Thiền - Thở
Phật
Cồ Đàm lấy sự thở là nền tảng căn bản. Hơi thở thật sâu, thoải mái, sự cảm thức về nó, mang đến cho ta
đúng thực một im lặng bao la, thư thả, cuối cùng ta chỉ tan chẩy,
hoà nhập và biến mất. Ta không còn là một hòn
đảo biệt lập, ta bắt đầu rung động
với toàn bộ. Rồi ta không còn là
một nốt nhạc lẻ loi mà là một phần của cả ban đại hoà tấu. Sau đó, tâm từ bi phát
sinh. Tâm từ bi chỉ phát sinh khi ta
có thể nhìn thấy mọi người đều liên quan với
ta. Tâm từ bi chỉ phát sinh khi ta
thấy ta là một phần của mọi người và mọi người là môt phần của ta. Không ai đứng riêng rẽ.
Khi ảo tưởng cách biệt rơi mất, lòng từ bi phát suất. Tâm từ bi không phải là khuôn phép.
Trong
kinh nghiệm về nhân loại, cái liên hệ giữa bà mẹ và đứa con là tối cận, gần nhất với lòng từ bi.
Người ta gọi đó là tình yêu, nhưng nó
không nên được gọi là tình yêu. Nó
thiên về từ bi hơn là
tình yêu, vì không
có sự đam mê trong đó. Tình thương yêu của mẹ cho con là gần với tâm
từ bi nhất.
Taị sao? Vì người mẹ từng biết
đứa con tự trong chính bà; đứa bé
đã là một phần của bà. Bà từng
biết đứa con như một phần của
bà và khi đứa con được sanh ra, lớn lên, người mẹ vẫn tiếp tục có một nhịp điệu thầm kín cảm thức với đứa con. Nếu đứa trẻ đau ốm, từ ngàn dặm xa xôi người mẹ lập tức cảm thấy. Bà mẹ có thể không cảm nhận chuyện gì đã xẩy ra nhưng bà sẽ trở thành chán nản; bà có thể
không biết con bà đang đau khổ nhưng bà sẽ bắt đầu đau đớn…. Bà sẽ tạo ra vài lý do tại sao bà đang khổ sở......bụng bà không được yên, bị nhức đầu, hết
cái đau
này tới cái đau kia........nhưng bây giờ ta có kinh nghiệm là đứa con luôn luôn duy trì, nối liền với những làn
năng lực thầm kín, bởi vì những làn sóng đó vẫn liên tục rung động trên cùng tần số.
Thần
giao cách cảm (telepathy) dễ dàng giữa mẹ con hơn là giữa những cặp khác. Trường hợp này cũng
xẩy ra cho trẻ sinh đôi. Thông thường trẻ sinh đôi rất thần giao cách cảm. Chúng rung cảm trên cùng một tần
số; chúng bị ảnh hưởng bởi cùng một thứ. Là vì chúng từng ở chung trong
một dạ con
và là một phần của nhau; chúng đã cùng lúc hiện hữu trong tử cung của mẹ.
Cảm giác của người mẹ về
đứa con giống lòng từ bi bác ái vì khi bà cảm thấy cái gì cho đứa bé là bà cảm thấy cho chính bà.
Khi
một người đi sâu vào thiền định
và kinh nghiệm “Giác ngộ”, người
ấy
giống như một bà mẹ. Đức Phật giống như bà mẹ hơn là ông bố. Chữ “Cha” dùng trong đạo
Thiên chúa
không có ý nghĩa và đẹp
lắm. Gọi
một đấng thiêng liêng là “Cha” coi như một cái gì có khuynh hướng nam tính và cái gì liên hệ tới lãnh vực quyền lực và kiểm soát. Nếu có Thượng Đế, thì thượng đế chỉ có thể là người
mẹ không phải người cha. “Người Cha” là quá thể chế và mẹ thì tự nhiên hơn.
Bên
phương Đông, nhiều người, nhiều truyền thống, gọi Thượng Đế là
mẹ. Sự tiếp cận của họ hình như thực tế hơn . Đây cũng là
một biểu thức ẩn dụ chung khi trái đất được gọi
là Đất mẹ thay vì Đất Cha.
Nếu
ta thực sự trở thành một thiền sĩ, tự nhiên ta sẽ thấy nhiều thay đổi trong ta và ta sẽ cảm nhận như một phụ nữ hơn là một đàn ông,
duyên dáng hơn, dễ chấp nhận
hơn, bất bạo động nhưng yêu thương.
Và lòng từ bi sẽ liên tục phát sinh từ ta; nó sẽ là một hương thơm tự nhiên.
Nếu ta cảm thấy .....hoặc nghĩ là cảm thấy,
hay giả vờ cảm thấy......từ bi, đi sâu vào và xem. Phân tích nó ta sẽ luôn thấy một số
động lực khác ở trong. Nó không
thể là một từ bi tinh khiết . Và nếu nó không tinh khiết, nó không
là từ bi. Tinh khiết là một chất liệu căn bản trong từ bi, nếu không nó sẽ là cái gì
khác.....nó chỉ là một hình thức không hơn không kém. Chúng ta đã
từng học sao cho đúng cách......làm sao cư sử với vợ, với chồng, với con cái, với cha
mẹ, với bạn bè, với thầy cô. Ta đã học mọi thứ. Từ bi không phải là cái có thể học được.
Khi ta học giải bỏ hết hình thức, hết cách thức và nghi thức, từ bi phát
khởi trong ta. Từ bi là hoang dã;
nó không chứa đựng mùi vị của nghi thức, hay của hình thức; những cái đó chỉ là những gì đã
chết so với từ bi. Từ bi là rất sống động, là ngọn lửa của tình
yêu.
Cuộc
sống đã trở thành sản phẩm kỹ
nghệ,
giả tạo, hình thức bởi vì ta phải làm những việc nào đó mà ta làm. Ta tất nhiên miễn cưỡng làm bổn phận, nhưng nếu ta bỏ lỡ nhiều bổn phận trong cuộc sống thì đó là tự nhiên, vì cuộc sống chỉ
có thể khi ta còn sống
sót,
mạnh mẽ sống sót. Nếu ngọn lửa của chính ta bị bao phủ
bởi hình thức, bổn phận, luật lệ, mà ta phải miễn cưỡng hoàn tất, ta chỉ có
thể kéo lê. Ta có thể kéo lê một
cách
thoải mái, cuộc sống của bạn có thể là cuộc sống tiện nghi, nhưng nó không thực
là
sống sót.
Một
đời sống thực sự sống sót là, trong một cách nào đó, rối loạn; vì rối loạn có kỷ luật riêng của
nó. Nó không có các quy tắc và đã
không có một quy tắc nào. Nó có quy tắc cơ bản xây dựng ngay trong
chính nó và không cần những quy tắc ngoài lề.
Những
lời lẽ này có vẻ rất bất thường cho người đọc. Đằng nào cũng vậy đây không phải là lá thư đòi hỏi biểu quyết. Nếu bạn không đồng ý cũng được, nếu đồng ý cũng được. Điều quan trọng là bạn đừng chấp
nhận một sự việc gì khi tự bạn không có kinh nghiệm bản thân.
Achema – Malaysia 2009
Kim
Morris lược dịch February 2011
No comments:
Post a Comment