Tuesday, July 10, 2012

Amitabha, The Unbounded Light - A Di Đà


Một Vị Tì-Kheo tới bên Đức Thế Tôn, tâm rung động, trong lòng tràn đầy ngờ vực.

Vị đệ tử vấn Ngài “ Kính Phật, Ngài Cao Quý, Đức Thế Tôn, chúng con làm cách nào từ bỏ khóai lạc trần gian, nếu Ngài không cho phép chúng con dùng phép lạ và đạt mức siêu nhiên?  Có phải A Di Đà, Vô Lượng Quang, là nguồn năng của bao nhiêu phép nhiệm màu?
Đức Thế Tôn, cảm nghiệm sự nôn nóng của một đệ tử khao khát tìm lẽ thật, nói: “ Này, Sadi, mt trong nhiều Sadi hiện vẫn còn lặn lội trong cõi ta bà. Bao lâu nữa ngươi sẽ nắm được sự thật? Ngươi chưa hiểu rõ những lời của Như Lai. Luật nhân qủa không thể nào phá vỡ được, những lời cầu nguyện không có hiệu lực, vì chúng chỉ là những câu xin trống rỗng.”

Đệ tử hỏi lại: “ Ngài nói là không có những phép lạ và nhiệm mầu sao?”
Đức Thế Tôn trả lời: “Có phải những từ ngữ như tuyệt vời, bí ẩn, phép lạ, cũng dùng để chỉ một người phạm tội trở thành thánh thiện. Vì đạt tới giác ngộ người đó tìm được chân lý và từ bỏ lòng vị kỷ đen tối?”

“Một tì kheo khi từ bỏ khóai lạc tạm thời để đạt tới thường hằng thánh thiện là người đã thực hiện một phép lạ thật sự. Một thánh nhân biến đổi nghiệp xấu thành ân phúc. Việc thực hành phép lạ có khi cũng chỉ vì ham vọng bề ngoài thôi. Người khất thực không nghĩ rằng: “Ta hẳn phải được chào đón; tuy bị người đời khinh thường, nhưng không lấy làm khó chịu. Người khất thực đó không bị ám ảnh bởi điềm dở, sao băng, ác mộng, và dấu hiệu; người này không mang ác ý. A Di Đà, Vô Lượng Quang, là nguồn ánh sáng của trí tuệ, đức hạnh, của Phật. Những hành động của phù thuỷ là gian dối. Ngược lại có gì nhiệm mầu, bí ẩn, phi thường hơn là quang minh của A Di Đà?”

“Kính Đức Thế Tôn, thế những gì hứa hẹn về một cõi cực lạc chỉ là mơ hồ và không thật sao?”

“Một hứa hẹn gi?” Đức Phật hỏi lại. Đệ tử trả lời: “ Tây Phương có một thế giới cực lạc, được trang bằng bẩy báu. Có bể nước trong sáng với cát vàng, lối đi trải đầy hoa sen. Tiếng nhạc lẫy lừng, hoa đẹp rơi xuống ba lần trong ngày. Những con chim ca hát hoà vui diễn Pháp; và chúng sanh khi nghe tiếng chim thẩy đều niệm Phật, niệm Pháp, niệm Tăng.  Những con chim đó không do tội báo sinh ra, vì cõi đó không có ba đường dữ. Người nào thành tâm niệm danh hiệu “Phật A Di Đà” đến lúc lâm chung, Đức Phật A Di Đà cùng hàng Thánh chúng hiện thân ở trước người đó và sẽ được hoàn toàn an tịnh.”


Đức Phật giảng: “ Sự thật có một cực lạc giới như vậy. Nhưng thế giới siêu linh đó chỉ dành cho những người có đời sống tâm linh. Chúng sanh cho đó nơi ở phương Tây. Có nghĩa là ngươi hãy nhìn về hướng có những vị giác ngộ. Khi mặt trời lặn, chúng ta rơi vào màn đêm là lúc Mara, quỷ ám, hiện ra muốn chôn vùi thân chúng ta trong nghĩa địa. Màn đêm không khác chi là huỷ diệt. Nhưng nơi chúng ta tưởng có huỷ diệt thì chính lại là nơi ánh sáng vô tận chói sáng khởi nguồn cho sức sống không ngừng.

“Con hiểu rồi”, Kính Đức Thế Tôn, như vậy Tây Phương Cực Lạc Thế giới thật ra không hiện hữu.”

“Nghĩa cực lạc theo ta,” Đức Phật tiếp theo, “ rất đẹp, những từ ngữ, hình dung của thế tục vẫn không đủ để để nói đến tráng lệ của nơi đó. Thật sự thế giới cực lạc này có ngoài sự tưởng tượng của ngươi. Khi trì tụng danh hiệu A Di Đà một lòng không tạp loạn, tâm trong sáng và chỉ lo làm việc thiện, người đó sẽ được vô cõi Tây Phương Cực Lạc. Ta nói thí dụ, Như Lai đây tuy vẫn còn mang thân tứ đại nhưng Như Lai đang ngự nơi TP Cực Lạc . Như Lai vì các chúng sanh mà nói Pháp này để chúng sanh cũng vì thế mà sanh vào cõi tịnh độ an lạc.”

Vị đệ tử xin Phật: “Kính lạy Đức Thế Tôn, xin hãy chỉ dẫn con cách thiền định nào cho tâm con được vào cõi tịnh độ?”

Đức Phật nói: “ Có năm phương thức thiền. Thứ nhất là thiền trên lòng từ ái. Dựa trên lòng từ ái ngươi phải chuyển tâm mong muốn cho tất cả chúng sinh được sung túc và phúc lợi, kể cả hạnh phúc của kẻ thù “

"Phuơng thức thiền thứ hai là thiền định trên thương hại, trong đó ngươi quán tới chúng sinh đang bị nạn, sinh động trong trí tưởng tượng của ngươi những sầu não lo âu của họ để khởi lên lòng từ bi đến với họ.”

“Thiền thứ ba là thiền trên niềm vui trong đó ngươi quán tới sự thịnh vượng của người khác và vui chung với họ.”

"Thiền thứ tư là các thiền trên tạp chất, trong đó ngươi xem xét những hậu quả xấu xa của tham nhũng, ảnh hưởng của những sai lầm và tệ nạn. Những tầm thường của hoan lạc trong chốc lát dẫn tới hậu quả chết chóc.”

"Thiền thứ năm là thiền định về thanh thản, trong đó ngươi đạt qua khỏi yêu và ghét, độc tài và trói buộc, sự giàu có và thèm muốn, số phận của riêng ngươi với trầm tĩnh vô tư và yên tịnh hoàn hảo.”

"Một đệ tử thật lòng theo Đức Như Lai không đặt tin tưởng trên phong dạng hoặc nghi lễ, nhưng còn từ bỏ ý tưởng tự lệ thuộc vào mình, mà hãy để hết tâm vào A Di Đà, ánh sáng vô biên của chân lý."

Đức Thế Tôn sau khi đã giảng thuyết A Di Đà, Kinh Vô Lượng Quang, nhìn vào tâm của đệ tử  và thấy vẫn còn một số nghi ngờ lo âu. Đức Thế Tôn nói: "Con còn các thắc mắc nào làm tâm nặng trĩu, hãy đem ra trình bày với Thầy đi con.”

Vị đệ tử nói: " Một tu sĩ khiêm tốn, tự thánh, có thể có được tài năng của trí tuệ siêu nhiên gọi là Abhinnas và những năng lực siêu nhiên được gọi là Iddhi? Xin Ngài Hiển thị cho con về Iddhipada, đường dẫn đến trí huệ cao nhất. Mở cửa cho con những Jhanas những phương tiện có được trí định huệ, thiền định toàn tâm. Đức Thế Tôn hỏi lại: “Abhinnas , những thần thông nào? '
Vị đệ tử trả lời: "Có sáu Thần thông: Thiên nhãn thông; Thiên nhĩ thông; thân như ý thông ; túc mệnh thông; tha tâm thông; lậu tận thông.”

Và Đức Thế Tôn trả lời: "Đây là những điều kỳ diệu, nhưng quả thật, ai cũng có thể đạt được. Hãy xem xét khả năng tâm trí của riêng mình. Ngươi ở xa nhà hơn hai trăm dặm, khi nhớ tới nhà là ngươi có thể hình dung trong trí và thấy rõ chi tiết ngôi nhà của cha ngươi không? Có phải với nhãn thức của ngươi, ngươi thấy cái rễ của một thân cây đang rung chuyển tuy không bị gẫy bởi gió mạnh? Người thu gặt các loại thảo mộc qua tâm trí của họ khi nhìn thấy loại rễ, cành, qủa, lá, họ biết công dụng của chúng? Người thấu hiểu ngôn ngữ, khi muốn dùng họ hiểu nghĩa của từng chữ và nguồn gốc của nó. Hơn nưã Như Lai thấu hiểu bản chất của mọi vật; Như Lai nhìn sâu vào tâm thức và đọc được ý nghĩ của chúng sinh. Như Lai thông biết tiến hoá của sự vật và thấy trước kết thúc của chúng sinh.

Vị Đệ Tử :” Thế Như Lai dạy rằng người ta có thể đạt hạnh thần thông qua thiền định.”   Đức Thế Tôn hỏi ngược lại: “ Những trạng thái thiền định nào có thể đem tới thần thông?”

Vị Đệ Tử trả lời:  "Có bốn trạng thái thiền định. Đầu tiên là cô lập, từ bỏ các ham dục; thứ hai là giữ tâm an lạc; thứ ba là một thích thú hướng về tâm linh; thứ tư là đạt tới một trạng thái an bình trong sáng vượt khỏi hỉ nộ ái ố.”

“Tốt, Đệ Tử của Ta” Đức Thế Tôn vui mừng. “Hãy tỉnh táo, từ bỏ các thực hành sai lầm nó chỉ làm trì trệ tâm trí.” Vị Đệ Tử kêu lên: “Xin Đức Thế Tôn tha cho con, chỉ vì con có đức tin mà không có sự hiểu biết và con đang đi tìm chân lý. Bạch Thế Tôn, Như Lai, Ngài Bổn Sư, xin truyền dạy cho con 4 thần lực tuyệt đối.

Đức Thế Tôn truyền dạy: “ Có bốn phương tiện để đạt tới trạng thái Iddhipada: Ngăn chặn bản tính xấu. Chôn vuì tính xấu đã sinh ra. Lộ hiện những bản tính tốt đẹp. Tăng trưởng những  tính tốt. Tìm kiếm với sự chân thành, kiên trì trong sự tìm kiếm này. Và cuối cùng, con sẽ tìm ra chân lý của sự thật.”

Kim Morris – dịch dựa theohttp://www.sacred-texts.com/bud/btg/btg61.htm

Iddhipada: Ai phát triển được 4 thần lực tuyệt đối (Iddhipàda) là An định (hay nhất tâm) tinh tấn, nhẫn nại, và minh sát, thì người ấy có thể làm chủ hoàn toàn được vận mạng của chính mình. Nếu muốn kéo dài tuổi thọ, họ cũng có thể làm được!”
                                     
                                    AMITABHA, THE UNBOUNDED LIGHT

ONE of the disciples came to the Blessed One with a trembling heart and his mind full of doubt. And he asked the Blessed One: "O Buddha, our Lord and Master, in what way do we give up the pleasures of the world, if thou forbiddest us to work miracles and to attain the supernatural? Is not Amitabha, the infinite light of revelation, the source of innumerable miracles?"

And the Blessed One, seeing the anxiety of a truth seeking mind, said: "O savaka, thou art a novice among the novices, and thou art swimming on the surface of samsara. How long will it take thee to grasp the truth? Thou hast not understood the words of the Tathagata. The law of karma is unbreakable, and supplications have no effect, for they are empty words."

Said the disciple: "Sayest thou there are no miraculous and wonderful things?"

The Blessed One replied: "Is it not a wonderful thing, mysterious and miraculous to the worldling, that a man who commits wrong can become a saint, that by attaining true enlightenment he will find the path of truth and abandon the evil ways of selfishness? The bhikkhu who renounces the transient pleasures of the world for the eternal bliss of holiness, performs the only miracle that can truly be called a miracle. A holy man changes the curses of karma into blessings. But the desire to perform miracles arises either from covetousness or from vanity. The mendicant does right who does not think: "People should salute me; who, though despised by the world, yet cherishes no ill-will towards it. That mendicant does right to whom omens, meteors, dreams, and signs are things abolished; he is free from all their evils. Amitabha, the unbounded light, is the source of wisdom, of virtue, of Buddhahood. The deeds of sorcerers and miracle-mongers are frauds, but what is more wondrous, more mysterious, more miraculous than Amitabha?"

"But, Master," continued the savaka, is the promise of the happy region vain talk and a myth?"

"What is this promise?" asked the Buddha; and the disciple replied:

"There is in the west a paradise called the Pure Land, exquisitely adorned with gold and silver and precious gems. There are pure waters with golden sands, surrounded by pleasant walks and covered with large lotus flowers. Joyous music is heard, and flowers rain down three times a day. There are singing birds whose harmonious notes proclaim the praises of religion, and in the minds of those who listen to their sweet sounds, remembrance arises of the Buddha, the law, and the brotherhood. No evil birth is possible there, and even the name of hell is unknown. He who fervently and with a pious mind repeats the words 'Amitabha Buddha' will be transported to the happy region of this pure land, and when death draws nigh, the Buddha, with a company of saintly followers, will stand before him, and there will be perfect tranquility."

"In truth," said the Buddha, "there is such a happy paradise. But the country is spiritual and it is accessible only to those that are spiritual. Thou sayest it lies in the west. This means, look for it where he who enlightens the world resides. The sun sinks down and leaves us in utter darkness, the shades of night steal over us, and Mara, the evil one, buries our bodies in the grave. Sunset is nevertheless no extinction, and where we imagine we see extinction, there is  boundless light and inexhaustible life."

"I understand," said the savaka that the story of the Western Paradise is not literally true."
"Thy description of paradise," the Buddha continued, "is beautiful; yet it is insufficient and does little justice to the glory of the pure land. The worldly can speak of it in a worldly way only; they use worldly similes and worldly words. But the pure land in which the pure live is more beautiful than thou canst say or imagine. However, the repetition of the name Amitabha Buddha is meritorious only if thou speak it with such a devout attitude of mind as will cleanse thy heart and attune thy will to do works of righteousness. He only can reach the happy land whose soul is filled with the infinite light of truth. He only can live and breathe in the spiritual atmosphere of the Western Paradise who has attained enlightenment. I say to thee, the Tathagata lives in the pure land of eternal bliss even now while he is still in the body. The Tathagata preaches the law of religion unto thee and unto the whole world, so that thou and thy brethren may attain the same peace, the same happiness."

Said the disciple: "Teach me, O Lord, the meditations to which I must devote myself in order to let my mind enter into the paradise of the pure land."

Buddha said: "There are five meditations. The first meditation is the meditation of love in which thou must so adjust thy heart that thou longest for the wealth and welfare of all beings, including the happiness of thine enemies.

"The second meditation is the meditation of pity, in which thou thinkest of all beings in distress, vividly representing in thine imagination their sorrows and anxieties so as to arouse a deep compassion for them in thy soul.
"The third meditation is the meditation of joy in which thou thinkest of the prosperity of others and rejoicest with their rejoicings.

"The fourth meditation is the meditation on impurity, in which thou considerest the evil consequences of corruption, the effects of wrongs and evils. How trivial is often the pleasure of the moment and how fatal are its consequences!

"The fifth meditation is the meditation on serenity, in which thou risest above love and hate, tyranny and thraldom, wealth and want, and regardest thine own fate with impartial calmness and perfect tranquility.

"A true follower of the Tathagata founds not his trust upon austerities or rituals, but giving up the idea of self relies with his whole heart upon Amitabha, which is the unbounded light of truth."
The Blessed One after having explained his doctrine of Amitabha, the immeasurable light which makes him who receives it a Buddha, looked into the heart of his disciple and saw still some doubts and anxieties. And the Blessed One said: "Ask me, my son, the questions which weigh upon thy soul."

The disciple said: "Can a humble monk, by sanctifying himself, acquire the talents of supernatural wisdom called Abhinnas and the supernatural powers called Iddhi? Show me the Iddhi-pada, the path to the highest wisdom. Open to me the Jhanas which are the means of acquiring samadhi, the fixity of mind which enraptures the soul. And the Blessed One said: "Which are the Abhinnas?"
The disciple replied: "There are six Abhinnas: The celestial eye; the celestial ear; the body at will or the power of transformation; the knowledge of the destiny of former dwellings, so as to know former states of existence; the faculty of reading the thoughts of others; and the knowledge of comprehending the finality of the stream of life."

And the Blessed One replied: "These are wondrous things; but verily, every man can attain them. Consider the abilities of thine own mind; thou wert born about two hundred leagues from here and canst thou not in thy thought, in an instant travel to thy native place and remember the details of thy father's home? Seest thou not with thy mind eye the roots of the tree which is shaken by the wind without being overthrown? Does not the collector of herbs see in his mental vision, whenever he pleases, any plant with its roots, its stern, its fruits, leaves, and even the uses to which it can be applied? Cannot the man who understands languages recall to his mind any word whenever he pleases, knowing its exact meaning and import? How much more does the Tathagata understand the nature of things; he looks into the hearts of men and reads their thoughts. He knows the evolution of beings and foresees their ends."

Said the disciple: "Then the Tathagata teaches that man can attain through the Jhanas the bliss of Abhinna." And the Blessed One asked in reply: "Which are the Jhanas through which men reaches Abhinna?"
The disciple replied: "There are four Jhanas. The first Jhana is seclusion in which one must free his mind from sensuality; the second Jhana is a tranquility of mind full of joy and gladness; the third Jhana is a taking delight in things spiritual; the fourth Jhana is a state of perfect purity and peace in which the mind is above all gladness and grief."

"Good, my son," enjoined the Blessed One. "Be sober and abandon wrong practices which serve only to stultify the mind." Said the disciple: "Forbear with me, O Blessed One, for I have faith without understanding and I am seeking the truth. O Blessed One, O Tathagata, my Lord and Master, teach me the Iddhipada."

The Blessed One said: "There are four means by which Iddhi is acquired: Prevent bad qualities from arising. Put away bad qualities which have arisen. Produce goodness that does not yet exist. Increase goodness which already exists.-Search with sincerity, and persevere in the search. In the end thou wilt find the truth."
****************************************

No comments:

Post a Comment