Tuesday, April 10, 2012

Achema - Zen is not perfectionist


Thiền định không là toàn hảo.
Thiền định không là toàn hảo. Bây giờ các chuyên gia phân tâm học đã biết rằng toàn hảo hóa là một bịnh thần kinh. Thiền là tôn giáo duy nhất không phải là bịnh thần kinh. Thiền chấp nhận (tolerate).  Sự chấp nhận của thiền là chấp nhận toàn thể, toàn thể cực độ, đến độ không gọi kẻ giết người là kẻ giết người, kẻ trộm cắp là đồ trộm cắp. Cái mà thiền nhìn thấy chỉ là Phật tính hoàn toàn tự nhiên trong con người. Thiền thấy một cực kỳ chuyển hoá.
Thiền định là một tôn giáo độc nhất không có kinh sách ấn bản, không có quy định nào được ghi chép và vân vân. Điều này làm cho thiền có giá trị vô điều kiện.......... một khi lập ra điều kiện, ta đã bỏ đi mất điểm chính yếu.  Thiền không có sợ hãi và không tham vọng.  Thiền không có Thượng Đế và  Ma Quỉ, và Thiền cũng không có thiên đường hay địa ngục.  Thiền không làm cho người ta tham lam bằng cách dụ dỗ, hứa hẹn cho hồng phúc lên thiên đường, thế giới tây phương cực lạc hay lầu son gác tiá.  Và thiền không làm cho ai hoảng hốt sợ hãi bằng cách tạo ra ý niệm kinh hoàng của địa ngục.
Thiền không hối lộ ta bằng những giải thưởng, và cũng không trừng phạt ta bằng những tra tấn. Thiền chỉ giản dị mang cho một cái nhìn sâu sắc vào sự việc........và cái nhìn sâu sắc đó giải phóng ta.  Cái trực giác đó không có nền tảng của tham lam và không lấy sợ hãi làm điểm tựa.  Tất cả các tôn giáo khác đều có tham lam, tất cả các tôn giáo khác đều đặt căn bản sâu nặng trên những sợ hãi.  Vì vậy ta dùng chữ “ sợ thần-thánh” cho người có tín ngưỡng.......một người có tín ngưỡng là người sợ thần thánh.
Thế nhưng tại sao sợ hãi có thể là tín ngưỡng?  Không thể được.  Sơ hãi không thể là tín ngưỡng.........tín ngưỡng là sự không sợ hãi thôi.  Khi có ý tưởng về tốt và xấu, ta không thể nào trở thành không sợ hãi.  Ý nghĩ về tốt và xấu làm cho con người cảm thấytội, làm cho tê liệt, làm cho con người tàn tật.  Làm thế nào có thể giúp con người thoát khỏi mọi sự sợ hãi?  Không thể được. Ngược lại ta chỉ tạo thêm nhiều sợ hãi hơn là can đảm.
Người bình thường không có tín ngưỡng thì lại ít sợ, có phần ít sợ hãi hơn là người có tín ngưỡng.  Người có tín ngưỡng trong lòng luôn luôn run sợ, luôn luôn hồi hộp không biết họ có thành công hay không.  Những mẩu chuyện về nghiệp báo mà các nhà sư giảng dậy làm cho người ta sợ làm lỗi lầm, sợ bị tái sanh vào địa ngục?  Không dám làm gì. Hay họ sẽ có thể làm một việc không thể làm để lên thiên đàng?
Tôn giáo đặt căn bản trên lòng tham lam và sự sợ hãi rất thường xuyên.  Cũng từ một cái tham lam có nhiều tiền ngày nào nó biến đổi thành tham lam trở thành Thượng Đế hay tham lam tái sanh vào cõi cực lạc.  Lúc đó, Thượng Đế hay cõi cực lạc trở thành tiền bạc của mình. Bây giờ ta sợ nhà cầm quyền, sợ cảnh sát, sợ cái này hay cái nọ.......và ta cũng bắt đầu sợ địa ngục, và tối cao pháp viện; sợ tới tối cao pháp viện của Thượng Đế, ngày phán xét sau cùng.           
Thông hiểu cũng đủ.  Hãy để sự thông hiểu là một định luật duy nhất; không có gì khác hơn.  Đừng bị lay chuyển  sợ hãi; nếu không ta sẽ đi vào tối tămVà cũng đừng bị lay chuyển tham lam....... vì tham lam chỉ là sợ hãi đảo ngược. Cùng một vấn đề có hai khía cạnh; một phía là tham lam, phía kia là sợ hãi.  Người có tính sợ hãi luôn luôn tham lam, người có tính tham lam luôn luôn có tính sợ hãi; chúng ở cạnh nhau và song hành với nhau.
Chỉ có sự nhận thức và thông hiểu, chỉ với khả năng nhìn thấy bản thể của sự việc..... có thể nào ta chấp nhận bản thể của sự hiện hữu không?  Và bằng cách không chấp nhận nó, cũng không có gì thay đổi.  Cái gì đã từng thay đổi?  Từ ngàn năm ta đã chối bỏ rất nhiều việc.....cho tới ngày nay.....chúng vẫn còn đó, lại còn nhiều hơn nữa.  Kẻ trộm cắp không biến mất.  Kẻ giết người cũng không biến mất.  Không có gì thay đổi; mọi việc vẫn y nguyên như chúng đã luôn luôn là như thế.  Nhà tù tiếp tục được xây lên nhiều hơn.  Luật lệ tiếp tục gia tăng và trở nên phức tạp hơn.  Nhưng chẳng có gì thay đổi.
Không có thay đổi.  Đây không phải là đường lối thay đổi sự việc, nó đã chứng minh sự thất bại hoàn toàn.  Thiền nói thay đổi đến từ hiểu biết, chứ không do sự áp đặt bất cứ cái gì.
Thiên đàng và địa ngục là gì? Không ngoài cùng một ý tưởng giống nhưng được mang vượt xa ra ngoài cuộc sống. Cùng một ý tưởng của nhà tù trở thành ý tưởng của địa ngục. Và cùng một ý tưởng khen thưởng ... .... tưởng lục của chính phủ, phần thưởng của tổng thống, huy chương vàng, cái này cái nọ ... ... ... .. cùng một ý tưởng đó mang thành thiên đường, niết bàn. Nhưng tâm lý căn bản là như nhau.
Thiền phá hủy cái tâm lý đó từ cội rễ. Thiền không lên án bất cứ cái gì. Thiền chỉ có độc nhất sự hiểu biết; thiền dậy cố gắng hiểu biết về bản thể của sự việc. Ráng hiểu biết con ngườI như là con người……đừng áp đặt một lý tưởng nào, và cũng đừng bảo người ta phải làm như thế nào.
Ngay khi bảo con người phải như thế nào, là ta đã trở thành mù quáng về thực thể của con người đó. Ý tưởng “Đáng lẽ ra” thành quá nặng nề. Khi mình có một lý tưởng, một lý tưởng toàn hảo, và mọi người khác, đương nhiên, không đạt tới được. Khi đó mọi người bị ta kết án.
Những người ngã mạn bằng cách nào đó có thể thu xếp cưỡng ép chính họ vào những lý tưởng này…… có tính cách ít giả tạo nhất, ít bộc lộ nhất……. trở thành bậc thánh vĩ đại. Họ không là gì cả trừ cái ngã mạn to tướng. Và họ lại ở ngay đây kết án và chuyển hóa bạn.   
Thiền định không lưu tâm đến sự chuyển hóa của bất cứ ai. Nhưng thiền định là chuyển hoá……. Đó là sự mâu thuẫn. Thiền không quan tâm đến việc đáng lẽ phải như thế nào; thiền chỉ quan tâm tới bản thể của con người. Giám sát bản thể, giám sát với đôi mắt thương yêu, săn sóc. Cố tìm hiểu nó là gì và từ sự hiểu biết này sự chuyển hóa đi đến. Sự chuyển hóa là tự nhiên……  không ai phải nhúng tay vào, nó xuất hiện theo phương cách riêng của nó. 

Achema – Malaysia 2009
Kim Morris lược dịch March  2011

No comments:

Post a Comment