Hãy chấp
Nhận Họ là chính Họ - 4
Trong khắp thế giới này con người đã được dậy theo một đường là ai cũng phải có lý tưởng. Không một ai còn thực tế. Nên lý tưởng là một chứng bệnh chung của nhân loại.
Con người đã được dậy dỗ theo
chiều hướng mà ai cũng nghĩ mình phải là một cái gì, là người nào; ở một
vị trí nào đó trong tương lai. Một hình ảnh được nêu ra và người ta
phải được như vậy. Điều đó mang đến sự căng thẳng vì chưa được là cái
gì trong tương lai của ta mà bây giờ lại cần phải trở thành một cái gì khác
.
Cho nên con người cứ liên tiếp đổ tội cho cái thật là giả. ....... và cái giả là thật. Lý tưởng cứ liên tục lôi cuốn con người về với tương lai, mang con người ra khỏi giai đoạn hiện tại và như thế không ai còn sống trong khoảnh khắc của hiện tại nữa. Cái lý tưởng này trở thành cơn ác mộng thường trực vì nó cứ tiếp tục phê phán. Làm bất cứ cái gì cũng là không hoàn hảo bởi vì người ta đã đặt sẵn một ý tưởng về sự toàn hảo. Đạt được bất cứ cái gì cũng là không hoàn tất vì người ta có sẵn một kỳ vọng điên cuồng mà không bao giờ có thể thoả mãn. Ta là người, là nhân bản, trong một khoảng thời gian nào đó, trong một không gian nào đó, và với một giới hạn nào đó thôi. Hãy chấp nhận những giới hạn này. Những người chủ trương toàn hảo luôn luôn ở bên bờ vực của điên dại. Họ là những người bị ám ảnh................bất cứ cái gì họ làm đều là chưa đầy đủ. Và không có cách nào làm cho mọi việc được toàn hảo cả.........sự toàn hảo không là tính cách nhân bản. Thực tế sự không toàn hảo mới là đường lối duy nhất.
Không ai học được bất cứ sự toàn hảo nào ở đây, nhưng cái mà người ta có thể học được ở đây là cái toàn bộ. Điều này hoàn toàn khác biệt. Hãy là toàn thể. Đừng bận tâm về sự hoàn hảo. Ý nghĩa của toàn bộ là gì? Nó có nghĩa là thực sự, ở ngay đây và ngay bây giờ. Bất cứ điều gì ta làm, làm cho hoàn tất. Sẽ không được hoàn hảo nhưng cái không toàn hảo đó sẽ đầy vẻ đẹp, sẽ là đầy đủ trọn vẹn của chính ta.
Đừng bao giờ cố gắng làm cho toàn hảo, nếu không ta sẽ tự tạo ra nhiều ấm ức. Cuộc đời này đã có đầy rẫy phiền toái rồi, đừng tạo thêm phiền toái cho chính bản thân mình nữa. Thỉnh thoảng có người cố gắng để trở thành Phật Cồ Đàm, thỉnh thoảng cũng có người cố được thành Chúa Jesus.......vô phương! Chuyện đó không xảy ra dễ dàng như vậy, vì thiên nhiên không cho phép. Phật Cồ Đàm chỉ đến một lần, và chỉ một lần thôi. Chúa Jesus cũng vậy, thiên nhiên không dung nạp sự lập lại. Người nào cố gắng để thành Phật........là người đó đang làm một chuyện không thể làm được. Điều giản dị là chuyện đó không xảy ra, không thể xảy ra; vì nó đi ngược lại với luật tự nhiên. Ta chỉ có thể trở thành chính ta mà thôi.
Hãy là trọn vẹn. Chấp nhận sự kiện bất cứ ta đang ở đâu và sự thiền định của chính riêng ta. Đừng lo là ta có đạt được sự toàn hảo hay không.......chấp nhận nó sẽ không toàn hảo. Nếu được hoàn tất là đủ tốt rồi. Nếu được hoàn tất cũng làm cho ta cảm thấy trọn vẹn. Rồi ta chuyển động với nó, hoà nhập vào với nó, để khi trở ra ta là mới mẻ, trẻ trung, là sống động lại. Từng hành động được hoàn tất sẽ không mang kèm theo sự trói buộc nào. Tình yêu trọn vẹn thì sự ràng buộc không dấy động; nhưng tình yêu hững hờ thì ràng buộc sẽ xảy đến. Yêu một cách trọn vẹn và không ai còn sợ hãi trước cái chết; yêu một cách hững hờ thì mới sợ tử thần.
Hãy quên cái danh từ “toàn hảo” đi. Nó là một danh từ rất ác độc. Cái chữ này đã gây ra biết bao rắc rối cho nhân loại. Không một ai đạt tới mức độ toàn hảo và không ai có thể thành như vậy được. Ta không thể tự nhìn thấy điều đó sao? Ngay khi Thượng Đế có ở đó và ta tới gặp mặt, ta không thể tìm được một lỗi lầm nào trong sự sáng tạo của Ngài hay sao? Vì nếu Thượng Đế là toàn hảo thì sự sáng taọ không thể không toàn hảo. Lỗi lầm, khuyết điểm và sai lầm.......ta có thể đếm được hết không? Ta sẽ tìm được vô số lỗi lầm........ Thực ra, nếu là người chỉ tìm khuyết điểm ta không thể tìm thấy cái gì là đúng cả........ngay cả trong những thời điểm thích hợp và đúng vị trí nhất. Tật cả hình như chỉ là một mớ hỗn độn.
Tại sao lại sự ám ảnh đi với sự toàn hảo? Vì từ đó ra, ta sẽ bị căng thẳng, bứt rứt, hồi hộp, luôn luôn bất an, bối rối, và xung đột. Một người không thể tự yêu mình vì lúc nào cũng tự đổ lỗi cho chính mình không thể yêu được ai khác. Một người chủ trương toàn hảo không những chỉ lo làm cho chính mình toàn hảo mà còn mang áp dụng cho những người khác nữa. Một người khó khăn cho chính mình có khuynh hường khó khăn với những người khác. Những đòi hỏi của người đó là không tưởng.
Mahatma Gandhi là một thí dụ điển hình của người chủ trương toàn hảo, ông gần như bị xáo trộn tinh thần. Ông ta đã rất khe khắt với các môn đệ........nước trà cũng không cho phép uống vì trong trà có chất “cafein”. Trong nội bộ bất cứ ai bị bắt quả tang uống nước trà là người ấy có tội nặng. Yêu đương cũng bị cấm ngặt. Nếu có người nào tỏ ra yêu thương người khác thì đó cũng là một tội vĩ đại như đó là nguyên nhân làm cho cả thế giới này sắp bị sụp đổ. Ông ta luôn luôn theo dõi dò sét môn đệ, lúc nào cũng ngồi gần lỗ chìa khoá cửa. Nhưng ông ta luôn luôn làm như vậy với chính ông ta. Ta chỉ có thể hòa đồng được với người khác khi ta hòa đồng được với chính ta.
Nhưng những loại người như thế này lại trở thành những người lãnh đạo vĩ đại vì họ tạo ra cho người khác mặc cảm tội lỗi. Càng làm cho người khác bị nhiều tội lỗi càng mang ta lên thành một người lãnh đạo tài ba hơn. Bởi vì hễ có càng nhiều người cảm thấy có tội, thì họ mới cần tới ta giúp cho họ thành tốt hơn. Họ không toàn hảo cho nên ta có thể giúp họ trở nên toàn hảo.
Bài viết này không dậy cho ai trở thành toàn hảo. Vì không quan tâm đến bất cứ chuyện gì vô nghĩa như thế. Bài này là để chỉ làm cho ta là chính ta. Nếu ta là người không toàn hảo, là tốt đẹp rồi; nếu ta đã được toàn hảo; cũng là tốt đẹp. Được như thế cũng đừng cố gắng trở thành không toàn hảo.......bởi vì chính ý nghĩ đó cũng là một lý tưởng. Ai đã là người toàn hảo rồi, đọc bài này sẽ làm cho người đó nhầm lẫn. Vì “Ông Achema này bảo hãy không nên là toàn hảo”.........không cần thiết phải nhầm lẫn. Nếu ai là toàn hảo rồi, cũng cứ tiếp tục chấp nhận sự toàn hảo như vậy.
Cố gắng yêu lấy chính mình. Đừng tự buộc tội chính mình. Khi nhân loại bắt đầu có sự chấp nhận sâu xa, tất cả nhà thờ và đình chùa sẽ mất đi, và ngay cả các chính trị gia và các nhà truyền giáo cũng sẽ biến mất.
Kim Morris lược dịch theo bài viết của Achema – Malaysia 2009
September 2012
No comments:
Post a Comment