Wednesday, January 14, 2015

Tìm Hiểu Ý Nghĩa cuả A Di Đà Vô Lương Quang.

Tôi đã đọc một "website" những bài giảng về Phật Pháp thời cổ xưa, thấy một bài nói về Phật A Di Đà (tiếng Sanskrit là Amitabha) nên đã tò mò tìm tòi thêm.

Vào khoảng năm 127 dương lịch nước Quý Sương (Kushan) đã đem quân đi đánh vương quốc Ma kiệt Đà (Magadha). Về chỗ ở của vua Ma Kiệt Đà rồi tối tối sau khi xong việc vua thân hành đến thỉnh giáo với A Na Bồ Đề. Sabahu của Ma kiệt Đà chịu thua vì không muốn nhìn thấy cảnh chết chóc thương tàn của hàng ngàn binh sĩ của cả hai bên. Vua nước Quý Sương là Kanishka ( Ca Nị Sắc Vương) đòi Ma Kiệt Đà phải mang ba món quý giá nhất thay cho số 900 triệu đồng tiền vàng cống nộp cho Quý Sương.  Ba món đó có luận sư nổi tiếng thời đó là A Na Bồ Đề (Açvaghosha: A Na Bồ Đề; Tiếng Trung Hoa là Mã Minh: tiếng ngựa hí. Ngài Açvaghosha là tổ thiền thứ 12.) món thứ hai là Bình Bát của Đức Phật, món thứ ba là một con chim thú chỉ uống nước tinh khiết.  Nhưng vì ông A Na Bồ Đề tuổi già, yếu sức nên vua nước Quý Sương cho người trân trọng đi đón tiếp và bắt dọn chỗ cho A Na Bồ Đề ở gần vua.
Kim Morris
-----------------------------------

The Infinite Light

Vô lượng quang.

AMITÂBHA.

Một buổi tối Vua Kanishka với người bạn Charaka, đồng thời cũng là ngự y, đến trò chuyện với Açvaghosha. Vị vua trẻ hỏi nhà triết học đáng kính: "Vị thầy tôn kính, xin cho chúng tôi biết, chúng tôi phải tôn xưng Đức Phật như Thượng Đế hay một người thường? "

Ông Açvaghosha trả lời : "Đức Phật không phảiThượng Đế cũng không phải một người đàn ông thường. Ngài hơn cả hai, vì Ngài là hiện thân của sự hoàn hảo. Chúng ta khâm phục, thờ phượng trí huệ toàn hảo bản chất tốt đẹp của Phật, chính là ở chỗ đó, sự thấu hiểu và ứng dụng của sự thật của ngài là những phẩm chất riêng nó làm ngài trở thành thánh thiện. Sự Thật là vĩnh cửu, trong khi tất cả chúng sinh kể cả thần thánh đều là qua đường mà thôi."

Ngự y Charaka chen vào: "Chúng tôi không nói về các vị thần thánh, mà chỉ nói riêng về Thượng Đế thôi, có nghĩa là tự có thiên tính. Đức Phật đã dạy gì về Thượng Đế?

Vua Kanishka thêm vào: "Chúng tôi muốn nói là Thượng Đế, không theo nghĩa là nguyên tắc của sự hiện hữu trong đạo Bà La Môn đâu; cũng không vừa là một vị Thần vừa là người thiết lập ra vũ trụ như của Ishvara, mà Thượng Đế ở đây có nghĩa là sự tốt lành, là chân lý, là sự công bình, như tình yêu vậy?  Thượng Đế trong ý nghĩa này có thật hay không? L giấc mơ hay là hiện thực? Là gì vậy và làm sao chúng ta biết về điều đó? “

Muốn trả lời được câu hỏi của quý vị chắc sẽ phải cần cả một cuốn sách. Nhưng tôi sẽ nói ngắn gọn. Chắc chắn rồi, Thượng Đế trong cái nghĩa này là một thực thể. Thượng Đế trong ý nghĩa này là một đạo luật tốt đẹp chính nó hình thành nên sự hiện hữu, chính nó dẫn cuộc sống tiến lên từng bước một, hướng tới mục tiêu cao nhất - mục tiêu đó là sự giác ngộ. Chính sự chấp nhận định luật tự nhiên này cho chúng ta ánh sáng của những điều kiện về sự hiện hữu của chúng ta và cũng có thể nói ánh sáng đ mang đến cho chúng ta khả năng tìm ra chính đạo; người ta gọi đó là Pháp thân, Dharmakaya; một hình thức của đạo pháp; hoặc còn được gọi là A Di Đà Vô Lượng Quang , cội nguồn của ánh sáng vô lượng, và còn được gọi bằng vài tên khác nữa đấy. Thông thường thì theo cái "kết quả tương ứng, không thể thay đổi" mọi vật trong thiên nhiên đều có liên hệ đến sự phúc lạc của việc làm tốt hay sự tai hại của việc làm sai lầm.

 “Như thế thì một người không phải sanh ra đã là một vị Phật, mà người ấy chỉ có thể trở thành Phật bằng cách đạt tới Giác Ngộ.” Nhà vua thắc mắc
 “Đúng như vậy”, ông Açvaghosha trả lời. “Chân lý tối thượng không phải là sản phẩm của tâm; chân lý tối thượng là trường tồn bất biến.”

Thích Ca Mâu Ni đã đạt đến Giác Ngộ và vào thời ấy có rất nhiều người tuy đã chính mắt nhìn thấy Ngài, nhưng họ đã không nhìn thấy Vị Phật ở Ngài. Trong khi bây giờ, dù cho Ngài đã nhập Đại Niết Bàn từ lâu, có rất nhiều người không bao giờ nhìn thấy thân xác của Ngài, nhưng chỉ nhờ có lòng tin mà vẫn có thể thành thực nói là đã nhìn thấy Phật, vì họ có thể cảm nhận được Phật bằng tâm linh của họ.”

 “Như vậy Vô Lượng Quang là nguyên tắc của sự hiện hữu gần giống như của La Môn chăng? Ông Charaka chất vấn.

"Trong La Môn thì đósự nhân cách hoá nguyên tắc của hiện hữu," ông Açvaghosha trả lời, "Vô Lượng Quangcăn bản của sự hiện hữu. Vô Lượng Quang là định luật tự nhiên bất biến của thực chất. Bất cứ một sinh vật nào khi trở thành hiện hữu, nó có khuôn khổ của đời sống của nó, phát triển đời sống đó, tự phát tiết ra những sự đồng dạng và những quy tắc trong cả hai thế giới thực tại và tư tưởng. Nó là nguồn gốc của sự chí lý và công bình, của khoa học và đạo đức, của triết học và tín ngưỡng.  Sự thông thái của Thích Ca chỉ là một tia của vừng ánh sáng, nhưng lại là một tia sáng mạnh mẽ nhất, rõ ràng nhất, sáng tỏ nhất và tinh khiết nhất. Ngài là tia sáng chiếu đến thế giới này, đến quốc gia này cho riêng chúng ta. Khi thuệ xuất hiện ở bất cứ nơi nào, thì chỗ đó có sự biến hóa, dù ít nhiều, dù không đầy đủ, đó là ánh sáng của A Di Đà.

"Nhưng sự hiện hữu," Charaka nói thêm vào, "lại khác với định luật tự nhiên. Sự hiện hữu là một chuyện và sự thường tình trong khuôn khổ lại là một chuyện khác. Có một câu hỏi rất lý thú là, cuộc sống tự nó là sai hay không sai. Nếu cuộc sống là sai, thì vui sống là tội lỗi, việc làm cho nâng cao giá trị đời sống, kể cả sự sinh sản nối tiếp đời sống, lỗi lầm, và cả tình yêu, tình yêu vợ chồng, cũng trở nên nguyên nhân cho sự ăn năn hối cải."

"Hãy đánh dấu lấy giáo lý này, hỡi người trẻ tuổi cao quý, và hành động cho thích ứng," Açvaghosha trả lời. "Tôi đọc được trong mắt anh một bí mật trong thâm tâm khiến anh bộc lộ ra nghi vấn này. Sự tốt lành là một thực tế nhiện diện trong cả sự hiện hữu và không hiện hữu.  Gọi nó là Thượng Đế hay A Di Đà, hoặc Tối Cao, hoặc vĩnh cửu và vô tác,  định luật bất biến, vô-thân, không có gì hay không hiện hữu, chỉ vì nó không vững chắc hay không có vật chất, cũng không cảm nhận thực được bằng các giác quan, nhưng nó có đó, nó là tâm linh  và có thể được khám phá ra bằng tâm tri ; nó có đó, tiềm ẩn trong mọi hiện hữu tự nhiên bất biến cũng như thường tình cần thiết của thể chất; nó là quy luật và và quy chế cho tất cả mọi thứ kể cả những ý nghĩ

Nó có mặt ở khắp nơi, ở mọi thời điểm trong vũ trụ, vô hình, rất tinh tế, như một hương thơm thấm đẫm căn phòng. Bất cứ cái gì làm cho sự xuất hiện của nó như một thực tại cụ thể là nhờ ảnh hưởng từ hương thơm của nó và không gì có thể thoát khỏi cái ảnh hưởng đó. Không những tự nó hiện hữu, mà còn là từ trong thâm cung của sự hiện hữu; nó là cái mang hình thể tuyệt đối đến cho chúng sinh, khuôn đúc lại và xác định nhân sinh theo những trạng huống khác nhau.

Ta có Vô Lượng Quang A Di Đà trong hai khía cạnh, một là sự hình thành của hiện hữu đặc thù và khía cạnh kia là thể luật chung của các loại phổ quát. Cái riêng biệt là việc nhận thức được luật phổ quát; và cái định luật phổ quát lại tạo dựng một loại đặc thù riêng biệt, và cho nó một cá tính nhất định. Không có cái này thì không có cái kia. Đặc thù nhất là trạng thái của vô minh; bởi vì tất cả đời sống đều bắt đầu từ vô minh; mà sự phổ quát không thôi là sự hiện hữu chưa được công nhận; nên nó có vẻ như là không có sự tồn tại.  Do đó việc hưởng thụ cuộc sống không phải là sai lầm và tình yêu vợ chồng không phải là nguyên nhân cho sự ăn năn, hối cải, nếu là tình yêu đúng chỗ, chân thật, không ngăn cản được và lm cho mỗi cá nhân sẵn sàng chịu đựng những gánh nặng của người kia.

"Đức Phật không đề cập tới Thượng Đế, vì cái định luật đúng chuyển hóa trong sự Giác Ngộ không phải là một người nào đó, không phải là một thực thể, không phải là một bản ngã, thậm chí cũng không phải là một hồn ma. Khi không có hồn ma, thì cũng chẳng có một hồn Chúa”

Ông Charaka nói: "Bây giờ tôi hiểu được hình ảnh của Đức Phật với hai người hầu cận đứng hai bên, Một người như là Tình Yêu Đặc biệt ngồi trên lưng voi và người kia như là Trí Huệ Phổ quát ngự trên con sư tử. Ông Ananda, người học trò yêu thích phục vụ, và ông Kashyapa (Ca Diếp), người đệ tử tinh thông triết lý đã theo kịp ông thầy của họ và nắm được cái tiêu biểu trong học thuyết của Thầy từ hai khía cạnh đối nghịch và tương phản lẫn nhau. "

"Những người nào tự hành xác họ," Ông Açvaghosha nói tiếp, "là đã không hiểu giáo lý. Chúng ta không phải là những linh hồn - bản ngã. Vì vậy khi tư tưởng một cá nhân đã thoát đi, nếu cho đó là sự cứu rỗi của linh hồn - bản ngã, thì đó là một tà giáo và cũng là một ảo tưởng.  Chúng ta phải chung lưng lại với nhau và mọi người phải làm việc để cứu độ nhân loại. Vi vậy, tôi thích so sánh học thuyết của Đức Phật như một con tầu lớn hay như một cỗ xe lớn, Mahâyâna - trong đó có đủ chỗ cho tất cả mọi tầng lớp đám đông chúng sinh và chính chúng ta những người chèo lái phải cứu vớt hoặc phải cùng tan biến với họ.

Ngự y Charaka đưa tay ra, nói:. "Xin cảm tạ Ngài, kính thưa Ngài, về việc đã soi sáng cho tôi. Tôi đã đi tìm sự an bình cho thâm tâm ở một tu viện, nhưng lòng yêu thương cuộc sống, lòng yêu thương Thượng Đế, lòng yêu thích kiến thức, tình yêu trong trái tim tôi, tất cả đã đẩy tôi trở lại với thế giới. Là ngự y, tôi đã được xem là hữu ích cho nhà vua Kanishka, có thể cũng còn là một người bạn, và là một đệ tử của Như Lai.  Vấn đề ở trước mặt là, không biết là việc tôi tiếp tục có mặt trên thế giới này, tiếp tục là một gia trưởng, tiếp tục được phép có cá tính riêng, có ái dục, thực trạng, có sự chia sẻ trong cuộc sống bên lề hoàn cầu bao la, tâm linh, và lý tưởng, có đúng cho tôi không."

"Đừng coi thường cá tính khác biệt, ái dục, và thực trạng," Ông Açvaghosha trả lời. "Trong cái cơ thể vật chất chân lý tốt đẹp, tình yêu và tính chân thực đã thành hiện thực.  Sự hiện hữu nếu nó chỉ là sự tồn tại, có số lượng mà không có phẩm chất, là vô giá trị và đáng khinh bỉ. Người khôn ngoan xem thường nó. Ái dục, nếu không có giá trị tâm linh, thì là thô bỉ có vẻ vũ phu. Nhưng sự hiện hữu tự nó không phải là sai lầm, cũng như sự gợi cảm không phải là không có ićh .

Ái dục, trong cái tính chất đặc thù của nó, nếu là khát vọng thúc đẩy thật tình, trở nên hiến dâng trong tâm linh. Hãy nghĩ xem một nụ hôn của tình yêu đích thực thánh thiện làm sao; liên hệ chồng vợ thiêng liêng như thế nào. Trong tính chất đặc thù tính phổ quát phải được nhận rõ, sự tốt đẹp trừu tượng chỉ trở nên rõ ràng trong những bước thăng trầm của cuộc sống thực tế. "

"Nếu tôi có thể phục vụ Đức Phật như một gia trưởng, tham vọng cao nhất của tôi sẽ là em rể của Vua Kanishka," Charaka trả lời.

"Tôi biết điều đó," Açvaghosha nói với một nụ cười, "vì những cảm xúc trong tim của bạn đã phản ảnh ra trong đôi mắt của bạn. Hãy về nhà chào đón em gái của vua với một câu nói của Đức Thế Tôn, và khi bạn đã thành hôn cầu cho hạnh phúc của bạn được tương xứng với công đức của bạn, hay thậm chí còn nhiều hơn và tốt hơn. Học thuyết của Đức Phật không bị tuyệt diệt, không phải hư vô, là sự giải thoát trái tim con người ra khỏi những xiềng xích của sự ích kỷ và ra khỏi sự cô lập của một bản ngã riêng biệt. Nó không phải là sự đè nén hay xóa bỏ tình yêu, niềm vui, và những quan hệ gia đình, sự hoàn hảo và thánh hóa; không phải là một sự chấm dứt của cuộc sống, nhưng sự chấm dứt của ngu dốt, lười biếng, ý xấu. Vì sự giác ngộ, mới chính là mục tiêu và sự kết thúc của đời sống.

Sau một lúc im lặng ông Açvaghosha trầm ngâm nói thêm: "Sự thật càng được truyền rộng ra, các mối quan hệ và điều kiện càng được chuyển hoá từ sự Giác Ngộ.  Ngay cả những sinh vật ngu đầncó bản chất vô tri vô giác cũng khao khát cho sự giải thoát sắp đến với họ.”

"Lời dậy dỗ của Ngài đã mang phúc lợi cho tôi", vua Kanishka nói với nhà triết học, rồi quay qua vua của nước Ma Kiệt Đà, ông nói tiếp, "nhưng người bạn cao quý của tôi và cũng là ông chủ nhà này vẫn là con nợ của tôi. Vì ngài Açvaghosha tuổi đã cao thấy mình không thể theo tôi đến Gandhâra, cho nên vua Magadha đây có bổn phận phải thay thế vào đó một người khác tôi có thế chấp nhận được.  Bây giờ, có một cách giải quyết các bó buộc của ông với tôi. Cách giải quyết đó có thể thực hiện được nếu con gái của ngài, công chúa Bhadraçrî bằng lòng chấp nhận lời cầu hôn của tôi và đi cùng với tôi về Gandhara như là người vợ và nữ hoàng của tôi! "

" Người bạn tháng tám của tôi," vua Sabahu của Magadha trả lời: "Ta biết nàng công chúa kính phục bạn nghĩa cử anh hùng bạn đã biểu lộ ra trong trận chiến, sự khôn ngoan bạn đã thể hiện trong những buổi họp thảo luận, và lòng khoan dung mà bạn đã đối xử với kẻ thù đã bị bạn đánh bại. Cô ta thấy trong bạn không những chỉ riêng lý tưởng cho hoàng tộc mà còn phục hồi được tài sản của cha cô ấy, bạn xứng đáng với lòng biết ơn chân thành nhất của cô ấy.  Nhưng không ai khác ngoài chính bạn là người làm cho lòng ngưỡng mộ của cô ta nẩy nở thành tình yêu nồng nàn và sự tận tâm dâng hiến như của người vợ đấy. "

http://www.sacred-texts.com/bud/ami/ami10.htm 


Phỏng dich January 2015 by Kim Morris

************************************************************
Xin mời đọc nguyên bản và các mục kế tiếp trong link :

1 comment:

  1. " Người bạn tháng tám của tôi" có nghĩa là khả kính. August có nghĩa
    là hoàn hảo, tốt, khả kính.

    ReplyDelete