Sunday, March 18, 2012

Achema: Zen - Effort


Nỗ Lực

Không còn nghi ngờ nếu xử dụng hết nỗ lực là ta có thể đạt được rất nhiều thứ trong thế giới này. Nhưng về tâm linh........nó lại đi ra ngoài căn bản này..........

Ngay cả Thái Tử Tất Đạt Đa cũng đã làm chuyện đó, Ngài đã bỏ ra rất nhiều nỗ lực trong sáu năm trường và suýt chết đuối khi tắm sông. Không có gì xảy ra. Nhưng sau đó khi ngài buông bỏ tất cả mọi thứ, ngài buông bỏ ngay cả việc tìm kiếm tâm linh của chính mình và để thả lỏng. Đột nhiên Ngài tỉnh thức và trở nên bực Giác Ngộ. Và người ta đã hiểu lầm cho rằng sự giác ngộ của đức Phật là do sáu năm nỗ lực đi tìm Chân Lý. Vì hình như sự giác ngộ là tiến tình của nỗ lực của ngài. 

“Giác Ngộ” hay “Thức tỉnh” tương tự như người thức dậy từ giấc mơ. Trong giấc mơ trong đêm tối, ta có thể mơ thấy ta làm việc khó nhọc để một ngày nào đó trở thành “một nhân vật quan trọng”, nhưng khi tỉnh dậy, ta nhận thấy đó chỉ là giấc mơ. Và hình như sự tỉnh giấc đã là tiến trình của giấc mơ. Điều này làm cho rất nhiều người hiểu lầm là họ cần phải làm một cái gì, hay thực hành phương thức nào đó, hay theo một đường lối nào đó để đạt Giác Ngộ. Ý nghĩ này đã có mặt từ lâu. 2500 năm về trước thái tử Tất đạt Đa cũng đã có ý nghĩ như vậy. Nhưng hôm nay ta vẫn còn bám giữ vào hệ thống tin tưởng này. Nếu đạt được Giác Ngộ quá dễ dàng bằng sự thực hành một phương thức nào đó hay theo một đường lối nào đó, thì bây giờ phải có biết bao nhiêu người đã giác ngộ rồi. Tại sao cho tới ngày hôm nay gặp được một người Giác Ngộ thật là khó khăn? Hay thật khó khăn tìm gặp được một người nào dám tuyên bố rằng sự giác ngộ của họ…… là tùy thuộc vào sự thực hành một phương thức nào đó. Nên trong số hàng trăm ngàn Phật tử đã dùng cái gọi là “Nỗ lực đúng cách”….. tại sao không có ai đến được cảnh giới Niết Bàn? Câu trả lời thật đơn giản: Niết Bàn không thể đạt được bằng “ Tôi đã đổ quá nhiều nỗ lực vào đó”….. Niết bàn chỉ xuất hiện với sự vắng mặt của “Tôi” và “Nỗ lực” này.

Chỉ cần nghĩ về chuyện này........... ban đêm giữa cơn ngủ mơ, ta có cần phải làm việc gì hay thực tập phương cách nào để được thức dậy vào buổi sáng không? Không.......sự thức dậy chỉ xảy ra “bất chợt”. Những người đã đạt độ cao về thiền Jhana hay Satori, (Không) ai cũng có thể chứng minh được giác ngộ đã xẩy ra cho họ thật đột ngột. Nó chỉ xẩy ra khi “Ta” không “hy vọng” về nó. Cho tới khi nào ta còn tìm kiếm nó, hay hy vọng thấy nó, nó sẽ không tới. Giống như Niết Bàn mà Phật Cồ Đàm giảng dạy........Niết Bàn là............”Vô điều kiện” (Asamkhata). Trong giấc mơ ngủ ban đêm, tất cả mọi sự trông như thật, ta có thể cảm thấy sợ hãi, vui vẻ, ganh tị, giận dữ nhưng khi thức giấc, có lẽ ta chỉ mỉm cười vì nó chỉ là một giấc mơ. Không có cái gì là thật cả. Thế giới này cũng vậy đối với ta trông giống như thật, ta cũng có thể cảm thấy sợ hãi, vui vẻ, ganh tị, giận dữ và vân vân. Nhưng theo quan điểm của những người đã giác ngộ, đây cũng chỉ là một giấc mơ. Hằng ngày ai cũng có thể có kinh nghiệm “Đột nhiên thức tỉnh từ giấc mơ” này . Người ta biết Nó mỗi buổi sáng......ai cũng đã có kinh nghiệm về điều đó........ dù vậy con người vẫn chối bỏ tất cả. 

Một số người nào đó phủ nhận thế giới này là không hơn một giấc mơ....... vì họ viện dẫn lý do Phật Cồ Đàm không hề dạy như thế. Phật Cồ Đàm không bao giờ đề cập thế giới này là như một giấc mơ. Nhưng ta có thể dễ dàng tìm thấy thế giới này chỉ là ảo ảnh. Giấc mơ và ảo ảnh có gì khác biệt? Tại sao nó là ảo ảnh?

Chỉ cần suy ngẫm về điều này.......tất cả những gì ta có thể nhìn thấy........chỉ là năng lượng ánh sáng truyền vào các tế bào võng mạc và đổi thành một chuỗi hiện tượng điện từ kích thích các giây thần kinh năng lựơng và chuyển nó đến tâm trí ta........và tâm ta biến đổi năng lực này và phát triển thành hình ảnh. Và ta tin một cách sai lầm là hình ảnh ta nhìn thấy là ở ngoài kia trong nó có biết bao nhiêu loại khoảng cách và khác biệt. Thực tế.......tất cả là “Một” hay “Toàn Bộ” (Whole)........tất cả chỉ không gì hơn do tâm phát triển ra. Nó ở TRONG TÂM CHỨ KHÔNG Ở BÊN NGOÀI. Không có gì ở bên ngoài cả......đó chỉ là ảo ảnh. Tất cả điều này ở trong Kinh Pháp Cú (Dhammapada) ..... kinh đó đã đề cập Tâm là khởi thuỷ của trạng thái. Tâm là chủ, tâm tạo ra mọi thứ..... 

Tâm cũng là nguyên nhân của khổ đau trong cuộc sống. Giác ngộ có nghĩa là ta đi ra xa khỏi cái thân-tâm, ta chuyển hoá cái thân-tâm này. Giác ngộ là cách làm thế nào bạn tách biệt khỏi sự đau khổ trong cuộc sống. Giác ngộ không phải do nỗ lực cuả ta, nó là vô điều kiện. Nó có thể xảy đến cho ta trong lúc này hay lúc khác. Ta có thể đạt được Giải thoát do “Đột ngột”........ta có thể chuyển dạng từ một phàm nhân sang một người giác ngộ trong một khoảnh khắc.........thật khó tin là ai cũng có những cơ hội như nhau để tỉnh mộng trong một khoảnh khắc đột ngột bất kể chủng tộc và tuổi tác. 

Vì thế Thiền nói........ai cũng có Phật tính. Chúng ta đang ở bên cạnh rất gần với Phật tính thiên nhiên. Vấn đề độc nhất là ta không cảm nhận thấy nó thôi. 

Achema – Malaysia 2009 
Kim Morris lược dịch March 2011

 

No comments:

Post a Comment