Thiền
– Không có gì là mâu thuẫn
Thật là thích thú khi đọc những câu góp ý sau bài trước đây: “ Achema, chúng tôi thiếu ông“. “Đúng lắm, bạn ơi, nói đúng đấy”... “Hiểu biết nhiều danh từ trong sách vở hay trên internet thực sự trái ngược với những gì Achema đã nói”..... và vân vân.
Tất cả những lời góp ý nhiều khi nhìn có khá nhiều khác biệt với nhau, nhưng thực tế tất
cả đều đúng theo trạng
thái hiểu biết riêng của
từng
người.
Hãy khảo nghiệm ở......tại sao chúng coi có vẻ mâu thuẫn?................
Con người thông thường bám víu vào và đồng ý hoàn
toàn một trăm phần trăm cái ý nghĩ “Nỗ Lực Đúng” sẽ mang đến
“Hiệu quả tốt”. Hầu hết mọi trường phái Phật
Giáo đều dạy là phải có khuôn
phép
và nỗ lực. Và trong số đó vài trường
phái lại đặt
vấn đề “Hành sử đúng” hay “Hành sử sai” là rất hệ trọng. Có nhóm chỉ chấp nhận sự đúng và hoàn toàn chối bỏ cái sai. Số khác chỉ
chú ý và bận rộn
tích luỹ phước đức,
họ sẽ tíu tít tham dự vào những nghi thức và lễ nghi. Nhóm khác còn tham gia vào những lớp học thiền này
nọ.
Thực tế, họ làm như vậy vì họ sống trong những khuôn khổ binh thường. Nhưng
Achema cho như thế là sống trong những sự gò bó, hay sống khuôn khổ binh
thường; là sống trong đời sống nhỏ mọn đáng thương, tự hạn chế, tù túng, và chật hẹp. Đời sống
không bị gò bó vào khuôn khổ binh thường, nó vượt xa lên trên giới
hạn thông thường, trên quy luật, tư
tưởng, và trên cả khái niệm. Sự thật
là không có giới hạn và không thể hạn định được. Không thể đạt được toàn thể sự thật bằng tiếng nói biểu quyết dân chủ hay bằng phiếu bầu tối đa, sự thật không thể bị che lấp bằng những ý kiến hay lý tưởng, dù những điều đó có tuyệt vời cách mấy đi nữa. Chân lý có thể ở ngay
tại nhà khi không có giới
hạn và trong sự vô biên. Nếu chân lý
bị giới hạn vào nỗ lực, kỷ luật, hay đạo đức, nó không còn là chân
lý nữa.
Nỗ lực, nhiều lắm, chỉ dẫn
dắt bạn
tới “phần hồn”, đó là một thành quả không hoàn tất. Để kiện toàn, để đạt sự tối thượng, người ta phải nhảy vọt và phải từ bỏ cả phần hồn nữa. Người vì đạo nhảy vọt ngay từ bước đầu
tiên. Bạn không thể đến chỗ tối cao bằng những nỗ lực. Khi tất cả nỗ
lực không còn, chân lý tuyệt đối sẽ hiện ra. Người
sùng tín ở vị thế tốt hơn; họ bắt đầu bằng
sự buông bỏ cái “Tôi”, và sau khi đã bỏ cái “Tôi”, không
còn gì hơn để buông bỏ nữa.
Và trong quan niệm của Achema.........cái
mà phải buông bỏ sau cùng đáng lẽ phải bị bỏ ngay từ khởi đầu. Tại
sao
lại bám víu vào nó một cách vô ích? Sao phải trải qua một cuộc hành trình dài và đầy đấu tranh cực khổ và vô dụng? Sao lại đội trên đầu một gánh nặng đi từ chân núi lên tới đỉnh núi, khi bạn
biết thừa là phải vứt nó xuống ngay trước
khi đặt chân tại đỉnh? Thật rõ ràng là ngu xuẩn và phung phí năng lực. Không ai có
thể mang một gánh nặng mà leo nổi hết ngọn núi. Sớm muộn gì gánh nặng đó cũng phải bị buông thả; chúng ta nói chúng ta sẽ ráng mang nó đi càng xa càng tốt. Đây là sự khác biệt của
người hành đạo và người vì
đạo. Tuy nhiên, không có sự khác biệt một khi cả hai đều đã “đến nơi.”
Cái tiêu biểu quan trọng là cuộc hành trình của người hành đạo thì khó khăn và cực khổ,
còn của người vì đạo thì vui tươi và dễ dàng. Sự ràng buộc của người thực hành vào
cái “Tôi” sẽ tiếp tục cản trở từng bước tiến của họ, và có khi ép buộc họ phải bỏ dở cuộc hành trình. Người vì đạo
đối diện trở ngại này độc nhất một lần....khi họ bắt đầu cuộc hành trình.
Cả hai giáo chủ Mahavira và Đức Phật
đều nhắm vào khuôn khổ tâm linh, (sadhana), nỗ lực... Toàn thể tiêu chuẩn của họ nhấn mạnh trên những khuôn phép. Dĩ nhiên, Chúa Jesus là về vì đạo, Nabi Mohammad cũng vậy;
Krishna nữa. Vì đạo là con đường của họ. Achema chấp nhận họ chung hết vào một và không có bất cứ một khó khăn nào.
Cho dễ giải quyết, Achema sẽ đặt vì đạo và hành đạo vào như hai đường lối riêng biệt và khác nhau và giải thích về sự tiêu
biểu và những khó khăn tiềm ẩn của họ. Trước hết bạn phải biết bạn thuộc hạng người nào; rồi bạn chọn con đường cho đúng với hạng riêng của bạn. Điều này rất quan trọng cho
những hành giả trên con đường tâm linh. Không có vấn đề gì cho
những người nghĩ mình đã đạt tới.....bất
cứ nơi nào. Và một ngày nào đó bạn nhận thức được bạn không còn chỗ nào để đi,
bất cứ nơi
bạn đang ở là bạn đang ở trong chân lý..... thì khi đó cả vì đạo hay hành đạo đều không có
nghĩa gì đối với bạn. Rồi bạn sẽ chỉ cười và cho rằng tất cả các hô hào về đường đi, và về kỹ thuật rõ ràng chỉ là điên rồ, còn nơi nào nữa
để đi tới;
bất cứ bạn đang ở đâu, là bạn đang ở trong sự tôn kính, trong sự thật. Sự
thật ở khắp mọi nơi, và chỉ có Sự
Thật là hiện hữu.
Nhiều người không thấy được cái hương hoa của điều Bậc Giác Ngộ giảng dạy. Nhiều người nhìn thế giới này và những ngôn từ theo cách diễn giải riêng của họ và họ tạo ra đủ chuyện
khác biệt
giữa Phật, chúa Jesus, Lão Tử, Mahavira, Krishna và vân vân. Trên
thực tế, tất cả các bậc Giác Ngộ đang cố dùng “danh từ hay ngôn ngữ” để chỉ vào mặt trăng. Nhưng ngôn từ chính nó không là mặt trăng. “Sự Thật
không thể nói ra được, và cái có thể được nói ra không phải là Sự Thật “ Lão Tử từng
nói như vậy.
Khi chúng ta nhìn vào
sự thật, là gì, từ một quan niệm riêng biệt, chúng ta ở trong tình thế khó khăn. Ta
thường nhìn vào sự thật từ
một vài quan điểm; nhìn nó qua mạng lưới của tư tưởng và khái niệm, qua
cảm xúc và cảm giác của riêng ta. Cho đến bất cứ lúc nào mà chúng ta còn có ý nghĩ và khái niệm và quan điểm riêng tư, sự thật mà ta nhìn thấy chỉ là mảnh nhỏ rời rạc và không hoàn tất. Cũng được đấy nếu ta có cảnh giác là nhận thức về sự thật của chúng
ta chỉ có một phần nhỏ và không đầy đủ; nhưng khi dùng một tầm nhìn rời rạc
cho nó thành cái nhìn toàn bộ, cho nó thành một triết lý hoàn chỉnh, nó sẽ gây
ra nhầm lẫn to lớn và ảo tưởng.
Không có sự nguy hiểm như vậy nếu một quan điểm có cảnh giác chỉ đơn thuần là một quan điểm. Nhận
thức hoàn tất về sự thật chỉ có thể có được khi mọi điểm
và mọi góc cạnh của quan điểm biến mất,
khi con người không có còn ở nơi nào hay khắp nơi, khi con người độc lập từ mọi ý kiến và khái niệm, từ mọi ngôn từ và hình ảnh, từ tất cả đồng lõa. Rồi
chỉ riêng sự biết
xảy ra, sự thật xẩy ra.
Và có hai
cách.....chỉ hai cách thôi..... để nói về sự thật. Một cách là phủ định và cách kia là xác định. Có thể có người còn cho rằng có cách thứ ba.......giữ im lặng như Bích Chi Phật (Pacceka Buddha.) Đức Phật Cồ Đàm dùng cách phủ nhận khi Ngài diễn tả sự thật là hoàn toàn không, là tuyệt đối không có gì cả, đó là niết bàn. Mặt khác, giáo chủ Shankara lại dùng phương cách nói có ngã, ông ta gọi nó là tối cao, giáo chủ Bà La Môn, là toàn
diện. Điều trớ trêu là trong khi Đức Phật và Shankara có vẻ đối chọi với nhau, cả hai cùng nói lên một điều:
đương nhiên, các công trình,
các ẩn dụ, cách phát biểu của họ về sự thật khác nhau. Trong khi Shankara áp dụng cách xác định, Đức Phật chọn dùng cách
phủ định.
Trước khi kết thúc lá thơ dài này. Chúng ta hãy khảo sát một chuyện Thiền.....
Một nhà sư phái thiền tông sống ngoài một hang động, chẳng làm
gì ngoài việc ngủ, ngày
và đêm.
Con đường đi qua túp lều của ông dẫn tới một địa điểm hành hương trên núi. Những người đi hành hương khi đi ngang qua căn lều thường ngạc nhiên khi thấy vị tu sĩ này nằm lây lất biếng nhác và không làm gì hết. Thỉnh thoảng có người hỏi nhà sư,
“Sao thầy nằm ở đây?”
Sao thầy không đi hành
hương?” Nhà sư bảo với họ, “Tôi đã tới cái nơi mà các người đang đến và đang đi.” Nói xong, nhà sư quay lưng vào họ. Nhà sư
chưa từng đi hành hương, cũng
không có
ý định đi. Những người
hành hương cho nhà sư là người khùng điên, nhưng ông ta nhắc đi nhắc lại: “Ta đã tới cái chỗ các người đang đi tới đó; ta không cần đi đâu và làm gì cả.”
Với
người như vậy, vì đạo hay hành đạo
không có nghĩa gì đối với họ. Nhưng với bạn nó rất có ý nghĩa. Từ lúc này cho đến khi khác, chúng ta sẽ đề cập về những điều này, về những lợi ích và ngay cả những sự vô dụng của nó. Nhưng trong đó không hề có sự mâu thuẫn nếu các bạn hiểu Achema rành mạch. Không có gì
là mâu thuẫn.
Achema – Malaysia 2009
Kim Morris lược dịch February 2011
No comments:
Post a Comment