Monday, April 23, 2012

Achema - Zen – Time Concept

           

Thiền – Khái Niệm Về Thời Gian

Trong lúc nói về “Ngôn ngữ không diễn tả hết sự thật 3” trước đây ........và vài tranh luận đang diễn ra........ thì đột nhiên đề tài về “Khái niệm Thời Gian” đã nổi lên và điều này rất quan trọng cần phải hiểu rõ để giúp cho ta đạt được một cách chính xác những gì như trong kinh điển đã diễn tả dù cho nó nghe có vẻ hơi huyền thoại.

Trong những kinh điển, đặc biệt là những mẩu chuyện nhỏ trong Kinh Pháp cú, ta được biết Đức Phật có thể phát uy nhiều phép lạ, phát ánh sáng ra từ cơ thể để khích lệ đệ tử của ngài, rồi mang vài người đến gặp một số phạm thiên trong cõi cao hơn. Như:  Đức Phật chỉ cho ông An Nan Đà Là thấy nhiều tiên nữ trên cung trời Đao Lợi đẹp còn hơn công chúa Janapada Kalyani. Khi đọc các câu chuyện như thế, có thể có người cho là không đúng sự thật, có thể cho là chuyện đó chỉ dùng gợi ý cho một cái gì đó.  Nhưng đối với những ai đã từng đạt tới được Giác Ngộ, họ có khả năng biết điều đó là thật do qua kinh nghiệm cá nhân thật sự, và họ không cho đó là “huyền thoại.”  Đó là dữ kiện.

Đôi khi ta tự hỏi làm cách nào Đức Phật chỉ dùng một bài giảng mà chuyển hóa một người từ bình thường thành một bậc thánh. Nếu ta thực sự gặp được bậc Giác Ngộ, ta sẽ thấy một vài người trong đám của họ đích thực có thể làm giống y như gì kinh điển diễn tả.  Dù cho một vị Thầy đang chờ ta hoặc ta đang tìm và gặp được thầy, chuyện đó đã xảy ra một cách hoà hợp nhịp điệu tự nhiên.

Trở lại với đề tài khái niệm về thời gian, như ta biết kinh Đại Tứ Niệm Xứ có đề cập đến việc thực hành chánh niệm, và Eckhart Tolle cũng có nói về sức mạnh của Hiện tại.  Thực ra cả hai cách khác nhau này đều dậy chúng ta làm thế nào để vượt ra ngoài cái “khái niệm về thời gian”.  Nếu không nắm vững khái niệm về thời gian, ta rất khó kết nối được với vũ trụ nên có người đã nói: “Tôi cũng đồng ý là khả năng chánh niệm lúc nào cũng có mặt. Nhưng Đức Phật là người đã sống và chết từ lâu lắm rồi cơ mà.” 

Câu nói như thế theo ý nghĩ tập quán có vẻ bình thường vì hầu hết mọi tâm thức đều bị ràng buộc vào với khái niệm về thời gian này.  Đây là lý do vì sao tâm thức phát triển những quan điểm riêng về quá khứ, về hiện tại và vị lai.  Nhưng thực tế......với chánh niệm ta có thể đi vào một phương hướng khác của thế giới gọi là vô thời gian tính . Không có bắt đầu và cũng không có kết thúc. Để giải thích thêm về chi tiết ta cần dùng tới một vài dẫn ý.

Một khi ta đã kết nối được với vũ trụ.  Là ta có thể biết hết mọi thứ và thấy hết mọi thứ.  Nếu không có sự liên kết này, ta chỉ biết một phần của Chân Lý thôi, và đó không phải là toàn thể tấm ảnh.  Thí dụ như:  Có một căn phòng lớn trong một ngôi nhà to, và cửa nhà bị khóa. Không thể vào bên trong.  Ta không biết có ai ở trong phòng. Nhưng chỉ có thể chỉ nhìn được vào bên trong qua lỗ khoá nhỏ trên cánh cửa, rồi có thể phải đợi cả ngày trời và đột nhiên ta thấy Đức Phật Cồ Đàm có mặt ở trong phòng đó, rồi ngày hôm sau ta thấy Chúa Jesus và ngày thứ ba ta thấy tiếp theo là Mohamad.  Vì không thể thấy toàn thể căn phòng cùng một lúc, nên hiểu rằng Phật Cồ Đàm đến trước, tiếp theo là Chúa Giêsu và rồi Mohamad sau cùng. Điều này dường như được đa số những người đang sống trong một khung cảnh của thời gian đồng ý.  Nếu có người vô được trong căn phòng, sẽ thấy Đức Phật Cồ Đàm, Jesus, Mohamad và mốt số người khác đang cùng ở trong phòng đó.  Vì người đó có thể thấy toàn thể căn phòng, và như thế sẽ không còn thắc mắc ai là người tới trước hay ai là người tới sau.

Khi
tâm của ta mắc kẹt trong khoảng thời gian này, cái vòng tròn của thời gian có một khoảng trống giữa Phật Cồ Đàm và Jesus, khoảng trống khác giữa chúa Jesus và Mohamad, khoảng giữa Mohamad và ta.  Nhưng khi kết hợp lại, không còn bất cứ một khoảng trống nào nữa, ta đang ở ngay tại trong “nhà.”  "Nhà" là vô tận hoặc không có thời gian.  Không có khởi đầu và cũng không có chấm dứt.  Nếu có điều gì xẩy ra và yếu tố thời gian được loại bỏ ra ngoài, thì sự giác ngộ của ta và sự giác ngộ của Phật Cồ Đàm đã xẩy ra cùng một lúc.  Bởi vì không có khoảng cách trong sự kết nối này. Mọi khoảng cách lệ thuộc vào thời gian và không gian.  Tại ngay trung tâm điểm nơi sự trường cửu chủ hành, mọi khoảng cách không còn nữa.

Điều này cũng có thể được giải thích theo một cách khác. Nhìn vào sự chuyển động của một bánh xe đạp, bánh xe tròn bên ngoài kết nối với trục xe bên trong. Khi bánh xe di chuyển trục xe không di động, do đó, sự di chuyển của bánh xe phụ thuộc vào một cái trục bất động.  Ngay khi bánh xe quay cả ngàn lần, trục xe vẫn đứng nguyên.  Dù cho bánh xe và trục xe nối liền với nhau, nhưng một vật di chuyển và vật kia vẫn bất động.  Tháo bỏ cái trục ra bánh xe sẽ thành vô dụng.  Cũng như với thời gian, lịch sử chu vi bên ngoài trong khi Chân Lý, hay thiên tính trung tâm điểm.

Ta luôn luôn để tâm tới thời gian.......ai đến trước và ai tới sau.  Nhưng trong chỗ trường cửu, không ai là người đầu tiên và cũng không ai là người cuối cùng.  Trong cái vô tận, thời gian không có khởi đầu và cũng không có kết thúc.  Vì vậy, sự thắc mắc về một người nào đó giác ngộ sớm hay muộn không được nêu lên. Thắc mắc này chỉ có cho những người đang tự kềm kẹp trong khái niệm về thời gian mà thôi. Những người này tin rằng thời gian đang và kết thúc.

Kích thước dùng đo thời gian trong từng giây phút, từng ngày, và từng năm là tưởng tượng; do tâm trí con người phát minh ra.  Nó chỉ là một khái niệm, không phải là dữ kiện.  Nó là sự tiện dụng, không là thực thế.  Sự thật thời gian là một khái niệm, chứ không là thực tại.  Thực tại là trường cửukhông đo lường được.  Và Giác Ngộ, Thức Tỉnh, Niết Bàn, Giải Thoát, hoặc bất cứ cái nhãn hiệu nào ta đặt cho nó đều xảy ra ngoài thời gian, trong chỗ không có thời gian tính.

Do đó, khi nghe một vị thầy đích thực bảo rằng thời điểm ta đạt được giác ngộ cũng giống như thời điểm của Đức Phật Cồ Đàm đạt được giác ngộ vậy. Thoạt đầu, ta có thể bị bối rối bởi vì ta đã chưa hiểu tới được khái niệm về thời gian, và có thể hiểu lầm bậc Thầy này là "giả tạo", những gì ông ta nói chỉ là điều vô nghĩa, nhưng đó là một dữ kiện.

Loại thư này rất hiếm có và nó là nền móng cho bất cứ ai muốn làm theo để sửa soạn cho chính mình đạt tới trình độ ý thức cao hơn.

Achema – Malaysia 2009
Kim Morris lược dịch April  2011

No comments:

Post a Comment