Thiền -
Sự Từ Bỏ
Đây là một trong những lời phê bình cho loạt
bài về thiền định mà Achema đã nhận được:
“Ông
biện hộ cho tư tưởng của ông bằng cách bêu xấu những truyền thống “khác” (một
cách liên tục về: Ấn Độ giáo, Hồi giáo, và thường xuyên nhất là Thiên Chúa
giáo). Tôi dùng chữ “khác” vì những gì ông viết ra đều được đóng khung trong
những quan điểm của Phật tử (không ít thì nhiều có tính cách giả tạo) “
Người này rất tử tế khi đưa ra lời
phê bình như trên, đặt căn bản trên sự đồng
thanh tương ứng........hôm
nay ta sẽ đi xa hơn một bước nữa ...........hãy nói riêng về chính Phật giáo thôi.........Trong Phật giáo người ta thi hành sự “từ
bỏ”................tại sao? Để trở
thành Vô Ngã? Nhưng bằng cách từ bỏ, ta chỉ thực tập cái vô ngã bằng sự từ bỏ. Người
nào từ bỏ cái bản ngã của họ, là khước từ chính họ, loại bỏ dần dần
chính họ cho tới khi họ không còn gì để bỏ đi nữa. Nhưng đạt được tình trạng vô ngã này chỉ là một từ bỏ tiêu cực, vì
tận cùng bên trong nó vẫn còn lại một hình thức rất tinh
sảo của bản ngã, nó chỉ có nghĩa là ”Tôi đã rút ngắn được
việc từ bỏ bản ngã.” thôi.
Người
thực hành theo kỹ thuật gạt bỏ này chỉ đạt được tới phần
"hồn" (atman), có nghĩa là phần di tích to lớn cuối cùng của ngã ở trong
thể dạng "Tôi là". Tất cả mọi thứ
của bản ngã của họ đã biến mất, nhưng phần "Tôi" tinh khiết này vẫn còn lại. Và người như thế này sẽ không bao giờ đạt được tới trạng thái tối cao. Người đi theo con đường phủ định tiếp tục gạt bỏ,
tiếp tục chối bỏ, từng chút ít một, mọi thứ đang góp phần và củng cố cho bản ngã. Nếu tài sản là một
trong những yếu tố của ngã, người đó từ bỏ tài sản. Nhưng đó có thể là lầm lẫn khi nghĩ rằng chỉ người giầu có mới có bản ngã, và người nghèo mạt thì không có bản ngã.
Người nghèo có bản ngã của người nghèo, nhưng vẫn là bản ngã. Và đừng nghĩ rằng chỉ có
người có nhà cửa mới có ngã mạn, còn nhà sư thì không. Nhà sư cũng có cái ngã của nhà sư. Tuy nhiên nếu ta từ
bỏ hết các thứ đã tạo nên và củng cố cho cái ngã; nếu ta bỏ đi tiền tài, gia
đình, mối liên hệ; đừng nghĩ rằng nếu
ta từ bỏ tất cả các thứ làm củng
cố cho cái ngã, bản ngã sẽ không còn một hỗ trợ
nào nữa. Khi đó cái “Tôi” cũng không biến mất; tự nó sẽ bám chặt
lấy chính nó, bám lấy cái “Tôi”
tinh khiết.
Đây là hình thức tinh vi nhỏ nhất của cái “Tôi”, cái tôi đó đến từ tiến trình của sự từ bỏ. Nhiều người bị kẹt ở chỗ này
và vẫn còn bị dính cứng vào cái
“Tôi” đó,
vì cái “Tôi” này là rất nhỏ bé, là vô hình. Cái ngã
của một phú hộ thì thật lớn và âm vang; ông ta nói ông ta có rất nhiều tiền bạc, công ty
của ông ta thật vĩ đại, ông ta điều khiển nhân viên khéo léo. Cái tôi của người tu hành, người đang tập từ bỏ, thì vi tế, vô
hình, nhưng nó vẫn ở đó; dù cho người tu hành này có nói đã từ bỏ quá nhiều tiền bạc và sự phú quí.
Bản
ngã của người có nhà cửa thì rất rõ ràng; ông ta có nhà cửa, có gia đình, có những vật sở hữu. Những thứ này là những chất liệu của bản ngã và cũng là bảng hiệu của nó nữa. Nhưng người tu hành cũng có tu viện, Phật tử đoàn, chùa chiền, gia đình và môn đệ.
Dẫu cho người tu hành đó là một nhà tu Phật giáo, hay Ấn Độ
Giáo, hay là linh mục Công giáo. Một nhà tu vẫn có những của sở hữu riêng biệt
làm cho họ mù quáng và nuôi nấng cái ngã của họ; người đó bị mắc kẹt tại một
chỗ nào đó. Nhưng bản ngã của người đó là rất bé nhỏ, là vô hình; người đó
không xử dụng tiếng “Tôi”; ông ta đã bỏ mất nó. Nhưng điều đó vẫn không làm cho
khác biệt. Người ta phải tiến xa ra khỏi trạng thái vi tế nhất của “Ngã” và cái
đó thật là vững chắc bền bỉ …… Thái tử Tất đạt Đa đã chuyển hóa được điều đó.
Dù cho ta đã từ bỏ tất cả các vật sở hữu, những thứ gọi là của tôi, thì cái
“tôi” tinh khiết vẫn còn tồn tại. Làm sao có thể vượt khỏi cái tôi đó? Có lẽ chỉ có một phần ngàn người đạt được tình trạng vô ngã bằng cách từ bỏ này; 999 người còn lại sẽ bị kẹt trong cái “Tôi” tinh khiết
này. Dù cho Đức Phật đã chuyển
hoá được cái bản ngã vi tế
này, nhưng ngày nay......các đệ tử của ngài vẫn còn đang bị vướng vào thế kẹt......... và
Đức Phật không thể cho họ một lời khuyên, lời hướng dẫn nào về vấn đề này vì Ngài đã nhập vào đại Niết bàn mất rồi. Rất khó và rất hiếm có người đạt tới hoàn toàn vô
ngã theo phương cách từ bỏ này. Bỏ rơi những yếu tố hỗ trợ cho cái “Tôi” thì thật dễ. Nhà tu hành chỉ tuân theo khuôn phép và quy luật, nhưng gần như vẫn không làm sao bỏ rơi được cái tinh chất
cuối cùng của cái “Tôi”, cái “Tôi” tinh túy.
Những người đi theo bước chân Đức Phật như là đệ tử của Ngài, có một câu hỏi
có tính cách mong ước, “Tôi phải làm thế nào để đạt được giải thoát?”
Đây chính là sự khó khăn cùa họ. Không có cái “Tôi” nào đã đạt được sự giải thoát. Hình thức giải thoát của
“Tôi” và “Chính Tôi” mới là vấn đề chính. Sự từ bỏ, bằng cách
khắc khổ và khổ hạnh, cách thực hành trường kỳ, chỉ làm cho cái tôi của họ tăng trưởng và cứng rắn hơn. Tuy sau cùng họ thoát ra được khỏi mọi thứ, nhưng họ vẫn thấy việc xóa bỏ cái cốt lõi của cái tôi thật vô cùng khó khăn ... ... ....có thể gọi nó
là cái tôi thánh thiện... ... ... .. vẫn còn tồn tại với họ.
Xem một chuyện vui sau đây:
Khi Thái Tử Đất Đạt Đa (Phật Cồ Đàm) trở về thăm nhà sau khi đạt được giác
ngộ; vợ ngài, Công chúa Da Du
Đà La nói với Ngài “ Từ lâu em chỉ muốn hỏi anh một chuyện. Bây giờ
nhân dịp anh có mặt ngay tại đây, em muốn biết tại
sao những gì anh đạt được trong rừng sâu lại không thể có ở ngay tại đây?
Đức Phật thấy thật khó trả lời. Nếu ngài
nói tất cả có ngay tại
cung điện của ngài......và quả đúng như vậy, thì những gì
có trong rừng rậm bao la cũng có thể có ngay trong bất cứ nhà của ai....... Da Du Đà La sẽ nhắc cho ngài biết nàng
đã từng nói với ngài điều đó. Cõ lẽ Da Du Đà La quả có nói như
thế thật. Đó là lý do tại sao Thái Tử Tất Đạt Đa
đã bỏ nhà ra đi giữa nửa khuya tăm tối mà không cho vợ
biết. Nếu ngài chấp nhận sự thật có ở khắp mọi nơi, Da Du Đà La sẽ lập tức nói như
vậy là không còn một lý do chính đáng nào
bào chữa cho việc
từ bỏ, rõ ràng đó chỉ là sự điên rồ của ngài thôi.
Và
đó đúng là sai lầm khi
nói sự thật không tìm thấy được
tại nhà, mà chỉ tìm thấy
được trong rừng rậm, vì Đức
Phật bây giờ tự
biết những gì Ngài đã tìm được ở
chỗ hoang dã cũng
có sẵn ngay trong nhà riêng của mình, nó có ở khắp mọi nơi.
Achema – Malaysia 2009
Kim Morrislược dịch April 2009
No comments:
Post a Comment