Friday, March 9, 2012

Achema – Zen - Compassion and Desires


Lòng từ bi 2
Lòng từ bi và những đam mê, ham muốn
Sự khác biệt giữa ham muốn giúp đỡ người khác và các ham muốn khác là gì?
Câu trả lời là: ham muốn là ham muốntất cả không có gì khác nhau. Dẫu muốn giúp hay muốn hại một người, bản chất của ham muốn vẫn giữ nguyên vẹn.
Phật Cồ Đàm không có ham muốn giúp đỡ con người. Ngài giúp cho con người, nhưng không có sự ham muốn trong đó. Cũng tương tự như hương thơm của bông hoa đang nở. Hoa không có ham muốn nhờ gió đem hương thơm của hoa đến cho người. Hương thơm đó dù có hay không tới mũi người ta, cũng hoàn toàn không là mối quan tâm của hoa. Nếu hương thơm đến với người nào, đó chỉ là ngẫu nhiên. Nếu không đến, đó cũng chỉ là chuyện ngẫu nhiên. Bông hoa vẫn tiếp tục toả ra hương thơm. Giống như khi màn đêm rũ xuống, bóng đêm đâu có ham muốn làm cho người ta đi ngủ. Khi mặt trời mọc, nó cũng không có ham muốn đánh thức người ta dậy, không có ham muốn làm cho cây cối sinh trưởng, hay ham muốn giúp cho chim chóc ca hát.  Mọi chuyện xẩy ra tùy theo tiến trình riêng của chính những vật đó.
Một vị Phật giúp đỡ cứu độ không phải vì ham muốn cứu độ mà chỉ vì lòng từ bi trong bản thể của ngài. Bất cứ ai thực hành thiền định đều trở thành từ bi, nhưng không trở thành người hầu cho kẻ khác. Những kẻ hầu hạ người khác là  tác phong bệnh hoạn của họ; thế giới bị đau khổ quá nhiều từ loại người này vì sự ham muốn của họ được ngụy trang như là bác ái. Và ham muốn không bao giờ có thể là từ bi, bác ái được.
Ham muốn luôn luôn là lợi dụng. Ta có thể dùng chiêu bài từ bi bác ái để lợi dụng; ta có thể lợi dụng bằng chiêu bài của sự tử tế; ta cũng có thể lợi dụng với đủ mọi danh từ hay nhãn hiệu hoa mỹ. Ta có thể kêu gọi về những dịch vụ cho nhân loại, cho tình huynh đệ, hay về tôn giáo và Thượng đế và Chân Lý. Tất cả những lời nói hoa mỹ đó chỉ mang đến thêm chiến tranh và nhiều chiến tranh hơn, mang đến nhiều đổ máu hơn, nhiều người bị đóng đinh trên thập tự giá, bị thiêu sống hơn. Tất cả những chuyện đó vẫn còn đang xẩy ra cho tới ngày hôm nay. Và nếu không ai mang đến cho thế giới này một sự hiểu biết mới mẻ thì mọi chuyện vẫn tiếp tục xảy ra trong cùng một chiều hướng.
Cho nên việc đầu tiên phải nhớ là nhận biết cái gì được gọi là ham muốn. Bất cứ ham muốn để giúp đỡ hay làm hại người ta đều như nhau. Câu hỏi đặt ra không phải về đối tượng của ham muốn; câu hỏi đặt ra phải là về chính bản chất của ham muốn. Cái bản chất của ham muốn sẽ dẫn ta tới tương lai, nó cũng mang cả ngày mai vào luôn. Và với ngày mai, tất cả những bất ổn, những băn khoăn về việc mình sẽ còn sống sót hay không, mình sẽ thành công hay không cũng đến theo. Sự sợ hãi vì thất bại và tham vọng thành công luôn luôn có mặt trong đó.....Ta sẽ mất sự sống hiện tại ngay trong khoảnh khắc này, hay ngay “bây giờ”....... Dù ham muốn về tài chánh hay quyền thống trị người khác, hay ham muốn trở nên từ bi hay mang sự cứu rỗi tới cho người khác, tất cả chỉ là cùng một trò chơi. Chỉ có tên và nhãn hiệu là thay đổi. Điều này đúng ra phải được coi như là điều căn bản của sự hiểu biết về ham muốn.
Một người hỏi ông thầy:  “Con mong muốn giúp đỡ người khác, xin thầy chỉ cho con.”  Ông Thầy nhìn người ấy rồi im lặng. Ông ta phân vân, bối rối.  Bèn hỏi thêm: “Tại sao thầy lại im lặng?  Con có nói điều gì sai không?”  Ông thầy trả lời:  “Con có thể làm thế nào để giúp cho người khác?  Con đã không tự giúp được chính con? Con sẽ chỉ làm hại người ta trong cái danh nghĩa giúp đỡ thôi.”
Ham muốn là ham muốn; không có ham muốn về tinh thần cũng không có ham muốn về vật chất. Cả hai là giống nhau, đó chỉ là con đường vị kỷ. Cố gắng giúp người khác và ta trở nên cao cả hơn họ.....chỉ vì ta biết mà họ không biết......Ta muốn giúp người khác vì ta đã ra tới chỗ ánh sángtrong khi cái đám người kia còn u mê, còn quay cuồng trong vô minh và ta muốn là ánh sáng cho họ..... điều này cũng sẽ chẳng giúp ích gì cho chính ta.....Chỉ làm tai hại tăng gấp đôi.....là cái gươm hai lưỡi.....; nó sẽ chém những người khác và cùng một lúc ta cũng chém chính ta. Đây không là sáng tạo, mà chỉ là huỷ hoại.
Có một cách giúp đỡ khác không phát xuất từ ham muốnlà cách giúp đỡ không phát nguồn từ vị kỷ. Cách giúp đỡ này chỉ xẩy ra tại điểm cao nhất của Thiền định: nó được gọi là tâm từ bi, lòng bác ái.
Lòng từ bi là đoá hoa cực đẹp của tri thức. Là đam mê phá tan mọi bóng tối, là đam mê cắt bỏ mọi trói buộc, là đam mê lọc sạch mọi chất độc. Đam mê trở thành từ bi, bác ái. Đam mê là hột giống; từ bi là đoá hoa của hột giống đó. Nếu ai đã tập đè nén cái đam mê của mình, thì người đó đã gián tiếp giết chết đoá hoa từ bi.
Một số người nào đó đang nhầm lẫn giữa từ bi, bác ái với sự tử tế.  Lòng từ bi bác ái không phải là tử tế, và sự tử tế không phài là từ bi bác ái. Sự tử tế là một thái độ do vị ngã thúc đẩy, nó làm tăng cường sức mạnh cho vị ngã. Khi tử tế với người nào đó, ta cảm thấy ta ở thế thượng phong. Khi tử tế với người nào đó, là có sự sỉ nhục ẩn sâu ngay đằng sau........  hạ nhục người khác vì ta thấy thích thú trong việc hạ nhục người đóVì vậy  sự tử tế không bao giờ bị bỏ quênBất cứ ai được “bị” giúp đỡ sẽ tiếp tục, bằng mọi cách, tại mọi nơi, oán giận ta và người ấy có khuynh hướng trả thù lại. Đó là vì sự tử tế chỉ xuất hiện mặt ngoài như là lòng từ bi, nhưng sâu kín bên trong lại không có dính dấp gì tới lòng từ bi, bác ái cả.  Sự tử tế này có những  khác.........những động lực thầm kín. .
Lòng từ bi, bác ái không đến từ cá nhân ta, mà đến từ sự hiện hữu, từ chân thiện mỹ. Tử tế đến từ ta, đây phải là điều đầu tiên phải được hiểu. Tử tế là cái gì ta làm; nhưng từ bi, bác ái là do sự hiện hữu làm raTa không thể đề phòng, cũng không ngăn cản được nó; ta chỉ cần đơn thuần tan biến và thành giống như một ống dẫn nước trống không, để mặc cho giòng nước chẩy qua một cách tự nhìên. Giòng nước chỉ có thể lưu thông trong sự vắng mặt của taSự tử tế làm bản ngã vững mạnh, và chỉ khi nào cái bản ngã biến đi hoàn toàn, thì từ bi, bác ái mới có thể ra mặt. Cho nên đừng để bị những cuốn sách từ điển lừa dối, vì trong từ điển chữ từ bi bác ái đồng nghĩa với chữ tử tế.
Kim Morris lược dịch
Feb. 2011 – Revised  September 2011

No comments:

Post a Comment