất cả những quan điểm và ý nghĩ sẽ trở
thành một “ý thức hệ” và khó làm cho đáp ứng với những điều mới mẻ.
Tâm trí bị thu hẹp lại. Như nó đã xây bức tường Berlin ngăn chặn mọi tư
tưởng mới không cho lại gần. Mọi cố gắng chẳng qua chỉ là sự bảo vệ cho cái
Ngã và sự Tự hào vì không muốn giết chết nó đi. Người ta miễn cưỡng chấp nhận
những cảm giác tồi tệ đó khi cái ngã giả đang giẫy chết. Đây là lý do chính
đáng làm cho người ta ghét bỏ những ác ngữ hay những lời mạ lị.
Đúng ra người ta phải cảm thấy vui vẻ khi có người khác
chỉ ra cho thấy những sai lầm. Đúng ra người ta phải thấy cảm kich nếu có
ai nói ra những lời trái tai hoặc mạ lị. Nhưng chỉ vì người ta vẫn còn có
phản ứng quen thuộc về những “chữ abc căn bản nhỏ xíu”; cho nên người ta
vẫn thấy khó chịu và bứt rứt vì những điều đó... Người ta cần phải có
tiếng cười thật lớn đầy chánh niệm. Tất cả những lời nói ngọt ngào hay hoa
mỹ đó có thể mang tới những cảm kích tốt đẹp... Nhưng nó lại đi tới từ những
điều kiện ngoại thể. Những người cần nghe những lời nói hoa mỹ ngọt ngào đó
̀ vì tâm của họ quá trống trải. Họ khao khát, họ thèm muốn và họ rất cần
những lời đó đến độ tuyệt vọng, rồi họ lại bám cứng vào đấy. Phải nhớ
rằng, cái cảm giác vui sướng này không tồn tại lâu dài và là một chủ đề dễ
đổi thay.
Tại sao lại đi tìm một cái gì quá “mong manh” như vậy?
Hãy nhìn vào trong tâm của chính mình, Phật tính đang ở trong đó. Từ lâu
Phật tính đó đã bị che phủ bằng bao nhiêu tầng lớp của những tích tụ kiến
thức, nhiều đến nỗi không còn biết “Phật tính” đó ở đâu. Phật tính luôn
luôn ở trong mọi người... chỉ cần buông bỏ cái “Tôi và niềm Tự hào“...
bỏ đi những kiến thức rác rưởi, để trở lại như một đưá trẻ thơ... và
để mặc cho Phật tính đứng lên chế ngự tất cả. Chứ không phải là để cho
cái “Ngã giả” chế ngự. Và khi cái “Thực Ngã” xuất hiện, là khi sự tái
sinh bắt đầu... Một loại nhân sinh mới vừa ra đời. Cái “Thực Ngã” tái sinh.
Cái thực ngã mới đó sẽ không bị mọi thứ ngôn từ hoa mỹ hay ác độc chi
phối vì nó vượt xa ra ngoài những lời nói và ngôn ngữ này.
Achema – Malaysia 2008
Kim Morris lược dịch May 2013Achema – Malaysia 2008
No comments:
Post a Comment