Monday, April 16, 2012

Achema - Zen – Body - Bodilessness


Thân thể - Vô thân
Trong Kinh Tứ Niệm Xứ, Satipatthana-sutta, một trong những nền tảng của chánh niệm là “Thân Thể” (Body)……. y nói về cái thân thể này.
Định nghĩa đối ngược của nhục thân là vô thân thế (bodilessness).  Thông thường người ta không cảm thấy “cái đó là thân thế của ta”, nhưng ngược lại, đa số lại cảm thấy là “Tôi chính là cái thân thể”.  Nếu cảm giác “ta là cái thân thể” biến mất, thì ta sẽ trở thành vô thân thể.  Nếu sự đồng hóa với cái thân thể bị phá vỡ, vô thân thế sẽ xẩy đến.  Chỉ cần việc nhỏ nhặt này xẩy ra thì cuộc đời ta cũng đủ trở thành thiêng liêng.  Đây là thành quả nối liền với vũ trụ bao la mà ta đạt được. Ta liên kết với vũ trụ bao la nhưng chưa hẳn đã sát nhập vào đó, chưa trở thành Một (đồng nhất) với nó.  Ta chỉ nhận thức được cái linh thiêng đó nhưng ta không là nó.  Đây chỉ là bước đầu tiến đến tánh không.  Ta còn cần phải buông bỏ sự nhận dạng, đồng hóa với cái thân, buông bỏ cái cảm tưởng ta là cái thân......
Làm sao có thể học được tất cả các cách này?  Làm sao đạt được như vậy?
Nếu ta đang ngồi, đang đứng, đi bách bộ, hay đang ngủ ta hãy cố gắng nhớ nhũng việc đó.....nếu để tâm thêm vào một chút, nhìn sâu hơn trong chính ta khi đang thả bộ, nhìn sâu vào khi đang đọc thư này, hãy nhìn sâu vào khi đang trên bàn phím máy vi tính.  Khi chân hay ngón tay ta động đậy, có một cái gì ngay trong ta không hề động đậy một chút nào, mà nó chỉ quan sát chân và ngón tay của ta động đậy thôi. Khi ta bị một cái đau nào trong tay hay trong chân, khi  làm cho ngón tay hay bàn chân đau, lúc đó nếu dùng chánh niệm nhìn sâu vào bên trong .....ta có bị đau không?  Hay chỉ là cái thân bị đau và ta đã hòa đồng với cái đau?  Khi cơ thể bị đau ta cảm thấy như cái đau đớn đó đang xảy ra bên trong ta, điều này cũng xẩy đến cho dù khi ta chỉ chứng kiến cái đau không thôi, cho dù chỉ là nhân chứng cho cái đau. Nếu bị đói, hãy dùng nhận thức nhìn vào để xem nếu ta đói hoặc cơ thể của ta đói. Nếu thấy buồn, hãy cố gắng tìm cái chỗ mà nỗi buồn này thực sự đang xẩy ra? Bất kể chuyệnđang xảy ra.......hãy liên tục làm nỗ lực để nhận thức xem có phải những chuyện đó đang xảy ra cho ta hay ta chỉ là một nhân chứng? Cái thói quen xưa cũ của tâm nằm quá sâu trong sự hoà đồng này.  Giống như khi ta xem một cuốn phim hay một vở kịch, ta có thể bắt đầu khóc hay cười.  Vì khóc hay cười là ta đã trở nên đồng hóa với cá tính của diễn viên.....nếu có chuyện đau khổ nào xẩy ra cho vai trò mà diễn viên đang diễn xuất , ta cũng bắt buộc phải đồng hóa với cái đau khổ này và bật khóc.
Cái tâm nào nghĩ bất cứ cái gì đang xẩy ra cho thân là đang xẩy ra cho chính ta là một cái tâm u mê thông thường và gần như đại đa số con người ai cũng có loại tâm này.  Đây là một trong những nguyên nhân chính đóng góp cho sự đau khổ về tinh thần trong cuộc sống.  Và chỉ có một nguyên nhân độc nhất tạo nên mọi sự khổ sở trong cuộc đời.........đó là bất cứ khi nào ta bắt đầu đồng hóa với cơ thể.
Buổi tối khi vào giường ngủ, điều quan trọng là phải nhận thức rằng cơ thể đi ngủ chứ không phải chính ta.  Buổi sáng, khi thức dậy cũng cần nhớ là thân thể ra khỏi giường, chứ không phải chính ta. Khi ăn sáng, nhớ là cơ thể đang ăn, khi mặc quần áo, nhớ là thân thể đang mặc quần áo và quần áo chỉ che chở cho cơ thể, chứ không phải cho ta.  Nếu có ai làm cho đau, bằng nhận thức này ta sẽ có thể nhớ là cái cơ thể đang bị đau, chứ không phải ta bị đau.  Bằng cách  quan sát liên tục này và nhắc nhớ, một sự “nổ bùng” đột nhiên sẽ đến và sự đồng hoá sẽ bị vỡ tung ra.  Lúc này ta đạt được tới trạng thái vô thân thế thực sự. Đừng sợ, nó cũng giống như một giấc mơ, trong giấc mơ ta đã bỏ quên chính cái thân của ta.  Trong giấc mơ ta không biết là có cái nhục thân . Càng đi vào sâu trong chính mình, ta càng quên đi cái nhục thân nhiều hơn. Trong giấc mơ ta không nhận thức được có cơ thể, và trong giấc ngủ thật say, hay trong trạng thái vô thức, ta hoàn toàn không còn nhận thức được cái thân thế nữa.
Sau đây là một thử nghiệm đơn giản mà ta có thể tự làm. Thử nghiệm này sẽ giúp phá vỡ sự hòa đồng với cơ thể. Trong phòng tối, nằm xuống, thư giãn cơ thể, khi hơi thở đã trở nên nhẹ nhàng thoải mái và ta trở nên yên lặng ... .... hãy tự cảm thấy như nếu ta đã chết. Và nhận thức trong chính mình, do việc mình đã chết, những người thân yêu đang bao quanh, thấy những hình bóng của họ đang tập họp xung quanh ... ... ... họ làm những gì, ai khóc, ai buồn ... ... làm theo đề nghị này quán sát với mức độ thật tinh xảo, thì những hình ảnh đó sẽ hiện lên cho thấy rõ rệt. Cứ như thế rồi thấy tất cả các bạn bè và họ hàng, cũng như những người bạn thương yêu tụ họp lại và đi đến và nhìn vào cái xác của taNhìn xem họ đặt cái xác chết vào quan tài như thế nào, nhìn xem họ đem quan tài vào nhà quàn, đem vào nhà hoả táng, cứ quan sát, những ngọn lửa bùng cháy lên và xác chết cháy tiêu thành tro bụi.

Khi trí tưởng tượng của ta đến tới thời điểm chỗ xác chết tan biến mất và khói bốc cao lên trời, những ngọn lửa đã tan biến vào trong không khí và chỉ còn lại tro bụi này, ngay lập tức, với thuần túy nhận thức, nhìn vào trong chính ta;....chuyện gì đang xảy ra?  Có lẽ đúng lúc đó ta sẽ đột nhiên khám phá ra ta không là cái thân; có lẽ chỉ có thể nhìn thấy một cái thân thể nào đó nằm trong căn phòng tối; thì ngay khi đó sự hòa đồng với cơ thể sẽ bị phá vỡ hoàn toàn.  Đúng lúc đó ta đạt được cái gọi là “bất tử”.  Sau khi lập đi lập lại thử nghiệm này nhiều lần, ta đứng dậy, bước đi, nói chuyện, đánh máy, sẽ thấy ta không còn là nhục thân nữa.  Tình trạng này gọi là trạng thái vô thân (bodilessness).

Đây là một  phiên bản khác của Kinh Tứ Niệm Xứ trong chương Quán Thân Thể.  Dẫu cho các ngôn từ tuy khác nhau nhưng ý chủ yếu vẫn giống hệt như nhau.
Achema - Malaysia 2009
Kim Morris lược dịch March 2011

No comments:

Post a Comment