Tuesday, November 5, 2013

Bạn Thích Màu Sắc Nào Nhất ?


 Xin chia xẻ một bài giảng rất hay của Ông Alan Watts, a British philosopher of 20th century, một người nghiên cứu Buddhism, Hinduism không mê tín dị đoan. Kim lược dịch chứ không theo đúng từng chữ một.

Trung Đạo trong Phật Pháp:The Middle Way

Đạo Phật bắt nguồn từ Ấn Giáo , phát triển ra ngoài xã hội của nước Ấn Độ truyền bá qua các lục địa Á Châu sau khi Đức Phật lià trần.
Đạo Phật là một nhánh của Hinduism không phải là một tôn giáo tin vào hay tôn thờmột đấng tối cao và tuân theo vào một luật lệ hay phong thức lễ nghi tôn giáo nào. Tuy nhiên cũng có nghi thức thờ phượng khác nhau tuỳ theo văn hoá của các quốc gia. Phật Pháp là mộtphương cách hay method chuyển hoá cái ảo tưởng về sự hiện hữu của cá nhân, bản ngã. Theo Alan, Đức Phật là một nhà tâm lýchữa trị bịnh tâm thần cho quần chúng. Chứng bịnh về không bao giờ hài lòng với thực tại, luôn luôn lo sống dựa vào quá khứ rồi lại lo cho tương lai mà không hề để tâm tới thực taị. Bịnh tâm thần này là bịnh sống trong ảo ảnh cho ta là một trung điểm trong một bịch bằng da, biệt lập hẳn những gì bên ngoài cái bịch da này. Cách chữa bịnh của Đức Phật là để giúp chúng ta chuyển hoá cái cảm tưởng đó.

Chữ Buddha bắt nguồn từ chữ Budh of Sanskrit (Bụt theoThầy Thích Nhất Hạnh.) Chữ Budh có nghĩa là tỉnh ngộ, khám phá ra chính mình là ai.
Trong Hinduism Buddha hay Buddhas là những vị cao hơn cả những vị Trời, Thánh, Divas, Thần...vì những vị này hãy còn bị vướng trong vòng luẩn quẩn của sự ham muốn nắm giữ quyền lực...

Đức Phật là người tỉnh ngộ, nhận thức ra tính nhị nguyên của mọi vạn vận trên thế gian này và cả vũ trụ.
Khi ta theo đuổi sự ham muốn toàn thiện thì ta không thể bỏ qua các trái ngược nó gắn bó trong đó. Ta không thể chỉ nhận lấy mặt phải của đồng tiền mà vứt bỏ mặt trái của nó. Cũng như ta chỉ thích màu đỏ không thôi, nhưng không thể không thích màu tím và xanh dương ẩn trong màu này. Nhưng thật ra trong sự hỗn hợp màu sắc này, màu trắng là nền tảng của tất cả.

Sau khi từ bỏ sự sung sướng hạnh phúc tràn trề trong hoàng cung, Đức Phật dấn thân vào một kinh nghiệm thử thách của phái tu khổ hạnh, dày vò thể xác để tìm hiểu thân thế này là gì, ta là ai. Ngài đều thấy không có một câu trả lời đích thực; trong lúc đuối sức nhất, Ngài tỉnh ngộ ra và thấy được chân lý của sự sống. Ngàiđã tự sáng tạo ra một triết lý sống .Đólà con đường Trung Đạo. Con đường trung đạo áp dụng vào tất cả sự suy nghĩ cũng như trong hành vi bất cứ thời điểm nào.
Trong thời Đức Phật Ấn Độ không có cách viết chữ nên Ngài hay thuyết giảng bằng những câu kệ từng nhóm cho dễ nhớ.

Bài giảng đầu tiên là Tứ Diệu Đế:
1. Dukka:  Cuộcđời luôn luôn có nhiều vấn đề phải giải quyết, mà rồi cũng không thoả mãn nên đâm ra khổ não. Có ba trạng thái trong cuộc sống: Không hài lòng, không trường tồn, và không thật. Frustration, impermanent, and non-self.

2. Trishna: có nghĩa là ‘ khát’, khát khao, lựa chọn theo ý muốn những cái mình ưa thích mà bỏ đi không để ý tới mọi việc xung quanh nó.

3. Nirvana:có nghĩa đen là thở ra ngoài. Nếu ta cố cầm giữ hơi thở, ta sẽ chết vì ngạt. Nếu ta thở ra sự sống sẽ trở lại. Nirvana, hay niết bàn là trạng thái thở ra, buông xả. Trút gánh nặng.
4. Marga hay Magga: là con đường, the Noble- Eight- Fold- Path: Bát Chánh Đạo.

Chánh Kiến : right view: Trong vũ trụ này tất cả đều liên quan nương tựa tới tất cả mọi thứ xung quanh. Interdependency.
Chánh Nghiệp: Right action: Các Phật tử phát nguyện giữ 5 giới và quy y Phật Pháp Tăng.
Chánh tư duy, Chánh niệm và Chánh định: hãy nhớ là...trong Hinduism mỗi một phần của God Hindu là chính ta. Hãy thức tỉnh. Be alert. Trở lại thực tại, Here and Now. Be aware. Ta biết ta là người chứng kiến những gì đang chuyển động xung quanh mà ta không chuyển động theo. Let it be. Không có sự khác biệt giữa người biết và cái được biết. Cái cảnh và sự thấy, tiếng động và sự nghe chỉ là một.

Hãy nhìn hình ảnh Đức Phật Thích Ca Mâu Ni ngồi trên toà sen không lay động nhưng Ngài biết tất cả những gì xảy ra mà không hề phân biện sự biết và cái được biết. Tất cả là một.
Khi đạt tới trạng thái Giác Ngộ, hay là Niết bàn, không nghĩa là trở thành cô độc lẻ loi, mà là trạng thái trở về với thực tại cuả toàn bộ mà ta là một phần trong đó...Khi ta cảm nhận được điều này tự nhiên ta có một cảm thông từ bi với tất cả, ta khổ theo cái khổ của vạn vật, ta vui trong cái vui của vạn sự. Gọi là Compassion.
Nirvana là VOID , một ‘free concept” là sự quay về với chính ta, với chính cái tính Không.
Đức Phật ví sự giảng dạy của Ngài như là một con thuyền đưa người sang bờ giác ngộ. Nhưng con thuyền này phải có người lái trở về bến cũ đón thêm người sang bờ bên kia. Alan dỉ dỏm nói người đưa thuyền hay các nhà truyền Pháp không nên lấy tiền của hành khách nhé. Ai cũng có thể thành Phật được tức là ai cũng có thể đạt tới tình trạng giác ngộ như Phật.
Nghe kĩ vào đoạn cuối xem Alan kết thúc bài giảng . Khó dịch sang Việt ngữ.

Enjoy
With metta

No comments:

Post a Comment