Tuesday, April 10, 2012

Achema – Vipassana


Thiền Quán

Có một số căn bản về thiền định. Số một, thiền định không phải sự tập trung mà là sự buông thả.... buông thả đơn thuần cho riêng mình. Càng buông thả, càng cảm thấy mình rộng mở, dễ thâu nhận. Ta bớt cứng cỏi, dễ đáp ứng hơn....và đột nhiên hiện hữu bắt đầu xâm chiếm bạn. Ta không còn là một tảng đá vô tri, ta đã cởi mở tất cả. Buông thả có nghĩa là tự cho phép mình không làm gì cả, vì nếu còn làm một chuyện gì, sự căng thẳng sẽ vẫn còn tiếp tục. Thiền định là trạng thái không làm gì. Ta đơn thuần buông thả, thưởng thức cảm giác cuả sự buông thả. Buông thả trong chính ta, nhắm mắt lại, cứ nghe những diễn tiến ở xung quanh. Không cần để bị bất cứ cái gì lôi cuốn. Khi cảm thấy bị lôi cuốn, chia trí thì cái đó là sự hủy hoại, ta đang từ bỏ cái huyền diệu. Huyền diệu đến với ta trong hình thức một con chim. Đừng xua đuổi nó. Sự huyền diệu đến gõ cửa ta trong hình thức con chim. Lát sau nó đến trong hình thức con mèo, một đứa trẻ đang khóc nức nở, hay một người điên đang cười. Đừng phủ nhận, cũng đừng loại bỏ nó. Chấp nhận huyền diệu trong hình dạng đã đến .
Chấp nhận….. nếu ta từ chối bất cứ cáita sẽ trở nên căng thẳng. Tất cả  những loại bỏ tạo nên căng thẳng. Hãy chấp nhận. Nếu ta muốn buông thả, căn bản là sự chấp nhận. Hãy chấp nhận bất cứ việc xảy ra chung quanh ta và để mặc cho nó thành một khối bất biến. Nó là….. ta có thể biết hay không, nhưng mọi việc đều có liên hệ bên trong. Những con chim này, những đoá hoa, cây cối, mặt trời, mặt trăng, bầu trời, trái đất, bạn, tôi…. tất cả liên hệ với nhau. Đó là một kết hợp bất biến. Nếu mặt trời biến mất, cây cối sẽ biến mất, bông hoa sẽ biến mất, chim chóc sẽ biến mất, ngay chính ta cũng không thể có mặt để đọc thư này. Ta cũng sẽ biến mất. Đó là sinh thái. Mọi việc liên hệ sâu đậm với mọi việc khác. Cho nên đừng chối bỏ bất cứ cái gì, vì bất cứ khi nào ta bắt đầu chối bỏ, là ta cũng đang từ bỏ cái gì trong chính ta. Khi ta chối bỏ những con chim đang líu lo hót cái gì đó trong ta cũng bị chối bỏ theo.  
Nếu ta phủ nhận, không chấp nhận cái nhìn của người khác, nếu ta bị phân tâm, nếu bạn thấy giận dữ, ta đang chối bỏ cái gì đó bên trong ta. Chỉ cần lắng nghe lại tiếng chim mà không bị chia trí, nổi giận, và đột nhiên ta sẽ thấy con chim đó ngay trong những đáp ứng của ta. Rồi những con chim đó không còn là kẻ xa lạ, kẻ xâm nhập......đột nhiên toàn thể sự hiện hữu trở thành một gia đình. Đây, và ta gọi một người có tín ngưỡng là người đã đạt tới sự hiểu biết rằng toàn khối hiện hữu là một gia đình.  Người này có thể không đi nhà thờ, tu viện hay chùa chiền, người này có thể không cầu nguyện tại bất kỳ đền thờ Hồi giáo nào...điều đó chẳng sao, không đáng đề cập tới. Nếu ta làm gì, tốt, cũng được; nếu không làm gì, cũng tốt, chẳng sao. Nhưng khi ai đã hiểu sự kết hợp nguyên chất của toàn thể là có tính cách cố định họ thường trực có mặt trong nhà thờ, chùa, đền hồi giáo, họ cũng thường trực đối diện với những sự việc linh thiêng và huyền diệu.
Nhưng khi ta lập đi lập lại những ngôn từ thiêng liêng nào đó ta sẽ không nghĩ là những con chim ngu ngốc. Nếu ta lập đi lập lại những gì vô nghĩa, hay suy nghĩ về vài trò đố vui....ta có thể gọi đó là triết học, tôn giáo....thì những con chim trở thành sự phân tâm.  Tiếng hót của chim đơn thuần huyền diệu. Chúng không nói gì, chỉ giản dị líu lo thoả thích.  Tiếng hót của không có nghĩa gì ngoài dấu hiệu của năng lực tràn đầy .  Chúng muốn chia xẻ với hiện hữu, với cây cối, với bông hoa, và với ta. Chúng không có gì để nói, chính chúng thản nhiên ở đó.
Nếu ta nghỉ ngơi, thanh thản, ta chấp nhận; chấp nhận sự hiện hữu là một cách độc nhất để thư giãn. Nếu những chuyện nhỏ nhoi nào làm ta phiền phức, đó chính là thái độ của ta làm ta phiền hà. Ngồi im lặng; lắng nghe tất cả những gì đang xảy ra chung quanh ta, và thả lỏng. Chấp nhận, thư giãn....và đột nhiên ta cảm thấy luồng năng lực bao la phát triển ở trong ta. Năng lượng này sẽ được cảm nhận đầu tiên như sự sâu đậm khi ta thở thật sâu, nếu thực tập yoga với hơi thở, ta khởi động một chuyện gì đó, là ta làm một nỗ lực. Nỗ lực đó không cần. Ta chỉ giản dị chấp nhận cuộc sống, buông thả, và đột nhiên ta sẽ thấy hơi thở của ta xuống sâu dần.  Càng buông thả, hơi thở càng đi sâu trong ta. Hơi thở sẽ trở nên chậm chạp, nhịp nhàng, và ta có thể gần như tận hưởng nó; nó cho ta một niềm vui nào đó.  Từ đó ta sẽ cảm nhận hơi thở là nhịp cầu giữa ta và tn thể.
Chỉ cần quán sát (quán chiếu). Đừng làm gì hết.  Khi Achema nói quán  niệm, ta đừng cố quán niệm, nếu không ta sẽ bị căng thẳng trở lại và ta sẽ phải bắt đầu chú tâm vào hơi thở. Đơn thuần buông thả, giữ yên thư giãn, buông thả, và nhìn…..vì ta có thể làm được cái gì khác? Ta ở đó, không có gì cần hoàn tất, mọi chuyện đã được chấp nhận, không có gì bị từ chối, hay loại bỏ, không đối phó, không chiến đấu, không mâu thuẫn, hơi thở xuống sâu …. .ta có thể làm gì đây?  Ta chỉ việc nhìn.  Nên nhớ, ta chỉ đơn giản giữ sự cảnh thức. Đừng tạo nỗ lực để nhìn.  Phật gọi đây là thiền quán – vipassana....sự nhận thức của hơi thở, đừng cố thở ra hay hít vào, đừng làm gì cả. Ta chỉ cần thư giãn để mặc cho hơi thở được tự nhiên..... đi, đến theo lộ trình của riêng nó.......và sẽ có nhiều việc đến sẵn sàng cho bạn xử dụng...Sự Thật sẽ tự lộ diện ra trước ta.
Sự thật đầu tiên ta cảm nhận là sự thở có thể chấp nhận bằng hai lối vì nó là một nhịp cầu. Một phần nhịp cầu nối với ta, phần kia nối với hiện hữu. Vì thế sự thở có thể được hiểu và chấp nhận trong hai cách. Có thể cho là việc tự nguyện. Nếu ta muốn  hít vào thật sâu, ta cũng có thể làm được.  Phần này nối với ta.  Nếu ta không làm gì cả, hơi thở vẫn tiếp tục.  Không cần phải làm gì, sự thở vẫn tiếp tục.  Đây cũng là không tự nguyện.
Phần kia nối với chính sự tồn tại (hiện hữu).  Ta có thể nghĩ tới nó như là ta đang mang nó vào, ta hít vào, hay ta có thể nghĩ ngược lại về nó........nó thở ta.  Và cách kia phải được hiểu vì sự thở sẽ đưa ta đến thư giãn sâu đậm. Đó không phải là ta đang thở, mà tồn tại đang thở ta. Đó là sự tổng hợp vào cùng một thể những gì có cùng công việc (gestalt), nó xảy ra tự nó. Nếu ta tiếp tục thư giãn, cảm nhận tất cả, thư giãn ngay trong chính ta, tự đó, đột nhiên, ta nhận ra ta không còn làm chủ những hơi thở nữa, tự nó đến và đi. Và thật duyên dáng.....với phẩm hạnh như vậy......với sự nhịp nhàng như vậy. Với nhịp điệu hoà đồng như thế. Ai đang làm thế?.... Ta mới nhận thức ra Tồn Tại đang thở ta. Nó đến trong ta, nó rời khỏi ta. Mỗi khoảnh khắc làm ta tươi trẻ lại, mỗi khoảnh khắc làm ta sống còn một lần nữa và lần nữa và một lần nữa.
Achema – Malaysia 2009
Kim Morris lược dịch dịch Feb. 2011

No comments:

Post a Comment